07/09/1914: Báo cáo đầu tiên của Anh về Thế chiến I

Nguồn: British commander Sir John French issues first dispatch, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, Sir John French, chỉ huy trưởng Lực lượng Viễn chinh Anh (British Expeditionary Force, BEF), đã viết bản báo cáo chính thức đầu tiên trong Thế chiến I từ Mặt trận phía Tây, theo đó tóm tắt các sự kiện diễn ra trong vài tuần đầu tiên Anh thực hiện các chiến dịch của mình.

“Việc chuyển quân từ Anh qua đường biển và đường sắt đã được thực hiện trôi chảy và không có trở ngại nào,” French bắt đầu. “Các đơn vị đều đã tới điểm tập kết được chỉ định ở đất nước này [Pháp] trong thời hạn đã dự kiến.” Quyết định gửi quân đội Anh đến chiến đấu ở Pháp đã được đưa ra vào ngày 05/08/1914 – một ngày trước khi Anh chính thức tuyên chiến với Đức. Continue reading “07/09/1914: Báo cáo đầu tiên của Anh về Thế chiến I”

03/09/1939: Anh và Pháp tuyên chiến với Đức

Nguồn: Britain and France declare war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, nhằm đáp trả cuộc xâm lược Ba Lan của Hitler, Anh và Pháp đã đồng thời tuyên chiến với Đức.

Nạn nhân đầu tiên của tuyên bố đó lại không phải là người Đức – mà là tàu Athenia của Anh, bị đánh chìm bởi một tàu ngầm U-30 của Đức, vì cho rằng con tàu Anh đã được vũ trang và rất hiếu chiến. Lúc bấy giờ có hơn 1.100 hành khách ở trên Athenia, 112 người trong số đó thiệt mạng, với 28 người là người Mỹ. Nhưng Tổng thống Roosevelt đã không nao núng trước bi kịch này; ông tuyên bố rằng không ai “lại suy nghĩ không thấu đáo hoặc sai lầm khi nói rằng Mỹ đang đưa quân đội tới các chiến trường châu Âu.” Người Mỹ vẫn tiếp tục trung lập. Continue reading “03/09/1939: Anh và Pháp tuyên chiến với Đức”

31/08/1944: Người Anh vượt qua Phòng tuyến Gothic

Nguồn: The British cross the Gothic Line, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Tập đoàn quân thứ 8 của Anh đã vượt qua “Phòng tuyến Gothic” của Đức, một tuyến phòng thủ được dựng dọc theo miền bắc nước Ý.

Lực lượng Đồng Minh đã đẩy quân Đức đang chiếm đóng bán đảo Ý lùi ngày một xa hơn về phía bắc. Ngày 04/06, Tướng Mark Clark đã chiếm được Rome. Bây giờ Đức đã lùi sâu về phía bắc Florence. Continue reading “31/08/1944: Người Anh vượt qua Phòng tuyến Gothic”

29/08/1914: Phụ nữ tham gia chiến tranh ở Anh

Nguồn: Women join British war effort, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, khi Thế chiến I nổ ra được một tháng, Quân đoàn Phụ nữ Cứu viện (Women’s Defense Relief Corps) đã được thành lập ở Anh.

Mặc dù các tổ chức vì quyền phụ nữ ở Anh đã phản đối việc nước này tham gia vào Thế chiến I, nhưng họ đã nhanh chóng đảo ngược quan điểm của mình, nhận ra tiềm năng của chiến tranh trong việc giúp đạt được tiến bộ cho phụ nữ Anh ở trong nước. Ngay từ ngày 06/08/1914, chỉ một ngày sau khi Anh tuyên chiến với Đức, một bài báo đăng trên tờ Common Cause của phụ nữ đã khẳng định rằng: “Trong thời điểm khủng hoảng và lo âu khủng khiếp này, sẽ thoải mái hơn đôi chút khi nghĩ rằng tổ chức lớn của chúng ta, vốn được xây dựng trong những năm qua để thúc đẩy quyền bầu cử của phụ nữ, nay có thể được sử dụng để giúp đất nước chúng ta vượt qua giai đoạn căng thẳng và buồn phiền.” Continue reading “29/08/1914: Phụ nữ tham gia chiến tranh ở Anh”

