Cơ hội cho quan hệ Mỹ – Trung từ vấn đề Triều Tiên

Nguồn: Richard N. Haass, “A North Korean Opportunity for America and China”, Project Syndicate, 01/06/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Dù không phải là điều hiển nhiên, nhưng Bắc Triều Tiên có thể là cơ hội tốt nhất cho mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Dù tiềm năng đó có được hiện thực hóa hay không thì cũng không khó để nhận ra tại sao đó lại là một cơ hội cho cả hai bên.

Mối quan hệ Trung-Mỹ đương đại được sinh ra gần nửa thế kỷ trước trên nền tảng là sự quan ngại chung của hai nước về mối đe dọa đến từ Liên Xô. Đó là một trường hợp kinh điển của câu ngạn ngữ “Kẻ thù của kẻ thù chính là bạn của ta.”

Mối quan hệ như vậy có thể tồn tại bất chấp điều gì – ngoại trừ sự biến mất của kẻ thù chung. Và điều này tất nhiên chính là những gì đã xảy ra sau sự kết thúc của Chiến tranh Lạnh vào năm 1989 và sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu năm 1992. Continue reading “Cơ hội cho quan hệ Mỹ – Trung từ vấn đề Triều Tiên”

04/06/1919: Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính án thứ 19

Nguồn: Congress passes the 19th Amendment, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1919, Tu chính án thứ 19 của Hiến pháp Hoa Kỳ, bảo đảm cho phụ nữ quyền bầu cử, đã được Quốc hội thông qua và gửi đến các tiểu bang để phê chuẩn.

Phong trào đòi quyền bầu cử của phụ nữ được thành lập vào giữa thế kỷ 19 bởi những phụ nữ đã tham gia hoạt động chính trị thông qua công việc của họ trong các phong trào bãi nô và cấm bia rượu. Vào tháng 7 năm 1848, 240 phụ nữ đòi quyền bầu cử, bao gồm Elizabeth Cady Stanton và Lucretia Mott, đã gặp nhau ở Seneca Falls, New York, để khẳng định quyền bầu cử của phụ nữ. Continue reading “04/06/1919: Quốc hội Mỹ thông qua Tu chính án thứ 19”

Khía cạnh chính trị của ký ức quốc gia

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Politics of National Memory”, Project Syndicate, 19/02/2018

Biên dịch: Dương Trường Phúc |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyến thăm Warsaw năm 1970, khi Thủ tướng Tây Đức Wilhelm Brandt đột nhiên quỳ xuống trước Đài tưởng niệm cuộc Nổi dậy của người Do Thái chống Đức Quốc xã, Władysław Gomułka – nhà lãnh đạo cộng sản Ba Lan – đã nói thầm “Tượng đài sai lầm!”. Gomułka có lẽ đã muốn tôn vinh những người lính Ba Lan hi sinh trong Thế chiến II. Chính phủ bảo thủ-dân tộc chủ nghĩa hiện thời của Ba Lan, được dẫn dắt bởi Đảng Pháp luật và Công lý (PiS), có lẽ cũng sẽ đồng tình với điều đó.

Trên thực tế, chính phủ PiS đang cố gắng tái định hình hồi ức của Ba Lan về Thế chiến II – và không cần phải thì thầm – với một đạo luật mới nhằm hình sự hóa việc nhắc tới sự đồng lõa của “quốc gia Ba Lan” với tội ác diệt chủng Holocaust. Trong khi người Ba Lan có thể có lý do chính đáng khi cảm thấy bị xúc phạm bởi các cụm từ như “trại thảm sát Ba Lan” – bởi đó là các trại do Đức Quốc xã quản lý nằm trên lãnh thổ Ba Lan bị chiếm đóng và nên được gọi theo tên gọi như vậy, nhưng đạo luật đó chẳng khác gì là một nỗ lực nguy hiểm nhằm sử dụng lịch sử như một công cụ chính trị. Continue reading “Khía cạnh chính trị của ký ức quốc gia”

03/06/1940: Đức ném bom Paris

Nguồn: Germans bomb Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, lực lượng không quân Đức đã ném bom Paris, giết chết 254 người, hầu hết là dân thường.

