08/04/2009: Cướp biển Somalia tấn công tàu Maersk Alabama

Nguồn: Somali pirates hijack Maersk Alabama ship, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2009, tàu MV Maersk Alabama đã bị tấn công ngoài khơi bờ biển Somalia, đánh dấu lần đầu tiên một con tàu có gắn cờ Mỹ bị cướp biển chiếm kể từ những năm 1820. Vụ việc đã thu hút sự chú ý lớn trên toàn thế giới, làm dấy lên lo ngại về nạn cướp biển, thường được cho là thuộc về dĩ vãng, ở vùng biển ngoài khơi vùng Sừng châu Phi.

Nhiều thập niên bất ổn, cộng với tình trạng thiếu an ninh trong lãnh hải của Somalia đã dẫn đến sự bùng phát trở lại của các toán cướp biển trong khu vực, lên đến đỉnh điểm vào cuối những năm 2000. Chỉ một ngày trước khi xảy ra vụ tấn công, tàu Maersk Alabama nhận được cảnh báo từ chính phủ Mỹ, yêu cầu họ giữ vị trí cách bờ biển Somalia ít nhất 600 dặm, nhưng Thuyền trưởng Richard Phillips đã cho con tàu đi vào khu vực chỉ cách bờ biển khoảng 240 dặm , một quyết định mà sau này đã bị chỉ trích bởi chính các thành viên trong thủy thủ đoàn của ông. Continue reading “08/04/2009: Cướp biển Somalia tấn công tàu Maersk Alabama”

06/04/1895: Nhà văn Oscar Wilde bị bắt ở Anh

Nguồn: Writer Oscar Wilde arrested in England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1895, nhà văn Oscar Wilde đã chính thức bị bắt sau khi thua trong vụ kiện bôi nhọ danh dự với Nữ Hầu tước Queensberry.

Wilde đã có quan hệ tình cảm với con trai của nữ hầu tước từ năm 1891, nhưng khi bà phẫn nộ tố cáo ông là một người đồng tính luyến ái Wilde đã kiện người này tội phỉ báng. Tuy nhiên, ông đã thua kiện vì bằng chứng đã củng cố những quan sát của nữ hầu tước. Đồng tính luyến ái bị coi là tội phạm ở Anh vào thời bấy giờ, nên Wilde đã bị bắt giữ, kết tội và tuyên án hai năm lao động khổ sai. Continue reading “06/04/1895: Nhà văn Oscar Wilde bị bắt ở Anh”

04/04/1973: Khánh thành Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York

Nguồn: World Trade Center, then the world’s tallest building, opens in New York City, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, “Tháp Đôi” của Trung tâm Thương mại Thế giới (World Trade Center, WTC) đã chính thức mở cửa tại Thành phố New York. Tòa nhà này đã thay thế Tòa nhà Empire State trở thành công trình cao nhất thế giới. Dù chỉ giữ danh hiệu đó trong một năm, Tháp Đôi vẫn được xem là biểu tượng của đường chân trời New York và được cả thế giới biết đến từ rất lâu trước khi nó sụp đổ trong cuộc tấn công khủng bố năm 2001.

Quá trình quy hoạch, thiết kế, và giải phóng mặt bằng cho Trung tâm Thương mại Thế giới đã kéo dài tận một thập niên. Cơ quan Lập pháp Tiểu bang New York đã phê duyệt ý tưởng xây dựng tòa nhà từ năm 1943, nhưng kế hoạch cụ thể đã không được hiện thực hóa mãi cho đến những năm 1960. Thỏa thuận xây dựng khu phức hợp mới, trong đó Tháp Đôi sẽ là trung tâm, cũng bao gồm việc thành lập Cơ quan Điều hành Vận tải Xuyên Hudson (Port Authority Trans-Hudson Corporation, PATH), nhằm vận hành các đoàn tàu đi từ New Jersey đến Manhattan qua khu vực sau này sẽ trở thành khu đất của riêng WTC. Continue reading “04/04/1973: Khánh thành Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York”

03/04/1776: Quốc hội Mỹ cho phép tư nhân tấn công tàu Anh

Nguồn: Congress authorizes privateers to attack British vessels, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, vì không có đủ kinh phí để xây dựng một lực lượng hải quân mạnh mẽ, Quốc hội Lục địa đã quyết định cho phép tư nhân được tấn công bất kỳ tàu Anh nào mà họ gặp phải.

