‘Một vành đai, một con đường’ thách thức trật tự do Mỹ lãnh đạo

Nguồn: Hugh White, “China’s One Belt, One Road to challenge US-led order“, The Straits Time, 25/04/2017.

Biên dịch: Mỹ Anh

Vào tháng 5/2017, một hội nghị thượng đỉnh quốc tế có thể lớn nhất năm nay sẽ được nhóm họp tại Bắc Kinh để thảo luận dự án tham vọng nhất thế giới. Sáng kiến “Một Vành đai, Một Con đường” (OBOR) của Trung Quốc nhằm định hình lại kinh tế toàn cầu trong thế kỷ 21 bằng việc kết nối các nền kinh tế Á – Âu – Phi thông qua một mạng lưới giao thông và cơ sở hạ tầng mạnh mẽ chưa từng có.

Theo ước tính của một số nhà phân tích, với chi phí khoảng 1.000 tỷ USD, OBOR đã trở thành một trong những chương trình phát triển kinh tế lớn nhất trong lịch sử của Trung Quốc, vượt xa Kế hoạch Marshall (nhằm tái thiết châu Âu sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai) của Mỹ. Dự kiến, Trung Quốc sẽ tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh quốc tế lớn nhất trong năm 2017 tại thủ đô Bắc Kinh vào ngày 14-15/5 tới để thảo luận về OBOR với sự tham gia của rất nhiều lãnh đạo các nước trên thế giới. Continue reading “‘Một vành đai, một con đường’ thách thức trật tự do Mỹ lãnh đạo”

06/05/1972: Việt Nam Cộng Hòa giữ được An Lộc

Nguồn: South Vietnamese defenders hold on to An Loc, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, những thành phần còn sót lại của Sư đoàn 5 Việt Nam Cộng Hòa tại An Lộc vẫn liên tục bị bắn đại bác từ pháo binh của lực lượng cộng sản xung quanh thành phố, trong khi quân tiếp viện đang từ Quốc lộ 13 chuyển tới.

Lực lượng miền Nam đã bị tấn công nặng nề kể từ khi Bắc Việt bắt đầu Chiến dịch Nguyễn Huệ vào ngày 30/03. Cộng sản đã mở một đợt tấn công lớn vào miền Nam bằng 14 sư đoàn bộ binh và 26 trung đoàn riêng biệt, với hơn 120.000 lính và khoảng 1.200 xe tăng và các phương tiện thiết giáp khác. Các mục tiêu chính của Bắc Việt, ngoài An Lộc ở phía nam, là Quảng Trị ở phía bắc, và Kontum ở Tây Nguyên. Continue reading “06/05/1972: Việt Nam Cộng Hòa giữ được An Lộc”

05/05/1961: Người Mỹ đầu tiên bay vào không gian

Nguồn: The first American in space, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, từ mũi Canaveral, Florida, Trung tá Hải quân Alan Bartlett Shepard Jr. đã được phóng lên không gian trên chiếc tàu Freedom 7, trở thành phi hành gia người Mỹ đầu tiên bay vào không gian. Và chuyến bay chưa đạt một vòng quỹ đạo (sub-orbital), kéo dài 15 phút và đạt độ cao 116 dặm vào khí quyển, đã trở thành một chiến thắng lớn cho Cơ quan hàng không và Vũ trụ Quốc gia (NASA.)

NASA được thành lập vào năm 1958 để thực hiện nỗ lực chinh phục không gian của người Mỹ, nhằm bắt kịp những thành tựu của Liên Xô, chẳng hạn như vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới Sputnik 1 (1957.) Vào cuối những năm 1950 và đầu những năm 1960, hai siêu cường đã chạy đua để trở thành nước đầu tiên đưa con người vào không gian và sau đó trở về Trái Đất. Continue reading “05/05/1961: Người Mỹ đầu tiên bay vào không gian”

Cuộc chiến chống phương Tây của các nhà dân túy

Nguồn: Ian Buruma, “War Against the West,” Project Syndicate, 13/03/2017.

