Học thuyết Biden có gì mới?

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Các tổng thống Mỹ lên cầm quyền đều muốn có dấu ấn riêng của mình bằng một học thuyết nào đó. Joe Biden không phải ngoại lệ. Với kinh nghiệm hoạt động hơn năm thập kỷ trong chính trường Mỹ, bao gồm tám năm làm phó tổng thống dưới thời Barack Obama, Joe Biden càng hiểu rõ phải làm thế nào. Sau hơn nửa năm cầm quyền, học thuyết Biden đã hình thành.

Bối cảnh mới

Donald Trump lên cầm quyền trong một bối cảnh đặc biệt khi nước Mỹ bị phân hóa. Là một doanh nhân, Trump đã nhạy bén nắm bắt được tâm trạng bất bình của cử tri Mỹ, nên đã đưa ra đúng lúc các khẩu hiệu dân túy: “Tát cạn đầm lầy Washington”, và “Nước Mỹ trên hết” theo xu hướng biệt lập. Nhưng Trump bị đứt gánh giữa đường, phải rời Nhà Trắng sau bốn năm cầm quyền đầy tranh cãi. Continue reading “Học thuyết Biden có gì mới?”

03/07/1918: Sultan Mohammed V của Đế chế Ottoman qua đời

Nguồn: Mohammed V, sultan of Turkey, dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, khi người Thổ Nhĩ Kỳ còn đang vật lộn trong những tháng cuối cùng của cuộc chiến chống lại các cường quốc phe Đồng minh Hiệp ước trong Thế chiến I, Mohammed V, sultan (quốc vương) của Đế chế Ottoman, đã qua đời ở tuổi 73.

Sinh năm 1844 tại Constantinople, Mohammed lên ngôi vào năm 1909 sau khi anh trai ông, Abdul Hamid, bị buộc phải thoái vị dưới áp lực của Ủy ban Liên minh và Tiến bộ (Committee of Union and Progress, CUP), một đảng chính trị mới nổi, thường được biết đến với tên gọi Đảng Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ (Young Turks). Continue reading “03/07/1918: Sultan Mohammed V của Đế chế Ottoman qua đời”

Hồ Quý Ly tiến hành cải cách, Việt – Trung tranh chấp đất đai

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Tháng 2, năm Quang Thái thứ 8 [20/2-20/3/1395] (Minh Hồng Vũ thứ 28), Lê Quý Ly sai giết tôn thất là Nguyên Uyên, Nguyên Dận và nhân sĩ Nguyễn Phù. Quý Ly biết được Nguyên Uyên và Nguyên Dận, đương khi để tang Nghệ Tông, thường cùng với Nguyên Phù bàn tán đề cao việc Trần Nhật Chương lập mưu giết Quý Ly vào tháng 2 năm Quang Thái thứ thứ 5 [23/2-23/3/1392], nên tước họ tôn thất của Uyên và Dận đổi là họ Mai, rồi đem giết.

Bổ dụng Quý Ly giữ chức Nhập nội phụ chính thái sư bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên trung vệ quốc đại vương. Cho Quý Ly đeo phù hiệu chạm hình con lân màu vàng gọi là “Kim Lân”, lại được ở tại phía hữu sảnh và đài, đặt tên chỗ ở là “Hoạch Lư“. Nhân đấy, Quý Ly biên dịch thiên “Dật” trong Kinh Thư ra chữ Nôm để dạy quan gia [Vua]. Mệnh lệnh ban ra thì xưng là Phụ chính cai giáo hoàng đế [Giúp giữ chính quyền trong nước kiêm cả việc dạy Vua]. Continue reading “Hồ Quý Ly tiến hành cải cách, Việt – Trung tranh chấp đất đai”

Thế giới hôm nay: 02/07/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tòa án Tối cao Hoa Kỳ tuyên bố các hạn chế bỏ phiếu của bang Arizona không vi phạm Đạo luật Quyền Bầu cử, một đạo luật quan trọng trong luật dân quyền – qua đó cho thấy tòa có thể không sẵn sàng loại bỏ các luật hạn chế bỏ phiếu tương tự đang được các bang do đảng Cộng hòa kiểm soát thúc đẩy. Arizona buộc các quan chức bầu cử loại bỏ các lá phiếu bỏ nhầm khu vực bầu cử và cấm hầu hết mọi người thu thập các lá phiếu đã điền đầy đủ thông tin và chuyển đến các điểm bỏ phiếu. Quyết định với tỉ lệ 6-3 này lật ngược phán quyết của Tòa Phúc thẩm Khu vực số 9, vốn tuyên bố các quy tắc này gây bất lợi quá lớn cho các cử tri thiểu số.

