Vụ sát hại Khashoggi và quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ- Ảrập Xêút

Nguồn: How the killing of Jamal Khashoggi affects Turkish-Saudi relations“, The Economist, 01/11/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi Muhammad bin Salman, thái tử Ảrập Xêút, cho biết vào ngày 24/10 rằng không ai có thể chia rẽ vương quốc của ông và Thổ Nhĩ Kỳ, đã có các đồn đoán cho rằng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đồng ý bảo vệ ông khỏi bất kỳ cáo buộc nào liên quan đến vụ ám sát Jamal Khashoggi, một nhà báo Ảrập Xêút. Những gì xảy ra sau đó cho thấy điều ngược lại. Vài ngày sau phát biểu của vị thái tử, một số hãng tin báo cáo rằng các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã cho giám đốc CIA, Gina Haspel, nghe bản thu âm những khoảnh khắc cuối cùng của Khashoggi. Ngay sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ cũng yêu cầu dẫn độ 18 người bị nghi ngờ tra tấn và giết hại Khashoggi bên trong lãnh sự quán của Ảrập Xêút vào ngày 02/10. Trong một tuyên bố được đưa ra vào ngày 31/10, công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách vụ việc nói rằng Khashoggi đã bị giết ngay khi ông vào lãnh sự quán, và xác của ông đã bị cắt nhỏ và tiêu hủy. Ảrập Xêút muốn mọi việc chìm xuồng. Erdogan dường như muốn điều ngược lại. Điều này sẽ diễn ra ra sao và động cơ của các bên là gì? Continue reading “Vụ sát hại Khashoggi và quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ- Ảrập Xêút”

17/11/1970: Phiên tòa xét xử Thảm sát Mỹ Lai

Nguồn: My Lai trial begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Tòa án Quân đội xét xử Trung úy William Calley đã bắt đầu. Giữ vị trí lãnh đạo một trung đội thuộc Đại đội Charlie, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh 20, Lữ đoàn Bộ binh 11, Sư đoàn Bộ binh 23, Lục quân Hoa Kỳ – Calley đã chỉ đạo binh lính của mình thực hiện một vụ thảm sát dân thường Việt Nam, gồm cả phụ nữ và trẻ em, tại thôn Mỹ Lai vào ngày 16/03/1968. Thôn Mỹ Lai là một trong những thôn thuộc làng Sơn Mỹ ở Nam Việt Nam.

Đại đội Charlie đã được giao nhiệm vụ “tìm và diệt” trong Chiến dịch Wheeler/Wallowa kéo dài một năm (Operation Wheeler/Wallowa, 11/1967 – 11/1968). Với mục tiêu là Tiểu đoàn 48 của Việt Cộng, toán lính này đã tiến vào Mỹ Lai nhưng chỉ tìm thấy phụ nữ, trẻ em và người già. Thất vọng bởi những tổn thất do súng bắn tỉa và mìn sát thương, lính Mỹ đã trút giận lên dân làng, bắn giết bừa bãi những người vô tội khi họ chạy khỏi túp lều của mình. Những người sống sót sau đó bị lính Mỹ dồn đến con mương gần đó và giết chết. Continue reading “17/11/1970: Phiên tòa xét xử Thảm sát Mỹ Lai”

16/11/1907: Oklahoma gia nhập liên bang Hoa Kỳ

Nguồn: Oklahoma enters the Union, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1907, Lãnh thổ Người da đỏ và Lãnh thổ Oklahoma cùng gia nhập vào Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, tạo thành bang thứ 46 mang tên Oklahoma.

