29/03/1973: Lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam

article-2300820-18FA814E000005DC-671_634x446

Nguồn:U.S. withdraws from Vietnam,” History.com (truy cập ngày 29/3/2015.)

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Hai tháng sau khi Hiệp định hòa bình Paris được ký kết, những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam khi Hà Nội thả tự do những tù nhân Mỹ bị giam giữ ở miền Bắc Việt Nam. Cuộc can thiệp trực tiếp kéo dài 8 năm của Mỹ vào Chiến tranh Việt Nam đang đi đến hồi kết thúc. Tại Sài Gòn, khoảng 7.000 nhân viên dân sự thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ vẫn tiếp tục ở lại để viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa trong cuộc chiến khốc liệt kéo dài với Cộng sản Bắc Việt. Continue reading “29/03/1973: Lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam”

28/03/1969: Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower qua đời

Nguồn:Eisenhower dies,” History.com (truy cập ngày 28/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 28 tháng 3 năm 1969, Dwight D. Eisenhower, Tổng thống thứ 34 của Hoa Kỳ, một trong những tướng lĩnh quân đội Mỹ được kính trọng nhất trong Thế chiến II, qua đời ở tuổi 78 tại Washington, DC.

Sinh ra ở Denison, Texas năm 1890, Eisenhower tốt nghiệp Học viện Quân sự Hoa Kỳ năm 1915, và sau Thế chiến I, ông dần thăng tiến trong hàng ngũ quân đội Mỹ dưới thời bình. Sau khi Mỹ tham gia Thế chiến II, ông được bổ nhiệm làm tướng tư lệnh mặt trận hành quân châu Âu và giám sát lực lượng quân đội Mỹ tại Vương quốc Anh. Năm 1942, Eisenhower, dù chưa bao giờ trực tiếp chỉ huy quân đội trên chiến trường, được giao nhiệm vụ phụ trách Chiến dịch Bó đuốc (Operation Torch), cuộc đổ bộ của liên quân Mỹ-Anh lên Morocco và Algérie. Continue reading “28/03/1969: Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower qua đời”

27/03/1958: Khrushchev nhậm chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô

Nguồn:Khrushchev becomes Soviet premier,” History.com (truy cập ngày 27/03/2015.)

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 27 tháng 3 năm 1958, Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev lên giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (tức Thủ tướng) thay cho Nikolai Bulganin, trở thành lãnh đạo đầu tiên đồng thời nắm giữ hai chức vụ chủ chốt của Liên Xô sau Joseph Stalin.

Khrushchev, sinh ra trong một gia đình nông dân ở Ukraina năm 1894, làm công nhân mỏ cho đến khi gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô năm 1918. Năm 1929, ông tới Moskva và liên tục thăng tiến trong hàng ngũ Đảng, đến năm 1938 trở thành Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Ukraina. Ông trở thành phụ tá thân cận của Joseph Stalin, nhà lãnh đạo độc tài của Liên Xô từ năm 1924. Năm 1953, Stalin qua đời, và Khrushchev đã phải vật lộn với người kế nhiệm được chọn của Stalin là Georgy Malenkov để giành vị trí Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản. Khrushchev đã thắng cuộc đua quyền lực đó, còn Malenkov được bầu làm Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, một vị trí mang tính hình thức hơn. Năm 1955, Nikolai Bulganin, ứng cử viên do chính tay Khrushchev chọn, lên thay Malenkov. Continue reading “27/03/1958: Khrushchev nhậm chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô”

26/03/1975: Giải phóng thành phố Huế

20150311143718551_thoi-khac-lich-su-cua-dat-nuoc-nam-1975-1_wh700_466

Nguồn:Hue falls to the communists,” History.com (truy cập ngày 26/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 26 tháng 3 năm 1975, quân đội Bắc Việt giải phóng Huế, thành phố nằm ở miền Trung Việt Nam. Huế là thành phố lớn nhất rơi vào tay quân đội cộng sản khi đó trong chiến dịch tấn công mới của họ. Chiến dịch bắt đầu từ tháng 12 năm 1974, khi Bắc Việt tiến hành một cuộc tấn công lớn nhằm vào Phước Long, một tỉnh nằm ở phía Bắc Sài Gòn, sát biên giới Campuchia. Quận lỵ Phước Bình thất thủ hôm mùng 6 tháng 1 năm 1975.

Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã nhiều lần hứa với Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu rằng Mỹ sẽ viện trợ cho miền Nam Việt Nam nếu Bắc Việt vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Paris 1973. Tuy nhiên, Nixon đã từ chức (sau vụ Watergate) trước khi Phước Long thất thủ, và người kế nhiệm ông, Tổng thống Gerald Ford, đã không thể thuyết phục được Quốc hội thực hiện những lời hứa của Nixon đối với Sài Gòn. Continue reading “26/03/1975: Giải phóng thành phố Huế”

25/03/1957: Cộng đồng Kinh tế châu Âu ra đời

_69387384_69387008

Nguồn:Common Market founded,” History.com (truy cập ngày 24/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 25 tháng 3 năm 1957, Pháp, Tây Đức, Ý, Hà Lan, Bỉ, và Luxembourg đã ký một hiệp ước tại Roma, thành lập nên Cộng đồng Kinh tế châu Âu (EEC), còn được gọi là Thị trường chung (Common Market). Đi vào hoạt động từ tháng 1 năm 1958, EEC là một bước tiến quan trọng trong phong trào liên minh kinh tế và chính trị của châu Âu.

Đến năm 1950, những thế kỷ châu Âu chiếm ưu thế trên thế giới rõ ràng là đã đến hồi kết thúc. Các thị trường quốc gia của châu Âu, vốn tách biệt với nhau bởi những quy định pháp luật về thương mại cổ xưa, không còn phù hợp với thị trường khổng lồ mà Hoa Kỳ được hưởng. Và từ phía Đông của châu Âu, Liên Xô đang dần nổi lên với các nhà lãnh đạo cộng sản chỉ huy những nguồn lực kinh tế khổng lồ và lãnh thổ rộng lớn dưới một chế độ độc đảng. Nhiều nhà lãnh đạo châu Âu cũng sợ rằng các cuộc xung đột giữa các quốc gia châu Âu có truyền thống thù địch như Pháp và Đức sẽ nối lại và làm suy yếu các nền kinh tế châu Âu hơn nữa. Continue reading “25/03/1957: Cộng đồng Kinh tế châu Âu ra đời”

24/03/1999: NATO không kích Nam Tư

640px-Aviano_f-15

Nguồn:NATO bombs Yugoslavia,” History.com (truy cập ngày 22/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 24 tháng 3 năm 1999, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bắt đầu cuộc không kích nhằm vào Nam Tư, tấn công các căn cứ quân sự của Serbia ở tỉnh Kosovo. Cuộc tấn công của NATO nhằm đáp trả làn sóng thanh lọc sắc tộc của các lực lượng Serbia chống lại người Albania ở Kosovo hôm 20 tháng 3.

Vùng Kosovo nằm ở trung tâm đế chế Serbia cuối thời Trung Cổ, nhưng rồi rơi vào tay người Thổ Nhĩ Kỳ dưới đế chế Ottoman năm 1389 sau thất bại của người Serbia trong Trận Kosovo. Tới lúc người Serbia giành lại quyền kiểm soát Kosovo từ tay Thổ Nhĩ Kỳ năm 1913 thì số người Serbia ở lại đã bị người Albania áp đảo (về số lượng). Năm 1918, Kosovo chính thức trở thành một tỉnh của Serbia, nó tiếp tục đóng vai trò như vậy sau khi lãnh đạo cộng sản Josip Broz Tito thành lập Cộng hòa Nhân dân Liên bang Nam Tư năm 1945, bao gồm các nước vùng Balkan là Serbia, Croatia, Bosnia-Herzegovina, Montenegro, Slovenia, và Macedonia. Tuy nhiên, Tito cuối cùng cũng trao quyền tự chủ cho Kosovo, và sau năm 1974, Kosovo thực tế đã tồn tại như một nhà nước độc lập, chỉ trừ cái tên. Continue reading “24/03/1999: NATO không kích Nam Tư”