Quyết tâm phá hoại nền kinh tế và quân sự của Pháp, giảm bớt dân số – nói ngắn gọn, là làm tê liệt tinh thần nước Pháp cũng như khả năng họ ủng hộ các quốc gia bị chiếm đóng khác – người Đức đã ném bom thủ đô Pháp mà không quan tâm chuyện hầu hết nạn nhân là thường dân, kể cả học sinh. Vụ không kích đã thành công trong việc gieo rắc nỗi sợ; Bộ trưởng Nội vụ của Pháp chỉ có thể buộc các quan chức chính phủ không được chạy trốn khỏi Paris bằng cách đe dọa họ với những hình phạt nghiêm trọng. Continue reading “03/06/1940: Đức ném bom Paris”

Bành trướng quá sức: Thách thức thực sự của Trung Quốc

Tác giả: Gordon Chang | Biên dịch: Trần Quang

Khi giới thiệu Chiến lược an ninh quốc gia mới của mình, Nhà Trắng của Tổng thống Trump đã xác định Trung Quốc là một cường quốc “theo chủ nghĩa xét lại”, một “kình địch” và “đối thủ cạnh tranh”. Trong suốt 68 trang, Chiến lược an ninh quốc gia liệt kê hành vi thù địch của Bắc Kinh và cho rằng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Mỹ và những nơi khác là “độc hại”. Làm như vậy là hợp lý.

May mắn thay cho Mỹ và đối lập với lẽ phải thông thường của Washington, nhà nước Trung Quốc nhìn có vẻ hùng mạnh trên thực tế lại đặc biệt dễ bị tổn thương vào thời điểm này. Thứ nhất, nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc đang đứng trên bờ vực của một cuộc khủng hoảng nợ. Cùng lúc đó, Bắc Kinh đang bị kéo căng quá mức, chủ yếu do tầm nhìn bành trướng của nhà lãnh đạo Tập Cận Bình. Các hành động khiêu khích của Trung Quốc đang khiến các nước khác xa lánh, củng cố một liên minh đang phát triển nhằm chống lại Bắc Kinh. Việc Tập Cận Bình không ngừng theo đuổi quyền kiểm soát tuyệt đối tại quê nhà đã làm suy yếu các thể chế của Trung Quốc. Người dân Trung Quốc đang bồn chồn. Continue reading “Bành trướng quá sức: Thách thức thực sự của Trung Quốc”

02/06/2012: Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak lãnh án chung thân

Nguồn: Longtime Egyptian leader Hosni Mubarak sentenced to life in prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2012, cựu Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak đã bị kết tội không ngăn chặn đợt thảm sát hàng trăm người biểu tình chống chính phủ trong cuộc nổi dậy năm 2011 – sự kiện đã buộc ông phải chấm dứt gần 30 năm nắm quyền. Mubarak, khi ấy 84 tuổi, đã bị kết án tù chung thân.

Sinh ra ở Ai Cập vào năm 1928, Mubarak đã giữ chức chỉ huy lực lượng không quân Ai Cập trước khi được Tổng thống Anwar Sadat chọn làm phó Tổng thống vào năm 1975. Sau khi Sadat bị ám sát bởi các tay súng Hồi giáo trong một cuộc diễu binh ở thủ đô Cairo vào tháng 10/1981, Mubarak trở thành Tổng thống thứ tư của Ai Cập. Continue reading “02/06/2012: Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak lãnh án chung thân”

01/06/1941: Crete rơi vào tay Đức quốc xã

Nguồn: Crete falls to German forces, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1941, Crete, thành trì cuối cùng của Quân Đồng minh ở Hy Lạp trong Thế chiến II, đã bị quân Đức chiếm đóng với tổn thất lớn cho cả hai bên.

Cuối năm 1940, quân đội Hy Lạp, được tăng cường bởi lực lượng không quân Anh, đã kiên quyết đẩy lùi một cuộc xâm lược của quân Ý vào đất nước họ. Vào tháng 04 năm 1941, những chiến thắng này đã trở thành thất bại khi lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler chuyển đội quân Wehrmacht Đức bất khả chiến bại sang chống lại Hy Lạp. Continue reading “01/06/1941: Crete rơi vào tay Đức quốc xã”

Tại sao người Pháp tranh luận về một dấu chấm nhỏ?

Nguồn:Why the French are arguing over a small dot”, The Economist, 06/12/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Ở nước Pháp, các vấn đề về ngôn ngữ thường khơi dậy những cuộc tranh luận sôi nổi trên toàn quốc. Chỉ vừa mới năm ngoái, những cải cách nhằm đơn giản hóa các cách đánh vần phức tạp – bao gồm cả lựa chọn xóa bỏ dấu mũ của một số từ – đã khuấy động sự bất bình và tạo ra một cuộc phản đối trực tuyến mang tên #JeSuisCirconflexe (Tôi là dấu mũ). Cơn giận dữ về ngôn ngữ mới nhất của Pháp đã dẫn tới sự can thiệp từ thủ tướng và sự cảnh báo của Học viện Pháp ngữ, cơ quan giám hộ chính thức của tiếng Pháp, về một “mối đe dọa chết người” đối với ngôn ngữ này. Nó bắt nguồn từ việc xuất bản một cuốn sách giáo khoa ngữ pháp lớp ba với một dấu chấm hiếm gặp. Tại sao lại có sự căng thẳng đến vậy? Continue reading “Tại sao người Pháp tranh luận về một dấu chấm nhỏ?”