Trong một dự luật được ký bởi chủ tịch John Hancock, Quốc hội Lục địa đã ban hành “Hướng dẫn cho Chỉ huy các Tàu Tư nhân hoặc Tàu Chiến có Giấy phép Chặn bắt được chiếm giữ các tàu và hàng hóa của Anh”. Giấy phép Chặn bắt (Letters of Marque and Reprisal) là văn bản chính thức mà các chính phủ thế kỷ 18 dùng để ủy quyền cho các tàu thương mại tư nhân (privateers), thay mặt họ tấn công các tàu mang cờ của nước thù địch. Bất kỳ hàng hóa nào mà tàu tư nhân đó chiếm được sẽ được đem chia cho chủ tàu và chính phủ ban hành Giấy phép Chặn bắt. Continue reading “03/04/1776: Quốc hội Mỹ cho phép tư nhân tấn công tàu Anh”

01/04/1621: Hòa ước Pilgrim-Wampanoag

Nguồn: The Pilgrim-Wampanoag peace treaty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1621, tại thuộc địa Plymouth, ngày nay là Massachusetts, giới lãnh đạo thuộc địa, thay mặt cho Vua James I, đã quyết định thành lập một liên minh phòng thủ với Massasoit, tù trưởng của tộc Wampanoag. Thỏa thuận này, trong đó quy định cả hai bên cam kết sẽ không “làm tổn thương” nhau, là hiệp ước đầu tiên được ký giữa một bộ lạc người Mỹ bản địa và một nhóm cư dân thuộc địa. Theo nội dung của hòa ước, nếu một người Wampanoag phá vỡ nền hòa bình, anh ta sẽ bị đưa đến Plymouth để trừng phạt; ngược lại, nếu một cư dân Plymouth vi phạm thỏa thuận, anh ta cũng sẽ bị giao cho người Wampanoag. Continue reading “01/04/1621: Hòa ước Pilgrim-Wampanoag”

30/03/1948: Henry Wallace chỉ trích chính sách Chiến tranh Lạnh của Truman

Nguồn: Henry Wallace criticizes Truman’s Cold War policies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, Henry Wallace, cựu Phó Tổng thống kiêm ứng viên Tổng thống của Đảng Tiến bộ (Progressive Party), đã lên tiếng chỉ trích các chính sách Chiến tranh Lạnh của Tổng thống Harry S. Truman. Wallace và những người ủng hộ ông nằm trong số ít những người Mỹ tích cực lên tiếng chỉ trích tư tưởng Chiến tranh Lạnh của Mỹ hồi cuối những năm 1940 và thập niên 1950.

Được nhiều người ngưỡng mộ vì trí thông minh và tính chính trực của mình, Henry Wallace đã từng là Phó Tổng thống dưới thời Franklin D. Roosevelt, từ năm 1941 đến năm 1945. Khi Harry S. Truman lên làm Tổng thống sau cái chết của Roosevelt vào tháng 04/1945, Wallace được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Thương mại, nhưng ông không hòa hợp được với Truman. Là một người theo chủ nghĩa tự do thực sự, Wallace đã chỉ trích gay gắt điều mà ông cho là hành động rút lui của Truman khỏi chế độ phúc lợi xã hội thời kỳ Chính sách Kinh tế Mới (New Deal). Continue reading “30/03/1948: Henry Wallace chỉ trích chính sách Chiến tranh Lạnh của Truman”

28/03/1915: Công dân Mỹ đầu tiên bị giết trong Thế chiến I

Nguồn: First American citizen killed during WWI, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, công dân Mỹ đầu tiên đã thiệt mạng trong Thế chiến I, cuộc xung đột khi đó đã kéo dài 8 tháng ở châu Âu.

Leon Thrasher, một kỹ sư khai thác mỏ 31 tuổi quê ở Massachusetts, đã chết đuối khi một tàu ngầm Đức, U-28, phóng ngư lôi vào con tàu chở khách Falaba, đang trên đường từ Liverpool đến Tây Phi, ngoài khơi bờ biển nước Anh. Trong số 242 hành khách và thủy thủ đoàn trên tàu Falaba, đã có 104 người chết đuối. Thrasher, nhân viên làm việc tại Gold Coast ở Tây Phi thuộc Anh, đang trên đường từ Anh trở về Tây Phi với tư cách là một hành khách trên tàu. Continue reading “28/03/1915: Công dân Mỹ đầu tiên bị giết trong Thế chiến I”

27/03/1829: Jackson bổ nhiệm John Eaton làm Bộ trưởng Chiến tranh

Nguồn: President Jackson appoints John Eaton as secretary of war and starts scandal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1829, bất chấp sự phản đối từ các phu nhân trong một hội ở Washington, Tổng thống Andrew Jackson đã quyết định bổ nhiệm một John Eaton đầy tai tiếng làm Bộ trưởng Chiến tranh trong chính quyền của mình.