Kêu gọi bầu cử sớm: Con dao hai lưỡi

Nguồn: Raj Persaud & Adrian Furnham, “The snap election trap”, Project Syndicate, 09/06/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận  | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thất bại trong việc giành đa số ghế tại Quốc hội của Đảng Bảo thủ trong cuộc bầu cử sớm chứng minh rằng các chuyên gia chính trị, người thăm dò ý kiến và các nhà dự báo khác lại sai thêm một lần nữa. Và cũng một lần nữa, rất nhiều lời giải thích được đưa ra để lý giải cho một kết quả bất ngờ.

Ví dụ, nhiều người chỉ ra rằng đương kim Thủ tướng Theresa May thuộc Đảng Bảo thủ đã tiến hành tranh cử kém cỏi và các mô hình thăm dò dư luận đánh giá thấp tỉ lệ tham gia bỏ phiếu của các cử tri trẻ tuổi. Trong khi đó, Jeremy Corbyn, lãnh đạo Công đảng lại tỏ ra tự tin và có năng lực. Nhưng dường như tất cả những lời giải thích đó đều không hợp lý vì chúng tập trung hoàn toàn vào cách chiến dịch vận động tranh cử được tiến hành như thế nào. Continue reading “Kêu gọi bầu cử sớm: Con dao hai lưỡi”

20/08/1944: Anh hỗ trợ lực lượng Kháng chiến Pháp

Nguồn: Brits launch Operation Wallace and aid French Resistance, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, 60 binh sĩ Anh, chỉ huy bởi Thiếu tá Roy Farran, đã tiến đánh về phía đông từ Rennes đến Orleans, xuyên qua khu rừng bị Đức chiếm đóng và buộc người Đức phải rút lui. Anh cũng đã giúp đỡ quân Kháng chiến Pháp trong cuộc chiến giải phóng của họ. Được đặt tên là Chiến dịch Wallace, lần tiến quân về phía đông này chỉ là một sự kiện khác trong chuỗi thất bại của người Đức ở Pháp.

Người Đức vốn đã mất Normandy và đã rút lui khỏi miền nam nước Pháp. Hầu hết các binh sĩ Đức ở phía tây đều bị mắc kẹt – hoặc bị giết chết hoặc bị bắt làm tù binh – trong sự kiện được gọi là “Trận Falaise Pocket,” diễn ra ở một vùng đất xung quanh thị trấn Falaise nằm ở miền đông, vốn được bao quanh bởi quan đội Đồng Minh. Continue reading “20/08/1944: Anh hỗ trợ lực lượng Kháng chiến Pháp”

03/08/1940: Ý tấn công thuộc địa Somaliland của Anh

Nguồn: Italians move on British Somaliland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Ý đã bắt đầu cuộc tấn công vào thuộc địa Somaliland của Anh, ở Đông Phi, tiếp giáp với thuộc địa Somaliland của Ý.

Kể từ năm 1936, Ý đã chiếm một phần Đông Phi, và sang đến năm 1940, khi nước này chính thức tham chiến, quân đội của họ đã có số lượng vượt xa lực lượng của Anh trong khu vực. Dù có ưu thế vượt trội về số lượng, Ý vẫn triển khai tấn công khá chậm, vì sợ rằng cuộc phong tỏa của Anh ở Bắc Phi sẽ ngăn cản những nguồn cung cần thiết để họ duy trì cuộc chiến, như nhiên liệu và vũ khí. Nhưng nếu Ý muốn giành được nhiều lãnh thổ hơn, họ buộc phải hành động khi con số lính Anh vẫn còn tương đối nhỏ.

