12/04/1633: Galileo bị kết tội dị giáo

Nguồn: Galileo is convicted of heresy, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1633,  Đức cha Vincenzo Maculano da Firenzuola, điều tra viên chính được chỉ định bởi Giáo hoàng Urban VIII, đã bắt đầu phiên thẩm vấn đối với nhà vật lý và nhà thiên văn học Galileo Galilei. Galileo được lệnh phải tự nộp mình cho Tòa án dị giáo để bắt đầu phiên tòa vì đã giữ niềm tin rằng Trái đất xoay quanh Mặt trời, điều bị Giáo hội Công giáo coi là dị giáo. Thông lệ chuẩn mực thời bấy giờ buộc bị cáo phải bị giam và bị cách ly trong suốt phiên tòa. Continue reading “12/04/1633: Galileo bị kết tội dị giáo”

11/04/1870: Nguy cơ chiến tranh Anh – Hy Lạp được đẩy lùi

Nguồn: War is narrowly averted,History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1870, khi đến thăm Marathon, Hy Lạp, Lord Muncaster của Anh đã bị bắt cóc bởi một nhóm cướp. Sự kiện này gần như đã dẫn đến chiến tranh. Toán cướp biển, dẫn đầu bởi Takos Arvanitakis, đã từng bắt cóc rất nhiều người và đó chính là nguồn thu béo bở cho chúng trong nhiều năm. Tuy nhiên, việc bắt giữ Lord Muncaster và một nhóm khách du lịch người Anh lại khó hơn nhiều so với những gì chúng tưởng tượng. Continue reading “11/04/1870: Nguy cơ chiến tranh Anh – Hy Lạp được đẩy lùi”

10/04/1865: Bài diễn thuyết cuối cùng của Tướng Lee với quân đội

Nguồn: General Lee gives final address to troops, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1865, một ngày sau khi đầu hàng Tướng Ulysses S. Grant của Liên minh miền Bắc, Tướng Robert E. Lee của Hợp bang miền Nam đã nói chuyện với đội quân của mình lần cuối. Continue reading “10/04/1865: Bài diễn thuyết cuối cùng của Tướng Lee với quân đội”

09/04/1918: Trận Lys bắt đầu

Nguồn: Battle of the Lys begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, quân Đức đã phát động Chiến dịch Georgette (Operation Georgette) – giai đoạn thứ hai của cuộc tấn công mùa xuân cuối cùng của họ nhắm vào các vị trí của quân phe Hiệp ước ở Armentieres, Pháp, trên sông Lys.

Ngày 21/03/1918, quân Đức dưới quyền tổng tham mưu trưởng Erich Ludendorff đã phát động một cuộc tấn công lớn đầu tiên vào Mặt trận phía Tây trong hơn một năm, tấn công phe Hiệp ước ở vùng sông Somme của Pháp và nhắm thẳng những khẩu pháo khổng lồ của họ vào Paris. Tuy nhiên, đến cuối tháng 3, phe Hiệp ước đã đủ sức ngăn chặn được đội quân đã kiệt sức của Ludendorff, một phần nhờ vào lực lượng tiếp viện gồm hàng ngàn lính Mỹ. Tính đến thời điểm Ludendorff ra lệnh dừng tấn công vào ngày 05/04, người Đức đã giành được gần 40 dặm lãnh thổ. Continue reading “09/04/1918: Trận Lys bắt đầu”

08/04/1972: Mặt trận thứ ba trong Chiến dịch Nguyễn Huệ

Nguồn: North Vietnamese forces open a third frontHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, Sư đoàn 2 Bắc Việt từ Lào và Campuchia đã mở ra một mặt trận thứ ba trong cuộc tấn công ở Tây Nguyên, nhằm vào Kontum và Pleiku, trong nỗ lực chia cắt Nam Việt Nam thành hai phần. Nếu thành công, điều này sẽ giúp Bắc Việt kiểm soát nửa phía Bắc của Nam Việt Nam.

