Những người cộng sản, cựu cộng sản và chống cộng ở Mỹ

Nguồn: Jennifer Burns, “Ayn Rand’s Counter-Revolution”, The New York Times, 24/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Những đám đông xô đẩy lẫn nhau, những người lính hành quân dọc theo đại lộ lạnh giá, tiếng hò hét của người dân: Đó là tất cả những gì Ayn Rand đã chứng kiến từ căn hộ của gia đình mình, nằm trên cao, vượt khỏi sự điên rồ gần Nevsky Prospekt, một đại lộ lớn của Petrograd, thành phố trước đây từng được biết đến với tên gọi St. Petersburg.

Những ngày tháng Hai năm ấy là bước đầu tiên của một chu kỳ cách mạng sẽ kết thúc vào tháng Mười Một, mà sau đó sẽ chia đôi lịch sử thế giới thành trước và sau, khiến quân đội chống lại nhân dân, khiến những người cộng hòa chống lại phe Bolshevik, khiến người Nga chống lại người Nga. Nhưng phải đến khi Rand trở thành công dân New York khoảng 17 năm sau đó bà mới nhận ra rằng cuộc cách mạng này đã làm chia rẽ không chỉ xã hội Nga, mà còn cả cuộc sống của giới trí thức ở quê hương thứ hai của mình – nước Mỹ. Continue reading “Những người cộng sản, cựu cộng sản và chống cộng ở Mỹ”

14/11/1982: Lech Walesa ra tù

Nguồn: Walesa released from jail, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, Lech Walesa, lãnh đạo phong trào Đoàn kết bất hợp pháp của Ba Lan, đã trở lại căn hộ của ông ở Gdansk sau 11 tháng bị giam tại một nhà nghỉ săn bắn nằm gần biên giới với Liên Xô. Hai ngày trước đó, hàng trăm người ủng hộ đã bắt đầu một buổi canh thức ở bên ngoài nhà ông khi biết rằng người sáng lập phong trào công đoàn Ba Lan sắp được thả. Khi Walesa trở về nhà vào ngày 14/11, ông được một đám đông vui vẻ nâng lên và đưa đến tận cửa căn hộ, nơi ông chào vợ mình và sau đó có một bài phát biểu trước những người ủng hộ từ cửa sổ tầng hai. Continue reading “14/11/1982: Lech Walesa ra tù”

Thời báo Hoàn Cầu: TQ-VN hợp tác là xu thế lớn, các thế lực bên ngoài đừng hòng xuyên tạc

Nguồn: Thời báo Hoàn cầu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình ngày 12 đến Hà Nội bắt đầu chuyến thăm VN cấp nhà nước. Đây là sự kiện lớn trong mối quan hệ hai đảng hai nước TQ-VN. Dư luận VN nói chung chú ý tới việc đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của Tập Cận Bình sau Đại hội XIX ĐCSTQ và cho rằng điều đó thể hiện TQ coi trọng VN.

Vì tại Đà Nẵng vừa có tổ chức hội nghị APEC, rất nhiều nhà lãnh đạo các nước tới dự, Tổng thống Mỹ Trump chính thức thăm VN từ ngày 11 đến ngày 12. Thời gian nguyên thủ TQ và Mỹ thăm VN khéo trùng hợp nhau, sự thực này đã tăng cường quan điểm của nước ngoài cho rằng VN đang triển khai “cân bằng ngoại giao” giữa các nước lớn. Continue reading “Thời báo Hoàn Cầu: TQ-VN hợp tác là xu thế lớn, các thế lực bên ngoài đừng hòng xuyên tạc”