Oklahoma – một cái tên có nguồn gốc từ tiếng của người da đỏ Choctaw, okla có nghĩa là “người”, và humma, có nghĩa là “màu đỏ” – có một lịch sử cư ngụ của con người với hơn 15.000 năm. Những người châu Âu đầu tiên đến thăm khu vực này là những nhà thám hiểm Tây Ban Nha vào thế kỷ 16, và vào thế kỷ 18, người Tây Ban Nha và Pháp đã phải vật lộn để kiểm soát lãnh thổ này. Hoa Kỳ mua lại Oklahoma từ Pháp vào năm 1803 như là một phần của Thương vụ Louisiana. Continue reading “16/11/1907: Oklahoma gia nhập liên bang Hoa Kỳ”

15/11/1943: Himmler đưa người Gypsy vào trại tập trung

Nguồn: Himmler orders Gypsies to concentration camps, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Heinrich Himmler đã ra một mệnh công khai rằng những người Gypsy (Di-gan) và con lai mang dòng máu người Gypsy sẽ bị xem là “cùng hạng với bọn Do Thái và sẽ bị đưa về các trại tập trung.”

Himmler đã quyết tâm thực hiện các chính sách phân biệt chủng tộc của chế độ phát xít, theo đó sẽ loại bỏ khỏi các lãnh thổ của Đức và do Đức kiểm soát tất cả các chủng tộc bị xem là “thấp kém” (inferior), cũng như các loại “thù địch xã hội” (asocial), chẳng hạn như tội phạm nguy hiểm. Continue reading “15/11/1943: Himmler đưa người Gypsy vào trại tập trung”

Người Đức nghĩ gì về nạn diệt chủng của phát xít Đức?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Cho đến bây giờ, nhiều người vẫn chưa thể hiểu được tại sao nước Đức văn minh bậc nhất thế giới – nơi từng sinh ra những tài năng như văn hào Goethe, triết gia Hegel, bác học Humboldt v.v. – lại là thủ phạm của cuộc diệt chủng người Do Thái vô cùng tàn bạo trong Thế chiến II. Hiện nay, những người Đức cao tuổi rất khó trả lời con cháu là tại sao ngày xưa họ lại cam tâm đi theo Hitler làm những việc hoàn toàn mất nhân tính như vậy. Chế độ phát xít bị coi như một vết nhơ của dân tộc, vì thế nhiều người Đức đã cố xoá hết các di tích vật thể của nó. Nhưng những người Đức chân chính thì luôn nhắc lại quá khứ ô nhục đó để cảnh giác với chủ nghĩa phát xít mới và để cho thế hệ sau biết phải làm gì để tránh dẫm lên vết xe đổ. Continue reading “Người Đức nghĩ gì về nạn diệt chủng của phát xít Đức?”

14/11/1914: Đế quốc Ottoman tuyên bố thánh chiến

Nguồn: Ottoman Empire declares a holy war, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, tại Constantinople, thủ đô của Đế quốc Ottoman, lãnh đạo tôn giáo Sheikh-ul-Islam tuyên bố một cuộc thánh chiến Islam giáo thay mặt chính quyền Ottoman, thúc giục những tín đồ của ông cầm vũ khí chống lại Anh, Pháp, Nga, Serbia và Montenegro trong Thế chiến I.

Vào thời điểm Thế chiến I nổ ra vào mùa hè năm 1914, Đế quốc Ottoman đương lung lay. Đế quốc này đã bị mất phần lớn lãnh thổ vốn một thời rộng lớn của mình ở châu Âu với thất bại trong cuộc Chiến tranh Balkan lần thứ nhất hai năm trước đó. Continue reading “14/11/1914: Đế quốc Ottoman tuyên bố thánh chiến”

Tại sao chiến tranh lạnh Trung-Mỹ sẽ không xảy ra?

Nguồn: Ngaire Woods, “Why a Sino-American Cold War Won’t Happen”, Project Syndicate, 22/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người ta thường nói rằng Hoa Kỳ và Trung Quốc – hai cường quốc có mâu thuẫn kinh tế, địa chính trị và tư tưởng – đang hướng tới một cuộc chiến tranh lạnh mới. Và luận điệu – ít nhất đến từ một phía – đã trở nên giống với bài phát biểu “Bức màn sắt” của Winston Churchill năm 1946, một trong những sự kiện khai màn của Chiến tranh Lạnh. Chỉ mới tháng này, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence đã cáo buộc Trung Quốc có những hành động trục lợi về kinh tế, gây hấn về quân sự chống lại Hoa Kỳ, và cố gắng làm suy yếu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Continue reading “Tại sao chiến tranh lạnh Trung-Mỹ sẽ không xảy ra?”