31/05/1859: Tháp Big Ben đi vào hoạt động ở London

Nguồn: Big Ben goes into operation in London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1859, tháp đồng hồ nổi tiếng được biết đến dưới cái tên Big Ben, nằm ở phía trên ngọn tháp St. Stephen cao 320 ft (97,5m), đã lần đầu tiên rung chuông trên Tòa nhà Nghị viện ở Westminster, London.

Sau khi một vụ hỏa hoạn hủy hoại phần lớn Cung điện Westminster – trụ sở của Nghị viện Anh – vào tháng 10/1834, thì điểm nổi bật trong thiết kế cung điện mới là một chiếc đồng hồ lớn nằm trên đỉnh tháp. Nhà thiên văn hoàng gia, Sir George Airy, muốn đồng hồ có độ chính xác cao, bao gồm cả việc kiểm tra hai lần một ngày với Đài quan sát Hoàng gia Greenwich. Trong khi nhiều nhà sản xuất đồng hồ cho rằng mục tiêu này là không thể đạt được, Airy đã nhờ Edmund Beckett Denison, một luật sư nổi tiếng có chuyên môn về thuật làm đồng hồ (horology), hay khoa học về đo thời gian. Continue reading “31/05/1859: Tháp Big Ben đi vào hoạt động ở London”

30/05/1431: Joan d’Arc tử vì đạo

Nguồn:  Joan of Arc martyred, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1431, tại xứ Rouen thuộc vùng Normandy do Anh kiểm soát, Joan d’Arc, cô gái nông dân trở thành vị cứu tinh của nước Pháp, đã bị thiêu trói vào cọc vì tội dị giáo.

Joan sinh năm 1412, là con gái của một nông dân làm thuê ở Domremy, một khu vực nằm trên ranh giới  lãnh thổ của các công tước xứ Bar và Lorraine. Năm 1415, cuộc Chiến tranh Trăm năm giữa Anh và Pháp bước vào giai đoạn quyết định khi vị vua trẻ Henry V của nước Anh xâm chiếm nước Pháp và giành được hàng loạt những chiến thắng mang tính quyết định chống lại các lực lượng của vua Charles VI. Continue reading “30/05/1431: Joan d’Arc tử vì đạo”

Cơn sóng thần chính trị mới của Malaysia?

Biên dịch: Hoàng Lan

Trong cuộc bầu cử ở Malaysia mới kết thúc, Liên minh Hy vọng (PH), phe đối lập, đã giành được 122 ghế quốc hội, thành công với số ghế quá bán và hoàn thành việc thay thế chính đảng đầu tiên trong lịch sử Malaysia, cựu Thủ tướng Mahathir Mohamad, 92 tuổi, cũng tiếp tục đảm nhận chức vụ thủ tướng. Xem xét đến việc Mahathir từng nhiều lần chỉ trích cựu Thủ tướng Najib Razak trước khi bầu cử, lại còn cam kết sau cuộc bầu cử phải xem xét lại điều khoản hợp tác giữa Trung Quốc và Malaysia, thậm chí còn dự định khởi động lại đàm phán Biển Đông, những hành động này làm cho các nước ở bên ngoài lo ngại, sau khi thay đổi đảng cầm quyền ở Malaysia liệu có đưa tới biến số trong quan hệ Trung Quốc-Malaysia hay không? Continue reading “Cơn sóng thần chính trị mới của Malaysia?”

29/05/1914: Tàu Empress of Ireland bị chìm

Nguồn: The sinking of the Empress of Ireland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, trong một trong những thảm hoạ hàng hải tồi tệ nhất trong lịch sử, tàu chở khách Empress of Ireland của Anh với 1.477 hành khách và thủy thủ đoàn, đã va chạm với tàu chở hàng Storstad của Nauy ở sông St. Lawrence, Vịnh Canada. Storstad đã xuyên thủng khoảng 15 ft vào phía mạn phải của Empress of Ireland, và còn tàu chìm chỉ trong 14 phút, mang theo cùng 1.012 hành khách và thủy thủ đoàn.

