17/06/1953: Liên Xô đàn áp nổi dậy ở Đông Berlin

Nguồn: Soviets crush antigovernment riots in East Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, Liên Xô đã ra lệnh cho một sư đoàn được vũ trang của mình tiến vào Đông Berlin để đàn áp một cuộc nổi dậy của các công nhân và người biểu tình chống chính phủ Đông Đức. Đợt tấn công của Liên Xô đã đặt ra tiền lệ cho các can thiệp sau này vào Hungary vào năm 1956 và Tiệp Khắc vào năm 1968.

Bạo loạn ở Đông Berlin bắt đầu khi các công nhân xây dựng xuống đường vào ngày 16/06/1953 để phản đối lệnh gia tăng lịch làm việc của chính phủ cộng sản Đông Đức. Ngày hôm sau, đám đông các công nhân bất mãn và các nhà bất đồng chính kiến đã tăng lên đến khoảng 30.000 – 50.000 người. Các nhà lãnh đạo của cuộc biểu tình đã ra lời kêu gọi tổng đình công, kêu gọi chính phủ cộng sản Đông Đức từ chức và tiến hành bầu cử tự do. Continue reading “17/06/1953: Liên Xô đàn áp nổi dậy ở Đông Berlin”

Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P1)

Tác giả: Trần Bích San

Năm Nhâm Tuất 1862 Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ gồm 3 tỉnh Gia Định, Định Tường và Biên Hòa. Năm Đinh Mão 1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên. Hòa ước năm Giáp Tuất 1874 công nhận chủ quyền của Pháp trên toàn thể lãnh thổ Nam Kỳ.  Nam Kỳ trở thành thuộc địa (colonie) của Pháp.

Hai hòa ước năm Quí Mùi 1883 và Patenôtre năm Giáp Thân 1884 công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Bắc Kỳ và Trung Kỳ trở thành đất bảo hộ (protectorat) của Pháp. Ở miền Bắc, trên danh nghĩa, triều đình Huế còn quyền hành nhưng trên thực tế mọi việc do người Pháp điều khiển. Trung Kỳ do triều đình Huế cai trị nhưng được đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Pháp (1).  Continue reading “Thi cử và giáo dục Việt Nam thời Pháp thuộc (P1)”

16/06/1940: Thống chế Petain trở thành Thủ tướng Pháp

Nguồn: Marshal Petain becomes premier of occupied France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Thống chế Henri-Philippe Petain, anh hùng Thế chiến I, đã trở thành Thủ tướng của chính phủ Vichy, Pháp.

Khi người Đức ngày càng chiếm được nhiều lãnh thổ Pháp hơn, Nội các Pháp ngày càng tuyệt vọng mong chờ giải pháp cho cuộc khủng hoảng này. Thủ tướng Paul Reynaud vẫn lạc quan hy vọng, từ chối yêu cầu đình chiến, đặc biệt là khi nước Pháp đã nhận được sự bảo đảm từ Anh rằng cả hai sẽ cùng chiến đấu, và người Anh vẫn sẽ tiếp tục chiến đấu với Đức ngay cả khi Pháp đã hoàn toàn bị đánh bại. Nhưng những thành viên khác trong chính quyền đã quá chán nản và chỉ muốn có hòa bình. Reynaud từ chức để phản đối. Phó Thủ tướng của ông, Henri Petain, đã thành lập một chính phủ mới và yêu cầu đình chiến – thực ra là đầu hàng – người Đức. Continue reading “16/06/1940: Thống chế Petain trở thành Thủ tướng Pháp”

15/06/1917: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Gián điệp

Nguồn: U.S. Congress passes Espionage Act, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1917, khoảng hai tháng sau khi Hoa Kỳ chính thức tham gia Thế chiến I chống lại Đức, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Gián điệp.

Được thực thi chủ yếu bởi A. Mitchell Palmer, Tổng chưởng lý Hoa Kỳ dưới thời Tổng thống Woodrow Wilson, Đạo luật Gián điệp về cơ bản sẽ tội phạm hóa bất kỳ hành vi nào truyền tải thông tin nhằm can thiệp vào việc thực hiện nỗ lực chiến tranh của lực lượng vũ trang Hoa Kỳ hoặc tạo điều kiện thành công cho những kẻ thù của đất nước. Bất cứ ai bị kết tội có hành vi như vậy sẽ bị phạt 10.000 USD và 20 năm tù giam. Continue reading “15/06/1917: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Gián điệp”

Trung Quốc có đe dọa hệ tư tưởng tự do phương Tây?