13/11/1945: Điều tra về vấn đề người Do Thái tại Palestine

Nguồn: Truman announces inquiry into Jewish settlement in Palestine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry Truman thông báo việc thành lập một ủy ban điều tra để xem xét việc giải quyết tình trạng người Do Thái ở Palestine.

Trong những tuần cuối cùng của Thế chiến II, quân Đồng Minh đã giúp giải phóng nhiều trại tử thần (death camp) nơi mà chế độ Đức Quốc Xã dựng lên để tập trung và giết hại hàng triệu người Do Thái. Những người Do Thái còn sống sót trong các vùng lãnh thổ bị Đức Quốc Xã chiếm đóng trước đây nay bị bỏ rơi mà không có gia đình, nhà cửa, việc làm hay tiền tiết kiệm. Continue reading “13/11/1945: Điều tra về vấn đề người Do Thái tại Palestine”

Đại cường, Đại chiến lược: Cuộc chơi mới ở Biển Đông

Tác giả: Zhang Baohui | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Great Powers, Grand Strategies: The New Game in the South China Sea. Anders Corr chủ biên. Annapolis, Maryland: The Naval Institute Press, 2018. Bìa cứng: 328 trang.

Biển Đông đã là trọng tâm của địa chính trị Châu Á kể từ khi Trung Quốc xây dựng bảy đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa trong giai đoạn 2013-2016. Quá trình bồi đắp của Trung Quốc đã gây lo lắng cho không chỉ các nước tranh chấp chủ quyền ở đây mà còn cả các cường quốc đối thủ khác. Vì vậy, chúng ta cần hiểu được sự cạnh tranh giữa các cường quốc đang ảnh hưởng đến tranh chấp Biển Đông như thế nào. Thế nên cuốn Great Powers, Grand Strategies: The New Game in the South China Sea [Đại cường, đại chiến lược: Cuộc chơi mới ở Biển Đông] do Anders Corr chủ biên được xuất bản ở một thời điểm rất hợp lí. Cuốn sách bao gồm các nghiên cứu về đại chiến lược của các cường quốc cũng như các khối quan trọng như ASEAN và Liên minh  Châu Âu. Continue reading “Đại cường, Đại chiến lược: Cuộc chơi mới ở Biển Đông”

12/11/1979: Carter ra lệnh ngừng nhập khẩu dầu từ Iran

Nguồn: Carter shuts down oil imports from Iran, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1979, Tổng thống Jimmy Carter phản ứng với một mối đe dọa tiềm tàng đối với an ninh quốc gia bằng cách ngừng nhập khẩu dầu từ Iran.

Đầu tháng đó, vào ngày 04 tháng 11, 66 người Mỹ trong Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Tehran đã bị bắt làm con tin bởi một nhóm Hồi giáo cực đoan. Sự kiện đáng báo động này đã khiến Carter và các cố vấn của ông tự hỏi liệu các nhóm khủng bố này hay các nhóm khác có nỗ lực tấn công các nguồn tài nguyên dầu mỏ của Mỹ trong khu vực hay không. Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung dầu thô của Iran và việc Carter duy trì một mối quan hệ với nhà vua (Shah) mới bị phế truất của Iran đã tạo thành nguyên nhân căn bản, theo quan điểm của họ, cho việc bắt những người Mỹ làm con tin. Continue reading “12/11/1979: Carter ra lệnh ngừng nhập khẩu dầu từ Iran”

Màu da người lính trong chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Gerald F. Goodwin, “Black and White in Vietnam”, The New York Times, 18/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Năm 1967, phóng viên NBC Frank McGee đã dành gần một tháng tới sinh sống với các binh sĩ thuộc Sư đoàn Không quân 101 (101st Airborne Division) tại Việt Nam. Dù đây là đoàn quân thường xuyên tham gia vào những đợt giao tranh dữ dội, điều McGee quan tâm lại rất khác: trải nghiệm của những người lính Mỹ gốc Phi.

