10/11/1942: Đức chiếm nước Pháp Vichy

Nguồn: Germans take Vichy France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, quân Đức chiếm đóng nước Pháp dưới quyền chính phủ Vichy, nơi mà trước đây không có sự hiện diện của phe Trục.

Kể từ tháng 07/1940, khi bị Đức Quốc Xã xâm lược và đánh bại, nhà nước tự chủ của Pháp đã bị chia thành hai khu vực. Một bị chiếm đóng bởi quân Đức, và một được cai trị bởi chế độ bù nhìn ở Vichy – khu vực suối khoáng nằm cách Paris khoảng 200 dặm về phía đông nam – đứng đầu là Tướng Philippe Pétain, một anh hùng Thế chiến I. Pétain từng công khai tuyên bố rằng Đức và Pháp cùng có một mục tiêu chung, đó là “sự thất bại của nước Anh.” Nhưng thực ra, vị tướng Pháp thầm hy vọng rằng bằng cách hòa hoãn với phe Trục, ông có thể giữ chân quân Đức khỏi Vichy, đồng thời âm thầm hỗ trợ phong trào Kháng chiến chống phát xít. Continue reading “10/11/1942: Đức chiếm nước Pháp Vichy”

09/11/1901: Roosevelt lập căn cứ hải quân tại Philippines

Nguồn: Teddy Roosevelt establishes a naval base in the Philippines, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1901, Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt đã thiết lập một căn cứ hải quân ở Philippines tại Vịnh Subic, trên lãnh thổ giành được từ Tây Ban Nha trong cuộc chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha.

Năm 1898, một tàu chiến hải quân Mỹ, tàu U.S.S. Maine, đã phát nổ khi neo đậu ở Cuba. Những kẻ hiếu chiến ở Mỹ đổ lỗi cho Tây Ban Nha về vụ nổ có lẽ là tình cờ này, và chiến tranh giữa hai quốc gia nhanh chóng bùng nổ. Roosevelt rời bỏ chức vụ Bộ trưởng Hải quân dưới thời Tổng thống William McKinley, đăng ký vào kỵ binh Hoa Kỳ và ngay lập tức được điều tới vùng Caribbe, nơi ông nhận được sự ngưỡng mộ từ những người đồng hương vì tinh thần lãnh đạo đầy nhiệt huyết và lòng dũng cảm trong cuộc chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha. Continue reading “09/11/1901: Roosevelt lập căn cứ hải quân tại Philippines”

08/11/1923: Đảo chính Nhà hàng Bia

Nguồn: Beer Hall Putsch begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, Adolf Hitler, Chủ tịch của Đảng Quốc Xã cực hữu, đã phát động Đảo chính Nhà hàng Bia (Beer Hall Putsch), nỗ lực đầu tiên của ông ta nhằm giành lấy quyền kiểm soát chính phủ Đức.

Sau Thế chiến I, phe Hiệp Ước chiến thắng đã yêu cầu hàng tỷ USD tiền bồi thường chiến phí từ Đức. Để đáp ứng các yêu cầu này, chính phủ dân chủ Đức đã làm tổn hại nền kinh tế và dẫn đến lạm phát nghiêm trọng. Đồng mark Đức, được định giá 5 mark = 1 dollar vào đầu năm 1921, đã rớt giá đến mức 4 tỷ mark = 1 dollar vào năm 1923. Trong khi đó, hàng ngũ Đảng Quốc Xã ngày một nhiều thêm những người Đức giận dữ, đồng cảm với sự thù hận của đảng này đối với chính phủ dân chủ, chính trị cánh tả, và người Đức gốc Do Thái. Đầu tháng 11/1923, chính phủ khởi động lại việc trả tiền bồi thường chiến phí, và Đức Quốc Xã quyết định hành động. Continue reading “08/11/1923: Đảo chính Nhà hàng Bia”

07/11/1916: Jeannette Rankin trở thành nữ nghị sĩ Hoa Kỳ đầu tiên

Nguồn: Jeannette Rankin becomes first U.S. congresswoman, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này vào năm 1916, nhà nữ quyền người Montana Jeannette Rankin được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử của đất nước này giành được một ghế trong Quốc hội liên bang.

