Quan hệ Trung – Mỹ: Từ tranh chấp thương mại sang đối đầu toàn diện

Tác giả: Mai Nhật Dương

Kế từ khi nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời ngày 1/10/1949 đến nay, chưa từng có một nhà lãnh đạo nước ngoài nào đưa ra “ tối hậu thư” với lời lẽ “trịch thượng” như Tổng thống Donald Trump tuyên bố cách đây ít ngày với lãnh đạo Trung Quốc: Ông Tập Cận Bình cần phải dự và gặp ông Trump tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Osaka cuối tháng 6/2019. Nếu không gặp, ông Trump sẵn sàng đánh thuế “ngay và luôn” đối với 300 tỷ USD hàng Trung Quốc chưa bị đánh thuế trong tổng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ. Continue reading “Quan hệ Trung – Mỹ: Từ tranh chấp thương mại sang đối đầu toàn diện”

20/06/1943: Anh phát động Chiến dịch Bellicose

Nguồn: Britain launches Operation Bellicose, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, các máy bay ném bom của Anh đã tiến hành cuộc đột kích đầu tiên trong đợt “ném bom con thoi” của họ, nhắm vào các địa điểm ở Đức và Ý.

Cất cánh từ các căn cứ không quân ở Anh, các máy bay ném bom này được chế tạo để nhắm vào thành phố Friedrichshafen phía tây nam nước Đức, từng một thời là nơi chế tạo khinh khí cầu Zeppelin. Thành phố này giờ đây là nơi có nhiều nhà máy thép, vốn bị phá hủy nặng nề sau cuộc tấn công của Anh. Continue reading “20/06/1943: Anh phát động Chiến dịch Bellicose”

Chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời Trump: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược?

Nguồn: Brett McGurk, “American Foreign Policy Adrift”, Foreign Affairs, 05/06/2019.

Lược dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong bài phát biểu “Chính sách ngoại giao từ nguồn cội” tại Viện Claremont hôm 11/5, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo dẫn lời cựu Tổng thống John Quincy Adams để lý giải cho thứ “chủ nghĩa hiện thực” trong chính sách ngoại giao dưới thời Trump, thứ mà các chính quyền tiền nhiệm của George W. Bush và Barrack Obama không có. Năm 1821, ông Adams, khi ấy cũng là Ngoại trưởng, đã viết rằng Mỹ “không đi ra nước ngoài tìm quái vật để tiêu diệt. Mỹ là người bảo trợ cho tự do và độc lập của tất cả”.

Theo ông Pompeo, chính sách ngoại giao của Trump dựa trên truyền thống tốt đẹp này của thế hệ lập quốc Hoa Kỳ, nhấn mạnh “chủ nghĩa hiện thực, tự kiểm soát, và tôn trọng”. Pompeo cho rằng Trump “không có ý định dùng vũ lực để phổ biến mô hình Hoa Kỳ”. Thay vào đó, Trump muốn Hoa Kỳ trở thành một hình mẫu. Ông nói “Sự hấp dẫn khó cưỡng của mô hình Mỹ là thứ mà tôi quảng cáo hằng ngày”. Ông cũng trích dẫn lời tiên dự của Tổng Thống Geogre Washington rằng nền dân chủ Hoa Kỳ cuối cùng sẽ nhận được “sự tán thành, yêu mến, và đón nhận của mọi quốc gia vốn xa lạ với nó”. Continue reading “Chính sách đối ngoại Mỹ dưới thời Trump: Trống đánh xuôi, kèn thổi ngược?”

19/06/1856: Hội nghị quốc gia đầu tiên của Đảng Cộng hòa kết thúc

Nguồn: First Republican national convention ends, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1856, tại Hội trường Quỹ Âm nhạc ở Philadelphia, hội nghị quốc gia đầu tiên của Đảng Cộng hòa, được thành lập hai năm trước, đã kết thúc. John Charles Fremont của California, nhà thám hiểm nổi tiếng của bờ Tây, được đề cử vào vị trí ứng viên tổng thống, và William Dewis Dayton của New Jersey được chọn làm ứng cử viên cho vị trí phó tổng thống. Continue reading “19/06/1856: Hội nghị quốc gia đầu tiên của Đảng Cộng hòa kết thúc”

Tại sao Brazil kỷ niệm cuộc đảo chính quân sự năm 1964?