Cuộc tấn công trên ba mặt trận này là một phần trong Chiến dịch Nguyễn Huệ của Bắc Việt (còn được gọi là “Cuộc tấn công Phục sinh”), được phát động vào ngày 30 tháng 03. Cuộc tấn công này là một chiến dịch lớn của Bắc Việt nhằm gây tổn thất lớn cho đối phương và giúp họ giành thắng lợi trong cuộc chiến. Lực lượng tấn công bao gồm 14 sư đoàn bộ binh và 26 trung đoàn độc lập, với hơn 120.000 binh sĩ và khoảng 1.200 phương tiện thiết giáp và xe tăng. Continue reading “08/04/1972: Mặt trận thứ ba trong Chiến dịch Nguyễn Huệ”

07/04/1953: Dag Hammarskjold trở thành Tổng Thư ký LHQ

Nguồn: Sweden’s Dag Hammarskjold elected U.N. Head, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, với tỷ lệ phiếu 57:01, Dag Hammarskjold đã được bầu làm Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc

Là con trai cựu Thủ tướng Thụy Điển Hjalmar Hammarskjold, Dag gia nhập Bộ Ngoại giao vào năm 1947 và chính thức gia nhập nội các với tư cách là Thứ trưởng Ngoại giao vào năm 1951. Cùng năm đó, ông được cử đến Liên Hiệp Quốc với tư cách là phó trưởng phái đoàn Thụy Điển, và năm 1952 được bổ nhiệm làm quyền trưởng phái đoàn. Continue reading “07/04/1953: Dag Hammarskjold trở thành Tổng Thư ký LHQ”

06/04/1830: Giáo hội Mặc Môn được thành lập

Nguồn: Mormon Church established, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1830, trong một cuộc họp với một nhóm nhỏ các tín đồ tại thị trấn Fayette, New York, Joseph Smith đã sáng lập tôn giáo Mặc Môn (Mormon) – Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau.

Sinh ra ở Vermont vào năm 1805, năm 1823, Smith tuyên bố rằng ông được thị kiến với một thiên thần tên là Moroni, người tiết lộ cho ông về một văn bản tiếng Do Thái cổ đã bị thất lạc suốt 1500 năm. Văn bản thánh này, được cho là đã khắc trên các đĩa vàng của một nhà sử học người Mỹ bản địa vào thế kỷ IV, có liên quan đến câu chuyện của những người Israel sống ở Mỹ thời cổ đại. Continue reading “06/04/1830: Giáo hội Mặc Môn được thành lập”

05/04/1972: Mặt trận thứ hai trong Chiến dịch Nguyễn Huệ

Nguồn: North Vietnamese launch second front of Nguyen Hue Offensive, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, quân đội Bắc Việt di chuyển từ miền đông Campuchia và mở ra mặt trận thứ hai trong cuộc tấn công của họ nhằm vào tỉnh Bình Long, tấn công Lộc Ninh, một quận lỵ biên giới cách Sài Gòn 75 dặm về phía bắc trên Quốc lộ 13. Đồng thời, một lực lượng bổ sung của quân Bắc Việt cắt đứt đường quốc lộ nối An Lộc, thủ phủ tỉnh Bình Long, với Sài Gòn ở phía nam, cách ly An Lộc khỏi sự hỗ trợ từ bên ngoài.

Đây là mũi tiến công phía nam của cuộc tấn công ba gọng kìm trong Chiến dịch Nguyễn Huệ (còn được gọi là “Cuộc tấn công Phục sinh”), một chiến dịch lớn của Bắc Việt nhằm gây tổn thất lớn cho đối phương và giúp họ giành thắng lợi trong cuộc chiến. Continue reading “05/04/1972: Mặt trận thứ hai trong Chiến dịch Nguyễn Huệ”