Sinh ra và lớn lên trong một trang trại gần Missoula, Montana, Rankin là con gái của những bậc cha mẹ cấp tiến, họ đã khuyến khích bà suy nghĩ vượt ra ngoài phạm vi hạn hẹp của các cơ hội mà phụ nữ thường được cho phép vào đầu thế kỷ 20. Sau khi tốt nghiệp Đại học Montana và Trường Thiện nguyện New York, Rankin làm việc một thời gian ngắn trong vai trò một nhân viên xã hội trước khi tham gia tích cực vào một nỗ lực trên phạm vi toàn quốc nhằm giành quyền bầu cử cho phụ nữ. Continue reading “07/11/1916: Jeannette Rankin trở thành nữ nghị sĩ Hoa Kỳ đầu tiên”

06/11/1941: Stalin kỷ niệm ‘Ngày Cách mạng’

Nguồn: Stalin celebrates the Revolution’s anniversary, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, kỷ niệm 24 năm Cách mạng Bolshevik, Joseph Stalin, lãnh đạo tối cao và nhà độc tài của Liên Xô, đã phát biểu trước một cuộc tuần hành của các Đảng viên công nhân tại Moskva.

Cuộc tuần hành được tổ chức ngầm dưới lòng đất, trong hội trường bằng đá cẩm thạch của nhà ga Mayakovsky. Ở đó, Stalin đã động viên các công nhân Đảng Cộng sản bằng lời hứa rằng nếu người Đức “muốn có một cuộc chiến hủy diệt, họ sẽ có một cuộc chiến.” Ngay ngày hôm sau, tại Lăng Lenin ở Quảng trường Đỏ, sau khi duyệt binh, Stalin đã khuyến khích họ bảo vệ “tổ quốc Nga thiêng liêng” – ngay cả khi các xe tăng Đức, trước lún trong bùn, nay đã bắt đầu lăn bánh trên những con đường đóng băng để tiến về thủ đô Liên Xô. Continue reading “06/11/1941: Stalin kỷ niệm ‘Ngày Cách mạng’”

05/11/1940: Franklin D. Roosevelt tái đắc cử tổng thống

Nguồn: FDR re-elected president, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này vào năm 1940, Franklin Delano Roosevelt tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba vị trí tổng thống Hoa Kỳ, một điều chưa từng có tiền lệ.

Roosevelt được bầu vào nhiệm kỳ thứ ba với lời hứa duy trì sự trung lập của Hoa Kỳ trong các cuộc chiến tranh ở nước ngoài: “Không một người đàn ông hay phụ nữ nào có thể thảo luận một cách thiếu suy nghĩ hoặc sai trái rằng người Mỹ sẽ gửi quân đội của mình đến các chiến trường châu Âu.” Nhưng khi cuộc chiến của Hitler lan rộng, và sự tuyệt vọng của nước Anh tăng lên, Tổng thống đã đấu tranh để thông qua Đạo luật Lend-Lease tại Quốc hội vào tháng 3 năm 1941, một chương trình cam kết viện trợ tài chính cho Vương quốc Anh và các đồng minh khác. Continue reading “05/11/1940: Franklin D. Roosevelt tái đắc cử tổng thống”

04/11/2008: Obama trở thành Tổng thống gốc Phi đầu tiên của Mỹ

Nguồn: Barack Obama elected as America’s first black president, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2008, Thượng nghị sĩ Barack Obama của bang Illinois đã đánh bại Thượng nghị sĩ John McCain của bang Arizona để trở thành Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, và là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được bầu vào Nhà Trắng. Ứng viên 47 tuổi của Đảng Dân chủ đã giành được 365 phiếu đại cử tri và gần 53% phiếu bầu phổ thông, trong khi đối thủ 72 tuổi từ Đảng Cộng hòa của ông giành được 173 phiếu đại cử tri và hơn 45% phiếu phổ thông. Phó Tổng thống trong liên minh tranh cử của Obama là Thượng nghị sĩ Joe Biden của bang Delaware, vị trí này trong liên danh của McCain là Thống đốc Sarah Palin của Alaska, thành viên nữ đầu tiên của Đảng Cộng hòa được đề cử làm Phó Tổng thống. Continue reading “04/11/2008: Obama trở thành Tổng thống gốc Phi đầu tiên của Mỹ”

03/11/1967: Trận Đăk Tô

Nguồn: Battle of Dak To begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, trong trận đánh được xem là một trong những lần giao tranh dữ dội nhất ở khu vực Tây Nguyên của Chiến tranh Việt Nam, hai phe đều đã hứng chịu thương vong nặng nề tại Đăk Tô, cách Sài Gòn khoảng 280 dặm về phía bắc, gần biên giới với Campuchia.