Nguồn: Minxin Pei & Kishore Mahbubani, “Should the West worry about the threat to liberal values posed by China’s rise?”, The Economist, 06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Minxin Pei: Trung Quốc là một mối đe dọa đối với hệ tư tưởng tự do

Có thể khó thuyết phục độc giả của tờ The Economist rằng họ nên lo lắng về mối đe dọa đối với ý thức hệ tự do xuất phát từ sự trỗi dậy của Trung Quốc khi mà mối đe dọa sống còn đối với ý thức hệ đó, ít nhất là trong thời điểm hiện tại, lại đến từ sự pha trộn độc hại của phân cực chính trị, rối loạn thể chế và chủ nghĩa dân túy đang hoành hành ở các nền dân chủ phương Tây. Thật vậy, không nhiều người sẽ phản bác lập luận rằng hệ tư tưởng tự do, theo nghĩa là một tập hợp các tư  tưởng coi trọng quyền cá nhân, tự do và pháp quyền, sẽ khó lấy lại được ánh hào quang của mình trừ khi hệ thống chính trị thể hiện nó – nền dân chủ tự do – được phục hồi sau sự suy giảm hiện nay. Continue reading “Trung Quốc có đe dọa hệ tư tưởng tự do phương Tây?”

14/06/1951: Máy tính UNIVAC được đưa vào sử dụng

Nguồn: UNIVAC computer dedicated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ (U.S. Census Bureau) đã chính thức sử dụng UNIVAC, máy tính kỹ thuật số điện tử được sản xuất thương mại đầu tiên trên thế giới. UNIVAC, viết tắt của Universal Automatic Computer, được phát triển bởi J. Presper Eckert và John Mauchly, hai nhà sản xuất ENIAC, máy tính kỹ thuật số điện tử đa năng đầu tiên. Những máy tính khổng lồ này, sử dụng hàng nghìn ống chân không để tính toán, là tiền thân của các máy tính kỹ thuật số ngày nay.

Việc tìm kiếm các thiết bị cơ học hỗ trợ tính toán đã bắt đầu ngay từ thời cổ đại. Bàn tính (abacus), được phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau bởi người Babylon, Trung Quốc và La Mã, được định nghĩa là máy tính đầu tiên bởi vì nó tính toán giá trị bằng cách sử dụng các chữ số. Continue reading “14/06/1951: Máy tính UNIVAC được đưa vào sử dụng”

Tại sao Oklahoma có biệt danh là Bang Người đến sớm?

Nguồn:Why is Oklahoma nicknamed the Sooner State?“, History, 30/09/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Năm 1889, người dân đổ xô tới trung tâm Oklahoma để đăng ký sở hữu gần 2 triệu mẫu đất được mở cho người định cư theo quyết định của chính phủ Hoa Kỳ. Những người tới khu vực này trước thời điểm bắt đầu được chỉ định của cuộc chạy đua giành đất (land run), tức vào trưa ngày 22/04/1889, được gọi là “Những người đến sớm” (“the sooners”). Khu vực mà những người định cư đổ xô tới được gọi là các Vùng đất chưa phân bổ (“Unassigned Lands”). Mặc dù nằm trong Vùng lãnh thổ Người da đỏ (“Indian Territory”), nơi mà chính phủ liên bang đã chuyển nhiều bộ lạc người Mỹ bản địa tới trong thế kỷ 19, nhưng các Vùng đất chưa phân bổ này đã không còn gắn liền với một bộ lạc cụ thể nào sau cuộc Nội chiến Hoa Kỳ. Continue reading “Tại sao Oklahoma có biệt danh là Bang Người đến sớm?”

