27/06/1829: Di sản khác thường của Smithson

Nguồn: Smithson’s curious bequest, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1829, tại Genoa, Ý, nhà khoa học người Anh James Smithson đã qua đời sau một thời gian lâm bệnh kéo dài, để lại một bản di chúc với một chú thích đặc biệt. Trong trường hợp người cháu trai duy nhất của ông qua đời mà không có bất kỳ người thừa kế nào, Smithson yêu cầu rằng toàn bộ tài sản của ông sẽ được chuyển đến “Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, để thành lập tại Washington, dưới tên gọi Viện Smithsonian, một tổ chức nhằm phát triển và truyền bá kiến ​​thức.” Di sản gây hiếu kỳ của Smithson cho một quốc gia mà ông chưa bao giờ viếng thăm thu hút sự chú ý đáng kể trên cả hai bờ Đại Tây Dương. Continue reading “27/06/1829: Di sản khác thường của Smithson”

26/06/1541: Nhà Chinh phục Đế chế Inca bị ám sát

Nguồn: Conqueror of the Incas assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1541, Francisco Pizarro, thống đốc Peru và là người chinh phục nền văn minh Inca, đã bị các đối thủ người Tây Ban Nha ám sát ở Lima.

Là con ngoài giá thú của một người đàn ông Tây Ban Nha, Pizarro phục vụ dưới quyền Chinh phục Tướng công (conquistador) Alonso de Ojeda trong chuyến thám hiểm tới Colombia năm 1510, và sau đó lại theo phục vụ Vasco Nunez de Balboa khi ông này phát hiện ra Thái Bình Dương năm 1513. Biết đến truyền thuyết về sự giàu có của người Inca ở Nam Mỹ, Pizarro đã thành lập một liên minh với một Chinh phục Tướng công khác là Diego de Almagro vào năm 1524 và giong buồm trở về châu Mỹ. Trong chuyến thám hiểm đầu tiên, họ chỉ đi được tới Ecuador ngày nay, nhưng trong chuyến thứ hai, họ đã tiến xa hơn và phát hiện bằng chứng về sự tồn tại của Vương quốc Inca. Continue reading “26/06/1541: Nhà Chinh phục Đế chế Inca bị ám sát”

25/06/1910: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Mann

Nguồn: Congress passes Mann Act, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1910, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Mann, còn được gọi là Đạo luật mua bán nô lệ da trắng. Bộ luật này bề ngoài là nhằm mục đích ngăn các cô gái vô tội khỏi bị lôi kéo vào nghề mại dâm, nhưng thực tế lại cung cấp một cách để hình sự hóa nhiều loại hình hoạt động tình dục có đồng thuận.

Sự phẫn nộ về “chế độ nô lệ da trắng” bắt đầu với một ủy ban được chỉ định vào năm 1907 để điều tra vấn đề mại dâm của người nhập cư. Người ta cho rằng nhiều phụ nữ được đưa đến Mỹ với mục đích bị ép buộc trở thành nô lệ tình dục; tương tự như vậy, những người đàn ông nhập cư đã bị cáo buộc dụ dỗ các cô gái người Mỹ vào con đường mại dâm. Continue reading “25/06/1910: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Mann”

24/06/1948: Liên Xô phong tỏa Tây Berlin

Nguồn: Soviets blockade West Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, một trong những sự kiện nổi bật nhất trong lịch sử Chiến tranh Lạnh bắt đầu khi Liên Xô chặn tất cả lưu thông đường bộ và đường sắt đến và đi từ Tây Berlin. Lệnh phong tỏa này hóa ra lại là một động thái ngoại giao sai lầm của Liên Xô, trong khi Mỹ nổi lên sau cuộc đối đầu với những mục đích và sự tự tin mới.

Sau Thế chiến II, Đức bị chia thành các khu chiếm đóng. Mỹ, Anh, Liên Xô, và sau có thêm Pháp, lần lượt chiếm đóng các khu vực cụ thể, mà tại đó họ tiếp nhận sự đầu hàng của lực lượng phát xít và khôi phục trật tự. Liên Xô chiếm đóng phần lớn miền đông nước Đức, trong khi các quốc gia Đồng Minh khác chiếm đóng miền tây. Tương tự, thủ đô Berlin của Đức cũng được chia thành bốn khu vực chiếm đóng. Continue reading “24/06/1948: Liên Xô phong tỏa Tây Berlin”

23/06/1915: Trận chiến Isonzo đầu tiên

Nguồn: First Battle of the Isonzo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, đúng một tháng sau khi tuyên chiến với Áo-Hung, quân Ý đã tấn công các vị trí do Áo-Hung nắm giữ gần Sông Isonzo, phía Đông mặt trận Ý. Sự kiện này sẽ trở thành trận đầu tiên trong số 12 trận chiến Isonzo trong Thế chiến I.