Nguồn: Why is Jair Bolsonaro commemorating a coup that happened 55 years ago, The Economist, 05/04/2019.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan

Vào ngày 31 tháng 3 năm 1964, những người lính Brazil đóng quân tại thành phố Juiz de Fora ở phía đông nam đất nước bắt đầu hành quân về phía Rio de Janeiro, đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc đảo chính quân sự. Trong những ngày sau đó, João Goulart, vị tổng thống dân cử dân chủ, đã trốn sang Uruguay. Ông được thay thế bởi một vị tướng. Nhiều người dân Brazil ủng hộ những người lính, tin rằng Goulart, một người theo chủ nghĩa dân túy cánh tả, đang lên kế hoạch thực hiện một cuộc đảo chính của riêng mình để thành lập một chính phủ lấy cảm hứng từ chủ nghĩa Peron của nước láng giềng Argentina. Continue reading “Tại sao Brazil kỷ niệm cuộc đảo chính quân sự năm 1964?”

18/06/1812: Chiến tranh Anh – Mỹ năm 1812 bắt đầu

Nguồn: War of 1812 begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1812, một ngày sau khi Thượng viện và Hạ viện Mỹ bỏ phiếu ủng hộ chiến tranh chống lại Vương quốc Anh, Tổng thống James Madison đã ký phê chuẩn tuyên bố tuyên chiến và Cuộc chiến năm 1812 bắt đầu. Tuyên bố chiến tranh của Mỹ, bị phản đối bởi một nhóm thiểu số đáng kể trong Quốc Hội, là nhằm đáp trả đòn phong tỏa kinh tế của Anh ở Pháp, việc ép buộc thủy thủ Mỹ gia nhập Hải quân Hoàng gia trái với ý muốn của họ, và việc Anh ủng hộ các bộ lạc thù địch dọc theo biên giới Ngũ Đại Hồ. Một phe trong Quốc Hội – War Hawk (Diều hâu chủ chiến) – đã ủng hộ chiến tranh với Anh suốt nhiều năm qua và chẳng hề che giấu hy vọng rằng một cuộc xâm lược Canada có thể giúp nước Mỹ giành thêm được lãnh thổ đáng kể. Continue reading “18/06/1812: Chiến tranh Anh – Mỹ năm 1812 bắt đầu”

Cuộc chiến chống lại chính sách Trung Quốc hóa của Mông Cổ

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Ngay sau khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố độc lập, Mao Trạch Đông đã tiến hành chính sách Trung Quốc hóa người Mông Cổ và bắt đầu thực thi nhiều hành động chống lại nền độc lập của Mông Cổ.

Lãnh tụ Mông Cổ lúc đó là  Khorloogiin Choibalsan nói với Yumjaagiin Tsedenbal rằng, “dã tâm của Trung Quốc đối với Mông Cổ là không bao giờ thay đổi, nhưng vì thông lệ ngoại giao, chúng ta sẽ gửi điện mừng cho họ”.  Vì vậy, Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Mông Cổ đã gửi điện mừng nhân ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Tại Bắc Kinh, khi tiếp đoàn đại biểu Chính phủ Mông Cổ do Yumjaagiin Tsedenbal dẫn đầu, Mao Trạch Đông nói: “Trung Quốc đã áp bức Mông Cổ trong nhiều thế kỷ”. Yumjaagiin Tsedenbal lập tức đáp lại: “Người Mông Cổ chúng tôi cũng áp bức, làm khổ nhân dân Trung Quốc trong nhiều năm (ám chỉ việc Thành Cát Tư hãn và hậu duệ của ông đô hộ Trung Quốc gần 100 năm – ND); vấn đề này chúng ta không nên bàn luận nữa, nó có thể làm tất cả chúng ta đi lạc hướng; chúng ta cần phải nhìn về phía trước, hợp tác để cùng nhau phát triển”. Continue reading “Cuộc chiến chống lại chính sách Trung Quốc hóa của Mông Cổ”