Continue reading “03/08/1940: Ý tấn công thuộc địa Somaliland của Anh”

27/07/1916: Đức xử tử Thuyền trưởng Charles Fryatt

Nguồn: Germans execute British seaman Captain Charles Fryatt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, tại Bruges, Bỉ, các quan chức Đức đã xử tử Charles Fryatt, cựu chỉ huy tàu hơi nước Brussels của công ty Great Eastern Railway, sau khi một tòa án Đức đã kết tội ông tấn công tàu ngầm Đức.

Brussels, một tàu buôn của Anh, đã bị người Đức đánh chặn trên hải trình của mình, vốn được thực hiện mỗi tuần hai lần, từ Harwich ở Anh đến Hà Lan. Fryatt và các thủy thủ của ông đã bị bắt và đưa đến trại giam Ruhleben, ngoại ô Berlin. Sau đó, họ được đưa đến Bỉ để xét xử. Continue reading “27/07/1916: Đức xử tử Thuyền trưởng Charles Fryatt”

26/07/1941: Mỹ phong tỏa tài sản của Nhật

Nguồn: United States freezes Japanese assets, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin Roosevelt đã ra lệnh tịch thu tất cả tài sản của Nhật Bản ở Mỹ để trả đũa việc Nhật chiếm đóng vùng Đông Dương thuộc Pháp.

Ngày 24/07, Tokyo đã quyết định tăng cường vị thế của mình trong cuộc xâm lược Trung Quốc bằng cách di chuyển qua Đông Nam Á. Do Pháp đã chiếm một phần trong khu vực, và Đức, một đồng minh của Nhật, giờ đây đã kiểm soát hầu hết nước Pháp thông qua chính phủ “bù nhìn” của Petain, nên Pháp đã “đồng ý” để Nhật chiếm đóng các thuộc địa ở Đông Dương. Theo đó, người Nhật sẽ chiếm căn cứ hải quân Cam Ranh – chỉ cách Philippines 800 dặm, nơi có căn cứ của Mỹ, và cũng rất gần căn cứ của Anh tại Singapore. Continue reading “26/07/1941: Mỹ phong tỏa tài sản của Nhật”

25/07/1978: Em bé thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên ra đời

Nguồn: World’s First Test Tube Baby Born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, Louise Joy Brown, em bé đầu tiên được sinh ra nhờ thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization, IVF) đã ra đời tại Bệnh viện Đa khoa Oldham and District ở Manchester, Anh. Bố mẹ của em là Peter và Lesley Brown. Cô bé đã chào đời khoẻ mạnh trước nửa đêm bằng phương pháp mổ lấy thai và có cân nặng khoảng 2,5 kg.

Trước khi sinh Louise, Lesley Brown đã bị vô sinh nhiều năm do tắc nghẽn ống dẫn trứng. Tháng 11/1977, cô tham gia thử nghiệm thụ tinh trong ống nghiệm. Một quả trứng chín đã được lấy ra khỏi buồng trứng của Lesley và được đưa tới phòng thí nghiệm để thụ tinh với tinh trùng của chồng cô, nhằm tạo ra một phôi thai. Phôi thai này đã được cấy vào tử cung vài ngày sau đó. Continue reading “25/07/1978: Em bé thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên ra đời”

24/07/1943: Chiến dịch Gomorrah bắt đầu

Nguồn: Operation Gomorrah is launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, người Anh đã cho máy bay ném bom tấn công Hamburg, Đức, vào ban đêm – trong Chiến dịch Gomorrah (Operation Gomorrah). Cùng lúc đó, người Mỹ đã ném bom vào ban ngày – trong Tuần lễ Tấn công Chớp nhoáng (Blitz Week).