Lực lượng 1.000 lính Mỹ đóng tại khu vực này đã được tăng cường thêm 3.500 quân từ Sư đoàn 4 và Lữ đoàn Không vận 173. Họ phải chiến đấu với bốn trung đoàn lính cộng sản, với tổng số khoảng 6.000 người. Continue reading “03/11/1967: Trận Đăk Tô”

02/11/1947: Máy bay Spruce Goose cất cánh

Nguồn: Spruce Goose flies, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1947, máy bay Hughes – chiếc máy bay lớn nhất từng được chế tạo – đã được điều khiển bởi nhà thiết kế Howard Hughes trên chuyến bay đầu tiên và duy nhất của nó. Được chế tạo từ gỗ dán bạch dương và vân sam, chiếc máy bay bằng gỗ đồ sộ có sải cánh dài hơn một sân bóng đá và được thiết kế để chở theo hơn 700 người ra mặt trận.

Howard Hughes là một nhà sản xuất phim Hollywood thành công khi ông thành lập Công ty Máy bay Hughes vào năm 1932. Ông đích thân kiểm tra chiếc máy bay tiên tiến do chính ông thiết kế và năm 1937 đã phá kỷ lục thời gian bay xuyên lục địa. Năm 1938, ông bay vòng quanh thế giới trong một khoảng thời gian kỷ lục là ba ngày, 19 giờ và 14 phút. Continue reading “02/11/1947: Máy bay Spruce Goose cất cánh”

01/11/1914: Trận Coronel

Nguồn: The Battle of Coronel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, với chiến thắng áp đảo trong Trận Coronel, hạm đội hải quân Đức dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Maximilian von Spee đã đánh chìm hai tàu tuần dương bọc thép của Anh neo trên bờ biển phía nam Chile.

Thế chiến I nổ ra tại châu Âu lục địa vào tháng 08/1914, và chỉ trong vòng vài tháng, chiến sự đã lan nhanh khắp các vùng biển toàn cầu tới tận Nam Mỹ. Từng đóng quân tại Tây Thái Bình Dương, gần Trung Quốc, Hải đội Đông Á nhỏ bé của Spee đã được lệnh di chuyển (mất hai tháng) tới Chile sau khi Nhật Bản tham gia vào Thế chiến ngày 22/08, bởi tính toán rằng lính Đức không thể đứng vững trước hải quân Nhật Bản trong khu vực. Nước Chile trung lập, với nhóm người nhập cư gốc Đức chiếm tỉ lệ đáng kể trong dân số, đồng thời là nguồn cung than, sẽ là căn cứ an toàn hơn để phát động các cuộc tấn công chống lại tàu thương mại của Anh. Continue reading “01/11/1914: Trận Coronel”

31/10/1984: Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi bị ám sát

Nguồn: The prime minister of India is assassinated, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1984, Indira Gandhi, thủ tướng Ấn Độ, đã bị ám sát ở New Delhi bởi hai cận vệ của chính bà. Beant Singh và Satwant Singh, cả hai đều là người Sikh, đã trút hết băng đạn vào Gandhi khi bà đi đến văn phòng của mình từ một ngôi nhà liền kề. Mặc dù hai kẻ tấn công ngay lập tức đầu hàng, cả hai đều bị bắn trong một cuộc hỗn chiến sau đó khiến Beant thiệt mạng.

Jawaharlal Nehru, thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, đã cố gắng dẫn dắt một quốc gia thống nhất từ nhiều phe phái tôn giáo, sắc tộc và văn hóa đã tồn tại dưới sự cai trị của Anh cho đến năm 1949. Con gái ông, Indira Gandhi (không có họ hàng với Mohandas Gandhi), đã lên nắm quyền vào năm 1966, và đã đấu tranh với nhiều vấn đề tương tự như cha mình. Continue reading “31/10/1984: Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi bị ám sát”

30/10/1918: Ottoman ký hòa ước với phe Hiệp Ước

Nguồn: Ottoman Empire signs treaty with Allies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trên chiến hạm Anh Agamemnon thả neo tại cảng Mudros thuộc đảo Lemnos trên biển Aegean, đại diện của Vương quốc Anh và Đế chế Ottoman đã ký một hiệp ước đình chiến đánh dấu việc chấm dứt sự tham gia của Ottoman trong Thế chiến I.