13/11/1953: Robin Hood bị cáo buộc là cộng sản

Nguồn: Indiana Textbook Commission member charges that Robin Hood is communistic, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, trong một ví dụ về khoảng thời gian ngớ ngẩn mà “Nỗi sợ Cộng sản” (Red Scare) bao trùm nước Mỹ, bà Thomas J. White của Ủy viên Ủy ban Sách Giáo khoa Bang Indiana, đã kêu gọi loại bỏ cuốn Robin Hood khỏi danh sách sách giáo khoa tham khảo cho các trường học của bang. Bà cho rằng có “một chỉ thị của phe Cộng sản trong giáo dục rằng cần nhấn mạnh đến câu chuyện Robin Hood vì anh ta đã cướp của người giàu và chia cho người nghèo. Đó là tuyên ngôn của Cộng sản. Đó là sự bôi nhọ luật pháp, trật tự, và bất cứ điều gì phá vỡ luật pháp và trật tự là điều họ muốn.” Continue reading “13/11/1953: Robin Hood bị cáo buộc là cộng sản”

Bẫy chuyên quyền trong thế giới Ả-rập

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Arab Autocracy Trap”, Project Syndicate, 08/09/2017.

Biên dịch: Trịnh Ngọc Thao | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuộc cách mạng “Mùa xuân Ả-rập” đã diễn ra hơn sáu năm nhưng hầu hết người dân Ả-rập đang sống khổ sở hơn trước khi nó bắt đầu vào năm 2011. Nạn thất nghiệp tràn lan khắp Trung Đông và Bắc Phi, nơi có 2/3 dân số trong độ tuổi từ 15 đến 29. Chính quyền đóng cửa các kênh truyền thông bày tỏ chính kiến chính trị, và đáp trả các cuộc biểu tình của người dân ngày một tàn bạo hơn trên toàn khu vực.

Điển hình cho sự bất lực không thể thoát khỏi cạm bẫy chuyên chuyền gồm các chính phủ Ai Cập, Ả-rập Saudi, và trong chừng mực nào đó là Ma-rốc, ngay cả khi mà các tình cảnh hiện nay cho thấy một đợt thức tỉnh khác của người dân đang sắp xảy ra. Continue reading “Bẫy chuyên quyền trong thế giới Ả-rập”

12/11/1990: Akihito trở thành Hoàng đế Nhật Bản

Nguồn: Akihito enthroned as emperor of Japan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Thái tử Akihito đã lên ngôi hoàng đế Nhật Bản hai năm sau cái chết của cha mình. Ông trở thành Nhật Hoàng thứ 125 trong một triều đại có niên đại từ năm 660 TCN.

Akihito, con trai duy nhất của Hoàng đế Hirohito, là quốc vương đầu tiên của Nhật Bản cai trị trong vai trò như một lãnh đạo “hữu danh vô thực” trong một chế độ quân chủ lập hiến. Cha của ông, Hirohito, bắt đầu trị vì từ năm 1926 và trên lý thuyết, đã cai trị theo chế độ quân chủ chuyên chế, mặc dù quyền lực của ông bị giới hạn trong thực tế. Continue reading “12/11/1990: Akihito trở thành Hoàng đế Nhật Bản”

Có phải đường dây nóng Mỹ-Xô sử dụng điện thoại đỏ?

Nguồn:Was there really a “red telephone” hotline during the Cold War?”, History, 23/09/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong giai đoạn cao trào của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Mỹ và Liên Xô đã thiết lập một đường dây thông tin liên lạc trực tiếp nhằm cho phép các nhà lãnh đạo liên lạc với nhau trong trường hợp xảy ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân hoặc các trường hợp khẩn cấp khác. Kể từ đó, đường dây nóng Washington-Moskva này đã xuất hiện trong vô số tiểu thuyết và phim ảnh, chẳng hạn như phim “Dr. Strangelove” năm 1964, nhưng trái với những miêu tả trong văn hoá bình dân, nó không bao giờ mang hình thức là một chiếc điện thoại màu đỏ. Trong thực tế, nó thậm chí không bao giờ liên quan đến bất cứ cuộc gọi điện thoại nào. Continue reading “Có phải đường dây nóng Mỹ-Xô sử dụng điện thoại đỏ?”

11/11/1885: George Patton ra đời

Nguồn: George Patton born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1885, George Smith Patton, một trong những vị tướng vĩ đại nhất của Thế chiến II, đã được sinh ra ở San Gabriel, California.