Đã có 167 thường dân Anh thiệt mạng trong đợt ném bom của Đức vào tháng 07. Giờ đây tình thế sẽ thay đổi. Trong đêm ngày 24/07, máy bay Anh đã thả 2.300 tấn bom cháy xuống Hamburg chỉ trong vài giờ. Sức tàn phá tương đương với những gì máy bay ném bom Đức đã thả xuống London trong 5 cuộc tấn công dữ dội nhất của họ. Hơn 1.500 thường dân Đức thiệt mạng trong vụ đột kích đầu tiên của Anh. Continue reading “24/07/1943: Chiến dịch Gomorrah bắt đầu”

19/07/1799: Phiến đá Rosetta được tìm thấy

Nguồn:Rosetta Stone found, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1799, trong chiến dịch xâm lược Ai Cập của Napoleon Bonaparte, một người lính Pháp đã phát hiện ra một phiến đá bazan màu đen có chạm khắc những ký tự cổ xưa ở gần thị trấn Rosetta, cách Alexandria khoảng 35 dặm về phía bắc. Phiến đá có hình dạng kỳ lạ, chứa các đoạn văn được viết bằng ba thứ tiếng khác nhau: chữ Hy Lạp, chữ tượng hình Ai Cập và chữ phổ thông Ai Cập. Những chữ Hy Lạp cổ đại trên Phiến đá Rosetta cho các nhà khảo cổ biết rằng nó đã được chạm khắc bởi các thầy tư tế, nhằm tôn vinh vị vua của Ai Cập, Ptolemy V, vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên. Ngạc nhiên hơn, đoạn văn viết bằng tiếng Hy Lạp đã nói rằng ba đoạn văn đều có cùng ý nghĩa. Như vậy, phiến đá này đã trở thành chìa khóa để giải quyết câu đố của chữ tượng hình, một ngôn ngữ đã bị “chết” trong gần 2.000 năm. Continue reading “19/07/1799: Phiến đá Rosetta được tìm thấy”

18/07/1918: Phe Hiệp ước phản công tại Marne

Nguồn: Allies begin major counter-offensive in Second Battle of the Marne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, ba ngày sau khi Đức thất bại trong cuộc tấn công gần sông Marne, ở vùng Champagne của Pháp, phe Hiệp ước đã bắt đầu một cuộc phản công lớn, kết thúc Trận đánh thứ hai tại Marne và đã xoay chuyển tình hình – đem về chiến thắng cho quân Hiệp ước.

Sau khi lực lượng Đức, được chỉ huy bởi tướng Erich von Ludendorff, thất bại trong mục tiêu chiếm khu vực gần thành phố Reims vào ngày 15/07 – phần lớn là do chiến lược đánh lạc hướng của phe Hiệp ước, khi sử dụng một hàng phòng vệ giả để giữ cho hàng phòng vệ thật được an toàn trong đợt đánh bom sơ bộ của Đức – chỉ huy tối cao của phe Hiệp ước, Ferdinand Foch, đã cho phép tiến hành một cuộc phản công lớn. Cuộc phản công bắt đầu vào rạng sáng ngày 18/07/1918, được thực hiện bởi 24 sư đoàn quân đội Pháp, cũng như quân từ Mỹ, Anh, và Ý. Họ đã tiến lên trong 350 xe tăng nhằm chống lại quân Đức. Continue reading “18/07/1918: Phe Hiệp ước phản công tại Marne”

11/07/1945: Liên Xô đồng ý chuyển giao Tây Berlin

Nguồn: Soviets agree to hand over power in West Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, nhằm thực hiện các thoả thuận đã đạt được tại nhiều hội nghị thời chiến khác nhau, Liên Xô đã hứa sẽ chuyển giao quyền lực cho lực lượng của Anh và Mỹ ở Tây Berlin. Dù việc phân chia Berlin (và cả nước Đức) thành các khu vực chiếm đóng chỉ là biện pháp tạm thời sau chiến tranh, nhưng các đường phân chia đã nhanh chóng trở thành vĩnh viễn. Thành phố Berlin bị chia đôi đã trở thành một biểu tượng cho những căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh.