Trong tất cả các mặt trận của Thế chiến I, đất Ý là nơi ít phù hợp nhất, không chỉ cho các hoạt động tấn công quân sự mà còn cho bất kỳ hình thức chiến tranh nào. Bốn phần năm đường biên giới dài 600 km của Ý với Áo-Hung là đồi núi, với một số đỉnh núi cao hơn 3.000 mét. Mặc dù vậy, vị chỉ huy người Ý, Luigi Cadorna, vẫn muốn đáp ứng yêu cầu của chính phủ – cũng như của các Đồng minh phe Hiệp ước khác – bằng cách chiếm thêm nhiều lãnh thổ nhằm chống lại Áo-Hung khi tuyên bố chiến tranh vào ngày 23/05/1915. Continue reading “23/06/1915: Trận chiến Isonzo đầu tiên”

22/06/1611: Hudson bị thả trôi trên biển bởi những kẻ nổi loạn

Nguồn: Hudson set adrift by mutineers, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1611, sau khi trải qua một mùa đông bị mắc kẹt trong băng tuyết ở Vịnh Hudson ngày nay, thủy thủ đoàn đói khát của chiếc thuyền Discovery đã nổi dậy chống lại thuyền trưởng của họ, nhà hàng hải người Anh Henry Hudson, bỏ mặc ông cùng với người con trai nhỏ tuổi và bảy người ủng hộ ông trôi dạt trên một chiếc thuyền nhỏ không có mái che. Không ai nhìn thấy Hudson và tám người còn lại thêm một lần nào nữa. Continue reading “22/06/1611: Hudson bị thả trôi trên biển bởi những kẻ nổi loạn”

21/06/1963: Hải quân Pháp rút khỏi NATO

Nguồn: French withdraw navy from NATO, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, chính phủ Pháp đã gây sốc cho các đồng minh của mình khi thông báo rằng họ sẽ rút hải quân nước mình ra khỏi hạm đội Bắc Đại Tây Dương của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Hành động này của Pháp được  người phương Tây cho là bằng chứng của việc Pháp sẽ theo đuổi một chính sách vũ khí hạt nhân độc lập.

Suốt nhiều tháng trước khi Pháp rút quân, Mỹ đã kêu gọi các đồng minh NATO của mình chấp nhận một kế hoạch mà theo đó hạm đội Bắc Đại Tây Dương của NATO sẽ được trang bị tên lửa hạt nhân Polaris. Thủy thủ đoàn của các tàu sẽ đến từ các quốc gia NATO khác nhau. Tuy nhiên, kế hoạch này lại mâu thuẫn với một kế hoạch của Pháp trong đó họ muốn giữ phần lớn kho vũ khí hạt nhân quốc gia trong lực lượng hải quân của mình. Continue reading “21/06/1963: Hải quân Pháp rút khỏi NATO”

20/06/1782: Quốc hội thông qua Quốc ấn của Hoa Kỳ

Nguồn: Congress adopts the Great Seal of the United States, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này vào năm 1782, Quốc hội đã thông qua Quốc ấn của Hoa Kỳ sau sáu năm thảo luận.

Mặt trước của con dấu có hình một con đại bàng đầu trắng quắp chặt một cành ô liu bằng móng vuốt bên phải và các mũi tên bằng móng vuốt bên trái. Trên ngực của nó xuất hiện một lá chắn có hình 13 sọc dọc màu đỏ và trắng được chắn trên đầu bởi một dải màu xanh dương. Mỏ của đại bàng ngậm một biểu ngữ ghi E pluribus unum, một cụm từ tiếng Latin có nghĩa là “Một quốc gia quy tụ nhiều chủng tộc” (“Out of Many One“). Phía trên đầu  đại bàng, các tia màu vàng tỏa ra xung quanh, bao quanh 13 ngôi sao. Continue reading “20/06/1782: Quốc hội thông qua Quốc ấn của Hoa Kỳ”

19/06/1965: Nguyễn Cao Kỳ trở thành Thủ tướng Việt Nam CH

Nguồn: Ky becomes premier of South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Đại tá Không quân Nguyễn Cao Kỳ đã trở thành Thủ tướng của chính quyền thứ chín được thành lập tại miền Nam Việt Nam trong vòng 20 tháng. Hội đồng Quân lực đã chọn Kỳ làm Thủ tướng vào ngày 11/06, và Tướng Nguyễn Văn Thiệu được chọn vào vị trí Quốc trưởng tương đối “hữu danh vô thực”.