Mặc dù Đế quốc Ottoman – trong giai đoạn đang tương đối suy giảm vị thế kể từ cuối thế kỷ 16 – thoạt đầu đã chọn vị trí trung lập trong Thế chiến I, họ sớm liên minh với Đức và tham chiến bên phía phe Liên minh Trung tâm vào tháng 10/1914. Người Thổ đã chiến đấu quyết liệt và bảo vệ thành công Bán đảo Gallipoli trước cuộc xâm lược khổng lồ của phe Hiệp Ước hồi năm 1915-1916, nhưng vào năm 1918, họ bị đánh bại bởi quân Anh và Nga. Đồng thời, tác động kết hợp từ một cuộc nổi loạn ở thế giới Ả Rập đã hủy diệt nền kinh tế Ottoman, đất đai bị tàn phá, sáu triệu người thiệt mạng và hàng triệu người khác bị chết đói. Continue reading “30/10/1918: Ottoman ký hòa ước với phe Hiệp Ước”

29/10/1901: Kẻ ám sát Tổng thống McKinley bị hành quyết

Nguồn: McKinley assassin is executed, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1901, kẻ ám sát Tổng thống William McKinley, Leon Czolgosz, đã bị hành quyết trên ghế điện tại Nhà tù Auburn ở New York. Czolgosz đã bắn McKinley vào ngày 06 tháng 09 năm 1901; Tổng thống đã chết vì vết thương tám ngày sau đó.

Trong khi McKinley đang bắt tay quan khách tại Triển lãm Pan-American ở Buffalo, New York, một người theo chủ nghĩa vô chính phủ 28 tuổi tên là Leon Czolgosz đã tiếp cận ông với một khẩu súng giấu trong một chiếc khăn tay bên tay phải. McKinley, có lẽ cho rằng chiếc khăn tay là cách Czolgosz che giấu một khuyết tật cơ thể, đã tốt bụng nắm lấy tay trái của người đàn ông đó để bắt tay. Czolgosz tiến đến gần tổng thống và bắn hai phát đạn vào ngực của McKinley. Continue reading “29/10/1901: Kẻ ám sát Tổng thống McKinley bị hành quyết”

28/10/1962: Kết thúc Khủng hoảng Tên lửa Cuba

Nguồn: The Cuban Missile Crisis comes to an end, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Khủng hoảng Tên lửa Cuba đã bước đến hồi kết khi lãnh đạo Liên Xô, Nikita Khrushchev, đồng ý di dời dàn tên lửa của nước này khỏi Cuba để đổi lấy lời hứa rằng Mỹ tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Cuba. Sự kiện này đã chấm dứt gần hai tuần ngập tràn lo lắng và căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, trong đó hai nước đã đến rất gần bờ vực một cuộc xung đột hạt nhân.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng này rất nhiều và rất đa dạng. Quan hệ giữa Cuba và Liên Xô đã rơi vào xáo động một thời gian sau khi Khrushchev cho loại bỏ tên lửa, nguyên nhân là bởi Fidel Castro cáo buộc Liên Xô đã quay sang ủng hộ người Mỹ mà bỏ rơi cách mạng Cuba. Continue reading “28/10/1962: Kết thúc Khủng hoảng Tên lửa Cuba”

27/10/1775: George III nói về quân Mỹ nổi dậy trước Nghị viện Anh

Nguồn: King George III speaks to Parliament of American rebellion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, Vua George III đã đứng trước lưỡng viện của Nghị viện Anh để nói về mối lo ngại ngày càng tăng về một cuộc nổi dậy ở châu Mỹ, vốn được ông coi là một hành động phản bội chống lại chính Nhà vua và Vương quốc Anh. Ông bắt đầu bài phát biểu của mình bằng cách đọc Tuyên bố Nổi dậy (Proclamation of Rebellion) và kêu gọi Nghị viện nhanh chóng hành động để chấm dứt cuộc nổi dậy và đem trật tự trở lại các thuộc địa.

Nhà vua tin rằng “rất nhiều trong số những kẻ bất mãn này vẫn có thể giữ được lòng trung thành của mình, và có đủ khôn ngoan để nhận ra hậu quả khôn lường của hành động nổi dậy này, họ muốn chống lại nó, nhưng bạo lực dữ dội đã buộc họ phải tuân phục, cho đến khi một lực lượng đủ mạnh xuất hiện để hỗ trợ họ.” Với những lời này, Nhà vua đã thể hiện sự chấp thuận của mình để Nghị viện gửi quân đến tấn công chính các thần dân của ông, một khái niệm mà người dân thuộc địa tin rằng không thể. Continue reading “27/10/1775: George III nói về quân Mỹ nổi dậy trước Nghị viện Anh”

26/10/1776: Benjamin Franklin khởi hành đến Pháp

Nguồn: Benjamin Franklin sets sail for France, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 26 tháng 10 năm 1776, đúng một tháng sau ngày được Quốc hội Lục địa bổ nhiệm là đại diện phái đoàn ngoại giao, Benjamin Franklin đã khởi hành từ Philadelphia đến Pháp, nơi ông sẽ đàm phán nhằm đạt được một hiệp ước và một liên minh chính thức với Pháp.