23/03/1919: Mussolini thành lập Đảng Phát xít Ý

Bundesarchiv_Bild_146-1969-065-24,_Münchener_Abkommen,_Ankunft_Mussolini

Nguồn:Mussolini founds the Fascist party,” History.com (truy cập ngày 21/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Benito Mussolini, cựu binh Thế chiến I và nhà xuất bản của nhiều tờ báo Xã hội, đã rời bỏ Đảng Xã hội Ý và thành lập Fasci di Combattimento, một tổ chức dân tộc chủ nghĩa đặt theo tên của các cuộc cách mạng nông dân Ý trong thế kỷ 19. Thường được gọi là Đảng Phát xít, tổ chức cánh hữu mới của Mussolini ủng hộ chủ nghĩa dân tộc Ý, có đồng phục là áo sơ mi đen, và phát động một chương trình khủng bố và đe dọa chống lại những đối thủ cánh tả của nó.

Tháng 10 năm 1922, Mussolini đưa quân Đức hành quân qua Roma, và Vua Emmanuel III, người chẳng mấy tin vào chính phủ nghị viện Ý, đã đề nghị Mussolini thành lập một chính phủ mới. Ban đầu, Mussolini, người được bổ nhiệm làm Thủ tướng đứng đầu một nội các có ba phần tư thành viên thuộc Đảng Phát xít, đã hợp tác với Quốc hội, nhưng sau đó với sự hỗ trợ của lực lượng cảnh sát tàn bạo của mình, Mussolini nhanh chóng trở thành nhà độc tài của nước Ý. Năm 1924, cuộc nổi dậy của phe Xã hội bị dập tắt, và tháng 1 năm 1925, một nhà nước Phát xít chính thức được tuyên bố, với Mussolini là Il Duce, hay “Nhà lãnh đạo.” Continue reading “23/03/1919: Mussolini thành lập Đảng Phát xít Ý”

22/03/1972: Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính về Quyền bình đẳng giới

27941.preview

Nguồn:Equal Rights Amendment passed by Congress,” History.com (truy cập ngày 21/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 22 tháng 3 năm 1972, Tu chính về Quyền bình đẳng (Equal Rights Amendment) được Thượng viện Mỹ thông qua và được gửi tới các tiểu bang để phê chuẩn.

Được đề xuất lần đầu tiên bởi Đảng Phụ nữ Quốc gia năm 1923, Tu chính về Quyền bình đẳng mong muốn mang lại sự bình đẳng pháp lý về giới tính và cấm phân biệt đối xử trên cơ sở giới tính. Hơn bốn thập niên sau, sự hồi sinh của chủ nghĩa nữ quyền trong cuối những năm 1960 đã mang nó tới Quốc hội. Dưới sự lãnh đạo của luật sư Bella Abzug, dân biểu thành phố New York, và các nhà nữ quyền Betty Friedan và Gloria Steinem, nó đã giành được hai phần ba số phiếu bầu cần thiết từ Hạ viện Mỹ vào tháng 10 năm 1971. Tháng 3 năm 1972, nó được Thượng viện chấp thuận và được gửi tới các tiểu bang. Continue reading “22/03/1972: Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính về Quyền bình đẳng giới”

21/03/1804: Bộ luật Napoléon bắt đầu có hiệu lực

code-civil-napoleon

Nguồn:Napoleonic Code approved in France,” History.com (truy cập ngày 20/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 21 tháng 3 năm 1804, sau 4 năm thảo luận và lập kế hoạch, Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte đã phê chuẩn một khuôn khổ luật định mới cho nước Pháp, được biết đến dưới tên gọi Bộ luật Napoléon (hay Bộ luật Dân sự Pháp). Nó đem đến cho nước Pháp hậu cách mạng tư sản bộ luật thống nhất đầu tiên đề cập đến tư hữu, các vấn đề thuộc địa, gia đình, và các quyền cá nhân.