Đầu năm đó, Eaton đã kết hôn với một phụ nữ xuất thân là gái hầu rượu với quá khứ được cho là khá rắc rối. Margaret Peggy Eaton đã lớn lên trong một khu nhà trọ mà các chính trị gia Washington thường lui tới và trở thành một nhà quan sát chính trị sắc sảo, đồng thời là một nhạc sĩ và vũ công cừ khôi. Cô đã quyến rũ nhiều người thuê nhà, bao gồm cả Andrew Jackson (lúc bấy giờ còn là thượng nghị sĩ) và bạn của ông là John Eaton. Margaret cũng bị nghi ngờ có nhiều mối quan hệ bất chính trước cuộc hôn nhân đầu tiên của mình. Vào thời điểm cô gặp Jackson và Eaton lần đầu tiên, Margaret 23 tuổi đang là vợ của một thủy thủ Hải quân. Eaton rất thích sự thông minh và hóm hỉnh của Margaret và đã đưa cô đến dự các sự kiện xã hội trong lúc chồng cô đi biển. Continue reading “27/03/1829: Jackson bổ nhiệm John Eaton làm Bộ trưởng Chiến tranh”

25/03/1634: Thành lập thuộc địa Maryland

Nguồn: The settlement of Maryland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1634, những cư dân đầu tiên của thuộc địa Maryland đã đến Đảo St. Clement trên bờ tây của Maryland và thành lập khu định cư St. Mary.

Năm 1632, Vua Charles I của Anh đã cấp sắc lệnh nhượng dất cho George Calvert, Nam tước Baltimore thứ nhất, trao cho ông quyền sở hữu độc quyền đối với lãnh thổ phía đông sông Potomac để đổi lấy một phần thu nhập có được từ vùng đất này. Lãnh thổ được đặt tên là Maryland để vinh danh Hoàng hậu Henrietta Maria, vợ vua Charles I. Chưa kịp đến khu định cư thì George Calvert qua đời và được kế vị bởi con trai ông là Cecilius, người tìm cách biến Maryland trở thành một thiên đường cho người Công giáo La Mã đang bị đàn áp ở Anh. Tháng 03/1634, những người Anh định cư đầu tiên – một nhóm tín đồ Công giáo và Tin lành được lựa chọn cẩn thận – đã đến Đảo St. Clement trên hai con tàu, ArkDove. Continue reading “25/03/1634: Thành lập thuộc địa Maryland”

23/03/1983: Reagan kêu gọi sử dụng công nghệ chống tên lửa mới

Nguồn: President Reagan calls for new antimissile technology, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, trong một bài phát biểu trước cả nước, Tổng thống Ronald Reagan đề xuất Mỹ nên bắt tay vào chương trình phát triển công nghệ chống tên lửa có thể khiến nước này gần như không thể bị tấn công bằng tên lửa hạt nhân. Bài phát biểu của Reagan đánh dấu sự khởi đầu của cái được gọi là “Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược” (Strategic Defense Initiative – SDI) đầy tranh cãi.

Bất chấp việc ông có luận điệu chống cộng mạnh mẽ, Reagan đã coi việc kiểm soát vũ khí hạt nhân là một trong những điểm mấu chốt trong chính quyền của mình. Tuy nhiên, đến năm 1983, các cuộc đàm phán với Liên Xô đã bị đình trệ do các vấn đề như: loại vũ khí nào nên được kiểm soát, loại biện pháp kiểm soát nào nên được thiết lập và làm thế nào để đánh giá mức độ tuân thủ các biện pháp kiểm soát đó. Đây cũng là thời điểm Reagan trở nên đặc biệt quan tâm đến ý tưởng được đề xuất bởi một số cố vấn quân sự và khoa học của mình, bao gồm cả Tiến sĩ Edward Teller, “cha đẻ của bom hydrogen.” Continue reading “23/03/1983: Reagan kêu gọi sử dụng công nghệ chống tên lửa mới”

21/03/1778: Thảm sát Cầu Hancock

Nguồn: Massacre at Hancock’s Bridge, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1778, chỉ ba ngày sau khi tấn công dân quân thuộc địa New Jersey tại Cầu Quinton, cách Salem, New Jersey ba dặm, lực lượng Trung Quân (Loyalists, trung thành với Anh) và lính đánh thuê người Đức lại tiếp tục tấn công dân quân thuộc địa tại Cầu Hancock, cách Salem năm dặm.