04/04/1975: Microsoft được thành lập

Nguồn: Microsoft founded,History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, thời điểm mà hầu hết người Mỹ vẫn còn đang sử dụng máy đánh chữ, đôi bạn thân từ thời thơ ấu Bill Gates và Paul Allen đã thành lập Microsoft, một công ty sản xuất phần mềm máy tính. Ban đầu có trụ sở tại Albuquerque, New Mexico, Microsoft chuyển đến bang Washington vào năm 1979 và cuối cùng phát triển thành một tập đoàn công nghệ đa quốc gia. Năm 1987, một năm sau khi Microsoft trở thành công ty đại chúng, Gates, khi mới 31 tuổi, đã trở thành tỷ phú trẻ nhất thế giới. Continue reading “04/04/1975: Microsoft được thành lập”

03/04/1969: Mỹ chuẩn bị thực hiện ‘Việt Nam hóa’ chiến tranh

Nguồn: Nixon administration will “Vietnamize” the war, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1969, Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird tuyên bố rằng Hoa Kỳ đang chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh một cách nhanh nhất có thể. Bằng tuyên bố này, ông muốn nói rằng trách nhiệm chiến đấu sẽ dần dần được chuyển sang cho Nam Việt Nam khi họ có khả năng chiến đấu tốt hơn. Tuy nhiên, Laird nhấn mạnh rằng sẽ không có lợi cho Hoa Kỳ nếu thảo luận việc rút quân trong khi Bắc Việt vẫn tiếp tục tiến hành các chiến dịch tấn công ở Nam Việt Nam. Continue reading “03/04/1969: Mỹ chuẩn bị thực hiện ‘Việt Nam hóa’ chiến tranh”

02/04/2005: Giáo hoàng John Paul II qua đời

Nguồn: Pope John Paul II Dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2005, John Paul II, Giáo hoàng đi nhiều nơi nhất trong lịch sử, đồng thời là người đầu tiên không phải gốc Ý nắm giữ vị trí này từ thế kỷ 16, đã qua đời tại nhà riêng ở Vatican. Sáu ngày sau, hai triệu người kéo đến đông nghẹt Thành phố Vatican để tham dự đám tang của Ngài, được cho là đám tang lớn nhất trong lịch sử.

Đức John Paul II được sinh ra với tên gọi Karol Jozef Wojtyla tại Wadowice, Ba Lan, 35 dặm về phía tây nam Krakow, vào năm 1920. Sau khi hoàn tất trung học, vị Giáo hoàng tương lai ghi danh tại Đại học Jagiellonian Krakow, nơi Ngài học triết học và văn học, cũng như tham gia biểu diễn trong một nhóm hát. Trong Thế chiến II, Đức Quốc Xã đã chiếm Krakow và đóng cửa trường, buộc Wojtyla phải tìm việc ở một mỏ đá và sau đó là một nhà máy hóa chất. Đến năm 1941, mẹ, cha và anh trai duy nhất của Wojtyla qua đời và Ngài trở thành thành viên duy nhất trong gia đình sống sót. Continue reading “02/04/2005: Giáo hoàng John Paul II qua đời”

01/04/1948: Liên Xô chặn tàu của Mỹ và Anh ở Đức

Nguồn: Soviets stop U.S. and British military trains, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, quân đội Liên Xô đã dừng các đoàn tàu quân sự của Hoa Kỳ và Anh đi qua khu vực chiếm đóng của Nga ở Đức và yêu cầu lục soát các đoàn tàu. Các quan chức Anh và Hoa Kỳ từ chối yêu cầu của Liên Xô, và các vấn đề liên quan đến việc Liên Xô, Anh và Hoa Kỳ chiếm đóng Đức trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn trong những tháng tiếp theo.

Quan điểm của Liên Xô và Hoa Kỳ về số phận của nước Đức sau Thế chiến II đã bắt đầu trở nên khác biệt ngay cả trước khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1945. Liên Xô quyết tâm để Đức không bao giờ có thể trở thành mối đe dọa quân sự đối với Nga lần nữa và họ cũng yêu cầu khoản bồi thường chiến tranh rất lớn. Continue reading “01/04/1948: Liên Xô chặn tàu của Mỹ và Anh ở Đức”

31/03/1889: Tháp Eiffel chính thức khai trương

Nguồn: Eiffel Tower opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1889, Tháp Eiffel đã chính thức khai trương tại Paris trong một buổi lễ do Gustave Eiffel, kiến trúc sư thiết kế tháp, chủ trì, với sự tham dự của Thủ tướng Pháp Pierre Tirard, cùng một số nhân vật nổi tiếng khác và 200 công nhân xây dựng.

