Xoay trục: Tương lai Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ ở Châu Á

Tác giả: Simon Long | Biên dịch: Đinh Nho Minh

The Pivot: The Future of American Statecraft in Asia. Tác giả: Kurt M. Campbell. New York and Boston: Twelve, 2016. Bìa cứng: 399 trang.

Chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ luôn có nhiều phiên bản. Phiên bản đầu được hé lộ qua báo chí khi các lãnh đạo cố định hình thế giới theo ý muốn của Hoa Kỳ. Các phiên bản sau được giới thiệu qua các cuốn sách khi các lãnh đạo muốn giải thích chính sách của họ. Cuộc phiêu lưu ở Châu Á của chính quyền Obama nhiệm kỳ đầu (2009-2012) cũng không là ngoại lệ. James Steinberg, cựu Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đã đồng tác giả (với Michael O’Hanlon) viết cuốn sách về “trấn an chiến lược” (strategic reasssurance) trong quan hệ Mỹ-Trung. Jeffrey Bader, thành viên Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ lúc đó, đã viết một cuốn sách về “câu chuyện của một người trong cuộc về chiến lược của Hoa Kỳ ở Châu Á”. Rồi cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cũng viết một tập hồi ký về giai đoạn này. Continue reading “Xoay trục: Tương lai Chính sách Đối ngoại Hoa Kỳ ở Châu Á”

06/03/1951: Phiên tòa xử vợ chồng Rosenberg bắt đầu

Nguồn: The Rosenberg trial begins, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1951, phiên tòa xét xử Ethel và Julius Rosenberg bắt đầu tại tòa án liên bang quận Nam New York. Thẩm phán Irving R. Kaufman chủ tọa vụ xét xử tội gián điệp đối với cặp vợ chồng bị buộc tội bán bí mật hạt nhân cho người Nga (họ không thể bị truy tố tội phản quốc vì Hoa Kỳ đang không có chiến tranh với Liên Xô). Vợ chồng Rosenberg, và đồng phạm Morton Sobell, được bảo vệ bởi đội ngũ luật sư cha và con trai Emanuel và Alexander Bloch. Bên công tố bao gồm Roy Cohn vốn nổi tiếng với mối liên hệ với Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy. Continue reading “06/03/1951: Phiên tòa xử vợ chồng Rosenberg bắt đầu”

Việt Nam và thách thức từ giới nhà giàu mới nổi

Nguồn: Tran Le Thuy, “Vietnam and the Dilemma of New Wealth”, Project Syndicate, 28/02/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Năm ngày trước khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un gặp nhau tại Hà Nội tại hội nghị thượng đỉnh song phương lần hai, hai cựu bộ trưởng thông tin và truyền thông Việt Nam đã bị bắt giữ và bị buộc tội vi phạm các quy định quản lý và sử dụng vốn nhà nước. Hai vị này đã chấp thuận cho một công ty viễn thông nhà nước mua lại một nhà cung cấp dịch vụ truyền hình tư nhân với mức giá gấp hơn bốn lần giá trị ước tính của công ty đó, gây thiệt hại khoảng 307 triệu đô la Mỹ cho nhà nước.

Tương tự, vài tháng trước, hai thứ trưởng công an, một bộ trưởng giao thông vận tải, và một cựu giám đốc của tập đoàn dầu khí quốc gia đã bị đưa ra tòa với cáo buộc bán rẻ tài sản nhà nước cho các công ty tư nhân. Những trường hợp này chỉ ra mức độ thao túng nhà nước, rút ruột tài sản công ở mức độ cao – một hình thức tham nhũng đầy rẫy ở các nước thuộc khối Xô viết cũ, trong đó các ông chủ tư nhân nhiều quyền lực sử dụng các quan chức tay trong để giành quyền kiểm soát các thiết chế và tài sản công. Continue reading “Việt Nam và thách thức từ giới nhà giàu mới nổi”