Thảm kịch này xảy ra hai năm sau sự kiện tàu Titanic chìm vì va chạm với một tảng băng trôi ở Bắc Đại Tây Dương, khiến hơn 1.500 người thiệt mạng, khiến người dân đòi hỏi cần có các tiêu chuẩn về an toàn hàng hải. Continue reading “29/05/1914: Tàu Empress of Ireland bị chìm”

Tro tàn của dòng họ Romanov

Nguồn: Anastasia Edel, “The Remains of the Romanovs”, The New York Times, 10/07/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 17/07/1918, khi lực lượng Bạch Vệ tiến về khu vực do Hồng Quân kiểm soát ở quanh Yekaterinburg, Siberia, 12 lính Bolshevik được vũ trang đã đưa một nhóm 11 người đang bị lưu đày xuống tầng hầm trong căn biệt thự của một thương gia, nơi từng được gọi là Nhà Ipatiev, nay là “Nhà Mục đích Đặc biệt” (House of Special Purpose). Người nhỏ tuổi nhất trong nhóm này, cậu bé ốm yếu 13 tuổi tên là Aleksei, được bế trên tay cha cậu, người đàn ông mà cả gia đình quen gọi là Nicky, còn với tôi, và hàng triệu người Liên Xô khác, là “bạo chúa khát máu” Nicholas II.

Vị Sa hoàng bị lưu đày đã đi cùng với các cô con gái nhỏ, Anastasia, Maria, Tatyana và Olga; vợ ông, Alexandra; và người hầu của họ. Chỉ huy toán lính, Yakov Yurovsky, đọc nhanh những gì được viết trên một tờ giấy: “Cách mạng đang chết dần và các người cũng phải chết cùng nó.” Đêm cứ thế tràn ngập tiếng súng. Continue reading “Tro tàn của dòng họ Romanov”

28/05/1754: Trận đổ máu đầu tiên trong Chiến tranh Chinh phạt

Nguồn:  First blood of the French and Indian War, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1754, trong cuộc đụng độ đầu tiên trong cuộc Chiến tranh với Pháp và các đồng minh người Da đỏ (hay Chiến tranh Chinh phạt), lực lượng phòng vệ Virginia dưới sự chỉ huy của vị Đại tá 22 tuổi George Washington đã đánh bại một nhóm trinh sát người Pháp ở phía tây nam Pennsylvania. Trong một cuộc tấn công bất ngờ, những người lính Virginia đã giết chết 10 lính Pháp đến từ Fort Duquesne, bao gồm cả vị chỉ huy người Pháp, Coulon de Jumonville, và bắt giữ 21 tù binh. Chỉ có một người trong đội quân của Washington bị giết. Continue reading “28/05/1754: Trận đổ máu đầu tiên trong Chiến tranh Chinh phạt”

Nguồn gốc và ý nghĩa khái niệm ‘Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương’

Nguồn: Gurpreet S. Khurana, “Trump’s new Cold War alliance in Asia is dangerous”, Washington Post, 14/11/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyến thăm gần đây đến châu Á, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cho thế giới biết cái nhìn đầu tiên về chiến lược địa chính trị đang hình thành của mình. Cả ở Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) tại Việt Nam lẫn cuộc gặp trước đó với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, ông Trump đã sử dụng cụm từ “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” thay cho “Châu Á – Thái Bình Dương”, thuật ngữ thường xuyên được các chính quyền tiền nhiệm của Mỹ sử dụng.

Thuật ngữ mới này đã làm thay đổi bản đồ nhận thức vốn đã chiếm ưu thế kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và Trung Quốc tiến hành các chính sách “đổi mới và mở cửa” vào những năm 1980. “Châu Á – Thái Bình Dương” gợi ra hình ảnh về một cộng đồng lợi ích, gắn kết Mỹ và Đông Á. Còn thuật ngữ “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” mà ông Trump sử dụng lại thể hiện một cấu hình mới trong đó Ấn Độ và Mỹ, cùng với các quốc gia dân chủ chủ yếu khác tại châu Á – đặc biệt là Nhật Bản và Úc – cùng nhau kiềm chế ảnh hưởng đang gia tăng của Trung Quốc, trong hình hài của một cuộc Chiến tranh Lạnh phiên bản mới. Continue reading “Nguồn gốc và ý nghĩa khái niệm ‘Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương’”

27/05/1940: Chiến dịch Dynamo tại Dunkirk kết thúc

Nguồn: Operation Dynamo at Dunkirk ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, khi quân Đức tiến vào miền bắc nước Pháp trong giai đoạn đầu của Thế chiến II, họ đã cắt đứt liên hệ giữa quân Anh với đồng minh người Pháp, dẫn đến một cuộc di tản rất lớn của những người lính trên biển Bắc, từ thị trấn Dunkirk tới nước Anh.