17/06/1972: Nhân viên tranh cử của Nixon bị bắt vì tội ăn trộm

Nguồn: Nixon’s re-election employees are arrested for burglaryHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1972, năm kẻ trộm đã bị bắt tại trụ sở Ủy ban Quốc gia Đảng Dân chủ tại khu tổ hợp văn phòng và chung cư Watergate, Washington, DC. James McCord, Frank Sturgis, Bernard Barker, Virgilio Gonzalez và Eugenio Martinez bị bắt giữ vào sáng sớm sau khi một nhân viên bảo vệ tại Watergate nhận thấy rằng một số cánh cửa dẫn từ cầu thang đến các hành lang khác nhau đã được dán băng dính để ngăn chúng không bị khóa lại. Những kẻ xâm nhập đã đeo găng tay phẫu thuật và mang theo bộ đàm, máy ảnh và gần 2.300 USD tiền mặt bao gồm các tờ 100 USD với series liên tiếp. Một cuộc tìm kiếm tiếp theo trong phòng của họ tại Watergate đã tìm ra thêm 4.200 USD, các dụng cụ trộm cắp và thiết bị nghe lén điện tử. Continue reading “17/06/1972: Nhân viên tranh cử của Nixon bị bắt vì tội ăn trộm”

Trung Quốc đang chuốc lấy thảm họa ở Hồng Kông

Nguồn: Min Xinpei, “China Is Courting Disaster in Hong Kong”, Project Syndicate, 13/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thế giới đã bị choáng ngợp bởi các cuộc biểu tình đang diễn ra ở Hồng Kông chống lại việc chính quyền thành phố này đề xuất một đạo luật cho phép dẫn độ các nghi phạm hình sự sang Trung Quốc đại lục. Khoảng một triệu người – gần một phần bảy dân số của thuộc địa cũ này của Anh – đã xuống đường vào ngày 9 tháng 6 để phản đối dự luật, và một cuộc biểu tình lớn khác vào ngày 12 tháng 6 đã dẫn đến các cuộc đụng độ bạo lực giữa người biểu tình và cảnh sát.

Tuy nhiên, bất chấp các cuộc biểu tình lớn, chính phủ Trung Quốc vẫn quyết tâm đạt được mục đích của mình. Thay vì rút lại dự luật, các nhà lãnh đạo Hồng Kông do Bắc Kinh kiểm soát đã tiến hành thủ tục rút gọn và định tiến hành bỏ phiếu thông qua dự luật tại Hội đồng Lập pháp của thành phố vào cuối tháng này. Việc thông qua dự luật này sẽ là một thảm họa không chỉ đối với Hồng Kông mà cả với Trung Quốc. Continue reading “Trung Quốc đang chuốc lấy thảm họa ở Hồng Kông”

Hai cống hiến lớn về văn hóa của học giả Phạm Quỳnh

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Học giả Phạm Quỳnh sinh ra vào thời đại văn minh phương Tây ồ ạt tràn vào châu Á, va chạm với văn minh phương Đông. Giới trí thức Á Đông bừng tỉnh trước sự vượt trội của văn minh phương Tây và sức mạnh quân sự hơn hẳn của các nước Âu Mỹ. Tự đắc với nền văn minh 5.000 năm, triều đình nhà Thanh  ra sức chống lại các đế quốc phương Tây, kết cục thất bại nhục nhã. Giới trí thức Trung Quốc giận dữ đổ tội cho nền văn hóa truyền thống nước mình. Người Nhật khôn ngoan vội “bái địch vi sư”, bỏ ông thầy Tàu, dốc lòng học ông thầy Tây, tiến nhanh lên con đường hiện đại hóa, trở thành cường quốc số Một châu Á.