Patton sinh trưởng trong một gia đình có lịch sử lâu đời phục vụ trong quân đội. Sau khi theo học tại trường West Point, ông trở thành một sĩ quan xe tăng trong Thế chiến I. Trải nghiệm chiến tranh này, cùng với kiến thức quân sự sâu rộng của ông, đã khiến Patton trở thành người ủng hộ tầm quan trọng đặc biệt của xe tăng trong những trận chiến tương lai. Sau khi người Mỹ tham gia Thế chiến II, Patton được giao nhiệm vụ chỉ huy một trung đội xe tăng Mỹ quan trọng và đóng vai trò then chốt trong chiến dịch đổ bộ xâm lược Bắc Phi của phe Đồng Minh vào năm 1942. Năm 1943, Patton dẫn đầu Tập đoàn quân Thứ bảy của Mỹ trong cuộc tấn công vào Sicily và trở nên nổi tiếng vì đã dám vượt quyền Montgomery trong Cuộc Đua tới Messina (Race to Messina). Continue reading “11/11/1885: George Patton ra đời”

10/11/1928: Nhật hoàng Hirohito lên ngôi

Nguồn: Hirohito crowned in Japan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1928, hai năm sau cái chết của cha mình, Michinomiya Hirohito đã chính thức lên ngôi Hoàng đế Nhật Bản thứ 124, thuộc một triều đại có niên đại bắt đầu từ năm 660 TCN.

Nhật hoàng Hirohito đã trị vì một trong những thời kỳ hỗn loạn nhất trong lịch sử nước ông. Từ sự bành trướng quân sự nhanh chóng bắt đầu từ năm 1931 đến thất bại trước quân đội Đồng minh năm 1945, Hirohito đã cai trị người Nhật theo chế độ quân chủ chuyên chế, nhưng ông lại là một Hoàng đế với quyền lực bị hạn chế rất nhiều trong thực tế. Continue reading “10/11/1928: Nhật hoàng Hirohito lên ngôi”

Ai sẽ gánh vác thay nước Mỹ?

Nguồn: Richard N. Haass, “Who Will Fill America’s Shoes”, Project Syndicate, 21/06/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Chúng ta ngày càng thấy rõ rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đại diện cho lập trường thoái lui khi xét về tầm nhìn và hành vi toàn cầu của nước Mỹ. Kết quả là, nước Mỹ sẽ không còn đóng vai trò dẫn đầu quốc tế, điều đã định hình chính sách đối ngoại của nước này suốt ba phần tư thế kỷ qua, dưới thời các vị Tổng thống cả Dân chủ lẫn Cộng hòa.

Chúng ta đã và đang chứng kiến rất nhiều ví dụ cho sự thay đổi này. Cam kết truyền thống của nước Mỹ đối với các tổ chức toàn cầu đã phải nhường chỗ cho ý tưởng “Nước Mỹ trên hết”. Các quan hệ đồng minh và những bảo đảm an ninh từng được coi là mặc nhiên thì giờ đây đang ngày càng mang tính chất có điều kiện, tùy thuộc vào lượng ngân sách mà các đồng minh chi cho quốc phòng và việc họ có bị coi là thu lợi bất công từ thương mại với Mỹ hay không. Continue reading “Ai sẽ gánh vác thay nước Mỹ?”

09/11/1956: Jean-Paul Sartre từ bỏ chủ nghĩa cộng sản

Nguồn: Sartre renounces communists, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1956, nhà triết học và nhà văn người Pháp Jean-Paul Sartre – trước đây từng là một người ngưỡng mộ Liên Xô – giờ lại lên tiếng tố cáo cả Liên Xô lẫn hệ thống cộng sản của nước này sau cuộc xâm lược tàn bạo của Liên Xô vào Hungary.