Bị mắc kẹt trước biển, quân Đồng Minh đã nhanh chóng bị người Đức bao vây tứ phía. Đến ngày 19/05/1940, các chỉ huy của quân Anh đã cân nhắc việc rút toàn bộ Lực lượng Viễn chinh Anh (BEF) bằng đường biển. Continue reading “27/05/1940: Chiến dịch Dynamo tại Dunkirk kết thúc”

Đặt lại vấn đề thời điểm ra đời của nhà nước Lâm Ấp

Tác giả: Đổng Thành Danh

Dẫn luận

Lâm Ấp (Linyi) là một quốc gia thường được nhắc đến trong các văn bản của Trung Hoa để chỉ chính thể đầu tiên là tiền thân của vương quốc Chiêm Thành, tức là Champa sau này. Trong các nguồn sử liệu của Trung Hoa, Lâm Ấp thường được mô tả như một chính thể ở biên giới phía Nam thỉnh thoảng triều cống Thiên triều, nhưng cũng là nguồn gốc của các xung đột quân sự ở phía cực Nam của đế chế Trung Hoa. Cũng theo các văn bản này, Lâm Ấp là một chính thể ra đời từ kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập với nhà Hán, sau đó phát triển, mở rộng lãnh thổ để trở thành một chính thể độc lập và hùng mạnh trong khu vực[1]. Trong hầu hết các nghiên cứu về Lâm Ấp, các học giả cho rằng nhà nước này được thành lập vào năm 192, tuy nhiên việc đánh giá lại các nguồn sử liệu sơ cấp và các nghiên cứu thứ cấp về Lâm Ấp sẽ cho ta thấy một cách nhìn mới về niên đại khởi đầu của chính thể Lâm Ấp. Continue reading “Đặt lại vấn đề thời điểm ra đời của nhà nước Lâm Ấp”

26/05/1637: Thảm sát Pequot bắt đầu

Nguồn: Pequot massacres begin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày năm 1637, trong Chiến tranh Pequot, liên minh Thanh giáo (Puritan) và Mohegan dưới sự chỉ huy của Đại úy người Anh, John Mason, đã tấn công vào một ngôi làng của người Pequot ở Connecticut, thiêu sống hoặc giết chết khoảng 500 phụ nữ, đàn ông và trẻ em người bản địa.

Khi những người Thanh giáo ở Vịnh Massachusetts lấn dần sang đất Connecticut, họ cũng có thêm mâu thuẫn với Pequot, một bộ lạc hiếu chiến sống tập trung trên sông Thames ở đông nam Connecticut. Continue reading “26/05/1637: Thảm sát Pequot bắt đầu”

25/05/1861: Tổng thống Lincoln đình chỉ quyền bảo thân

Nguồn: President Lincoln suspends the writ of habeas corpus during the Civil War, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1861, John Merryman, một nhà lập pháp tại nghị viện tiểu bang Maryland, đã bị bắt vì đã cố gắng cản trở quân đội Liên bang miền Bắc di chuyển từ Baltimore đến Washington trong cuộc Nội chiến và đã bị giam giữ tại Fort McHenry bởi các quan chức quân đội Liên bang miền Bắc. Luật sư của ông đã ngay lập tức yêu cầu lệnh bảo thân (habeas corpus) để tòa án liên bang có thể xem xét các cáo buộc. Tuy nhiên, Tổng thống Abraham Lincoln đã quyết định đình chỉ quyền bảo thân và vị tướng tư lệnh tại Fort McHenry đã từ chối chuyển giao Merryman cho chính quyền. Continue reading “25/05/1861: Tổng thống Lincoln đình chỉ quyền bảo thân”

24/05/1943: ‘Sứ giả Thần chết’ Josef Mengele đến trại Auschwitz

Nguồn: Auschwitz gets a new doctor: “the Angel of Death”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, trại tập trung Auschwitz, Ba Lan đã đón một bác sĩ mới – Josef Mengele, 32 tuổi – người đàn ông sau này sẽ nhận biệt danh là “Sứ giả Thần chết” (Angel of Death).

Sinh ngày 16/03/1911 ở Bavaria, Mengele theo học triết học với Alfred Rosenberg và chịu ảnh hưởng rất lớn bởi lý thuyết chủng tộc của ông này. Năm 1934, khi đã là một thành viên của Đảng Quốc Xã, ông gia nhập đội ngũ nghiên cứu viên của Viện Sinh học Di truyền và Vệ sinh Chủng tộc (Institute for Hereditary Biology and Racial Hygiene). Continue reading “24/05/1943: ‘Sứ giả Thần chết’ Josef Mengele đến trại Auschwitz”