Trong một diễn biến tương tự như một cuộc nội chiến ở New Jersey, Đại tá Charles Mawhood đã chỉ huy cuộc tấn công vào Cầu Quinton, sau đó đe dọa thiêu rụi thị trấn Salem, đồng thời khiến phụ nữ và trẻ em tại đây phải hứng chịu nỗi kinh hoàng từ lực lượng Trung Quân nếu lực lượng dân quân của phe Ái Quốc (Patriots) không chịu đầu hàng. Continue reading “21/03/1778: Thảm sát Cầu Hancock”

20/03/1778: Vua Louis XVI tiếp các đại sứ Mỹ

Nguồn: King Louis XVI receives U.S. representatives, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1778, Benjamin Franklin, Silas Deane và Arthur Lee đã tới diện kiến trước vua Vua Louis XVI của Pháp với tư cách là các đại diện chính thức của nước Mỹ. Dù bản thân Louis XVI vẫn hoài nghi về nền cộng hòa non trẻ, nhưng thái độ ghét bỏ đối với người Anh cuối cùng đã khiến ông gạt đi quan ngại của mình và Pháp chính thức công nhận nền độc lập của Mỹ vào tháng 02/1778.

Một vài điều trớ trêu nhất của Cách mạng Mỹ nằm trong chính mối quan hệ giữa Mỹ và Pháp. Năm 1774, khi Quốc hội Pháp quyết định trao quyền tự do tôn giáo và quyền tự trị về tư pháp cho những người Công giáo nói tiếng Pháp ở Quebec, cư dân các thuộc địa Bắc Mỹ đã ‘kinh hoàng’ trước việc những người Công giáo Pháp được trao quyền trên biên giới của họ. Continue reading “20/03/1778: Vua Louis XVI tiếp các đại sứ Mỹ”

18/03/1937: Nổ khí đốt tự nhiên khiến gần 300 người Texas thiệt mạng

Nguồn: Natural gas explosion kills nearly 300 at Texas school, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1937, gần 300 học sinh ở Texas đã thiệt mạng khi một vụ nổ khí đốt tự nhiên xảy ra tại trường học.

Trường Hợp Nhất New London (Consolidated School of New London, Texas) nằm giữa một mỏ dầu và khí tự nhiên rộng lớn. Khu vực này có hơn 10.000 dàn khoan dầu, 11 trong số đó nằm ngay trên sân trường. Ngôi trường chỉ mới được xây dựng vào những năm 1930 với giá gần 1 triệu đô la và ngay từ khi thành lập, trường đã mua khí tự nhiên từ hãng Union Gas để phục vụ nhu cầu năng lượng của mình. Hóa đơn khí đốt tự nhiên của trường trung bình khoảng 300 đô la/tháng; tuy nhiên, các nhân viên của trường đã quyết định tiết kiệm tiền bằng cách sử dụng các đường ống khí ướt do Công ty Parade Oil điều hành nằm gần trường. Khí ướt là một loại khí kém ổn định và có nhiều tạp chất hơn so với khí tự nhiên thông thường. Vào thời điểm đó, việc những người sống gần các mỏ dầu sử dụng loại khí này không phải là chuyện hiếm. Continue reading “18/03/1937: Nổ khí đốt tự nhiên khiến gần 300 người Texas thiệt mạng”

16/03/1945: Giao tranh tại Iwo Jima kết thúc

Nguồn: Fighting on Iwo Jima ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, sau nhiều tuần giao tranh ác liệt với quân phòng thủ của Nhật, lính Mỹ đã tuyên bố thành công trong việc chiếm giữ đảo núi lửa Iwo Jima ở phía tây Thái Bình Dương.