Jean-Paul Sartre, sinh ra ở Paris vào năm 1905, là một trong những đại diện hàng đầu cho chủ nghĩa hiện sinh, một phong trào triết học cổ vũ cho bản tính tự do trong sự tồn tại của cá nhân con người, đồng thời tiếc thương cho sự vô nghĩa vốn có của nó. Là tác giả của hơn 20 tiểu thuyết, kịch và luận văn triết học, Sartre đã từ chối Giải Nobel năm 1964 vì lý do một nhà văn “nên từ chối để bản thân mình bị biến thành một thể chế.” Tuy nhiên, chính Sartre đã là một thể chế: đầu tiên là như tiếng nói của chủ nghĩa hiện sinh và sau đó như lương tâm của chủ nghĩa cộng sản. Continue reading “09/11/1956: Jean-Paul Sartre từ bỏ chủ nghĩa cộng sản”

Vì sao người Trung Quốc thích Trump?

Nguồn: Hoàn cầu Thời báoBiên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Chiều Thứ Tư [08/11/2017] Tổng thống Trump và bà Melania xuất hiện tại Viện Bảo tàng Cố cung Bắc Kinh. Tiếp đó là một loạt những hoạt động thu xếp dày công đón tiếp họ. Từ lâu Trump đã là ngôi sao sáng trên chính trường toàn cầu, cũng là một trong các nhà lãnh đạo chính trị được chú ý nhất trên mạng Internet Trung Quốc (TQ). Nhìn chung công chúng TQ rất thích Trump, đã hình thành về đại thể ấn tượng tích cực đối với ông.

Cần nói rằng quá trình này xảy ra không dễ, bởi lẽ cách nhìn lúc mới đầu của người TQ đối với Trump hoàn toàn bị truyền thông Mỹ dẫn dắt. Sự miêu tả nhảm nhí của truyền thông Mỹ về Trump đã ảnh hưởng sâu sắc tới dư luận TQ. Cho tới khi Trump thắng cử, công chúng TQ mới chợt hiểu rằng thì ra truyền thông Mỹ và phương Tây đã lừa dối chúng ta. Continue reading “Vì sao người Trung Quốc thích Trump?”

Trung Quốc muốn gì ở Trump?

Nguồn: Mira Rapp-Hopper, “What China Wants From Trump”, Foreign Affairs, 07/11/2017

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Tại sao Bắc Kinh sẽ tránh thỏa hiệp về thương mại và Bắc Triều Tiên

Khi tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đặt chân tới Bắc Kinh tuần này, ông ta sẽ thấy người tương nhiệm Tập Cận Bình đang ngự trị trên đỉnh cao quyền lực chính trị của mình, đang ngắm nhìn hiện trạng châu Á ngày càng nghiêng về phía có lợi cho Trung Quốc. Ở đa số các thủ đô châu Á, cũng như ở Washington, chuyến công du khu vực kéo dài 11 ngày của ông Trump làm dấy lên nỗi băn khoăn sâu sắc, không biết ông ta sẽ nói gì, làm gì. Điều này đặc biệt đúng khi đề cập tới các vấn đề thương mại và Bắc Triều Tiên, hai tiêu điểm trong chính sách châu Á hãy còn manh nha của chính phủ Hoa Kỳ. Nhưng ở Bắc Kinh, ông Tập và giới lãnh đạo Trung Quốc có thể lạc quan hơn: từ tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã thành công trong việc thể hiện mình là một cường quốc châu Á ngày càng ổn định vững vàng bên cạnh một Hoa Kỳ tiền hậu bất nhất và không thể trông cậy được. Continue reading “Trung Quốc muốn gì ở Trump?”

Bế tắc của bà Suu Kyi trước vấn đề người Rohingya

Nguồn: Syed Munir Khasru, “The Lady and the Exodus”, Project Syndicate, 15/09/2017

Biên dịch: Nguyễn Thị Thu Hiền | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Khủng hoảng ở Myanmar đang tiếp diễn. Quân đội nước này tiến hành các cuộc tấn công vào Cộng đồng Rohingya, một nhóm sắc tộc thiểu số trong lòng một quốc gia có đa số người dân theo Phật giáo. Xung đột ngày một leo thang không chỉ gây nguy hại đến quá trình chuyển tiếp dân chủ đang diễn ra ở quốc gia này, mà còn làm lu mờ uy tín của nhà lãnh đạo thực tế tại đây, bà Aung San Suu Kyi.