Phóng sự của McGee, sau được dựng thành phim tài liệu Same Mud, Same Blood (NBC), xoay quanh câu chuyện của trung sĩ Lewis B. Larry, một người Mỹ gốc Phi đến từ Mississippi, cùng 40 người đàn ông, da đen và da trắng, dưới quyền chỉ huy của anh. “Sách lịch sử của chúng ta hiếm khi đề cập đến những người lính da đen,” McGee nói trong bộ phim. “Những người lính trong cuộc chiến này, da đen lẫn da trắng, muốn lịch sử của mình được viết như thế nào?” Câu trả lời không hề dễ dàng. Continue reading “Màu da người lính trong chiến tranh Việt Nam”

11/11/1942: Mỹ hạ độ tuổi nghĩa vụ quân sự xuống 18

Nguồn: Draft age is lowered to 18, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Quốc Hội Mỹ đã phê chuẩn việc giảm độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự xuống 18 và nâng giới hạn tuổi lên thành 37.

Tháng 09/1940, Quốc Hội Mỹ, với tỉ lệ phiếu thuận áp đảo tại cả hai viện, đã thông qua Đạo luật Burke-Wadsworth (Burke-Wadsworth Act), và nghĩa vụ quân sự bắt buộc thời bình đã lần đầu tiên được áp dụng trong lịch sử Hoa Kỳ. Việc nam giới trong độ tuổi từ 21 đến 36 phải đăng ký nghĩa vụ quân sự đã bắt đầu đúng một tháng sau đó. Có khoảng 20 triệu thanh niên đủ điều kiện – 50% đã bị loại năm đầu tiên, vì lý do sức khỏe hoặc vì mù chữ (chiếm 20% trong số này). Continue reading “11/11/1942: Mỹ hạ độ tuổi nghĩa vụ quân sự xuống 18”

Tội ác diệt chủng của phát xít Đức

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngoài các đặc điểm chung của chủ nghĩa phát xít như độc tài, chuyên chế, phản dân chủ, xâm lược, dã man tàn bạo, phát xít Đức có một điểm độc đáo là tàn sát nhằm tiêu diệt những người chúng cho là “hạ đẳng” dù họ không phải là đối tượng chiến tranh. Hành vi nói trên xuất phát từ quan điểm chủng tộc bệnh hoạn cực đoan ích kỷ của Hitler: coi chủng tộc German là thượng đẳng (chúng tự lấy tên là người Aryan), các dân tộc Do Thái, Gypsy, Slavơ là hạ đẳng, cần giết hết để lấy không gian cho chúng sinh tồn. Phát xít Nhật cũng có quan điểm cho dân tộc Nhật là dòng dõi thần thánh, cần thống trị toàn châu Á để xây dựng “Đại Đông Á” ngang ngửa với Âu, Mỹ; nhưng chưa tới mức bệnh hoạn như Hitler. Continue reading “Tội ác diệt chủng của phát xít Đức”

10/11/1942: Đức chiếm nước Pháp Vichy

Nguồn: Germans take Vichy France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, quân Đức chiếm đóng nước Pháp dưới quyền chính phủ Vichy, nơi mà trước đây không có sự hiện diện của phe Trục.

Kể từ tháng 07/1940, khi bị Đức Quốc Xã xâm lược và đánh bại, nhà nước tự chủ của Pháp đã bị chia thành hai khu vực. Một bị chiếm đóng bởi quân Đức, và một được cai trị bởi chế độ bù nhìn ở Vichy – khu vực suối khoáng nằm cách Paris khoảng 200 dặm về phía đông nam – đứng đầu là Tướng Philippe Pétain, một anh hùng Thế chiến I. Pétain từng công khai tuyên bố rằng Đức và Pháp cùng có một mục tiêu chung, đó là “sự thất bại của nước Anh.” Nhưng thực ra, vị tướng Pháp thầm hy vọng rằng bằng cách hòa hoãn với phe Trục, ông có thể giữ chân quân Đức khỏi Vichy, đồng thời âm thầm hỗ trợ phong trào Kháng chiến chống phát xít. Continue reading “10/11/1942: Đức chiếm nước Pháp Vichy”

Ai sở hữu tài nguyên nào trong không gian vũ trụ?