Trong một bước tiến tới cải cách thuế doanh nghiệp toàn cầu, 130 quốc gia và khu vực pháp lý đã ủng hộ mức thuế tối thiểu 15% cho các công ty đa quốc gia, cũng như các quy định mới để chia sẻ “chiến lợi phẩm.” Một số nước từng nghi ngờ ý tưởng này nay đã ủng hộ, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ. Hungary, Ireland và Nigeria vẫn phản đối. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/07/2021”

Phương thức kiểm soát xã hội của TQ dưới thời Tập Cận Bình

Nguồn: “China’s methods of surveillance: They’re always looking at you”, The Economist, 23/06/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Các Đảng viên tham gia vào việc giám sát dân thường và giám sát lẫn nhau như thế nào?

Năm 2018, Tập Cận Bình đến thăm một trong những công trình kiến trúc hoành tráng vừa được xây dựng ở Thượng Hải, tòa nhà kính trông khá thấp và đồ sộ được sử dụng chủ yếu để làm trung tâm triển lãm. Một phần không gian bên trong do chính quyền quận quản lý được dùng với mục đích hoàn toàn khác. Các hình ảnh thu được từ những chiếc camera lắp trên đường phố đang được chiếu trực tiếp qua một màn hình lớn treo trên tường. Với sự hỗ trợ từ trí tuệ nhân tạo, hệ thống có thể giúp các cán bộ trong phòng điều khiển phát hiện những việc rất nhỏ như một người thợ xây đang không đội mũ bảo hiểm hoặc là có quá nhiều người đang cùng thuê một căn hộ. Họ đặt biệt danh cho hệ thống này là “Đại não”. Continue reading “Phương thức kiểm soát xã hội của TQ dưới thời Tập Cận Bình”

01/07/1898: Trận Đồi San Juan trong Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha

Nguồn: The Battle of San Juan Hill, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, trong một chiến dịch đánh chiếm Santiago de Cuba dưới quyền kiểm soát của Tây Ban Nha trên bờ biển phía nam Cuba, Quân đoàn số 5 của Mỹ đã đối đầu với lực lượng của Tây Ban Nha tại làng El Caney và đồi San Juan.

Tháng 05/1898, một tháng sau khi Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha bùng nổ, một hạm đội từ Tây Ban Nha vượt Đại Tây Dương đến cập cảng Santiago de Cuba. Lực lượng hải quân áp đảo của Mỹ cũng đến ngay sau đó và nhanh chóng phong tỏa lối vào bến cảng. Sang tháng 6, Quân đoàn số 5 đổ bộ lên Cuba với mục đích hành quân đến Santiago và phát động một chiến dịch tấn công phối hợp trên bộ và trên biển vào căn cứ của Tây Ban Nha. Trong số các binh sĩ mặt đất của Mỹ có nhóm “Những Kỵ binh Đại tài” (Rough Riders) do Theodore Roosevelt chỉ huy – tập hợp các cao bồi miền Tây và quý tộc miền Đông nước Mỹ – với tên gọi chính thức là Lực lượng Kỵ binh Tình nguyện số 1. Continue reading “01/07/1898: Trận Đồi San Juan trong Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha”

Thế giới hôm nay: 01/07/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cơ quan quản lý tài chính độc lập Mỹ FINRA đã ra hình phạt tổng cộng 70 triệu đô la – lớn nhất từ ​​trước đến nay – cho Robinhood, một ứng dụng giao dịch cổ phiếu. Họ cho biết ứng dụng này gây tác hại “trên diện rộng và đáng kể” cho người dùng khi cung cấp thông tin sai lệch và không duy trì dịch vụ ổn định trong thời điểm thị trường biến động cao. Robinhood cho biết sẽ giải quyết các lo ngại của FINRA.