Tại Pháp, một Franklin tài năng đã được chào đón bởi giới khoa học và văn nhân, và ông nhanh chóng trở thành một người thuộc về tầng lớp xã hội cao. Trong khi những thành tựu cá nhân của ông được ca tụng, thành công trong lĩnh vực ngoại giao của Franklin tại Pháp vẫn tiến triển rất chậm. Continue reading “26/10/1776: Benjamin Franklin khởi hành đến Pháp”

25/10/1973: Nixon phủ quyết Dự luật Quyền hạn Chiến tranh

Nguồn: Nixon vetoes War Powers Resolution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Tổng thống Nixon đã phủ quyết Dự luật kiểm soát Quyền hạn Chiến tranh (War Powers Resolution), trong đó đặt vấn đề hạn chế quyền cam kết lực lượng vũ trang ở nước ngoài của Tổng thống mà không cần sự chấp thuận của Quốc Hội.

Dự luật này, do Thượng nghị sĩ Jacob K. Javits của bang New York giới thiệu, yêu cầu Tổng thống báo cáo trước Quốc hội trong vòng 48 giờ sau khi cam kết đưa lực lượng vũ trang đến chiến đấu ở nước ngoài và đặt ra thời hạn mà quân Mỹ có thể ở đó mà không có sự chấp thuận của Quốc hội là 60 ngày. Dự luật là một nỗ lực của Quốc hội để tái kiểm soát quyền gây chiến. Còn Nixon thì tuyên bố rằng nó áp đặt “các hạn chế vi hiến và nguy hiểm” đối với thẩm quyền của Tổng thống. Tuy nhiên, vào ngày 07/11/1973, Quốc Hội vẫn thông qua dự luật, bất chấp sự phủ quyết của Nixon. Continue reading “25/10/1973: Nixon phủ quyết Dự luật Quyền hạn Chiến tranh”

24/10/1951: Chiến tranh với Đức chính thức chấm dứt

Nguồn: Truman declares war with Germany officially over, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1951, Tổng thống Harry Truman cuối cùng đã tuyên bố rằng cuộc chiến của Hoa Kỳ với Đức, bắt đầu vào năm 1941, đã chính thức chấm dứt. Chiến sự thực tế đã kết thúc vào mùa xuân năm 1945.

Hầu hết người Mỹ cho rằng chiến tranh với Đức đã kết thúc với việc chấm dứt chiến sự sáu năm trước đó. Trên thực tế, một hiệp ước hòa bình với Đức vẫn chưa từng được ký kết. Điều đã làm phức tạp quá trình thương lượng là tình trạng lãnh thổ trong khu vực từng là nước Đức trước đây. Continue reading “24/10/1951: Chiến tranh với Đức chính thức chấm dứt”

23/10/42 TCN: Brutus tự sát

Nguồn: Brutus commits suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 42 TCN, Marcus Junius Brutus, kẻ đứng sau âm mưu ám sát Julius Caesar, đã tự sát sau thất bại trong trận Philippi thứ hai.

Hai năm trước, Brutus đã cùng Gaius Cassius Longinus lập mưu chống lại nhà độc tài La Mã, Julius Caesar, với niềm tin rằng điều đó giúp phục hồi nền Cộng hòa La Mã. Tuy nhiên, vụ ám sát Caesar lại đẩy người La Mã vào một vòng nội chiến mới, khi lực lượng Cộng hòa của Brutus và Cassius lao vào tranh giành quyền lực tối cao với lực lượng của Octavian và Mark Antony. Continue reading “23/10/42 TCN: Brutus tự sát”

22/10/1972: Tổng thống Thiệu từ chối đề xuất hòa bình

Nguồn: President Thieu turns down peace proposal, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, tại Sài Gòn, Henry Kissinger gặp Tổng thống Nam Việt Nam Nguyễn Văn Thiệu để để thuyết phục ông chấp thuận đề xuất ngừng bắn được đưa ra tại các cuộc đàm phán hòa bình bí mật với Bắc Việt tại Paris.

Đề xuất này cho phép duy trì vai trò của lực lượng Việt Cộng sau ngừng bắn và Thiệu đã bác bỏ từng điểm một trong hiệp định được đề xuất, đồng thời cáo buộc Hoa Kỳ đã âm mưu cùng với Trung Quốc và Liên Xô phá hoại chế độ của ông. Vốn định ký tắt bản dự thảo hiệp định tại Hà Nội vào cuối tháng đó, Kissinger đã đánh điện cho Tổng thống Nixon nói rằng các điều khoản mà Thiệu yêu cầu “gần như điên rồ” và bay về nước. Continue reading “22/10/1972: Tổng thống Thiệu từ chối đề xuất hòa bình”