Sau khi được thăng lên hàm Trung tướng trong Không lực Việt Nam Cộng hòa còn non trẻ, Kỳ trở thành một trong số các sĩ quan lên nắm quyền vào đầu năm 1965 để chấm dứt tình trạng hỗn loạn sau vụ ám sát Tổng thống Ngô Đình Diệm hồi tháng 11/1963. Continue reading “19/06/1965: Nguyễn Cao Kỳ trở thành Thủ tướng Việt Nam CH”

18/06/1915: Quân Pháp ngừng chiến đấu ở vùng Artois

Nguồn: French troops halt fighting in Artois region, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1915, sau vài tuần chiến đấu dữ dội, bao gồm cả chiến đấu giáp lá cà man rợ, nhưng ít thành công, quân đội Pháp đã dừng các cuộc tấn công của họ vào các chiến hào Đức ở vùng Artois thuộc Pháp.

Artois, nằm ở miền bắc nước Pháp giữa Picardy và Flanders, gần Eo biển Manche, là một chiến trường quan trọng mang tính chiến lược trong Thế chiến I và đã chứng kiến ​​những cuộc giao tranh dữ dội trong suốt cuộc xung đột. Trong suốt năm 1915, các cuộc tấn công quan trọng nhất của quân đội Đồng Minh trên Mặt trận phía Tây đã diễn ra ở Artois. Continue reading “18/06/1915: Quân Pháp ngừng chiến đấu ở vùng Artois”

17/06/1953: Liên Xô đàn áp nổi dậy ở Đông Berlin

Nguồn: Soviets crush antigovernment riots in East Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, Liên Xô đã ra lệnh cho một sư đoàn được vũ trang của mình tiến vào Đông Berlin để đàn áp một cuộc nổi dậy của các công nhân và người biểu tình chống chính phủ Đông Đức. Đợt tấn công của Liên Xô đã đặt ra tiền lệ cho các can thiệp sau này vào Hungary vào năm 1956 và Tiệp Khắc vào năm 1968.

Bạo loạn ở Đông Berlin bắt đầu khi các công nhân xây dựng xuống đường vào ngày 16/06/1953 để phản đối lệnh gia tăng lịch làm việc của chính phủ cộng sản Đông Đức. Ngày hôm sau, đám đông các công nhân bất mãn và các nhà bất đồng chính kiến đã tăng lên đến khoảng 30.000 – 50.000 người. Các nhà lãnh đạo của cuộc biểu tình đã ra lời kêu gọi tổng đình công, kêu gọi chính phủ cộng sản Đông Đức từ chức và tiến hành bầu cử tự do. Continue reading “17/06/1953: Liên Xô đàn áp nổi dậy ở Đông Berlin”

16/06/1940: Thống chế Petain trở thành Thủ tướng Pháp

Nguồn: Marshal Petain becomes premier of occupied France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Thống chế Henri-Philippe Petain, anh hùng Thế chiến I, đã trở thành Thủ tướng của chính phủ Vichy, Pháp.

Khi người Đức ngày càng chiếm được nhiều lãnh thổ Pháp hơn, Nội các Pháp ngày càng tuyệt vọng mong chờ giải pháp cho cuộc khủng hoảng này. Thủ tướng Paul Reynaud vẫn lạc quan hy vọng, từ chối yêu cầu đình chiến, đặc biệt là khi nước Pháp đã nhận được sự bảo đảm từ Anh rằng cả hai sẽ cùng chiến đấu, và người Anh vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu với Đức ngay cả khi Pháp đã hoàn toàn bị đánh bại. Nhưng những thành viên khác trong chính quyền đã quá chán nản và chỉ muốn có hòa bình. Reynaud từ chức để phản đối. Phó Thủ tướng của ông, Henri Petain, đã thành lập một chính phủ mới và yêu cầu đình chiến – thực ra là đầu hàng – người Đức. Continue reading “16/06/1940: Thống chế Petain trở thành Thủ tướng Pháp”

15/06/1917: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Gián điệp

Nguồn: U.S. Congress passes Espionage Act, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1917, khoảng hai tháng sau khi Hoa Kỳ chính thức tham gia Thế chiến I chống lại Đức, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Gián điệp.