Năm 1889, kỷ niệm 100 năm diễn ra Cách mạng Pháp, chính phủ Pháp đã lên kế hoạch cho một cuộc triển lãm quốc tế và tuyên bố tổ chức cuộc thi thiết kế một tượng đài sẽ được xây dựng tại vườn Champ-de-Mars ở trung tâm Paris. Trong số hơn 100 mẫu thiết kế được gửi đến, Ủy ban tổ chức lễ kỷ niệm Trăm năm (Centennial Committee) đã chọn Eiffel – một tòa tháp làm bằng sắt rèn với độ cao gần 1,000 feet (305m) và là cấu trúc nhân tạo cao nhất thế giới. Gustave Eiffel, một người xây cầu nổi tiếng, là một bậc thầy về kết cấu kim loại và chính là chủ nhân thiết kế khung của Tượng Nữ thần Tự đã được dựng lên ở Cảng New York. Continue reading “31/03/1889: Tháp Eiffel chính thức khai trương”

30/03/2009: TT Obama tuyên bố cải cách ngành công nghiệp xe hơi

Nguồn: President Obama announces auto industry shakeup, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra tối hậu thư cho các nhà sản xuất xe hơi Mỹ đang gặp khó khăn, General Motors (GM) và Chrysler: Nếu muốn nhận thêm các khoản vay cứu trợ từ chính phủ, các công ty cần phải cải đổi mới mạnh mẽ cách họ điều hành doanh nghiệp. Tổng thống cũng công bố một loạt các sáng kiến nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp xe hơi đang gặp khó khăn của Mỹ và củng cố niềm tin của người tiêu dùng, bao gồm việc chính phủ tiếp tục bảo hành cho xe của GM và Chrysler ngay cả khi nếu hai nhà sản xuất xe hơi này ngừng hoạt động. Continue reading “30/03/2009: TT Obama tuyên bố cải cách ngành công nghiệp xe hơi”

29/03/1951: Vợ chồng Rosenberg bị kết tội gián điệp

Nguồn: Rosenbergs convicted of espionage, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1951, trong một trong những vụ án làm náo động dư luận nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, Julius và Ethel Rosenberg đã bị kết tội gián điệp vì vai trò của họ trong việc chuyển các bí mật về bom nguyên tử cho Liên Xô trong và sau Thế chiến II. Cặp vợ chồng sau đó bị kết án tử hình và bị xử tử vào năm 1953.

Việc kết án vợ chồng Rosenberg là đỉnh điểm của một loạt các sự kiện diễn ra nhanh chóng được bắt đầu với việc bắt giữ nhà vật lý người Anh Klaus Fuchs ở Anh vào tháng 02 năm 1950. Chính quyền Anh, với sự hỗ trợ của Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ, đã tập hợp bằng chứng cho thấy Fuchs, người đã nghiên cứu phát triển bom nguyên tử cả ở Anh và Hoa Kỳ trong Thế chiến II, đã chuyển thông tin tuyệt mật cho Liên Xô. Fuchs gần như ngay lập tức thú nhận vai trò của mình và bắt đầu một loạt các cáo buộc. Continue reading “29/03/1951: Vợ chồng Rosenberg bị kết tội gián điệp”

28/03/1774: Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Cưỡng chế

Nguồn: British Parliament adopts the Coercive Acts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1774, thất vọng trước sự kiện Tiệc Trà Boston (Boston Tea Party) và các hành động phá hoại tài sản trắng trợn khác của dân Mỹ thuộc địa, Nghị viện Anh ban hành Đạo luật Cưỡng chế (Coercive Acts) bất chấp sự phẫn nộ của nhóm Ái quốc (Patriot).