Năm 1800, tướng Napoléon Bonaparte, nhà chuyên chính mới của Pháp, bắt đầu nhiệm vụ đầy khó khăn là sửa đổi hệ thống pháp luật rắc rối và lạc hậu của nước này. Ông cho thành lập một ủy ban đặc biệt, đứng đầu là Jean-Jacques-Régis de Cambacérès, ủy ban này đã nhóm họp hơn 80 lần để bàn về những sửa đổi pháp lý mang tính cách mạng, và Napoléon đã chủ trì gần một nửa trong số đó. Tháng 3 năm 1804, Bộ luật Napoléon cuối cùng cũng được thông qua. Continue reading “21/03/1804: Bộ luật Napoléon bắt đầu có hiệu lực”

20/03/2003: Chiến tranh Iraq bùng nổ

?????????????????????????????????????

Nguồn:War in Iraq begins,” History.com (truy cập ngày 19/03/2015.)

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 2003, Hoa Kỳ, cùng các lực lượng liên minh chủ yếu đến từ Vương quốc Anh, đã khơi mào cuộc chiến tại Iraq. Ngay sau khi những vụ nổ bắt đầu lay chuyển Baghdad, thủ đô Iraq, Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush đã lên phát biểu trên truyền hình: “Vào giờ này, các lực lượng của Hoa Kỳ và đồng minh đang ở trong giai đoạn đầu của những hoạt động quân sự nhằm giải giáp Iraq, giải phóng người dân của họ, và bảo vệ thế giới khỏi hiểm nguy.” Tổng thống Bush và các cố vấn của ông quyết định gây chiến vì tin rằng Iraq, dưới tay kẻ độc tài Saddam Hussein, sở hữu hoặc đang trong quá trình xây dựng các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Continue reading “20/03/2003: Chiến tranh Iraq bùng nổ”

19/03/1962: Chiến tranh Algérie chấm dứt

algeria-war

Nguồn:French-Algerian truce,History.com (truy cập ngày 17/03/2015.)

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 18 tháng 3 năm 1962, Pháp và các nhà lãnh đạo của Mặt trận Giải phóng Quốc gia Algérie (FLN) đã ký một thỏa thuận hòa bình nhằm chấm dứt cuộc Chiến tranh Algérie kéo dài 7 năm, báo hiệu sự kết thúc của giai đoạn 130 năm Pháp đô hộ Algérie.

Cuối tháng 10 năm 1954, một nhóm thanh niên Hồi giáo người Algérie đã lập nên FLN, một tổ chức du kích với mục đích giành lại độc lập từ Pháp. Họ tổ chức một số cuộc nổi dậy đẫm máu trong những năm sau đó, và đến năm 1956, FLN đã gần như tràn ngập khắp các thành phố thuộc địa, nơi ở của khá đông người châu Âu đến cai trị. Ở Pháp, chính quyền mới của Thủ tướng Guy Mollet hứa hẹn sẽ dập tắt cuộc nổi loạn Hồi giáo này và gửi 50 vạn quân Pháp đến để nghiền nát FLN. Continue reading “19/03/1962: Chiến tranh Algérie chấm dứt”

18/03/1950: Đài Loan tấn công Trung Quốc đại lục

_74431482_china_pla_beach_g

Nguồn:Nationalist Chinese forces invade mainland China,” History.com (truy cập ngày 17/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong một cuộc đột kích bất ngờ vào đất nước cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, lực lượng quân sự của chính phủ Quốc Dân Đảng ở Đài Loan đã xâm nhập vào đại lục và kiểm soát thị trấn Tùng Môn. Do Hoa Kỳ ủng hộ cuộc tấn công này, nó dẫn đến những căng thẳng trầm trọng hơn giữa Mỹ và Trung Quốc đại lục.