Việt Nam phản ứng ra sao trước sự xâm nhập của văn minh phương Tây ? Khi ấy nước ta đã trở thành thuộc địa của Pháp. Sau khi bình định xong các cuộc nổi dậy của nhân dân ta, thực dân Pháp bắt đầu thi hành chiến lược đồng hóa dân tộc ta bằng văn hóa. Chính quyền thuộc địa dùng các biện pháp hành chính mở rộng giảng dạy chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp, hạn chế giáo dục chữ Hán. Tây học bắt đầu hưng thịnh, Hán học suy tàn dần. Continue reading “Hai cống hiến lớn về văn hóa của học giả Phạm Quỳnh”

16/06/1918: Trận Sông Piave

Nguồn: Battle of the Piave River, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Trận Sông Piave đã nổ ra trên Mặt trận Ý, đánh dấu cuộc tấn công lớn cuối cùng của quân đội Áo-Hung tại Ý trong Thế chiến I.

Sau khi Nga lâm vào tình trạng hỗn loạn và rút khỏi cuộc chiến vào đầu năm 1918, Đức bắt đầu gây sức ép với đồng minh của mình là Áo-Hung, buộc họ phải dồn nhiều nguồn lực hơn để chống lại Ý. Cụ thể, Đức chủ trương mở một cuộc tấn công lớn dọc theo sông Piave, nằm cách các trung tâm đô thị quan trọng của Ý như Venice, Padua và Verona chỉ vài kilomet. Không chỉ đẩy mạnh tấn công nhằm bù đắp việc người Nga rút lui, trận đánh này còn được mong đợi sẽ tiếp nối thành công của chuỗi chiến dịch do Đức dẫn đầu tại Caporetto hồi mùa thu 1917. Continue reading “16/06/1918: Trận Sông Piave”

Lê Đại Hành dẹp loạn, phạt Tống, bình Chiêm

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Vua Lê Đại Hành họ Lê tên Hoàn, người đất Ái Châu [Thanh Hóa],[1] làm quan nhà Đinh đến chức Thập đạo tướng quân; khi quân Tống xâm lược nước ta, đem quân ra chống cự thắng lợi, rồi thay nhà Đinh làm vua; ở ngôi 24 năm, thọ 65 tuổi [941 – 1005]. Vua trừ nội loạn lên ngôi, đuổi giặc ngoại xâm yên dân, trong nước thanh bình.

Trước kia cha vua là Mịch, mẹ là Đặng thị khi mới có thai chiêm bao thấy trong bụng nở hoa sen, chỉ chốc lát đã kết hạt, bèn lấy hạt chia cho mọi người, còn mình thì không ăn, tỉnh dậy không hiểu nguyên do thế nào; đến ngày 15 tháng 7 năm Tân Sửu [941], sinh ra vua. Bà mẹ thấy con tướng mạo khác thường, lại nhân giấc mộng suy ra, bảo với mọi người rằng: Continue reading “Lê Đại Hành dẹp loạn, phạt Tống, bình Chiêm”

15/06/1965: Máy bay Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam

Nguồn: U.S. planes bomb North Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, máy bay Mỹ đã bắt đầu ném bom các mục tiêu ở miền Bắc Việt Nam, nhưng tránh nhắm vào Hà Nội và các bệ phóng tên lửa của Liên Xô bao quanh thành phố. Sang ngày 17/6, hai chiếc phản lực của Hải quân Mỹ đã bắn hạ hai chiếc MiG của miền Bắc và tiêu diệt một máy bay khác ba ngày sau đó. Các máy bay của Mỹ cũng đã thả gần 3 triệu tờ rơi tuyên truyền kích động nhân dân miền Bắc yêu cầu chính phủ của họ kết thúc chiến tranh. Continue reading “15/06/1965: Máy bay Mỹ ném bom miền Bắc Việt Nam”

