23/06/1959: Klaus Fuchs được thả

Nguồn: Klaus Fuchs released, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1959, chỉ sau chín năm ngồi tù, Klaus Fuchs, nhà khoa học người Đức thuộc Dự án Manhattan, đồng thời là gián điệp đã giúp Liên Xô chế tạo quả bom hạt nhân và bom hydro đầu tiên, đã được thả ra khỏi một nhà tù ở Anh. Fuchs ngay lập tức rời Anh sang Đông Đức, nơi ông tiếp tục sự nghiệp khoa học của mình.

Trước khi chiến tranh xảy ra, Fuchs là một sinh viên ở Đức và từng gia nhập Đảng Cộng sản Đức vào năm 1930, nhưng tới năm 1934 thì ông buộc phải chạy trốn sau khi lãnh đạo Quốc xã Adolf Hitler lên nắm quyền. Khi đến sống tại Anh, ông trở thành một nhà khoa học trẻ tài năng và đã được quân đội Anh tuyển mộ sau khi Thế chiến II bùng nổ. Mặc cho quá khứ cộng sản của mình, Fuchs vẫn có quyền tiếp cận các thông tin tối mật. Năm 1943, Fuchs cùng với các nhà khoa học Anh khác được gửi sang Mỹ để tham gia chương trình nguyên tử bí mật của nước này. Khi được giữ lại trụ sở phát triển nguyên tử ở Los Alamos, New Mexico, Fuchs đã trở thành một nhân vật quan trọng trong chương trình. Continue reading “23/06/1959: Klaus Fuchs được thả”

Helmut Kohl viết về sự kiện sụp đổ Bức tường Berlin

Nguồn: Helmut Kohl, The Fall of the Wall Revisited, Project Syndicate, 11/04/1999.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tôi hay tin về sự sụp đổ của Bức Tường Berlin trong chuyến thăm chính thức Ba Lan cách đây mười năm. Tối ngày 09/11/1989, đoàn của tôi được Thủ tướng Tadeusz Mazowiecki mời tới bữa tiệc tại cung điện trước đây của Hoàng tử Radziwill. Trước khi tới bữa tiệc, Thư ký Văn phòng Thủ tướng, Rudolf Seiters, đã gọi từ Bonn. Ông nói với tôi rằng vị chủ tịch của chính quyền cộng sản Đông Berlin đã bất ngờ công bố các quy định tạm thời cho phép các cá nhân công dân được đi lại. Giấy phép thăm Tây Berlin sẽ được cấp cho tất cả các những người nộp đơn ngay cả khi xin gấp.

Chỉ bằng quyết định đơn giản đó, tôi biết rằng lịch sử nước Đức rồi sẽ sớm thay đổi, vì di chuyển dễ dàng tức là ai cũng có thể vượt qua Bức tường Berlin. Dù vậy thì ban đầu tôi cũng không nhìn thấy trước được những buổi lễ ăn mừng hoành tráng và vui vẻ sắp diễn ra ở Berlin. Continue reading “Helmut Kohl viết về sự kiện sụp đổ Bức tường Berlin”

13/06/1944: Đức tấn công Anh bằng tên lửa V-1

Nguồn: Germans launch V-1 rocket attack against Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, từ một vị trí gần Eo biển Manche, Đức đã phóng 10 tên lửa loại mới – V1 – sang Anh. Nhưng các tên lửa này có sức tàn phá không quá lớn.

Được thiết kế và chế tạo trong vòng một năm, V1 là loại máy bay mang bom không người lái, sử dụng động cơ phản lực xung, bay nhờ vào con quay không khí và la bàn từ trường, có khả năng mang theo một tấn chất nổ. Thật không may cho người Đức, quá trình phát nổ vẫn còn khá vụng về và thiếu chính xác, vì nó còn tùy thuộc vào tác động lên quả bom khi động cơ ngừng và bom rơi xuống đất, và thường thì chúng trật mục tiêu. Continue reading “13/06/1944: Đức tấn công Anh bằng tên lửa V-1”

09/06/1944: Hồng Quân chiếm Eo Karelia ở Phần Lan

Nguồn: The Red Army invades Karelian Isthmus in Finland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Liên Xô đã tiến vào Đông Karelia ở Phần Lan, khi họ chiến đấu để giành lại quyền kiểm soát phần lãnh thổ vốn đã được nhượng lại cho mình.

Theo các điều khoản của Hiệp ước Moskva năm 1940, Phần Lan đã buộc phải nhượng lại một phần lãnh thổ phía đông nam, bao gồm eo đất Karelia, cho Liên Xô – những người đang mong muốn tạo ra một vùng đệm cho Leningrad. Để bảo vệ mình trước lại sự xâm lấn của Liên Xô, Phần Lan đã cho phép Đức hành quân qua nước mình để tiến về hướng Đông, sang Liên Xô, mặc dù trên thực tế Phần Lan không có liên minh chính thức với Phe Trục. Continue reading “09/06/1944: Hồng Quân chiếm Eo Karelia ở Phần Lan”

06/06/1918: Trận Rừng Belleau bắt đầu

Nguồn: Battle of Belleau Wood begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trận chiến quy mô lớn đầu tiên có sự tham gia của quân Mỹ trong Thế chiến I đã bắt đầu tại Rừng Belleau, phía tây bắc con đường nối Paris và Metz.