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1938, Aurel Kolnai, triết gia người Hungary gốc Do Thái sống lưu vong, xuất bản cuốn sách nổi tiếng nhất của ông, The War Against the West (Cuộc chiến chống phương Tây), một nghiên cứu về những ý tưởng nền móng của chủ nghĩa Quốc xã. Kolnai dường như đã đọc mọi khảo luận khoa trương – phần lớn được viết bởi các nhà tư tưởng hạng ba – ca tụng các đức tính anh dũng, quên mình, máu và đất của “vùng đất của các anh hùng,” và lên án các xã hội vật chất, dân chủ tự do, tư sản trong các “vùng đất của các thương gia” (tức phương Tây).

“Vùng đất của các anh hùng” đương nhiên là Đức Quốc xã, và phương Tây, tha hóa bởi đồng tiền Do Thái và chủ nghĩa toàn cầu độc hại, được đại diện bởi Hoa Kỳ và Anh Quốc. Bạn phải có chung dòng máu mới được thuộc về dân tộc Đức anh hùng, trong khi quyền công dân trong thế giới Anglo-Saxon được mở rộng cho những người di cư đồng ý tuân thủ pháp luật. Ý tưởng về hai hình mẫu quyền công dân khác biệt này xuất hiện ít nhất từ cuối thế kỷ 19, khi Hoàng đế Đức Wilhelm II xem thường Anh, Mỹ, và Pháp vì đó là những xã hội lai tạp, hay như lời ông nói là họ đã bị “Do Thái hóa.” Continue reading “Cuộc chiến chống phương Tây của các nhà dân túy”

04/05/1945: Mối đe dọa từ Hồng quân gia tăng

Nguồn: As the Nazi threat dies, the Red Army rises, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Ngoại trưởng Liên Xô Molotov đã thông báo cho Ngoại trưởng Mỹ Stettinius rằng Hồng quân đã bắt giữ 16 nhà đàm phán hòa bình Ba Lan, những người đã gặp một đại tá quân đội Liên Xô gần Warsaw hồi tháng 03. Khi Thủ tướng Anh Winston Churchill biết được hành động phản bội của Liên Xô, ông đã phản ứng lại với một thái độ báo động: “Không nghi ngờ gì nữa, việc công bố chi tiết sự kiện này … sẽ tạo ra sự thay đổi cơ bản trong toàn bộ trật tự thế giới.” Continue reading “04/05/1945: Mối đe dọa từ Hồng quân gia tăng”

Trung Quốc sợ gì nhất trong vấn đề Triều Tiên?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau khi “ngửa bài” về vấn đề hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, đêm 2/5,Thời báo Hoàn cầu lại ra tiếp xã luận dưới tiêu đề “Ngăn chặn Triều Tiên thử hạt nhân, Trung Quốc và Mỹ không được phút nào lơ là”, nói lên nỗi lo ngại lớn nhất của Bắc Kinh. Bài xã luận viết:

Ngày 1/5/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói: “Nếu việc gặp ông ấy (nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un) là có thể được thì tôi khẳng định sẽ làm như thế và cảm thấy vinh hạnh, nhưng tiền đề là tình hình phải cho phép.”  Phát biểu mới nhất này của Trump đang gây sóng gió tại Mỹ. Sau đó người phát ngôn Nhà Trắng Sean Spicer giải thích “tình hình cho phép” trước hết là nói Triều Tiên “lập tức đình chỉ mọi hành động khiêu khích” và thêm rằng: xét tình hình hiện nay thì không tồn tại khả năng có cuộc gặp lãnh đạo Mỹ và Triều Tiên. Continue reading “Trung Quốc sợ gì nhất trong vấn đề Triều Tiên?”

Marine Le Pen là ai?

Nguồn: Christine Ockrent, “Who Is Marine Le Pen,” Project Syndicate, 24/04/2017.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Tôi còn nhớ như in lần đầu ứng cử viên tổng thống Pháp Marine Le Pen xuất hiện trên truyền hình. Đó là trước thềm cuộc vận động bầu cử tổng thống năm 2002 và tôi chịu trách nhiệm điều phối một cuộc tranh luận trên sóng truyền hình công cộng Pháp. Để cân bằng quan điểm chính trị, chúng tôi cần một đại diện từ Đảng Mặt trận Quốc gia cực hữu, lúc đó do cha của Le Pen, ông Jean-Marie Le Pen, dẫn dắt. Bruno Gollnisch, người quản lý chiến dịch tranh cử và là người có vẻ sẽ kế nhiệm Jean-Marie, đã từ chối tham gia và đề nghị để Marine thế chỗ.