Quan hệ Liên Xô – Mông Cổ qua hồi ký một nhà ngoại giao Liên Xô

Biên dịch: Hoàng Tuấn Thịnh

Lời người dịch: Liên bang Nga đã xuất bản cuốn hồi ký của Mi-kha-in Ca-pi- xa dưới đầu đề “Ghi chép của nhà ngoại giao, chu du nhiều nước”. Điều đáng tiếc là một năm sau khi ông mất, quyển sách mới được ấn hành. Ông làm việc ở Bộ Ngoại giao Liên Xô khoảng 40 năm, từ cương vị Bí thư thứ nhất đến Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Mi-kha-in Ca-pi-xa không chỉ là nhà ngoại giao, mà còn là nhà bác học lớn. Chỉ riêng về quan hệ Liên Xô – Trung Quốc và về chính sách của Liên Xô đối với khu vực Viễn Đông, châu Á- Thái Bình Dương, ông đã viết nhiều tác phẩm và có trên 100 đề tài nghiên cứu. Ông cũng là người đứng đầu Viện phương Đông của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô trong thời gian 07 năm. Cuộc đời hoạt động phong phú của ông được thể hiện trong cuốn hồi ký “Ghi chép của nhà ngoại giao, chu du nhiều nước”. Dưới đây là phần lược dịch từ chương nói về quan hệ Liên Xô – Mông Cổ trong cuốn hồi ký của ông. Continue reading “Quan hệ Liên Xô – Mông Cổ qua hồi ký một nhà ngoại giao Liên Xô”

14/06/1954: Mỹ lần đầu diễn tập phòng thủ dân sự toàn quốc

Nguồn: First nationwide civil defense drill held, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1954, hơn 12 triệu người Mỹ đã “chết” trong một cuộc tấn công hạt nhân mô phỏng, khi Hoa Kỳ trải qua cuộc diễn tập phòng thủ dân sự toàn quốc đầu tiên. Mặc dù các quan chức Hoa Kỳ hài lòng với kết quả của cuộc diễn tập, sự kiện này diễn ra như một lời nhắc nhở nghiêm túc rằng Hoa Kỳ – và thế giới – hiện đang sống dưới một cái bóng hạt nhân.

Cuộc diễn tập phòng thủ dân sự tháng 06 năm 1954 được tổ chức và đánh giá bởi Cục Quản lý Phòng thủ Dân sự, và bao gồm các hoạt động tại 54 thành phố ở Hoa Kỳ, Puerto Rico, Quần đảo Virgin, Alaska và Hawaii. Canada cũng tham gia đợt diễn tập này. Tiền đề cơ bản của cuộc diễn tập là Hoa Kỳ phải đương đầu với một cuộc tấn công hạt nhân lớn từ cả máy bay và tàu ngầm, và hầu hết các khu vực đô thị lớn đã bị nhắm mục tiêu. Continue reading “14/06/1954: Mỹ lần đầu diễn tập phòng thủ dân sự toàn quốc”

Ai tấn công tàu chở dầu ở vùng Vịnh?

Nguồn: Who is blowing up ships in the Gulf?”, The Economist, 13/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Abe Shinzo hy vọng lúc này là thời điểm phù hợp để tiến hành ngoại giao. Chuyến thăm của ông tới Tehran trong tuần này, chuyến thăm đầu tiên của một thủ tướng Nhật kể từ sau cuộc cách mạng Hồi giáo năm 1979, là nhằm giảm căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Sau cuộc gặp với Tổng thống Iran Hassan Rouhani, ông Abe cảnh báo khu vực này có thể “vô tình” bị trượt vào xung đột. Và sau đó, chỉ một vài dặm ngoài khơi bờ biển phía nam Iran, người ta đã chứng kiến một ví dụ minh họa cho việc điều đó có thể xảy như thế nào.

Vào ngày 13 tháng Sáu, hai tàu chở dầu ở Vịnh Oman đã phát các tín hiệu cấp cứu sau khi chúng bị hư hại do các vụ nổ lớn. Tàu Front Altair, gắn cờ Quần đảo Marshall và thuộc sở hữu của Frontline, một công ty vận tải Na Uy, đang vận chuyển naphtha, một sản phẩm dầu mỏ, từ Abu Dhabi; và tàu Kokuka Sangrage, được đăng ký tại Panama và được điều hành bởi công ty Kokuka Sangyo của Nhật, đang vận chuyển mặt hàng methanol. Continue reading “Ai tấn công tàu chở dầu ở vùng Vịnh?”

Chính sách năng lượng đầy sai lầm nguy hiểm của Đức

Nguồn: Han-Werner Sinn, “Germany’s Dangerously Flawed Energy Policies”, Project Syndicate, 24/05/2019.