Trong nhiều thập niên qua, chính phủ Myanmar đã từ chối công nhận tư cách dân tộc thiểu số hợp pháp cho Cộng đồng Rohingya- một nhóm sắc tộc với số nhân khẩu chiếm đến 2% tổng dân số của đất nước 50 triệu dân này, đồng nghĩa với việc tư cách công dân và thậm chí là những quyền cơ bản nhất như quyền cư trú của họ cũng bị phủ nhận. Continue reading “Bế tắc của bà Suu Kyi trước vấn đề người Rohingya”

08/10/1895: Nhà khoa học Đức phát hiện ra tia X

Nguồn: German scientist discovers X-rays, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1895, nhà vật lí Wilhelm Conrad Rontgen (1845-1923) trở thành người đầu tiên quan sát tia X, một tiến bộ khoa học quan trọng có thể đem lại lợi ích cho nhiều lĩnh vực khác nhau, hầu hết là trong y học, bằng cách cho phép chúng ta nhìn thấy những điều vốn không nhìn thấy được.

Phát hiện của Rontgen xảy đến rất tình cờ ở phòng thí nghiệm Wurzburg, Đức. Khi đó, ông đang kiểm tra xem liệu tia cathode (tia âm cực) có thể đi xuyên qua kính hay không thì bất ngờ nhận thấy một ánh sáng phát ra từ một tấm được phủ hóa chất gần đó. Ông gọi những tia tạo ra ánh sáng này là tia X, vì bản chất chưa rõ của chúng. Continue reading “08/10/1895: Nhà khoa học Đức phát hiện ra tia X”

Đại sứ TQ nói về chuyến thăm VN của Tập Cận Bình

 

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Trước ngày Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến Đà Nẵng dự Hội nghị lần thứ 25 của các nhà lãnh đạo diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) và thăm Việt Nam cấp nhà nước, Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hồng Tiểu Dũng khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Tân Hoa Xã cho biết: Đây là lần đầu tiên sau khi Đại hội lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc thắng lợi, nhà lãnh đạo Trung Quốc tham dự hội nghị quốc tế nhiều bên và lần đầu tiên đi thăm nước ngoài, là tác phẩm mở đầu nền ngoại giao nước lớn mang đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, sẽ thể hiện cho thế giới thấy nội hàm phong phú của nền ngoại giao đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới. Continue reading “Đại sứ TQ nói về chuyến thăm VN của Tập Cận Bình”

Vì sao TQ không thừa nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân?

 

Tác giả: Chu Giang Minh (Trung Quốc) | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Gần đây Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai) cho biết Trung Quốc sẽ không thừa nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, và Trung Quốc có quyết tâm kiên định về việc giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Đồng thời ông còn nói vũ khí hạt nhân (VKHN) không mang lại an toàn cho Triều Tiên. Logic ấy cũng thích hợp với Nhật, Hàn Quốc khi chúng không mang lại an toàn cho hai nước này mà chỉ làm tình hình khu vực xấu đi. Điều này nghe ra dường như là một vấn đề rất đáng quan tâm: vì sao một quốc gia rõ ràng đã hoàn thành thử nghiệm VKHN rồi mà lại cần phải được các quốc gia khác thừa nhận mình có phải là quốc gia sở hữu VKHN hay không? Rốt cuộc thì quốc gia sở hữu VKHN có địa vị quốc tế như thế nào? Continue reading “Vì sao TQ không thừa nhận Triều Tiên là quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân?”

07/11/1944: Roosevelt tái đắc cử Tổng thống lần ba

Nguồn: FDR reelected a record third time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, ứng viên Đảng Dân chủ Franklin D. Roosevelt đã tái đắc cử Tổng thống Mỹ lần thứ ba trong lịch sử, nhanh chóng đánh bại đối thủ Đảng Cộng hòa của mình, Thomas Dewey, thống đốc bang New York, và trở thành vị Tổng thống đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phục vụ tới nhiệm kỳ thứ tư.