13/06/1914: Hoàng đế Wilhelm rời cuộc gặp với Thái tử Franz Ferdinand

Nguồn:  Kaiser Wilhelm concludes meeting with Archduke Franz Ferdinand, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1914, Hoàng đế Wilhelm II của Đức rời Konopischt, Bohemia (ngày nay là Cộng hòa Séc), khu săn bắn và nghỉ dưỡng đồng quê của Thái tử Franz Ferdinand của Áo-Hung, sau một chuyến thăm cuối tuần. Mặc dù bề ngoài Wilhelm đến để chiêm ngưỡng những khu vườn xa hoa ở Konopischt, nhưng thực tế ông và Franz Ferdinand muốn thảo luận về những bất an của Áo-Hung về tình trạng cân bằng quyền lực mong manh trong khu vực Balkan hỗn loạn.

Năm 1908, Áo-Hung đã sát nhập Bosnia-Herzegovina, vốn chính thức vẫn là một tỉnh của Đế chế Ottoman, và là nơi sinh sống không chỉ của người Bosnia mà còn cả người Croat và người Serb. Serbia phản ứng giận dữ với việc sát nhập, lập luận rằng nếu Bosnia không nằm dưới sự cai trị của người Thổ thì nó nên được cai trị bởi bởi Serbia. Continue reading “13/06/1914: Hoàng đế Wilhelm rời cuộc gặp với Thái tử Franz Ferdinand”

Cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai

Nguồn: Richard N. Haass, “Cold War II”, Project Syndicate, 23/02/2018.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc Chiến tranh Lạnh kéo dài bốn thập kỷ, xét về nhiều mặt thì cả khởi đầu và kết thúc của nó đều diễn ra ở Berlin. Tin tốt lành là cuộc chiến đó là cuộc chiến “lạnh”, phần lớn là do vũ khí hạt nhân đã đưa ra một thứ kỷ luật mà các cuộc cạnh tranh giữa các siêu cường trước đây không có, và vì Hoa Kỳ cùng với các đồng minh châu Âu và châu Á của nước này đã chiến thắng nhờ vào các nỗ lực chính trị, kinh tế và quân sự được duy trì liên tục khiến một Liên Xô dễ chao đảo cuối cùng không thể bì kịp.

Một phần tư thế kỷ sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, chúng ta bất ngờ nhận thấy mình đang ở trong một cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai. Nó vừa khác vừa quen thuộc. Nga không còn là siêu cường, mà chỉ là một quốc gia của khoảng 145 triệu người với một nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ và khí đốt, và không có một hệ tư tưởng quyến rũ thế giới. Mặc dù vậy, nước này vẫn là một trong hai nước sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất, có một ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, và sẵn sàng sử dụng các khả năng quân sự, năng lượng và công nghệ mạng để hỗ trợ các đồng minh và làm suy yếu các nước láng giềng và đối thủ. Continue reading “Cuộc Chiến tranh Lạnh lần thứ hai”

12/06/1975: Indira Gandhi bị kết tội gian lận bầu cử

Nguồn: Indira Gandhi convicted of election fraud, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, Indira Gandhi, Thủ tướng Ấn Độ, đã bị kết tội gian lận bầu cử trong chiến dịch rất thành công năm 1971. Bất chấp những lời kêu gọi từ chức, Gandhi quyết không từ bỏ vị trí của mình và sau đó ra tuyên bố thiết quân luật khi biểu tình công khai nổ ra nhằm đe dọa lật đổ chính quyền của bà.

Gandhi là con gái của Jawaharlal Nehru, Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Ấn Độ độc lập. Bà chính thức trở thành một nhân vật chính trị quốc gia vào năm 1955, khi được bầu vào cơ quan điều hành Đảng Quốc Đại. Năm 1959, bà giữ chức Chủ tịch Đảng, tới năm 1964 thì được bổ nhiệm một chức vụ quan trọng trong chính phủ của Thủ tướng Lal Bahadur Shastri. Tháng 01/1966, Lal Bahadur Shastri qua đời và Gandhi lên làm lãnh đạo Đảng Quốc Đại và do đó cũng trở thành Thủ tướng Ấn Độ. Ngay sau khi trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, Gandhi gặp phải thách thức từ cánh hữu của Đảng Quốc Đại, và trong cuộc bầu cử năm 1967, bà chỉ giành chiến thắng sít sao và do đó phải điều hành cùng với một phó thủ tướng. Continue reading “12/06/1975: Indira Gandhi bị kết tội gian lận bầu cử”

Cách mạng 4.0 và ngành may mặc các nước đang phát triển

Nguồn: Heshika Deegahawathura, “The Garment Industry’s Technology Challenge”, Project Syndicate, 08/06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Trong nhiều năm, các thảo luận về ngành may mặc toàn cầu đã bị chi phối bởi câu hỏi: Quần áo của bạn được sản xuất ở đâu và bởi ai? Nhưng ngày nay, có một câu hỏi phù hợp hơn: Quần áo của bạn được tạo ra như thế nào, và bằng cái gì?