Biên dịch: Thái Khánh Phong

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng đã đến lúc phải cải tổ toàn diện mô hình kinh tế Đức. Có lẽ ông ấy đã đúng, ít nhất là khi nói đến lĩnh vực năng lượng.

Trong khi Pháp sản xuất hơn 70% lượng điện từ các nhà máy điện hạt nhân và đang cố gắng chuyển sang dùng ô tô điện (electric vehicle – EV) để sử dụng điện sản xuất từ năng lượng hạt nhân thì Đức lại phụ thuộc vào các trang trại điện gió và các dạng năng lượng xanh khác. Đức đã có kế hoạch loại bỏ năng lượng hạt nhân vào năm 2022 và năng lượng than vào năm 2038. Tuy nhiên, nỗ lực vận hành nền công nghiệp Đức bằng năng lượng gió đang đối mặt với sức cản chính trị ngày càng tăng vì các tuabin gió đã xuất hiện ở khắp nơi – một số cao đến 250 mét (820 feet) – làm cho ngay cả những khung cảnh thiên nhiên đẹp nhất cũng đang giống với cảnh quan công nghiệp. Continue reading “Chính sách năng lượng đầy sai lầm nguy hiểm của Đức”

Dầu thô Brent là gì?

Nguồn: What is Brent crude?The Economist, 29/10/2018.

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Dầu thô Brent (Brent Crude) là tiêu chuẩn để dựa vào đó định giá phần lớn trong số 100 triệu thùng dầu thô được giao dịch mỗi ngày. Vào đầu tháng 10/2018, giá dầu thô Brent đã tăng trên 85 USD/thùng, mức cao nhất trong bốn năm qua. Nhưng thứ chất lỏng màu đen tạo nên tiêu chuẩn Brent chỉ là một phần rất nhỏ trong lượng dầu được khai thác của thế giới. Vậy tại sao nó được sử dụng để xác định giá trị của 60% lượng dầu trên thị trường quốc tế? Continue reading “Dầu thô Brent là gì?”

12/06/1944: John F. Kennedy nhận huân chương hải quân

Nguồn: John F. Kennedy receives medals, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1944, Trung úy John F. Kennedy được trao huân chương cao nhất của Hải quân vì những hành động dũng cảm của ông với tư cách là một hoa tiêu tàu pháo trong Thế chiến II. Vị tổng thống tương lai cũng nhận được Huân chương Trái tim Tím (Purple Heart) vì bị thương trong các trận chiến.

Khi còn trẻ, Kennedy đã rất muốn gia nhập Hải quân nhưng ban đầu đã bị từ chối vì các vấn đề sức khỏe mãn tính, đặc biệt là chấn thương lưng mà ông gặp phải trong quá trình chơi bóng bầu dục khi theo học tại Harvard. Tuy nhiên, vào năm 1941, người cha có quan hệ chính trị của ông đã sử dụng ảnh hưởng của mình để đưa ông vào quân ngũ. Năm 1942, Kennedy tình nguyện làm nhiệm vụ trên tàu PT (ngư lôi cơ giới) ở Thái Bình Dương. Continue reading “12/06/1944: John F. Kennedy nhận huân chương hải quân”

Chiến tranh thương mại phơi bày tử huyệt của Trung Quốc như thế nào?

Nguồn: Graeme Maxton, “The trade war shows China’s economic dream is dying,  South China Morning Post, 11/06/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Trong nhiều thập niên, con đường phát triển của Trung Quốc đã có vẻ rõ ràng. Quản lý nhà nước trong các ngành công nghiệp chủ chốt cùng với tự do hóa thị trường ở một mức độ nhất định trong các ngành khác đã khiến người ta dễ hình dung rằng đất nước này sẽ sớm trở lại ánh hào quang của một siêu cường.

Nhưng điều đó bây giờ sẽ không xảy ra nữa. Trung Quốc sẽ phải chấp nhận một trật tự thế giới do Mỹ thống trị hoặc bước vào làn đường chậm. Sẽ không có thế kỷ Thái Bình Dương và tất cả những sai trái lịch sử đó sẽ không được sửa chữa, chắc chắn là không phải lúc này. Continue reading “Chiến tranh thương mại phơi bày tử huyệt của Trung Quốc như thế nào?”