Đây rõ ràng là một món đòn không chỉ đối với một kênh truyền thông bị coi là thù địch, mà còn với chính Le Pen – đối thủ mà Gollnisch không ưa vì theo ông, bà được cha mình đề bạt một cách thái quá trong bộ máy của Đảng Mặt trận Quốc gia. Le Pen phần lớn vẫn là một luật sư vô danh 33 tuổi với kinh nghiệm non nớt dù rõ ràng bà có khiếu hài hước tinh tế. Cuối cùng, kế hoạch của Gollnisch lại phản tác dụng: chỉ vài ngày sau khi Le Pen xuất hiện, tiêu đề trên một tuần san viết rằng, “Đảng Mặt trận Quốc gia có gì mới? Marine!” Continue reading “Marine Le Pen là ai?”

03/05/1965: Lữ đoàn Không vận 173 được điều đến Việt Nam

Nguồn: 173rd Airborne Brigade deploys to South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, các đơn vị chủ chốt của Lữ đoàn Không vận 173 (Sky Soldiers hay Lính Nhà trời), đóng quân tại Okinawa, đã lên đường đến miền Nam Việt Nam. Đây là đơn vị mặt đất đầu tiên của Quân đội Hoa Kỳ tiến hành tham chiến. Các đơn vị chiến đấu của Lữ đoàn Không vận 173 gồm: Tiểu đoàn 1, 2, 3 và 4 thuộc đoàn Bộ binh 503; Tiểu đoàn 3 thuộc đoàn Pháo binh 319; Đại đội D thuộc đoàn Thiết giáp 16; Đội E thuộc đoàn Kỵ binh 17; và Đại đội Không quân 335.

Có trụ sở chính đặt tại căn cứ không quân Biên Hòa gần Sài Gòn, Lữ đoàn 173 đã thực hiện nhiều chiến dịch nhằm ngăn cản lực lượng cộng sản tiến vào khu phức hợp Sài Gòn – Biên Hòa. Continue reading “03/05/1965: Lữ đoàn Không vận 173 được điều đến Việt Nam”

Điều gì xảy ra sau khi Anh kích hoạt Điều 50?

Nguồn:What happens now that Britain has triggered Article 50”, The Economist, 29/3/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đây chỉ là sự khởi đầu của một quá trình đàm phán gay go kéo dài – trong đó Anh Quốc sẽ là người có nhiều đòi hỏi hơn.

Theresa May, thủ tướng Anh, đã kích hoạt Điều 50 (Hiệp ước Lisbon), biện pháp pháp lý mà theo đó một quốc gia có thể rời khỏi Liên minh châu Âu (EU). Dự luật cho bà quyền hiến định để thực hiện điều này đã có hiệu lực vào ngày 16/3. Theo các điều khoản của Điều 50, bất kỳ quốc gia nào viện dẫn điều luật này sẽ tự động rời EU sau hai năm, trừ khi 27 quốc gia còn lại đồng thuận gia hạn thời hạn đó. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu tiên trong quá trình đàm phán mà có thể mất nhiều hơn hai năm để hoàn thành chi tiết. Việc kích hoạt Điều 50 thậm chí không đảm bảo rằng sẽ có một thỏa thuận giữa Anh và phần còn lại của EU: nó đơn thuần chỉ khởi đầu các cuộc đàm phán. Continue reading “Điều gì xảy ra sau khi Anh kích hoạt Điều 50?”