Những gì bạn mặc sẽ đi theo xu hướng công nghệ cao, cho dù bạn có nhận ra hay không. Sau nhiều thập niên sản xuất dựa vào sức lao động của các công nhân ở Nam bán cầu, trí thông minh nhân tạo (AI) và robot đang thay thế con người tại các nhà máy. Nhưng, trong khi những thay đổi này sẽ mang lại lợi ích mới cho người tiêu dùng – chẳng hạn như giao hàng nhanh hơn và quần áo tùy chỉnh theo nhu cầu- chúng cũng sẽ đi kèm với các phí tổn. Những thay đổi đối với mô hình kinh doanh của ngành may mặc đang đe dọa sinh kế của hàng triệu người ở các nước thu nhập thấp và trung bình, và cách những nền kinh tế này thích ứng với biến đổi sẽ có những tác động sâu rộng. Continue reading “Cách mạng 4.0 và ngành may mặc các nước đang phát triển”

11/06/1880: Ngày sinh Jeannette Rankin

Nguồn: Jeannette Rankin born, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1880, Jeannette Pickering Rankin, người phụ nữ đầu tiên được bầu vào Quốc hội Hoa Kỳ, được sinh ra tại một trang trại gần Missoula, Lãnh thổ Montana.

Rankin từng là một nhân viên công tác xã hội ở bang Montana và Washington trước khi tham gia phong trào đòi quyền bầu cử của phụ nữ vào năm 1910. Làm việc với nhiều nhóm đòi quyền bầu cử khác nhau, bà đã vận động cho quyền bầu cử của nữ giới ở cấp quốc gia và vào năm 1914 bà là người đã có công trong việc giúp thông qua luật bầu cử cho phụ nữ ở Montana. Continue reading “11/06/1880: Ngày sinh Jeannette Rankin”

Công thức thành công cho thượng đỉnh Trump – Kim

Nguồn: Yoon Young-kwan, “Getting to Yes With Kim Jong-un”, Project Syndicate, 08/06/2018.

Biên dịch: Nguyễn Minh Khuê

Có phải lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã đưa ra quyết định chiến lược loại bỏ chương trình hạt nhân của mình, hay ông chỉ tham gia vào một vòng ngoại giao lừa dối khác, giả vờ sẽ phi hạt nhân hóa để đổi lấy những lợi ích vật chất cho đất nước nghèo khổ của mình?

Đây có lẽ là một câu hỏi quan trọng trong cuộc gặp giữa Kim và Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Singapore vào ngày 12 tháng 6. Cho đến lúc đó, không ai biết rõ câu trả lời, có lẽ kể cả chính Kim.

Những người lạc quan có xu hướng tin rằng ý định phi hạt nhân hóa mà Kim tuyên bố là chân thành. Họ nhấn mạnh thực tế rằng nền kinh tế của Triều Tiên đã thay đổi cơ bản kể từ khi ông kế nhiệm người cha của mình là Kim Jong-il vào năm 2011. Continue reading “Công thức thành công cho thượng đỉnh Trump – Kim”

10/06/1752: Franklin thả diều trong cơn giông

Nguồn: Franklin flies kite during thunderstorm, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1752, Benjamin Franklin đã thả diều trong cơn giông và thu được điện trong chai Leyden khi diều bị sét đánh. Điều này cho phép ông chứng minh bản chất điện của sét. Franklin bắt đầu quan tâm đến điện vào giữa những năm 1740, thời điểm mà nhiều người vẫn còn chưa biết về chủ đề này, và đã dành gần một thập niên để tiến hành các thí nghiệm điện. Ông là người đã đặt ra một số thuật ngữ được sử dụng ngày nay, bao gồm pin, dây dẫn và thợ điện. Ông cũng phát minh ra cột thu lôi, được sử dụng để bảo vệ các tòa nhà và tàu biển.