Người Mỹ bắt đầu gây áp lực lên hệ thống phòng thủ Iwo Jima của Nhật Bản kể từ tháng 02/1944, khi các máy bay ném bom B-24 và B-25 không kích hòn đảo suốt 74 ngày liên tiếp. Đây là đợt oanh tạc dài nhất trước khi đổ bộ trong cuộc chiến, tuy nhiên, đây là điều cần thiết nếu xét đến mức độ phòng vệ của Nhật tại hòn đảo – với 21.000 quân – đóng trong các công sự ở trên và dưới mặt đất, gồm cả một mạng lưới các hang động. Các đội người nhái được Mỹ cử đi ngay trước khi tấn công nhằm rà phá các bãi mìn và bất kỳ chướng ngại vật nào khác có thể cản trở đường tiến quân. Thực ra, người Nhật đã nhầm tưởng lực lượng người nhái là một đoàn quân xâm lược và đã giết 170 người trong số họ. Continue reading “16/03/1945: Giao tranh tại Iwo Jima kết thúc”

14/03/1776: Alexander Hamilton được bổ nhiệm hàm Đại úy Pháo binh

Nguồn: Alexander Hamilton is named captain of artillery company, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Alexander Hamilton đã nhận nhiệm vụ trở thành người đứng đầu một đại đội pháo binh ở New York. Trong suốt phần còn lại của năm 1776, Đại úy Hamilton đã tự khẳng định mình là một nhà lãnh đạo quân sự tài ba khi ông chỉ đạo đại đội pháo binh của mình trong một số trận chiến trong và xung quanh Thành phố New York. Sang tháng 03/1777, tài năng của Hamilton đã thu hút sự chú ý của Tướng George Washington và ông được phong hàm Trung tá kiêm trợ lý riêng cho Tướng Washington trong Quân đội Lục địa.

Sau khi phục vụ dưới quyền Washington suốt 4 năm, Hamilton từ chức vào tháng 02/1781 sau một cuộc tranh cãi với vị tướng, nhưng vẫn tiếp tục ở lại trong quân đội. Tháng 7/1781, Hamilton đảm nhận vị trí chỉ huy một trung đoàn quân New York và đã thể hiện xuất sắc trong Trận Yorktown vào mùa thu năm đó. Continue reading “14/03/1776: Alexander Hamilton được bổ nhiệm hàm Đại úy Pháo binh”

13/03/1989: Tà thuật và giết người xảy ra tại Rancho Santa Elena

Nguồn: Black magic, voodoo, and murder occurs at Rancho Santa Elena, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1989, Adolfo de Jesus Constanzo, thủ lĩnh của một giáo phái tại Mexico, đã tiếp tục ‘sát tế’ một nạn nhân mới tại khu nhà trong rừng của mình ở Rancho Santa Elena. Vì người này đã không cầu xin lòng thương xót trước khi chết, Constanzo liền ra lệnh cho đám tay chân đi tìm một vật tế khác để tra tấn và sát hại. Khi bọn chúng bắt cóc sinh viên đại học người Mỹ Mark Kilroy bên ngoài một quán bar ở Matamoros, Mexico, Constanzo đã vô tình đặt dấu chấm hết cho giáo phái kỳ lạ của mình.

Tính đến thời điểm đó, Constanzo và giáo phái của hắn đã giết chết ít nhất 20 người, nhiều nhất có thể lên tới 100 người. Hắn đã không bị phát hiện vì các nạn nhân chủ yếu là gái điếm, người vô gia cư và cò buôn ma túy. Nhưng sự kiện Mark Kilroy biến mất đã trở thành một sự cố quốc tế, khiến mọi ánh mắt đổ dồn vào nỗ lực của cơ quan hành pháp Mexico. Continue reading “13/03/1989: Tà thuật và giết người xảy ra tại Rancho Santa Elena”

11/03/1779: Quốc Hội Mỹ thành lập Công binh Lục quân

Nguồn: Congress establishes the U.S. Army Corps of Engineers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1779, Quốc Hội Mỹ đã cho thành lập Công binh Lục quân Hoa Kỳ (U.S. Army Corps of Engineers) để giúp lập kế hoạch, thiết kế, chuẩn bị cơ sở vật chất và môi trường cho Quân đội nước này. Bao gồm các nhân viên dân sự, các thành viên của Quân đội Lục địa và các sĩ quan người Pháp, Công binh Lục quân đã đóng vai trò thiết yếu trong các trận đánh quan trọng của Cách mạng Mỹ tại Bunker Hill, Saratoga và Yorktown.