Bán đảo Triều Tiên bên miệng hố chiến tranh

Tác giả: Lê Như Mai

Những ngày gần đây, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên không ngừng leo thang. Đáp trả lại những hành động khiêu khích của CHDCND Triều Tiên (Triều Tiên), chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cân nhắc lựa chọn đánh đòn phủ đầu bằng vũ khí thông thường đối với Triều Tiên, trong đó có thể sử dụng bom, tên lửa, tấn công mạng hay các hoạt động tác chiến đặc biệt trên mặt đất khác, nếu phát hiện Triều Tiên chuẩn bị tiến hành vụ thử vũ khí hạt nhân lần thứ sáu. Đây là lần đầu tiên Nhà Trắng công khai cân nhắc đánh phủ đầu để ngăn chặn một vụ thử hạt nhân của Triều Tiên. Bài viết này phân tích những diễn biến trên bán đảo Triều Tiên trong vài tháng trở lại đây để xác định những thay đổi trong cách tiếp cận của Mỹ đối với vấn đề. Continue reading “Bán đảo Triều Tiên bên miệng hố chiến tranh”

02/05/1933: Quái vật Loch Ness được nhìn thấy

Nguồn: Loch Ness Monster sighted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mặc dù những câu chuyện về một con quái thú sinh sống ở hồ Loch Ness của Scotland đã xuất hiện từ 1.500 năm trước, nhưng câu chuyện về Quái vật Loch Ness thời hiện đại chỉ mới xuất hiện trong một bản tin địa phương vào ngày này năm 1933. Tờ Inverness Courier tường thuật rằng một cặp vợ chồng đã nhìn thấy “một con vật khổng lồ lăn tròn rồi lặn xuống mặt nước.” Câu chuyện về con Quái vật (cái tên do một biên tập viên Courier chọn) đã trở thành một hiện tượng truyền thông, khi nhiều tòa soạn ở London gửi các phóng viên đến Scotland, và một rạp xiếc trao giải 20.000 bảng Anh cho người nào bắt được con quái thú. Continue reading “02/05/1933: Quái vật Loch Ness được nhìn thấy”

Câu chuyện của một nữ y tá Việt Cộng trong chiến tranh

Nguồn: Tong Thi Xuyen, “A Frontline Nurse for the Vietcong”, The New York Times, 21/03/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đối với nhiều người Việt Nam, ký ức về những gì đã diễn ra vẫn rất sinh động. Gần đây, tôi đã đến thăm bà Nguyen Thi Do, một cựu y tá của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, hay còn được gọi là Việt Cộng. Sau 10 năm phục vụ trong chiến tranh, bà chuyển về Qui Nhơn, một thành phố ven biển ở quê bà, nằm trên bờ biển miền Trung Việt Nam. Tại đây, bà làm quản lý của một công ty đánh bắt cá cho đến khi nghỉ hưu vào năm 1989. Bà mời tôi vào phòng khách với nội thất được trang trí bằng gỗ sang trọng, tay rót hai cốc trà xanh, và bắt đầu chia sẻ câu chuyện của mình.

Khi tôi 17 tuổi, những người tuyển quân từ Mặt trận Dân tộc Giải phóng đã đến làng tôi, làng Lộ Diêu, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định. Người dân xung quanh gọi Lộ Diêu, vùng đất nằm cách 130 dặm về phía nam thành phố Đà Nẵng, là “cái nôi của cách mạng,” bởi vì tất cả mọi người ở đây đều tận tụy cống hiến cho sự nghiệp cách mạng. Continue reading “Câu chuyện của một nữ y tá Việt Cộng trong chiến tranh”

01/05/1931: Khánh thành Tòa nhà Empire State

Nguồn: Empire State Building dedicated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1931, Tổng thống Herbert Hoover đã chính thức khánh thành Tòa nhà Empire State của thành phố New York. Từ Nhà Trắng, ông đã nhấn nút bật đèn chiếu sáng tòa nhà. Hành động của Hoover tất nhiên chỉ mang tính biểu tượng. Tổng thống vẫn ở Washington, D.C. còn một người khác đã bật công tắc ở New York.