Được thực thi chủ yếu bởi A. Mitchell Palmer, Tổng chưởng lý Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson, Đạo luật Gián điệp về cơ bản sẽ tội phạm hóa bất kỳ hành vi nào truyền tải thông tin nhằm can thiệp vào việc thực hiện nỗ lực chiến tranh của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ hoặc tạo điều kiện thành công cho những kẻ thù của đất nước. Bất cứ ai bị kết tội có hành vi như vậy sẽ bị phạt 10.000 USD và 20 năm tù giam. Continue reading “15/06/1917: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Gián điệp”

14/06/1951: Máy tính UNIVAC được đưa vào sử dụng

Nguồn: UNIVAC computer dedicated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ (U.S. Census Bureau) đã chính thức sử dụng UNIVAC, máy tính kỹ thuật số điện tử được sản xuất thương mại đầu tiên trên thế giới. UNIVAC, viết tắt của Universal Automatic Computer, được phát triển bởi J. Presper Eckert và John Mauchly, hai nhà sản xuất ENIAC, máy tính kỹ thuật số điện tử đa năng đầu tiên. Những máy tính khổng lồ này, sử dụng hàng nghìn ống chân không để tính toán, là tiền thân của các máy tính kỹ thuật số ngày nay.

Việc tìm kiếm các thiết bị cơ học hỗ trợ tính toán đã bắt đầu ngay từ thời cổ đại. Bàn tính (abacus), được phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau bởi người Babylon, Trung Quốc và La Mã, được định nghĩa là máy tính đầu tiên bởi vì nó tính toán giá trị bằng cách sử dụng các chữ số. Continue reading “14/06/1951: Máy tính UNIVAC được đưa vào sử dụng”

13/06/1914: Hoàng đế Wilhelm rời cuộc gặp với Thái tử Franz Ferdinand

Nguồn:  Kaiser Wilhelm concludes meeting with Archduke Franz Ferdinand, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, Hoàng đế Wilhelm II của Đức rời Konopischt, Bohemia (ngày nay là Cộng hòa Séc), khu săn bắn và nghỉ dưỡng đồng quê của Thái tử Franz Ferdinand của Áo-Hung, sau một chuyến thăm cuối tuần. Mặc dù bề ngoài Wilhelm đến để chiêm ngưỡng những khu vườn xa hoa ở Konopischt, nhưng thực tế ông và Franz Ferdinand muốn thảo luận về những bất an của Áo-Hung về tình trạng cân bằng quyền lực mong manh trong khu vực Balkan hỗn loạn.

Năm 1908, Áo-Hung đã sát nhập Bosnia-Herzegovina, vốn chính thức vẫn là một tỉnh của Đế chế Ottoman, và là nơi sinh sống không chỉ của người Bosnia mà còn cả người Croat và người Serb. Serbia phản ứng giận dữ với việc sát nhập, lập luận rằng nếu Bosnia không nằm dưới sự cai trị của người Thổ thì nó nên được cai trị bởi bởi Serbia. Continue reading “13/06/1914: Hoàng đế Wilhelm rời cuộc gặp với Thái tử Franz Ferdinand”

12/06/1975: Indira Gandhi bị kết tội gian lận bầu cử

Nguồn: Indira Gandhi convicted of election fraud, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, Indira Gandhi, Thủ tướng Ấn Độ, đã bị kết tội gian lận bầu cử trong chiến dịch rất thành công năm 1971. Bất chấp những lời kêu gọi từ chức, Gandhi quyết không từ bỏ vị trí của mình và sau đó ra tuyên bố thiết quân luật khi biểu tình công khai nổ ra nhằm đe dọa lật đổ chính quyền của bà.

Gandhi là con gái của Jawaharlal Nehru, Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Ấn Độ độc lập. Bà chính thức trở thành một nhân vật chính trị quốc gia vào năm 1955, khi được bầu vào cơ quan điều hành Đảng Quốc Đại. Năm 1959, bà giữ chức Chủ tịch Đảng, tới năm 1964 thì được bổ nhiệm một chức vụ quan trọng trong chính phủ của Thủ tướng Lal Bahadur Shastri. Tháng 01/1966, Lal Bahadur Shastri qua đời và Gandhi lên làm lãnh đạo Đảng Quốc Đại và do đó cũng trở thành Thủ tướng Ấn Độ. Ngay sau khi trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, Gandhi gặp phải thách thức từ cánh hữu của Đảng Quốc Đại, và trong cuộc bầu cử năm 1967, bà chỉ giành chiến thắng sít sao và do đó phải điều hành cùng với một phó thủ tướng. Continue reading “12/06/1975: Indira Gandhi bị kết tội gian lận bầu cử”

11/06/1880: Ngày sinh Jeannette Rankin

Nguồn: Jeannette Rankin born, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1880, Jeannette Pickering Rankin, người phụ nữ đầu tiên được bầu vào Quốc hội Hoa Kỳ, được sinh ra tại một trang trại gần Missoula, Lãnh thổ Montana.