Franklin sinh ngày 17/01/1706, tại Boston, trong gia đình của một thợ làm nến và xà phòng tên là Josiah Franklin, cha của 17 đứa con cùng với người vợ là Abiah Folger. Franklin ngừng đến trường vào năm 10 tuổi, thay vào đó, ông theo học việc với anh trai James, một thợ in. Năm 1723, sau một lần tranh cãi với anh trai, Franklin rời Boston, chuyển đến sống ở Philadelphia, nơi ông tìm được việc làm thợ in. Continue reading “10/06/1752: Franklin thả diều trong cơn giông”

Lựa chọn nào cho Trump trong vấn đề Triều Tiên?

Biên dịch: Trần Quang

Tránh thất bại thê thảm và thành công thảm họa

Các Tổng thống Mỹ mới đắc cử có được nhiều quyền tự do hành động, nhưng họ không có lựa chọn khi đề cập đến những vấn đề mà họ kế thừa. Bạn không thể lựa chọn công việc cần xử lý, chỉ là phải làm gì với nó.

Điều không thể tránh khỏi là tổng thống thứ 45 của Mỹ sắp phải đối mặt với một Triều Tiên vốn đã tích lũy được một kho vũ khí hạt nhân nhỏ, cùng với các tên lửa đạn đạo có khả năng đem chúng đi xa. Trong năm đầu giữ chức tổng thống của Donald Trump, Bình Nhưỡng đã khiến thực tế này trở nên sáng tỏ bằng việc tiến hành vụ thử hạt nhân thứ sáu (và cũng là vụ thử hạt nhân mạnh nhất) và một loạt vụ phóng tên lửa đạn đạo. Trump phản ứng bằng cách chỉ trích những người tiền nhiệm đã để cho mối đe dọa được nhận thấy rõ này phát triển; có lời lẽ cứng rắn (và đôi khi là miệt thị) nhằm vào nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên, Kim Jong-un, trong khi vẫn bày tỏ sẵn sàng gặp mặt trực tiếp với ông; và tổ chức thúc đẩy thành công các biện pháp trừng phạt do Liên hợp quốc hậu thuẫn được thiết kế nhằm đưa Triều Tiên hoặc quay trở lại bàn đàm phán, hoặc phải đầu hàng. Continue reading “Lựa chọn nào cho Trump trong vấn đề Triều Tiên?”

09/06/1972: Lực lượng Việt Nam Cộng hòa đến An Lộc

Nguồn: South Vietnamese soldiers reach An Loc, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Sư đoàn 21, một phần trong lực lượng tiếp viện của Việt Nam Cộng hòa cuối cùng cũng đến vùng ngoại ô An Lộc. Sư đoàn này đã cố gắng tiếp cận thành phố bị bao vây từ 09/04, khi họ được huy động từ căn cứ đóng tại Đồng bằng sông Cửu Long và nhận lệnh tấn công Quốc lộ 13 từ Lai Khê để mở đường đến An Lộc.

Lực lượng Việt Nam Cộng hòa đã gặp phải khó khăn trong trận chiến tuyệt vọng với một sư đoàn của Bắc Việt, những người đã chốt chặn trên quốc lộ kể từ lúc bắt đầu cuộc bao vây. Trong khi Sư Đoàn 21 cố gắng mở đường, lính phòng vệ bên trong An Lộc lại thường xuyên bị tấn công bởi hai sư đoàn Bắc Việt vốn đã bao vây thành phố từ đầu tháng 04. Continue reading “09/06/1972: Lực lượng Việt Nam Cộng hòa đến An Lộc”

08/06/1949: FBI cáo buộc một số ngôi sao Hollywood là cộng sản

Nguồn: FBI report names Hollywood figures as communists, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1949, các nhân vật nổi tiếng Hollywood, bao gồm các ngôi sao điện ảnh Frederic March, John Garfield, Paul Muni, và Edward G. Robinson, đã bị nêu tên trong một báo cáo của FBI là các thành viên Đảng Cộng sản. Những báo cáo như vậy đã giúp thúc đẩy một phong trào chống cộng quá khích tại Hoa Kỳ trong những năm cuối thập niên 1940 và 1950.