Tháng 10 năm 1949, Mao Trạch Đông, nhà lãnh đạo cuộc cách mạng cộng sản ở Trung Quốc, đã tuyên bố chiến thắng trước chính phủ Quốc Dân Đảng và chính thức thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quân đội, chính trị gia, và những người ủng hộ Quốc Dân Đảng phải rời bỏ đất nước và nhiều người trong số đó tới Đài Loan, một hòn đảo nằm ngoài khơi bờ biển Trung Quốc. Continue reading “18/03/1950: Đài Loan tấn công Trung Quốc đại lục”

17/03/1776: Cách mạng Mỹ: Anh rút khỏi Boston

boston1

Nguồn:The British evacuate Boston,” History.com, (truy cập ngày 16/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1776, trong cuộc Chiến tranh giành độc lập của Mỹ, quân đội Anh đã buộc phải rút khỏi Boston sau khi Tổng tư lệnh Lục quân Lục địa George Washington triển khai thành công công sự và pháo binh lên điểm cao Dorchester Heights, khu vực bao quát toàn thành phố Boston nhìn từ phía Nam.

Tối ngày mùng 4 tháng 3, theo lệnh của Washington, Thiếu tướng John Thomas bí mật dẫn một lực lượng gồm 800 binh sĩ và 1.200 công nhân tới Dorchester Heights để bắt đầu xây dựng công sự trên khu vực này. Để át đi tiếng động trong khi xây dựng, lực lượng pháo binh được bố trí bao vây Boston ở những vị trí khác bắt đầu oanh tạc dữ dội vùng ngoại ô thành phố. Continue reading “17/03/1776: Cách mạng Mỹ: Anh rút khỏi Boston”

16/03/1968: Thảm sát Mỹ Lai ở miền Nam Việt Nam

am_exp_my_lai

Nguồn:My Lai massacre takes place in Vietnam,” History.com, (truy cập ngày 14/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vào ngày này năm 1968, một đại đội của quân đội Mỹ đã tàn nhẫn sát hại khoảng 200 đến 500 dân thường[1] không có vũ khí ở Mỹ Lai, một thôn nhỏ nằm gần bờ biển phía Bắc miền Nam Việt Nam.

Trong Chiến tranh Việt Nam, quân đội Mỹ thường xuyên ném bom và pháo kích tỉnh Quảng Ngãi do tin rằng đó là thành trì của lực lượng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, hay Việt Cộng. Tháng 3 năm 1968, Đại đội Charlie của Mỹ nhận được tin báo rằng lực lượng du kích Việt Cộng đã nắm quyền kiểm soát làng Sơn Mỹ thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Sáng ngày 16 tháng 3, đại đội Charlie, dẫn đầu là Trung úy William L. Calley, tiến vào thôn Mỹ Lai 4 (một trong bốn thôn của làng Sơn Mỹ) với nhiệm vụ tìm và diệt du kích Việt Cộng. Tuy nhiên, họ chỉ tìm được những người dân thường không có vũ khí, trong đó phần lớn là phụ nữ, trẻ em, và người già. Continue reading “16/03/1968: Thảm sát Mỹ Lai ở miền Nam Việt Nam”

15/03/1990: Gorbachev được bầu làm Tổng thống Liên Xô

mikhail_gorbachev

Nguồn:Gorbachev elected president of the Soviet Union,” History.com (truy cập ngày 13/03/2015).

Biên dịch & Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày 15 tháng 3 năm 1990, Đại hội Đại biểu Nhân dân Liên Xô bầu Tổng bí thư Mikhail Gorbachev lên làm Tổng thống đầu tiên của Liên bang Xô viết. Trong khi cuộc bầu cử là một thắng lợi đối với Gorbachev, nó cũng cho thấy những điểm yếu nghiêm trọng trong cơ sở quyền lực của ông, cuối cùng dẫn đến việc chính quyền tổng thống của ông sụp đổ cuối tháng 12 năm 1991. Continue reading “15/03/1990: Gorbachev được bầu làm Tổng thống Liên Xô”