05/03/1971: Lính thiết giáp ‘Hắc Mã’ rời Nam Việt Nam

Nguồn: “Blackhorse” departs South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1971, các thành viên Trung đoàn Thiết giáp 11 của Mỹ, trừ Tiểu đoàn 2, đã bắt đầu rút khỏi Việt Nam. Trung đoàn Hắc Mã (Blackhorse Regiment – đặt theo biểu tượng ngựa đen trên vai áo của những người lính thuộc trung đoàn này) đặt chân đến Việt Nam lần đầu tiên vào tháng 09/1966 với ba phân đội, mỗi phân đội có ba toán lính thiết giáp, một xe tăng và một khẩu pháo nòng ngắn (howitzer). Điều này khiến họ trở thành một lực lượng tác chiến đáng gờm. Sau này, tại Việt Nam, trung đoàn có tổng cộng 51 xe tăng, 296 xe bọc thép, 18 khẩu howitzer 155-ly tự hành, 9 xe phun lửa và 18 máy bay trực thăng. Continue reading “05/03/1971: Lính thiết giáp ‘Hắc Mã’ rời Nam Việt Nam”

Dấu hỏi về ‘tính người’ của Mao Trạch Đông

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tháng 3/2018, đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) phát sóng chương trình có tên “Tin tưởng Trung Quốc” (Trust in China), một show diễn lớn được quảng cáo ầm ỹ về quá trình chuẩn bị lâu tới 12 tháng, về chuyện mời được dàn văn nghệ sĩ và MC ngôi sao có giá trị phòng vé (box-office value) tới 50 tỷ Nhân dân tệ tham gia biểu diễn…

Tác phẩm xuất phát từ ý tưởng sáng tạo mới: trình diễn dưới hình thức nghệ thuật nghe-nhìn những bức thư gửi người thân do các đảng viên cộng sản TQ viết để chứng minh họ có “tính người”, họ thật đáng yêu, dễ gần chứ không hề khô khan thiếu tình cảm. Theo giới thiệu, đây là những đảng viên được coi là anh hùng dân tộc, xuất hiện sau ngày thành lập Đảng CSTQ (1/7/1921). Continue reading “Dấu hỏi về ‘tính người’ của Mao Trạch Đông”

04/03/1776: Lực lượng Hoa Kỳ chiếm Dorchester Heights

Nguồn: American forces occupy Dorchester Heights, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1776, dưới sự yểm trợ của pháo binh Hoa Kỳ, Đại tá John Thomas đã mang theo 2.000 lính, đại bác và pháo binh vào vị trí tại Dorchester Heights, ngay phía nam Boston. Theo lệnh của Tướng George Washington, Thomas và binh sĩ của ông đã làm việc suốt đêm để đào hào, bố trí các khẩu pháo và hoàn thành việc chiếm đóng Dorchester Heights.

Khẩu đại bác đã hỗ trợ cho những nỗ lực của Thomas được mang đến bởi Trung tá Benedict Arnold và Ethan Allen cùng với lực lượng Green Mountain Boys của ông tại Pháo đài Ticonderoga vào ngày 10 tháng 5 năm 1775. Đại tá Henry Knox sau đó đã mang khẩu đại bác cùng thuốc súng đến Boston xuyên qua băng tuyết mùa đông để Washington và Thomas kịp thời sử dụng chúng trong cuộc giao chiến tại Dorchester Heights. Continue reading “04/03/1776: Lực lượng Hoa Kỳ chiếm Dorchester Heights”

Tư tưởng Tập Cận Bình là gì?

Nguồn: Steve Tsang, “What is Xin Jinping Thought?”, Project Syndicate, 05/02/2019.

Biên dịch: Tăng Gia Phong | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào tháng 10/2017, tại Đại hội toàn quốc lần thứ 19, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã đưa vào Điều lệ Đảng một học thuyết chính trị mới: “Tư tưởng Tập Cận Bình về Chủ nghĩa Xã hội mang đặc sắc Trung Quốc trong kỷ nguyên mới”. Trong bối cảnh một Trung Quốc hiện đại hóa nhanh chóng đang là một nhân tố lãnh đạo toàn cầu, người ta dễ bác bỏ học thuyết này như là một sự tuyên truyền mang tính đảng đã lỗi thời. Nhưng làm vậy sẽ mang lại những rủi ro nguy hiểm.