Đạo luật Cưỡng chế là một loạt bốn đạo luật được chính phủ Anh thông qua với mục đích khôi phục trật tự ở Massachusetts và trừng phạt người Boston vì sự kiện Tiệc Trà của họ, trong đó các thành viên của nhóm Những Đứa con của Tự do (Sons of Liberty) có tư tưởng cách mạng đã lên ba chiếc tàu chở trà của Anh ở Cảng Boston và đổ 34 thùng trà – trị giá gần 1 triệu USD theo tỷ giá ngày nay – xuống biển để phản đối Đạo luật Trà (Tea Act) Continue reading “28/03/1774: Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Cưỡng chế”

27/03/1973: Mỹ tiếp tục ném bom Campuchia

Nguồn: Bombing of Cambodia to continue, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1973, Nhà Trắng tuyên bố rằng, theo yêu cầu của Tổng thống Cộng hòa Khmer Lon Nol, việc ném bom Campuchia sẽ tiếp tục cho đến khi lực lượng cộng sản ngừng các hoạt động quân sự và đồng ý ngừng bắn. Continue reading “27/03/1973: Mỹ tiếp tục ném bom Campuchia”

26/03/1917: Trận Gaza đầu tiên

Nguồn: First Battle of Gaza, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trận đầu tiên trong chuỗi ba trận chiến của quân Đồng minh nhằm đánh bại các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ trong và xung quanh thành phố Gaza của Palestine đã diễn ra.

Tính đến tháng 01/1917, quân Đồng minh đã khiến quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phải hoàn toàn rời khỏi Bán đảo Sinai ở đông bắc Ai Cập, cho phép lực lượng Anh trong khu vực do Sir Archibald Murray chỉ huy có thể cân nhắc tiến vào Palestine. Tuy nhiên, để làm như vậy, trước tiên họ sẽ phải vượt qua một loạt các vị trí phòng thủ mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ trên đỉnh những rặng núi chạy từ tây sang đông nằm giữa các thị trấn Gaza và Beersheba, vốn chặn mất lối đi duy nhất vào trung tâm Palestine. Continue reading “26/03/1917: Trận Gaza đầu tiên”

25/03/1968: Johnson gặp lại nhóm tư vấn cao cấp

Nguồn: Johnson meets with the “Wise Men”, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1968, sau khi được Bộ trưởng Quốc phòng Clark Clifford cho biết rằng Chiến tranh Việt Nam là một “thất bại đích thực”, Tổng thống Johnson, vốn vẫn chưa chắc chắn về kế hoạch hành động của mình, đã quyết định triệu tập một hội đồng bao gồm gồm chín cố vấn tổng thống đã nghỉ hưu. Nhóm này được biết đến với tên gọi Các Nhà Lão Thành (“Wise Men”), trong đó có các vị tướng đáng kính như Omar Bradley và Matthew Ridgway, những nhân vật nổi tiếng của Bộ Ngoại giao như Dean Acheson và George Ball, và McGeorge Bundy, cố vấn An ninh Quốc gia cho cả chính quyền Kennedy và Johnson. Continue reading “25/03/1968: Johnson gặp lại nhóm tư vấn cao cấp”

24/03/1603: Nữ hoàng Elizabeth I qua đời

Nguồn: Queen Elizabeth I dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1603, sau 44 năm trị vì, Nữ hoàng Elizabeth I của Anh đã qua đời và Vua James VI của Scotland lên ngôi, thống nhất nước Anh và Scotland dưới một vị vua duy nhất.

Là con gái của Vua Henry VIII và Anne Boleyn, Elizabeth đã kế vị ngai vàng vào năm 1559 sau cái chết của chị gái cùng cha khác mẹ là Nữ hoàng Mary. Hai cô con gái cùng cha khác mẹ của Henry VIII đã có một mối quan hệ đầy sóng gió trong triều đại kéo dài 05 năm của Mary. Continue reading “24/03/1603: Nữ hoàng Elizabeth I qua đời”