Trong một số hội nghị thời chiến, Mỹ, Anh và Liên Xô đã đồng ý rằng sau thất bại của Đức, nước này sẽ bị chia thành ba khu vực chiếm đóng. Berlin, thủ đô của Đức, cũng sẽ bị chia cắt tương tự. Tuy nhiên, khi chiến tranh ở châu Âu chấm dứt vào tháng 05/1945, quân đội Liên Xô đã hoàn toàn kiểm soát Đông Đức và toàn bộ Berlin. Một số quan chức Mỹ, những người xem Liên Xô là một mối đe dọa đang nổi lên đối với hòa bình sau chiến tranh ở châu Âu, tin rằng Liên Xô sẽ không bao giờ từ bỏ quyền kiểm soát bất cứ phần nào của Berlin. Continue reading “11/07/1945: Liên Xô đồng ý chuyển giao Tây Berlin”

10/07/1940: Trận chiến Nước Anh bắt đầu

Nguồn: The Battle of Britain begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, quân Đức đã có trận đánh đầu tiên trong một loạt các vụ đánh bom lên nước Anh, khởi đầu cho Trận chiến Nước Anh (Battle of Britain) kéo dài ba tháng rưỡi.

Sau khi Đức chiếm được Pháp, người Anh biết rằng vấn đề chỉ còn là thời gian trước khi phe Trục chuyển hướng qua Eo biển Mache (Eo biển Anh). Và vào ngày 10/07, 120 máy bay ném bom và máy bay chiến đấu của Đức đã tấn công một đoàn tàu vận tải của Anh ngay tại eo biển, trong khi 70 máy bay ném bom khác tấn công các bến tàu đậu tại South Wales. Continue reading “10/07/1940: Trận chiến Nước Anh bắt đầu”

09/07/1941: Mã Enigma bị phá

Nguồn: Enigma key broken, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, các nhà mật mã học của Anh đã giải mã thành công ngôn ngữ bí mật mà quân đội Đức sử dụng để điều khiển các hoạt động đất-đối-không ở Mặt trận phía Đông.

Các chuyên gia người Anh thực ra đã giải được nhiều mã Enigma ở Mặt trận phía Tây. Enigma là máy mã hóa tinh vi nhất của Đức, đóng vai trò quan trọng trong việc bí mật truyền thông tin. Chiếc máy này do Hugo Koch, một người Hà Lan, phát minh vào năm 1919. Nó có bề ngoài trông giống như một máy đánh chữ và ban đầu được sử dụng cho mục đích kinh doanh. Quân đội Đức đã điều chỉnh máy Enigma để sử dụng trong thời chiến và xem hệ thống mã hoá của nó là thứ không thể phá vỡ được. Nhưng họ đã sai. Người Anh đã giải được mã Enigma ngay từ khi Đức xâm lược Ba Lan và đã chặn được hầu như tất cả các thông điệp được gửi đi trong đợt xâm lược Hà Lan và Pháp. Họ đã đặt mật danh cho các thông điệp chặn được là Ultra. Continue reading “09/07/1941: Mã Enigma bị phá”

Tại sao Đảng Bảo thủ Anh được gọi là Đảng Tory?

Nguồn:What to call Britain’s Conservative party”, The Economist, 01/06/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đảng của Theresa May được biết đến với nhiều tên gọi. Những cái tên này đến từ đâu?

Có những gì trong một cái tên? Một tuần trước cuộc tổng tuyển cử của Anh [8/6/2017], các cử tri đã nên có một ý tưởng tương đối rõ ràng về những gì mà các đảng đại diện, ngoại trừ trường hợp của Đảng Bảo thủ, bởi lẽ nhiều người vẫn có thể đang tự hỏi về tên gọi thực sự của đảng này. Họ thường được gọi là đảng viên “Đảng Bảo thủ” (Conservatives), nhưng tuyên ngôn của họ đã được đưa ra dưới tên gọi “Đảng Bảo thủ và Liên hiệp” (Conservative and Unionist Party). Thường xuyên hơn, họ chỉ đơn giản được gọi là “Tory”. Vậy tên gọi nào là chính xác? Continue reading “Tại sao Đảng Bảo thủ Anh được gọi là Đảng Tory?”