Năm tháng sau khi Điều lệ Đảng được thay đổi, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (Quốc hội Trung Quốc) đã bãi bỏ giới hạn nhiệm kỳ chủ tịch nước, đồng nghĩa với việc trừ khi có một biến động chính trị lớn, Tập Cận Bình – người vẫn khỏe mạnh, cường tráng ở tuổi 65 – có thể duy trì chức vụ chủ tịch nước thêm 20 năm nữa. Học thuyết cùng tên với ông vì thế sẽ định hình sự phát triển và cách Trung Quốc tham gia vào toàn cầu trong nhiều thập niên tới, và có lẽ là xa hơn nữa. Continue reading “Tư tưởng Tập Cận Bình là gì?”

03/03/1845: Quốc Hội Mỹ lần đầu đảo ngược quyền phủ quyết của Tổng thống

Nguồn: Congress overrides presidential veto for first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1845, Quốc Hội Mỹ đã đảo ngược quyền phủ quyết của Tổng thống John Tyler, hủy bỏ nó với hai phần ba số phiếu tán thành cần thiết của Quốc hội. Điều này đánh dấu lần đầu tiên cơ quan này sử dụng quy định của Hiến pháp cho phép Quốc hội bác bỏ quyền phủ quyết của tổng thống, đồng thời cũng là món quà chia tay của Quốc hội dành cho Tyler khi ông rời nhiệm sở. Continue reading “03/03/1845: Quốc Hội Mỹ lần đầu đảo ngược quyền phủ quyết của Tổng thống”

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: ‘Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên’

Tác giả: Trần Việt Thái

Mỹ-Triều đã dự thảo sẵn hai văn kiện là Tuyên bố chung và Tuyên bố Hà Nội về chấm dứt chiến tranh. Tiếc là mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”.

Tuần Việt Nam lược trích góc nhìn của Phó Viện trưởng Viện Chiến lược, Bộ Ngoại giao, Tiến sỹ Trần Việt Thái sau hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều thu hút sự quan tâm rộng khắp tại Hà Nội suốt tuần qua.

Quan điểm của mỗi bên 

Sau kết quả họp Thượng đỉnh Mỹ-Triều ở Singapore tháng 6/2018, hai bên đã chốt 3 nội dung thảo luận tại Hà Nội. Thứ nhất là phi hạt nhân hoá, đi kèm với đó là dỡ lệnh cấm vận. Thứ hai là thiết lập hoà bình ổn định trên bán đảo Triều Tiên. Thứ ba là thiết lập quan hệ ngoại giao. Continue reading “Thượng đỉnh Mỹ-Triều: ‘Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên’”

Trung Quốc nói về Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Lúc 22h19 (giờ Bắc Kinh, tức 21h19 giờ Hà Nội) ngày 28/2/2019, Thời báo Hoàn cầu (Trung Quốc) phát đi bài xã luận dưới tiêu đề: “Tiến trình [hòa bình] bán đảo [Triều Tiên] nên chịu đựng được khó khăn của một lần hội nghị thượng đỉnh”. Toàn văn như sau:

Cuộc gặp tại Hà Nội của Trump và Kim Jong-un đã kết thúc vào ngày 28. Thông báo của phía Mỹ nói hai bên không đạt được bất cứ thỏa thuận nào, nhưng đồng thời nhấn mạnh hai bên đã tiến hành hội đàm tốt đẹp và có tính xây dựng. Hai đoàn đều mong đợi sẽ tiếp tục hội đàm trong tương lai. Kết quả này có khoảng cách quá lớn so với các dự đoán của dư luận trước đó, vì thế đã đem lại sự thất vọng phổ biến. Continue reading “Trung Quốc nói về Thượng đỉnh Trump-Kim lần hai”