EU kéo dài ân hạn xuất khẩu thịt ướp lạnh từ Anh sang Bắc Ireland cho đến cuối tháng 9 – qua đó tạm thời giải quyết một tranh chấp thương mại có tên “cuộc chiến xúc xích”. Theo thỏa thuận Brexit, Bắc Ireland vẫn bị ràng buộc bởi các tiêu chuẩn thực phẩm của EU, khiến cho một số mặt hàng xuất khẩu qua Biển Ireland bị cấm. Chính phủ Anh muốn đàm phán lại. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/07/2021”

Phạm Quỳnh: Nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Khoa học ngôn ngữ đến nước ta khá muộn. Trong các tác phẩm của Thượng Chi Phạm Quỳnh, chúng tôi chưa thấy ông dùng từ ngôn ngữ, chỉ thấy các từ quốc văn, quốc ngữ, quốc âm… Nhưng ông viết rất nhiều về tiếng nói và chữ viết của các dân tộc Việt, Hán, Pháp, tỏ ra có hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực ngôn ngữ, đích thực là nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta. Điều đó không có gì lạ: ông vốn là người vô cùng yêu quý và giỏi sử dụng tiếng mẹ đẻ, cũng như giỏi chữ Hán và tiếng Pháp, là người Việt Nam đầu tiên trong lịch sử diễn thuyết bằng tiếng Pháp trước Viện Hàn lâm Pháp Quốc khi ông mới 30 tuổi. Continue reading “Phạm Quỳnh: Nhà ngôn ngữ học đầu tiên của nước ta”

Thế giới hôm nay: 30/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Cựu tổng thống Nam Phi Jacob Zuma đã bị kết án 15 tháng tù giam vì khinh thường tòa án sau khi không trình diện trong cuộc điều tra cáo buộc ông tham nhũng trong thời gian nắm quyền. Hồi tháng trước ông Zuma cũng không nhận tội tham nhũng liên quan đến một thỏa thuận mua vũ khí ký năm 1999.

Chỉ số niềm tin người tiêu dùng Mỹ của Conference Board tăng tháng thứ năm liên tiếp, từ 120 vào tháng 5 lên 127,3 trong tháng 6. Hãng nghiên cứu này cho rằng người Mỹ kỳ vọng điều kiện kinh doanh cũng như tình hình tài chính sẽ tiếp tục cải thiện. Hiện chỉ số ở mức cao nhất kể từ đầu đại dịch, dù vẫn dưới mức 132,6 của tháng 2 năm 2020. Continue reading “Thế giới hôm nay: 30/06/2021”

Sự trỗi dậy của các đảng cực hữu ở châu Âu: Nguy cơ hay bình thường mới?

Nguồn: Gideon Rachman, “Democracy in Europe adjusts to the far right”, Financial Times, 28/06/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

Có một số khoảnh khắc chính trị thật khó quên. Tôi vẫn nhớ rõ từng đứng ở quảng trường Place de l’Opéra ở Paris chứng kiến Jean-Marie Le Pen phát biểu tại một cuộc mít tinh trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm 2002. Bên cạnh tôi là các thành viên của đảng Forza Nuova, một đảng cực hữu của Ý. Đó có vẻ là một thời điểm mới và nguy hiểm đối với nền dân chủ của châu Âu.

Gần 20 năm sau, các đảng cực hữu đã là một thành phần quen thuộc hơn trong bối cảnh chính trị châu Âu. Tại Pháp, Marine Le Pen, con gái của Jean-Marie, hiện lãnh đạo đảng Tập hợp Quốc gia (Rassemblement National). Đảng này đã thất vọng vào cuối tuần này khi không giành được quyền kiểm soát bất kỳ vùng nào của Pháp sau các cuộc bầu cử. Nhưng đảng của Le Pen đã mạnh hơn đáng kể so với 20 năm trước. Marine sẽ đại diện đảng tham gia cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới và vẫn có cơ hội chiến thắng dù mong manh. Continue reading “Sự trỗi dậy của các đảng cực hữu ở châu Âu: Nguy cơ hay bình thường mới?”