07/07/2005: Khủng bố tấn công London vào giờ cao điểm

Nguồn: Terrorists attack London transit system at rush hour, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2005, các quả bom đã được kích nổ trong ba ga tàu điện ngầm đông đúc và một xe buýt trong giờ cao điểm ở London. Các vụ đánh bom tự sát này, được cho là do al-Qaida thực hiện, đã làm 56 người thiệt mạng, gồm cả những người mang bom, và làm bị thương thêm 700 người khác. Đây là cuộc tấn công lớn nhất vào nước Anh kể từ Thế chiến II. Không có lời cảnh báo nào được đưa ra.

Vụ đánh bom đã nhắm vào London Underground, hệ thống tàu điện ngầm của thành phố. Các vụ nổ diễn ra gần như đồng thời, vào khoảng 8:50 sáng, trên các chuyến tàu ở ba địa điểm: giữa trạm Aldgate và trạm Liverpool Street trên Tuyến Circle; giữa trạm Russell Square và trạm King’s Cross trên Tuyến Piccadilly; và tại trạm Edgware Road, cũng trên Tuyến Circle. Gần một giờ sau, một chiếc xe buýt hai tầng ở Upper Woburn Place gần Quảng trường Tavistock cũng bị tấn công; nóc xe buýt bị thổi tung. Continue reading “07/07/2005: Khủng bố tấn công London vào giờ cao điểm”

05/07/1865: Cứu Thế Quân được thành lập

Nguồn: Salvation Army founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, tại East End, London, nhà truyền giáo Tin lành (revivalist) William Booth và vợ ông, Catherine, đã thành lập Hiệp hội Phục hưng Cơ Đốc (Christian Mission), sau này đổi thành Cứu Thế Quân (Salvation Army). Quyết tâm chiến đấu chống lại nghèo đói và sự thờ ơ với tôn giáo với hiệu quả như ở trong quân đội, Booth đã xây dựng mô hình giáo phái của mình theo hình ảnh quân đội Anh, đặt tên gọi cho những người đứng đầu là “sĩ quan” và các thành viên mới là “lính mới tuyển mộ.”

Hiệp hội Phục hưng Cơ Đốc, trong đó phụ nữ cũng được bình đẳng với nam giới, đã phát động “các chiến dịch” tại những khu ổ chuột nghèo khó nhất ở London. Những căn bếp phát súp miễn phí là dự án đầu tiên trong danh sách hàng loạt các dự án khác nhau được thiết kế để hỗ trợ về cả thể chất và tinh thần cho những người nghèo khổ. Trong những năm đầu tiên, nhiều người Anh đã lên án sứ mệnh và chiến thuật của Hiệp hội Phục hưng Cơ Đốc, và các thành viên của Hiệp hội thường phải nộp phạt và hoặc bị bắt giam vì tội phá rối trị an. Continue reading “05/07/1865: Cứu Thế Quân được thành lập”

26/06/1948: Mỹ bắt đầu Cầu hàng không Berlin

Nguồn: U.S. begins Berlin Airlift, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, các phi công Mỹ và Anh đã bắt đầu dùng máy bay để phân phối thực phẩm và đồ tiếp viện tới Berlin, sau khi thành phố này bị cô lập bởi cuộc phong tỏa của Liên Xô.

Khi Thế chiến II kết thúc vào năm 1945, nước Đức thất bại đã bị chia thành các khu vực do Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp lần lượt chiếm đóng. Thủ đô Berlin, dù nằm trong khu vực chiếm đóng của Liên Xô, nhưng vẫn được chia thành bốn phần, phe Đồng Minh chiếm phần phía Tây thành phố, còn Liên Xô giữ phần phía Đông. Tháng 06/1948, chính quyền Joseph Stalin đã cố gắng củng cố quyền kiểm soát thành phố bằng cách chặn tất cả các tuyến đường bộ và đường thủy đến Tây Berlin, nhằm gây áp lực buộc Đồng Minh di tản. Kết quả là, bắt đầu từ ngày 24/06, hai triệu người dân Tây Berlin đã bị cắt mất nguồn thực phẩm, nhiên liệu sưởi ấm và các nguồn cung thiết yếu quan trọng khác. Continue reading “26/06/1948: Mỹ bắt đầu Cầu hàng không Berlin”