02/03/1967: Robert Kennedy đề xuất chấm dứt Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Kennedy proposes plan to end the war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, Thượng nghị sĩ Robert Kennedy (Đảng Dân chủ, bang New York) đã đề xuất một kế hoạch ba điểm để giúp chấm dứt Chiến tranh Việt Nam. Kế hoạch bao gồm (1) đình chỉ hoạt động ném bom nhắm vào miền Bắc Việt Nam, (2) quân đội Mỹ và Bắc Việt sẽ rút dần dần khỏi miền Nam, và (3) một lực lượng quốc tế sẽ được đưa vào thay thế. Ngoại trưởng Dean Rusk đã từ chối đề nghị của Kennedy, vì ông này tin rằng Bắc Việt sẽ không bao giờ đồng ý rút quân.

Robert đã từng là Tổng Chưởng lý dưới quyền anh trai mình, Tổng thống John F. Kennedy. Sau khi anh trai bị ám sát, Robert tiếp tục phục vụ Tổng thống kế nhiệm Lyndon B. Johnson cho đến năm 1964, khi ông từ chức để tranh cử vào Thượng viện. Continue reading “02/03/1967: Robert Kennedy đề xuất chấm dứt Chiến tranh Việt Nam”

Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Canh bạc của Trung Quốc?

Tác giả: Phạm Hoàng Sơn

Cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Triều Tiên lần thứ 2 diễn ra tại Hà Nội đã kết thúc và không đi đến được một thỏa thuận chung nào giữa Washington và Bình Nhưỡng. Tại buổi họp báo ngay sau khi kết thúc vòng đàm phán, Tổng thống Donald Trump cho rằng việc không đồng quan điểm trong việc gỡ bỏ cấm vận của Hoa Kỳ đối với Triều Tiên là nguyên nhân chính khiến cho Hoa Kỳ phải rút khỏi vòng đàm phán. Theo ông: “về cơ bản thì họ (phía Triều Tiên) mong muốn việc chấm dứt hoàn toàn các cấm vận, nhưng chúng tôi (Hoa Kỳ) không thể làm thế…”. Tuy nhiên, trong cuộc họp báo cùng ngày, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong Ho lại cho rằng tuyên bố trước truyền thông của Hoa Kỳ là không đúng khi Triều Tiên chỉ đề nghị dỡ bỏ một phần trong các lệnh cấm vận từ phía Mỹ: “Điều chúng tôi đề nghị là dỡ bỏ một số cấm vận, không phải toàn bộ. Cụ thể, chúng tôi đề nghị tháo bỏ 5 lệnh cấm đang được thực thi trong giai đoạn 2016 và 2017 trong tổng số 11 lệnh cấm vận”. Những bất đồng này khiến cho hi vọng về một tiến trình hòa giải Mỹ – Triều và phi hạt nhân hóa, hòa bình cho bán đảo Triều Tiên khó có thể diễn ra nhanh chóng trong thời gian tới. Continue reading “Thượng đỉnh Mỹ-Triều: Canh bạc của Trung Quốc?”

01/03/1864: Grant được bổ nhiệm trung tướng

Nguồn: Grant nominated for lieutenant general, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1864, Tổng thống Abraham Lincoln đã bổ nhiệm Ulysses S. Grant vào cấp trung tướng  – một cấp bậc mới được phục hồi. Cho tới thời điểm đó, George Washington là người duy nhất từng giữ cấp bậc này. Winfield Scott cũng đạt được danh hiệu này nhưng chỉ theo hàm; ông không thực sự chỉ huy quân đội theo cấp này.

Sự thăng cấp này đã giúp Grant trở thành cấp chỉ huy tối cao của các lực lượng quân đội Hoa Kỳ. Sinh ra ở Ohio vào năm 1822, Grant theo học tại West Point và tốt nghiệp vào năm 1843. Ông phục vụ trong Chiến tranh với Mexico từ năm 1847 đến 1848 và trên biên giới Hoa Kỳ vào những năm 1850. Trong thời gian này, Grant thu được kinh nghiệm về hậu cần và quân nhu, phát triển các kỹ năng mà sau này sẽ giúp ông thành công trong Nội chiến Hoa Kỳ. Continue reading “01/03/1864: Grant được bổ nhiệm trung tướng”