Rankin từng là một nhân viên công tác xã hội ở bang Montana và Washington trước khi tham gia phong trào đòi quyền bầu cử của phụ nữ vào năm 1910. Làm việc với nhiều nhóm đòi quyền bầu cử khác nhau, bà đã vận động cho quyền bầu cử của nữ giới ở cấp quốc gia và vào năm 1914 bà là người đã có công trong việc giúp thông qua luật bầu cử cho phụ nữ ở Montana. Continue reading “11/06/1880: Ngày sinh Jeannette Rankin”

10/06/1752: Franklin thả diều trong cơn giông

Nguồn: Franklin flies kite during thunderstorm, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1752, Benjamin Franklin đã thả diều trong cơn giông và thu được điện trong chai Leyden khi diều bị sét đánh. Điều này cho phép ông chứng minh bản chất điện của sét. Franklin bắt đầu quan tâm đến điện vào giữa những năm 1740, thời điểm mà nhiều người vẫn còn chưa biết về chủ đề này, và đã dành gần một thập niên để tiến hành các thí nghiệm điện. Ông là người đã đặt ra một số thuật ngữ được sử dụng ngày nay, bao gồm pin, dây dẫn và thợ điện. Ông cũng phát minh ra cột thu lôi, được sử dụng để bảo vệ các tòa nhà và tàu biển.

Franklin sinh ngày 17/01/1706, tại Boston, trong gia đình của một thợ làm nến và xà phòng tên là Josiah Franklin, cha của 17 đứa con cùng với người vợ là Abiah Folger. Franklin ngừng đến trường vào năm 10 tuổi, thay vào đó, ông theo học việc với anh trai James, một thợ in. Năm 1723, sau một lần tranh cãi với anh trai, Franklin rời Boston, chuyển đến sống ở Philadelphia, nơi ông tìm được việc làm thợ in. Continue reading “10/06/1752: Franklin thả diều trong cơn giông”

09/06/1972: Lực lượng Việt Nam Cộng hòa đến An Lộc

Nguồn: South Vietnamese soldiers reach An Loc, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Sư đoàn 21, một phần trong lực lượng tiếp viện của Việt Nam Cộng hòa cuối cùng cũng đến vùng ngoại ô An Lộc. Sư đoàn này đã cố gắng tiếp cận thành phố bị bao vây từ 09/04, khi họ được huy động từ căn cứ đóng tại Đồng bằng sông Cửu Long và nhận lệnh tấn công Quốc lộ 13 từ Lai Khê để mở đường đến An Lộc.

Lực lượng Việt Nam Cộng hòa đã gặp phải khó khăn trong trận chiến tuyệt vọng với một sư đoàn của Bắc Việt, những người đã chốt chặn trên quốc lộ kể từ lúc bắt đầu cuộc bao vây. Trong khi Sư Đoàn 21 cố gắng mở đường, lính phòng vệ bên trong An Lộc lại thường xuyên bị tấn công bởi hai sư đoàn Bắc Việt vốn đã bao vây thành phố từ đầu tháng 04. Continue reading “09/06/1972: Lực lượng Việt Nam Cộng hòa đến An Lộc”

08/06/1949: FBI cáo buộc một số ngôi sao Hollywood là cộng sản

Nguồn: FBI report names Hollywood figures as communists, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1949, các nhân vật nổi tiếng Hollywood, bao gồm các ngôi sao điện ảnh Frederic March, John Garfield, Paul Muni, và Edward G. Robinson, đã bị nêu tên trong một báo cáo của FBI là các thành viên Đảng Cộng sản. Những báo cáo như vậy đã giúp thúc đẩy một phong trào chống cộng quá khích tại Hoa Kỳ trong những năm cuối thập niên 1940 và 1950.

Báo cáo của FBI chủ yếu dựa vào các cáo buộc của “những người cung cấp thông tin mật”, được bổ sung bởi một số phân tích đáng ngờ. Nó bắt đầu bằng cách lập luận rằng Đảng Cộng sản Hoa Kỳ tuyên bố là đã “thành công trong việc sử dụng các nhân vật nổi tiếng của Hollywood để đẩy mạnh các mục tiêu của Đảng Cộng sản.” Continue reading “08/06/1949: FBI cáo buộc một số ngôi sao Hollywood là cộng sản”