Roosevelt, người em họ thứ năm của cựu tổng thống Theodore Roosevelt, lần đầu tiên đặt chân vào Nhà Trắng vào năm 1933, với lời hứa đưa nước Mỹ thoát khỏi cuộc Đại Suy thoái. Được hỗ trợ bởi một Quốc hội do Đảng Dân chủ kiểm soát, Roosevelt đã hành động nhanh chóng, và hầu hết các đề xuất Kinh tế Mới (New Deal) của ông – chẳng hạn như Đạo luật Điều chỉnh Nông nghiệp, Đạo luật Khôi phục Công nghiệp Quốc gia, và việc thành lập Cơ quan Quản trị Công trình Công cộng và Cơ quan Thung lũng Tennessee – đều đã được phê duyệt trong vòng 100 ngày đầu tiên mà ông nhậm chức. Dù bị nhiều người trong cộng đồng doanh nghiệp chỉ trích, các đạo luật tiến bộ của Roosevelt đã giúp cải thiện môi trường kinh tế Mỹ, và vào năm 1936, ông đã dễ dàng tái đắc cử. Continue reading “07/11/1944: Roosevelt tái đắc cử Tổng thống lần ba”

Thế kỷ đẫm máu của chủ nghĩa cộng sản

Nguồn: Stephen Kotkin, “Communism’s Bloody Century”, Wall Street Journal, 03/11/2017

Người dịch: Hiếu Chân

Một trăm năm kể từ cuộc đảo chính của Lenin ở Nga, thứ ý thức hệ dấn thân cho sự nghiệp xóa bỏ thị trường và quyền tư hữu đã để lại một chặng đường dài hủy diệt và chết chóc.

Tầm tuần này một thế kỷ trước, chủ nghĩa cộng sản chiếm được đế quốc Nga, đất nước lớn nhất thế giới tại thời điểm đó. Các phong trào thiên tả đủ loại đã lan tràn trong chính trị châu Âu trước khi diễn ra cuộc cách mạng ngày 25 tháng Mười năm 1917 (trùng vào ngày 7 tháng Mười Một theo lịch cải cách của Nga), nhưng Vladimir Lenin và những người bolsheviks của ông thì khác hẳn. Họ không chỉ mang một niềm tin hoang tưởng mà còn linh hoạt trong chiến thuật và may mắn hơn các đối thủ. Continue reading “Thế kỷ đẫm máu của chủ nghĩa cộng sản”

Một cách lý giải khác về Vương quốc Phù Nam

Tác giả: Hà Văn Thùy

Cho đến nay đã có nhiều khảo cứu về vương quốc Phù Nam. Bài viết “Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử” của Tiến sỹ Vũ Đức Liêm là một cống hiến mới đáng trân trọng. Tuy nhiên, ngay ở đây chúng tôi cũng thấy tác giả chưa tiếp cận chân lý bởi lẽ chưa giải quyết được vấn đề căn cốt: chủ nhân của Phù Nam là ai? Có thể là như tác giả nói: người Austranesian từ biển vào kết hợp với người bản địa tạo thành dân cư Phù Nam. Nhưng một khi câu hỏi: người Austranesian có nguồn gốc thế nào và người bản địa là ai chưa được trả lời thì mọi phát biểu về Phù Nam cũng chỉ là xây lâu đài trên cát! Bởi lẽ lịch sử là hoạt động xã hội của cộng đồng người diễn ra trong quá khứ, một khi chưa biết cộng đồng đó là ai, có nguồn gốc ra sao và quá trình hình thành thế nào để hiện diện ở thời điểm khảo cứu thì mọi điều nói về họ đều không có cơ sở. Do vậy, trước khi khảo cứu về Phù Nam phải giải quyết vấn đề tiên quyết: người Phù Nam là ai? Cho đến cuối thế kỷ trước, trả lời những câu hỏi trên là bất khả. Nhưng sang thế kỷ này những khám phá mới của di truyền học cho câu trả lời chính xác. Continue reading “Một cách lý giải khác về Vương quốc Phù Nam”