Báo cáo của FBI chủ yếu dựa vào các cáo buộc của “những người cung cấp thông tin mật”, được bổ sung bởi một số phân tích đáng ngờ. Nó bắt đầu bằng cách lập luận rằng Đảng Cộng sản Hoa Kỳ tuyên bố là đã “thành công trong việc sử dụng các nhân vật nổi tiếng của Hollywood để đẩy mạnh các mục tiêu của Đảng Cộng sản.” Continue reading “08/06/1949: FBI cáo buộc một số ngôi sao Hollywood là cộng sản”

Hình hài của xung đột Mỹ – Trung

Nguồn: Min Xinpei, “The Shape of Sino-American Conflict”, Project Syndicate, 06/06/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đối với hầu hết những người quan sát cuộc chiến thương mại đang diễn ra giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nguyên nhân gây ra cuộc chiến là sự hội tụ giữa các thực tiễn thương mại không công bằng của Trung Quốc với xu hướng bảo hộ thương mại của Tổng thống Donald Trump. Nhưng cách hiểu này bỏ qua một diễn tiến quan trọng: sự sụp đổ của chính sách can dự kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ đối với Trung Quốc.

Tranh chấp thương mại không có gì là mới. Khi các đồng minh tham gia vào các tranh chấp đó – như Mỹ và Nhật Bản đã từng làm cuối những năm 1980 – chúng ta có thể giả định một cách an toàn rằng vấn đề thực sự liên quan đến khía cạnh kinh tế. Nhưng khi chúng xảy ra giữa các đối thủ chiến lược – chẳng hạn như giữa Mỹ và Trung Quốc ngày nay – có thể sẽ có nhiều điều khác nữa đằng sau câu chuyện đó. Continue reading “Hình hài của xung đột Mỹ – Trung”

07/06/1939: Nhà vua Anh lần đầu thăm Mỹ

Nguồn: British king visits U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, vua George VI đã trở thành vị vua Anh đầu tiên đến thăm Mỹ khi ông và vợ, Elizabeth, băng qua biên giới Canada-Mỹ để đến Thác Niagara, New York. Sau đó, cặp vợ chồng hoàng gia đã đến thăm thành phố New York và Washington, DC, nơi họ kêu gọi Mỹ giữ một vai trò lớn hơn trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở châu Âu. Ngày 12/06, hai người quay lại Canada, nơi họ bắt đầu chuyến hành trình về nhà.

Là cựu sinh viên Đại học Hải quân Dartmouth và từng phục vụ trong Thế chiến I, George lên ngôi sau khi anh trai của ông, vua Edward VIII, thoái vị vào ngày 11/12/1936. Edward, vị vua Anh đầu tiên tự nguyện từ bỏ ngai vàng Anh, đã đồng ý từ bỏ tước hiệu khi phải đối mặt với làn sóng chỉ trích mong muốn kết hôn của ông với Wallis Warfield Simpson, một phụ nữ Mỹ đã ly dị chồng. Continue reading “07/06/1939: Nhà vua Anh lần đầu thăm Mỹ”

06/06/1683: Bảo tàng Ashmolean mở cửa

Nguồn: The Ashmolean opens, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1683, Ashmolean, bảo tàng đại học đầu tiên trên thế giới, mở cửa tại Oxford, Anh.

Thời kỳ Khôi phục chế độ quân chủ Anh Quốc (English Restoration), Oxford là trung tâm hoạt động khoa học ở Anh. Năm 1677, nhà khảo cổ học người Anh Elias Ashmole đã quyên tặng bộ sưu tập những vật quý hiếm của mình cho Đại học Oxford, và các giám đốc của nhà trường đã lên kế hoạch xây dựng một tòa nhà để trưng bày các vật phẩm này vĩnh viễn. Kiến trúc sư nổi tiếng người Anh Sir Christopher Wren được thuê xây dựng tòa nhà, và vào ngày 6 tháng 6 năm 1683, bảo tàng Ashmolean được mở cửa. Continue reading “06/06/1683: Bảo tàng Ashmolean mở cửa”