29/06/1941: Đức đưa quân tiến sâu vào Liên Xô

Nguồn: Germans advance in USSR, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, một tuần sau khi phát động một cuộc xâm lược lớn vào Liên Xô, các sư đoàn Đức đã có những bước tiến đáng kinh ngạc vào Leningrad, Moskva và Kiev.

Bất chấp việc ký Hiệp ước Bất tương xâm Xô-Đức vào năm 1939, Joseph Stalin biết rằng chiến tranh với Đức Quốc Xã – kẻ thù ý thức hệ tự nhiên của Liên Xô – là không thể tránh khỏi. Năm 1941, ông nhận được báo cáo rằng quân Đức đang tập hợp dọc theo biên giới phía tây của Liên Xô và đã ra lệnh huy động chỉ một phần lực lượng dự bị vì tin rằng lãnh tụ Đức Quốc Xã Adolf Hitler sẽ không bao giờ mở một mặt trận nào khác cho đến khi nước Anh bị khuất phục. Bởi thế, Stalin đã rất ngạc nhiên khi kẻ thù xâm lược ngay từ ngày 22/06/1941. Vào ngày này, 150 sư đoàn Đức đã tràn qua biên giới phía tây dài 1.800 dặm của Liên Xô trong một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất và mạnh nhất trong lịch sử. Continue reading “29/06/1941: Đức đưa quân tiến sâu vào Liên Xô”

Thế giới hôm nay: 29/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chính phủ Ethiopia tuyên bố ngừng bắn ở khu vực Tigray miền bắc, từ đó tạm dừng cuộc nội chiến đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, hàng triệu người phải di dời và 350.000 người trên bờ vực chết đói. Thông báo được đưa ra ngay sau khi chính quyền lâm thời Tigray do chính phủ liên bang bổ nhiệm phải rời khỏi Mekelle, thủ phủ của vùng. Đối thủ của chính phủ trong cuộc chiến này, Mặt trận Giải phóng Nhân dân Tigray, tuyên bố đã tái chiếm thành phố nhưng chưa bình luận về thông báo của chính phủ.

Kết hợp các loại vắc-xin covid-19 khác nhau có thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch trước SARS-CoV-2, theo một nghiên cứu trên Lancet. Các nhà nghiên cứu nhận thấy việc tiêm vắc-xin Pfizer-BioNTech bốn tuần sau mũi Oxford-AstraZeneca sẽ tạo ra lượng kháng thể cao, thậm chí là cả khi đảo thứ tự tiêm. Chúng đều giúp kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh hơn so với khi chỉ tiêm hai mũi Oxford-AstraZeneca. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/06/2021”

Tác động của phân tách Mỹ – Trung đến cục diện thế giới và khu vực CA-TBD

Tác giả: Mỹ Châu*

 Tóm tắt: Xu thế phân tách Mỹ – Trung ngày càng được giới chuyên gia, học giả đề cập nhiều trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa hai cường quốc ngày một quyết liệt hơn. Đây là một xu thế tất yếu, tuy mới ở giai đoạn đầu, song đã diễn ra khá mạnh mẽ trong một số lĩnh vực như công nghệ, đầu tư, tài chính, và dự báo sẽ còn tiếp tục gia tăng thời gian tới. Tiến trình phân tách giữa hai  cường quốc hàng đầu thế giới có tác động trực tiếp, đa chiều, lâu dài và sâu sắc không chỉ đến các quốc gia mà cả đến hệ thống thể chế, luật chơi và chuẩn mực toàn cầu, trong đó mặt thách thức lớn hơn mặt cơ hội. Mặc dù phân tách giữa Mỹ và Trung Quốc tạo ra áp lực “chọn bên” đối với các nước vừa và nhỏ, song chưa có dấu hiệu cho thấy triển vọng xảy ra phân tách toàn diện, hay hình thành trở lại cục diện hai cực và phân tuyến rõ nét như thời Chiến tranh Lạnh trong ngắn hạn. Continue reading “Tác động của phân tách Mỹ – Trung đến cục diện thế giới và khu vực CA-TBD”

Thế giới hôm nay: 28/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các khảo sát hậu bầu cử sơ bộ ở Pháp cho thấy Mặt trận Quốc gia cực hữu của Marine Le Pen đã không thể thắng ở Hauts-de-France và Provence-Alpes-Côte-d’Azur, hai mục tiêu lớn của đảng trong cuộc bầu cử vùng vòng hai lần này. Bà Le Pen kỳ vọng thành công tại hai khu vực đó sẽ làm bàn đạp cho chiến dịch tranh cử tổng thống Pháp vào năm tới.