Khi Chiến tranh Giành Độc lập kết thúc, các thành viên của Công binh tham gia ở thời điểm thành lập đơn vị vào năm 1779 đã rời quân ngũ cùng nhiều cựu binh khác. Năm 1794, trong chính phủ mới, Quốc hội Mỹ cho thành lập quân đoàn Pháo binh và Công binh (Corps of Artillerists and Engineers) với cùng một mục đích hoạt động như đơn vị tiền nhiệm. Phải đến năm 1802, Công binh Lục quân mới được tái lập như một bộ phận lâu dài của chính phủ liên bang. Continue reading “11/03/1779: Quốc Hội Mỹ thành lập Công binh Lục quân”

09/03/1954: Tổng thống Eisenhower chỉ trích Joseph McCarthy

Nguồn: President Eisenhower criticizes Senator Joseph McCarthy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Tổng thống Eisenhower đã viết một lá thư cho người bạn của mình, Paul Helms, trong đó ông chỉ trích cách tiếp cận của Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy đối với việc loại bỏ những người cộng sản trong chính phủ liên bang. Hai ngày trước đó, cựu ứng viên Tổng thống Adlai Stevenson đã tuyên bố rằng sự im lặng của Tổng thống đối với hành động của McCarthy cũng tương đương với sự chấp thuận. Eisenhower, người coi việc bôi nhọ chính trị là nằm ngoài công việc của văn phòng Tổng thống, đã từ chối bình luận công khai về nhận xét của Stevenson hay chiến thuật của McCarthy.

Eisenhower không phải là nhân vật được kính trọng duy nhất chỉ trích McCarthy vào ngày 09/03. Trước đó, vào cùng ngày, trong một phiên họp của Quốc Hội, Thượng nghị sĩ Ralph Flanders đã công khai chỉ trích McCarthy vì đàn áp dã man những người Mỹ vô tội mà ông nghi ngờ là có cảm tình với cộng sản. Tối hôm ấy, nhà báo Edward R. Murrow cũng cảnh báo trong một bản tin rằng McCarthy đang vượt qua ranh giới giữa điều tra và đàn áp trong việc truy đuổi những người bị tình nghi là điệp viên cộng sản trong chính phủ liên bang. Continue reading “09/03/1954: Tổng thống Eisenhower chỉ trích Joseph McCarthy”

07/03/1923: “Stopping by Woods on a Snowy Evening” được xuất bản

Nguồn: “Stopping by Woods on a Snowy Evening” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, New Republic đã cho xuất bản bài thơ Stopping by Woods on a Snowy Evening (Dừng Chân ven Rừng một Chiều Tuyết Xuống) của Robert Frost. Bắt đầu bằng dòng thơ nổi tiếng “Whose woods these are, I think I know. His house is in the village though” (Rừng trước mặt thuộc về ai ta biết. Nhà chủ nhân ở mãi tận trong làng), bài thơ này đã giúp hàng triệu học sinh Mỹ làm quen với thơ ca.

Giống như hầu hết các bài thơ của Frost, Stopping by Woods sử dụng giọng điệu của một nông dân New England giản dị – người đang chiêm ngưỡng một cảnh quan hàng ngày. Nhưng bản thân Robert Frost lại rất khác với những người kể chuyện mà ông đã tạo ra. Dù gắn bó lâu dài với New England và nông nghiệp, Frost thực ra đã chào đời ở California vào năm 1874 và tiếp tục sống ở đây cho đến khi cha ông, một nhà báo, qua đời khi ông lên 11 tuổi. Continue reading “07/03/1923: “Stopping by Woods on a Snowy Evening” được xuất bản”

06/03/1983: Helmut Kohl được bầu làm Thủ tướng Tây Đức

Nguồn: Helmut Kohl elected West German chancellor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, Helmut Kohl, Thủ tướng lâm thời của Tây Đức kể từ khi chính phủ Đảng Dân chủ Xã hội của Helmut Schmidt sụp đổ năm 1982, đã chính thức được bầu làm Thủ tướng Đức khi Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) của ông lên cầm quyền trở lại.

Được bầu làm Thủ hiến bang Rhine-Palatinate vào năm 1969, Kohl đã giữ chức vụ này cho đến năm 1976, khi ông trở thành chủ tịch của CDU, đồng thời là nhà lãnh đạo phe đối lập với chính phủ của Thủ tướng Schmidt. Năm 1982, khi nước Đức phải đối mặt với khó khăn kinh tế dai dẳng, ông đã tổ chức thành công một cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tại Quốc hội Tây Đức nhằm chống lại Schmidt và sau đó được bổ nhiệm làm Thủ tướng lâm thời. Sang tháng 03/1983, người dân Tây Đức chính thức bầu Kohl làm Thủ tướng, và vào năm 1987, sự phục hồi kinh tế của nước Đức dẫn đến việc ông tái đắc cử. Continue reading “06/03/1983: Helmut Kohl được bầu làm Thủ tướng Tây Đức”