Ý tưởng về Tòa nhà Empire State được cho là đã nảy sinh từ cuộc cạnh tranh giữa Walter Chrysler của Chrysler Corporation và John Jakob Raskob của General Motors, để xem ai có thể xây dựng được tòa nhà cao hơn. Chrysler đã bắt đầu cho xây dựng Tòa nhà Chrysler nổi tiếng, một tòa nhà chọc trời cao 1.046 feet ở trung tâm Manhattan. Không chịu khuất phục, Raskob đã tập hợp một nhóm các nhà đầu tư nổi tiếng, bao gồm cựu Thống đốc New York Alfred E. Smith. Họ đã chọn công ty kiến trúc Shreve, Lamb and Harmon Associates để thiết kế tòa nhà. Continue reading “01/05/1931: Khánh thành Tòa nhà Empire State”

Lịch sử hạt nhân sẽ lặp lại tại bán đảo Triều Tiên?

Nguồn: Michael Mandelbaum, “Will nuclear history repeat itself in Korea?”, Project Syndicate, 04/04/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong bối cảnh cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Donald Trump diễn ra tại khu nghỉ dưỡng sang trọng Mar-a-Lago thuộc bang Florida của ông Trump, ít nhất một phần của cuộc thảo luận sẽ chắc chắn tập trung vào Triều Tiên – một trong những nơi nghèo đói nhất thế giới. Mặc cho các cuộc đàm phán đứt quãng diễn ra trong suốt hơn hai thập niên qua, chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên đang đẩy thế giới vào một bước ngoặt mang tính chiến lược rất giống với tình thế mà các nước phương Tây đã đối mặt cách đây 60 năm, khi Mỹ và Liên Xô đối đầu nhau tại châu Âu.

Trong thế kỷ 20, Mỹ và các đồng minh của mình đã vượt qua thách thức nói trên tại châu Âu một cách thành công mà không để xảy ra chiến tranh. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, để đạt được thành công tương tự như vậy tại Đông Á, ông Trump phải thuyết phục ông Tập lựa chọn một chính sách khác đối với Triều Tiên. Continue reading “Lịch sử hạt nhân sẽ lặp lại tại bán đảo Triều Tiên?”

30/04/1789: Lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ đầu tiên

Nguồn: The first presidential inauguration, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, tại thành phố New York, George Washington, nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại của Cách mạng Mỹ, đã nhậm chức trở thành vị Tổng thống đầu tiên của nước này.

Tháng 02/1789, tất cả 69 thành viên cử tri đoàn đã nhất trí bầu Washington làm Tổng thống Mỹ đầu tiên. Sang tháng 03, Hiến pháp mới chính thức có hiệu lực, và trong tháng 04, Quốc Hội chính thức thông báo cho Washington rằng ông đã đắc cử Tổng thống. Ông đã mượn tiền để trả hết nợ nần tại Virginia và lên đường đến New York. Vào ngày 30/04, ông vượt qua sông Hudson trên một chiếc xà lan được trang trí đặc biệt. Lễ nhậm chức đã được tổ chức ở ban công của Hội trường Liên Bang (Federal Hall) tại phố Wall. Continue reading “30/04/1789: Lễ nhậm chức Tổng thống Mỹ đầu tiên”

Trung Quốc ‘ngửa bài’ về vấn đề Triều Tiên

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 28/4/2017, Thời báo Hoàn Cầu phát xã luận dưới tiêu đề “Quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên có thể xấu đi, Trung Quốc cần có chuẩn bị”. Toàn văn như sau:

Việc Trung Quốc chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã trở thành một sự thực các bên đều thấy. Nếu Triều Tiên tiếp tục triển khai hoạt động hạt nhân và tên lửa thì tất nhiên Trung Quốc sẽ ủng hộ nghị quyết của Hội đồng Bảo an (HĐBA) trừng phạt Triều Tiên nghiêm khắc hơn.

Mối quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Từ ngày Kim Jong Un đảm nhiệm chức trách người lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên, cho tới nay hai nước Trung-Triều chưa có cuộc gặp cấp cao nhất nào, kênh liên lạc ngoại giao giữa hai nước tuy vẫn thông suốt nhưng lòng tin chiến lược giữa hai bên không còn lại bao nhiêu, sự giao lưu xuất hiện trở ngại nghiêm trọng. Continue reading “Trung Quốc ‘ngửa bài’ về vấn đề Triều Tiên”

29/04/1429: Joan d’Arc giải phóng Orleans

Nguồn: Joan of Arc relieves Orleans, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1429, trong Chiến tranh Trăm năm, cô gái nông dân 17 tuổi Joan d’Arc (Joan of Arc) đã dẫn dầu một lực lượng người Pháp đến giải phóng thành phố Orleans, vốn đã bị bao vây bởi người Anh kể từ tháng 10.