Fung Wai-kong, một cây viết xã luận của Apple Daily, đã bị cảnh sát bắt giữ khi tìm cách bay khỏi Hong Kong, theo South China Morning Post. Tờ báo ủng hộ dân chủ lớn nhất Hồng Kông ra ấn bản cuối cùng vào ngày 24 tháng 6, sau khi nhà chức trách đóng băng tài khoản ngân hàng, đột kích tòa soạn và bắt giữ sáu nhân viên của họ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/06/2021”

Tập Cận Bình củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: “Trying to heal the party’s wounds”, The Economist, 23/06/2021.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Khi Tập Cận Bình tiếp quản, Đảng đang trong tình trạng bị chia rẽ bởi đấu đá nội bộ. Ở thời điểm hiện tại, thứ ông Tập muốn chính là không ai trong Đảng có thể thách thức vị thế của ông.

Chỉ vài ngày sau khi lên nắm quyền vào tháng 11 năm 2012, Tập Cận Bình đã cho triệu tập phiên họp “học tập tập thể – 集体学习” của Bộ Chính trị. Bên trong tòa nhà cổ thuộc quần thể Trung Nam Hải, nơi đặt trụ sở Đảng, lướt nhìn các ủy viên tham dự (gồm 22 nam và 2 nữ), ông Tập khó có thể thấy thoải mái. Hầu hết họ có được vị trí ngày hôm nay không phải do sự hẫu thuẫn của ông Tập, mà là từ người tiền nhiệm của ông. Đảng đã bị suy yếu sau cuộc đấu đá quyền lực khốc liệt. Vậy có thể đặt niềm tin vào ai đây? Bên ngoài bức tường cao kia, xã hội Trung Quốc đang thay đổi chóng mặt, một tầng lớp trung lưu đông đảo đang nổi lên và một cuộc cách mạng thông tin đang bùng nổ từ sự ra đời của Internet. Có thể đặt niềm tin vào công chúng không? Continue reading “Tập Cận Bình củng cố quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc như thế nào?”

27/06/1950: Tổng thống Truman ra lệnh cho lực lượng Mỹ tới Hàn Quốc

Nguồn: President Truman orders U.S. forces to Korea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Tổng thống Harry S. Truman thông báo rằng ông đang ra lệnh cho lực lượng không quân và hải quân Mỹ đến Hàn Quốc để hỗ trợ quốc gia dân chủ này trong việc đẩy lùi cuộc xâm lược của cộng sản Triều Tiên. Ông giải thích, nước Mỹ đang tiến hành chiến dịch quân sự lớn nhằm thực thi một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trong đó kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch và ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á. Ngoài việc triển khai lực lượng Mỹ đến Hàn Quốc, Truman còn cho triển khai Hạm đội 7 đến Formosa (Đài Loan) để đề phòng sự xâm lược từ Trung Quốc cộng sản và ra lệnh tăng tốc viện trợ quân sự cho quân Pháp đang chống lại lực lượng du kích cộng sản ở Việt Nam. Continue reading “27/06/1950: Tổng thống Truman ra lệnh cho lực lượng Mỹ tới Hàn Quốc”

Juneteenth, ngày lễ liên bang mới nhất của Mỹ, có nguồn gốc như thế nào?