Nguồn: Who owns what in outer space, The Economist, 12/06/2018.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào năm 2015, Quốc hội Mỹ đã thông qua một đạo luật để hợp pháp hóa việc khai thác tài nguyên trong không gian vũ trụ – đạo luật đầu tiên thuộc loại này trên thế giới. Các công ty mà một ngày nào đó có thể tìm cách khai thác các tiểu hành tinh để lấy các nguồn tài nguyên như nước hoặc kim loại quý từ nay trở đi sẽ được phép sở hữu, xử lý và bán bất cứ thứ gì họ thu được. Ngành công nghiệp khai thác không gian non trẻ đang vô cùng vui mừng. Ông chủ của một công ty với tên gọi Planetary Resources so sánh nó với Đạo luật Homestead 1862 – một đạo luật đã cấp lên tới 160 mẫu Anh đất ở miền Tây Hoa Kỳ cho bất kỳ người định cư gan dạ nào sẵn sàng mạo hiểm tới đó. Gần đây, Wilbur Ross, Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ, đã nói về việc tạo ra một môi trường pháp lý “thuận lợi” hơn về không gian và biến mặt trăng thành một “trạm xăng” cho các chuyến thăm dò xa hơn. Continue reading “Ai sở hữu tài nguyên nào trong không gian vũ trụ?”

09/11/1901: Roosevelt lập căn cứ hải quân tại Philippines

Nguồn: Teddy Roosevelt establishes a naval base in the Philippines, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1901, Tổng thống Hoa Kỳ Theodore Roosevelt đã thiết lập một căn cứ hải quân ở Philippines tại Vịnh Subic, trên lãnh thổ giành được từ Tây Ban Nha trong cuộc chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha.

Năm 1898, một tàu chiến hải quân Mỹ, tàu U.S.S. Maine, đã phát nổ khi neo đậu ở Cuba. Những kẻ hiếu chiến ở Mỹ đổ lỗi cho Tây Ban Nha về vụ nổ có lẽ là tình cờ này, và chiến tranh giữa hai quốc gia nhanh chóng bùng nổ. Roosevelt rời bỏ chức vụ Bộ trưởng Hải quân dưới thời Tổng thống William McKinley, đăng ký vào kỵ binh Hoa Kỳ và ngay lập tức được điều tới vùng Caribbe, nơi ông nhận được sự ngưỡng mộ từ những người đồng hương vì tinh thần lãnh đạo đầy nhiệt huyết và lòng dũng cảm trong cuộc chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha. Continue reading “09/11/1901: Roosevelt lập căn cứ hải quân tại Philippines”

08/11/1923: Đảo chính Nhà hàng Bia

Nguồn: Beer Hall Putsch begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, Adolf Hitler, Chủ tịch của Đảng Quốc Xã cực hữu, đã phát động Đảo chính Nhà hàng Bia (Beer Hall Putsch), nỗ lực đầu tiên của ông ta nhằm giành lấy quyền kiểm soát chính phủ Đức.

Sau Thế chiến I, phe Hiệp Ước chiến thắng đã yêu cầu hàng tỷ USD tiền bồi thường chiến phí từ Đức. Để đáp ứng các yêu cầu này, chính phủ dân chủ Đức đã làm tổn hại nền kinh tế và dẫn đến lạm phát nghiêm trọng. Đồng mark Đức, được định giá 5 mark = 1 dollar vào đầu năm 1921, đã rớt giá đến mức 4 tỷ mark = 1 dollar vào năm 1923. Trong khi đó, hàng ngũ Đảng Quốc Xã ngày một nhiều thêm những người Đức giận dữ, đồng cảm với sự thù hận của đảng này đối với chính phủ dân chủ, chính trị cánh tả, và người Đức gốc Do Thái. Đầu tháng 11/1923, chính phủ khởi động lại việc trả tiền bồi thường chiến phí, và Đức Quốc Xã quyết định hành động. Continue reading “08/11/1923: Đảo chính Nhà hàng Bia”

Sáng kiến Vành đai và Con đường trên Internet

Tác giả: Jyrki Lyytikkä & Teemu Hallamaa | Biên dịch: Việt Xuân

Trung Quốc đã xuất khẩu sản phẩm giám sát mạng internet mà các nước thiếu dân chủ quan tâm.