Ở tuổi 16, Joan nhận được “mặc khải” từ các vị thánh Thiên Chúa giáo, rằng cô phải hỗ trợ Charles, Hoàng thái tử Pháp, giành lấy ngai vàng và đánh đuổi người Anh khỏi nước Pháp. Tin vào sứ mệnh thần thánh của cô, Charles đã ban cho Joan một lực lượng nhỏ. Cô dẫn đoàn quân đến Orleans, và vào ngày 29/04, trong khi đợt tấn công vòng ngoài của người Pháp đã khiến quân Anh kéo tới phía tây thành phố, thì Joan tiến vào cổng thành phía đông. Bằng việc đưa tiếp viện và binh lính vào thành phố bị bao vây, cô cũng trở thành nguồn cảm hứng để người Pháp tiến hành kháng chiến. Continue reading “29/04/1429: Joan d’Arc giải phóng Orleans”

28/04/1945: Benito Mussolini bị xử tử

Nguồn: Benito Mussolini executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, “Il Duce” (Lãnh tụ) Benito Mussolini và người tình Clara Petacci đã bị lính cộng sản Ý bắn chết. Cả hai bị bắt gặp khi đang cố trốn sang Thụy Sĩ.

Vị cựu lãnh đạo độc tài 61 tuổi của Ý được các đồng minh người Đức đưa lên làm người đứng đầu một chính phủ bù nhìn ở miền bắc Ý trong thời kỳ mà Đức chiếm đóng nước này ở giai đoạn cuối của Thế chiến II. Khi quân Đồng minh tiến vào bán đảo Ý và đánh bại phe Trục, Mussolini đã xem xét các lựa chọn của mình. Continue reading “28/04/1945: Benito Mussolini bị xử tử”

Sự thật về viện trợ phát triển

Nguồn: Mark Suzman, “The Truth About Development Aid,” Project Syndicate, 03/04/2017.

Biên dịch: Đỗ Thị Thu Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Bản dự thảo ngân sách 2018 được chính quyền Tổng thống Donald Trump công bố gần đây đã đề xuất cắt giảm đáng kể các khoản viện trợ nước ngoài của Mỹ, gây ra một cuộc tranh luận về vai trò của những khoản chi đó trong việc cải thiện sức khỏe và phúc lợi cho những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới. Cuộc tranh luận này là quan trọng, vì trong quá trình xóa bỏ những sự bất bình đẳng thu nhập lớn nhất trên thế giới, viện trợ đóng một vai trò cực kỳ quan trọng – và có lẽ thậm chí còn quan trọng hơn bao giờ hết – vì những lý do chưa được thấu hiểu rộng rãi. Continue reading “Sự thật về viện trợ phát triển”

27/04/1978: Tổng thống Afghanistan bị lật đổ và giết hại

Nguồn: Afghan president is overthrown and murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, Tổng thống Afghanistan, Sardar Mohammed Daoud, đã bị lật đổ và bị giết  hại trong một cuộc đảo chính do phiến quân thân cộng sản dẫn đầu. Hành động tàn bạo này đã đánh dấu sự khởi đầu một giai đoạn biến động chính trị ở Afghanistan, dẫn đến sự can thiệp của quân đội Liên Xô chưa đầy hai năm sau đó.

Daoud lên nắm quyền tại Afghanistan sau một cuộc đảo chính vào năm 1973. Mối quan hệ của ông với nước láng giềng Liên Xô đã dần trở nên tồi tệ kể từ khi ông theo đuổi một chiến dịch chống lại những người cộng sản ở Afghanistan. Vụ ám sát một lãnh đạo cấp cao của Đảng Cộng sản Afghanistan vào đầu tháng 04/1978 có thể đã kích động phe cộng sản khởi động chiến dịch chống lại chế độ Daoud vào cuối tháng này. Continue reading “27/04/1978: Tổng thống Afghanistan bị lật đổ và giết hại”