28/02/2013: Giáo hoàng Benedict từ chức

Nguồn: Pope Benedict resigns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2013, chưa đầy ba tuần sau khi đưa ra thông báo bất ngờ rằng mình sẽ từ chức, Đức Giáo hoàng Benedict XVI, 85 tuổi, đã chính thức rời bỏ vị trí của mình. Lấy lý do tuổi tác quá cao để giải thích cho việc rút khỏi chức vụ lãnh đạo Giáo hội Công giáo La Mã 1,2 tỷ thành viên, Đức Benedict trở thành Giáo hoàng đầu tiên từ bỏ quyền lực trong gần 600 năm. Hai tuần sau khi Ngài từ chức, Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, Tổng Giám mục của Buenos Aires, đã được bầu làm Giáo hoàng kế nhiệm.

Là con trai của một sĩ quan cảnh sát, Đức Benedict tên thật là Joseph Ratzinger, sinh tại làng Marktl ở Bavaria, Đức, vào ngày 16/04/1927. Trong Thế chiến II, chàng trai Ratzinger gia nhập quân đội Đức, nơi anh bị bỏ rơi cho trong giai đoạn cuối cuộc chiến và đã bị lực lượng Đồng minh giữ làm tù binh chiến tranh trong một thời gian ngắn vào năm 1945. Continue reading “28/02/2013: Giáo hoàng Benedict từ chức”

Thượng đỉnh Hà Nội nên được đánh giá như thế nào?

Nguồn: Yoon Young-kwan, “How to Judge the Hanoi Summit”, Project Syndicate, 27/02/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hiện đang họp tại Hà Nội, Việt Nam, trong hội nghị thượng đỉnh song phương lần hai. Khi đánh giá kết quả, những người lạc quan và những người bi quan nên tập trung vào ba tiêu chí: tiến bộ không thể đảo ngược hướng tới việc đạt được một giải pháp hòa bình chính thức, phi hạt nhân hóa, và tiềm năng giúp chế độ Triều Tiên thay đổi.

Nhìn lại, một điều mà chính sách ngoại giao không thành công trong 25 năm qua đã dạy chúng ta đó là phi hạt nhân hóa sẽ không xảy ra nếu không chấm dứt sự thù địch giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên. Một chính sách gây áp lực và răn đe mà không đi kèm can dự chính trị đã được chứng minh là gây ra sự mất lòng tin và khiến Triều Tiên nhiều lần từ bỏ các thỏa thuận. Continue reading “Thượng đỉnh Hà Nội nên được đánh giá như thế nào?”

Từ Thượng đỉnh Mỹ-Triều nghĩ về vị thế Việt Nam

Tác giả: VietnamFinance & TGVN p/v Lê Hồng Hiệp

– Ông đánh giá thế nào về khả năng cải thiện mối quan hệ Mỹ – Triều sau Hội nghị lần này? Liệu sẽ có được một bước ngoặt thật sự cho vấn đề đã và đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của toàn thế giới hiện nay?

Quan hệ Mỹ – Triều đang có những tiến triển suốt hơn một năm vừa qua do cả hai bên đều có nhu cầu thực sự trong việc cải thiện quan hệ song phương. Đối với Triều Tiên, quan hệ tốt hơn với Mỹ sẽ giúp nước này thoát khỏi trình trạng bị bao vây, cô lập, mở đường cho việc có quan hệ thương mại, tài chính với các nước trên thế giới cũng như các thể chế tài chính quốc tế, giúp họ cải cách và phát triển đất nước, giữ vững thể chế chính trị. Continue reading “Từ Thượng đỉnh Mỹ-Triều nghĩ về vị thế Việt Nam”

27/02/1965: Hoa Kỳ lên án Bắc Việt ‘xâm lược’