Ở Nairobi, thủ đô của Kenya, có tất cả 1800 camera giám sát cuộc sống hàng ngày của thành phố. Mạng lưới camera giám sát công cộng và tư nhân liên tục cung cấp những hình ảnh chính xác cho dịch vụ đám mây. Luồng hình ảnh được phân tích bằng thiết bị thông minh nhận diện các khuôn mặt.

Huawei đã quảng cáo việc thiết lập hệ thống thông minh cho thành phố một cách an toàn của mình. Tội phạm ở Nairobi gần như đã giảm đi một nửa khi hệ thống này được lắp đặt.  Bên cạnh việc ngăn ngừa và chống tội phạm, việc sử dụng kỹ thuật thông minh cho còn giúp tiết kiệm nước. Ở một số thành phố, các chuyến xe buýt có thể trả tiền vé bằng thiết bị nhận diện khuôn mặt. Hệ thống cũng có thể dùng để giám sát người dân và giúp giảm chống đối về chính trị. Continue reading “Sáng kiến Vành đai và Con đường trên Internet”

07/11/1916: Jeannette Rankin trở thành nữ nghị sĩ Hoa Kỳ đầu tiên

Nguồn: Jeannette Rankin becomes first U.S. congresswoman, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này vào năm 1916, nhà nữ quyền người Montana Jeannette Rankin được bầu vào Hạ viện Hoa Kỳ. Bà là người phụ nữ đầu tiên trong lịch sử của đất nước này giành được một ghế trong Quốc hội liên bang.

Sinh ra và lớn lên trong một trang trại gần Missoula, Montana, Rankin là con gái của những bậc cha mẹ cấp tiến, họ đã khuyến khích bà suy nghĩ vượt ra ngoài phạm vi hạn hẹp của các cơ hội mà phụ nữ thường được cho phép vào đầu thế kỷ 20. Sau khi tốt nghiệp Đại học Montana và Trường Thiện nguyện New York, Rankin làm việc một thời gian ngắn trong vai trò một nhân viên xã hội trước khi tham gia tích cực vào một nỗ lực trên phạm vi toàn quốc nhằm giành quyền bầu cử cho phụ nữ. Continue reading “07/11/1916: Jeannette Rankin trở thành nữ nghị sĩ Hoa Kỳ đầu tiên”

Thiệt hại ngoài dự kiến của chiến tranh lạnh Mỹ-Trung

Nguồn: Minxin Pei, “The Sino-American Cold War’s Collateral Damage”, Project Syndicate, 19/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Phương Mai | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng được xem như chiến dịch mở màn cho một cuộc chiến tranh lạnh mới. Nhưng nếu tiếp tục leo thang, “cuộc đụng độ giữa những người khổng lồ” này sẽ gây tổn thất nặng nề cho cả hai phe tới mức kẻ thắng cuộc (khả năng cao là Mỹ) cũng chỉ giành được một chiến thắng cay đắng.[1]

Nhưng chính phần còn lại của thế giới sẽ phải trả cái giá đắt hơn cả. Trên thực tế, mặc dù ít khả năng xảy ra một cuộc đối đầu vũ trang trực tiếp giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng chiến tranh lạnh Mỹ-Trung chắc chắn sẽ đem lại những thiệt hại ngoài dự kiến sâu rộng và nặng nề tới mức gây nguy hại cho tương lai toàn bộ nhân loại. Continue reading “Thiệt hại ngoài dự kiến của chiến tranh lạnh Mỹ-Trung”