Nguồn: What is Juneteenth, America’s newest national holiday?”, The Economist, 18/06/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Các nhà hoạt động quyền dân sự ở Hoa Kỳ từ lâu đã thúc đẩy việc biến ngày “Juneteenth” (từ ghép của June và 19th, tức ngày 19/6) trở thành ngày lễ quốc gia. Mong ước của họ đã trở thành hiện thực trong tuần này khi Tổng thống Joe Biden ký một dự luật đưa “Ngày Độc lập Quốc gia 19 tháng 6” trở thành ngày nghỉ lễ ở cấp liên bang. Nhiều dịch vụ không thiết yếu sẽ đóng cửa và nhân viên chính phủ sẽ được nghỉ lễ có trả lương. Các thị trường chứng khoán cũng thường ngừng giao dịch vào các ngày lễ, nhưng vì ngày 19/6 năm nay rơi vào thứ Bảy nên dù sao thì các sàn cũng sẽ đóng cửa. Ông Biden gọi sự công nhận này là một trong những vinh dự lớn nhất mà ông có được trong nhiệm kỳ tổng thống của mình, nhưng việc này vẫn gặp phải các chỉ trích. Đạo luật đã được Thượng viện nhất trí thông qua, nhưng 14 thành viên đảng Cộng hòa tại Hạ viện đã bỏ phiếu chống lại. Và nước Mỹ ngày càng bị chia rẽ bởi quan điểm về chủng tộc. Vậy, ý nghĩa của Juneteenth chính xác là gì? Continue reading “Juneteenth, ngày lễ liên bang mới nhất của Mỹ, có nguồn gốc như thế nào?”

26/06/1993: Clinton trừng phạt Iraq vì âm mưu giết George H.W. Bush

Nguồn: President Clinton punishes Iraq for plot to kill George H.W. Bush, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, để trả đũa cho một âm mưu của Iraq nhằm ám sát cựu Tổng thống George H.W. Bush trong chuyến thăm Kuwait hồi tháng 4, Tổng thống Bill Clinton đã ra lệnh cho các tàu chiến Mỹ bắn tên lửa hành trình Tomahawk vào trụ sở của cơ quan tình báo Iraq ở trung tâm thành phố Baghdad. Continue reading “26/06/1993: Clinton trừng phạt Iraq vì âm mưu giết George H.W. Bush”

Trái đất có bốn hay năm đại dương?

Nguồn: How many oceans are there?”, The Economist, 21/06/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Một đại dương mới đã xuất hiện trên bản đồ của Hiệp hội Địa lý Quốc gia, một tổ chức nghiên cứu và bảo tồn của Mỹ. Nam Đại Dương (Southern Ocean), bao quanh Nam Cực, từ nay sẽ có cùng địa vị như Bắc Băng Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Nhưng tất nhiên Nam Đại Dương không thực sự mới. Khối nước này không những đã tồn tại ở đó khoảng 30 triệu năm, kể từ khi Nam Cực và Nam Mỹ tách rời nhau, mà việc gọi nó là gì cũng được nghiên cứu và tranh cãi nhiều lần trước đó. Vậy có bao nhiêu đại dương? Và việc xác định các đại dương được quyết định như thế nào? Continue reading “Trái đất có bốn hay năm đại dương?”

Thế giới hôm nay: 25/06/2021

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Microsoft công bố Windows 11, đợt nâng cấp lớn nhất kể từ sau Windows 10 hồi năm 2015. Gã khổng lồ phần mềm Mỹ tuyên bố hệ điều hành “thế hệ tiếp theo” của họ sẽ tốt hơn cho làm việc từ xa, an toàn hơn và trực quan hơn cho người dùng. Vào tuần tới sẽ có phiên bản xem trước cho các nhà phát triển ứng dụng, và phát hành ra công chúng từ cuối năm nay.

Tổng thống Joe Biden đạt được thỏa thuận về dự luật cơ sở hạ tầng trị giá 579 tỷ đô la với một nhóm thượng nghị sĩ lưỡng đảng. Gói này nhỏ hơn nhiều so với đề xuất ban đầu của ông Biden, và bỏ qua nhiều mong muốn của phe tiến bộ, nhưng ít nhất nó có thể tạo ra đồng thuận. Tiếp theo nó sẽ được trình lên Quốc hội, và hai bên hứa hẹn tranh cãi nhau đến từng chi tiết. Continue reading “Thế giới hôm nay: 25/06/2021”