Nguồn: United States assails North Vietnamese “aggression”, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1965, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố bản báo cáo dài 14.000 từ có tựa đề “Cuộc xâm lược từ phía Bắc – Hồ sơ về Chiến dịch của Bắc Việt nhằm chiếm đoạt miền Nam Việt Nam.” Trích dẫn “hàng loạt bằng chứng,” bao gồm lời khai của những người lính Bắc Việt đã đào ngũ hoặc bị bắt ở miền Nam Việt Nam, tài liệu tuyên bố rằng gần 20.000 lính và nhân viên kỹ thuật cộng sản đã xâm nhập miền Nam Việt Nam thông qua “kênh xâm nhập” từ miền Bắc. Báo cáo cho biết lực lượng xâm nhập vẫn nằm dưới sự chỉ huy quân sự từ Hà Nội. Continue reading “27/02/1965: Hoa Kỳ lên án Bắc Việt ‘xâm lược’”

26/02/1945: Mỹ tái chiếm đảo Corregidor từ tay Nhật

Nguồn: Corregidor’s last gasp, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một kho đạn trên đảo Corregidor của Philippines đã bị tàn binh Nhật cho nổ tung và gây thêm thương vong cho người Mỹ trước thềm chiến thắng của Mỹ tại đây.

Tháng 05/1942, Corregidor, một đảo đá nhỏ ở cửa vịnh Manila, vẫn đang là một trong những thành trì cuối cùng của quân Đồng minh ở Philippines sau chiến thắng của Nhật tại Bataan. Các cuộc pháo kích liên tục và các cuộc tấn công bắn phá từ trên không đã làm suy yếu lính phòng vệ Mỹ và Philippines. Dù vẫn cố gắng đánh chìm nhiều xà lan Nhật khi họ tiếp cận bờ biển phía bắc của hòn đảo, quân Đồng minh đã không thể ngăn chặn quân Nhật được nữa. Continue reading “26/02/1945: Mỹ tái chiếm đảo Corregidor từ tay Nhật”

Thượng đỉnh Trump-Kim và bài học của Việt Nam cho Triều Tiên

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Khi Kim Jong-un tới Hà Nội để dự hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần này, ông sẽ không chỉ tìm kiếm một thỏa thuận với Mỹ về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Rốt cuộc, một thỏa thuận như vậy sẽ chỉ là công cụ để Kim đưa Triều Tiên thoát khỏi sự cô lập và trừng phạt quốc tế để cải cách đất nước nghèo đói của mình, điều này sẽ giúp nhà lãnh đạo 35 tuổi duy trì sự cai trị của mình trong nhiều thập niên tới. Do đó, hội nghị lần này và chuyến thăm song phương tới Việt Nam mang đến cho Kim một trải nghiệm hiếm hoi về những gì có thể là một nguồn kinh nghiệm hữu ích cho các kế hoạch tương lai của ông nhằm cải cách đất nước. Continue reading “Thượng đỉnh Trump-Kim và bài học của Việt Nam cho Triều Tiên”

25/02/1916: Đức chiếm Pháo đài Douaumont ở Verdun

Nguồn: German troops capture Fort Douaumont (Verdun)History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1916, quân đội Đức đã chiếm giữ Pháo đài Douaumont, cứ điểm có vị trí quan trọng nhất trong số các pháo đài bảo vệ thành phố Verdun, Pháp, bốn ngày sau khi họ tiến hành cuộc tấn công đầu tiên. Trận Verdun sẽ trở thành cuộc xung đột dài và đẫm máu nhất trong Thế chiến I, kéo dài 10 tháng và dẫn đến hơn 700.000 thương vong.

Vào tháng 02 năm 1916, các bức tường thành của Verdun được bảo vệ bởi khoảng 500.000 lính đóng quân tại hai pháo đài chính là Pháo đài Douaumont và Pháo đài Vaux. Quân Đức, được chỉ huy bởi Tham mưu trưởng Erich von Falkenhayn, đã phái một triệu quân tới để chống lại thành phố này, với hy vọng một chiến thắng mang tính quyết định trên Mặt trận phía Tây sẽ khiến quân Đồng minh phải chấp nhận đình chiến. Continue reading “25/02/1916: Đức chiếm Pháo đài Douaumont ở Verdun”