Cuối tháng 05/1918, trong cuộc tấn công lần thứ ba trong vòng một năm, người Đức đã tiến sâu vào Mặt trận phía Tây, cách Paris chỉ 45 dặm. Lực lượng Mỹ dưới sự chỉ huy của Tướng John J. Pershing đã ngăn chặn đợt tiến công của Đức, và vào ngày 06/06, Pershing ra lệnh thực hiện một cuộc phản công để đẩy quân Đức ra khỏi Rừng Belleau. Continue reading “06/06/1918: Trận Rừng Belleau bắt đầu”

01/06/1941: Đảo Crete rơi vào tay quân Đức

Nguồn: Crete falls to German forces, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, trong Thế chiến II, đảo Crete, pháo đài cuối cùng của phe Đồng Minh ở Hy Lạp, đã bị quân đội Đức chiếm lại. Cả hai bên đều phải chịu tổn thất nặng nề.

Cuối năm 1940, quân đội Hy Lạp, được Không quân Anh giúp sức, đã quyết liệt đẩy lùi cuộc xâm lăng của người Ý vào đất nước họ. Tháng 04/1941, những thắng lợi này biến thành thất bại khi lãnh đạo Đức Quốc Xã Adolf Hitler sử dụng quân đội Đế chế (Wehrmacht) bất khả chiến bại của mình để chống lại Hy Lạp. Quân Đức tiến vào Hy Lạp nhanh đến nỗi người Anh buộc phải hủy kế hoạch đưa quân tiếp viện tới nước này. Continue reading “01/06/1941: Đảo Crete rơi vào tay quân Đức”

27/05/1941: Tàu Bismarck bị Hải quân Anh đánh chìm

Nguồn: Bismarck sunk by Royal Navy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Hải quân Anh đã đánh chìm Bismarck – thiết giáp hạm Đức – ở Bắc Đại Tây Dương, gần nước Pháp. Số người Đức thiệt mạng trong vụ việc là hơn 2.000 người.

Ngày 14/02/1939, tàu Bismarck dài 823 bộ (76,5m) đã ra khơi tại Hamburg. Lãnh đạo Đức Quốc Xã Adolf Hitler hy vọng rằng chiếc tàu chiến hiện đại sẽ là khởi đầu cho sự tái sinh của hạm đội chiến đấu trên mặt nước của Đức. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh nổ ra, Anh đã phòng vệ chặt chẽ mọi tuyến đường biển từ Đức đến Đại Tây Dương, và chỉ có tàu ngầm U-boat mới có thể di chuyển tự do qua vùng chiến sự. Continue reading “27/05/1941: Tàu Bismarck bị Hải quân Anh đánh chìm”

23/04/1942: Đức bắt đầu ‘Không kích Baedeker’ tại Anh

Nguồn: Germans begin “Baedeker Raids” on England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, nhằm trả đũa cuộc tấn công của Anh vào Lubeka, các máy bay ném bom của Đức đã tấn công Exeter, sau đó là Bath, Norwick, York và các “thành phố trung cổ” khác. Gần 1.000 thường dân Anh đã bị giết trong vụ việc có tên gọi “Không kích Baedeker” (Baedeker Raids.) Continue reading “23/04/1942: Đức bắt đầu ‘Không kích Baedeker’ tại Anh”

09/04/1940: Đức xâm lược Na Uy và Đan Mạch

Nguồn: Germany invades Norway and Denmark, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, nhiều tàu chiến Đức đã cập các cảng lớn của Na Uy, từ Narvik đến Oslo, đưa hàng ngàn quân lính vào xâm chiếm Na Uy. Cùng lúc đó, lực lượng Đức cũng chiếm Copenhagen và một số thành phố khác của Đan Mạch.

Quân Đức có thể vượt qua hệ thống mìn mà người Anh đã cho lắp đặt xung quanh các cảng Na Uy vì quân đồn trú ở các vùng này đã được lệnh cho phép người Đức tiến vào mà không chống cự. Lệnh này đến từ một vị chỉ huy Na Uy, người trung thành với cựu Ngoại trưởng Na Uy thân phát xít là Vidkun Quisling. Nhiều giờ sau cuộc đổ bộ, Đại sứ Đức ở Oslo yêu cầu Na Uy đầu hàng, nhưng chính phủ Na Uy đã từ chối. Người Đức liền đáp trả bằng một cuộc xâm lược nhảy dù và lập ra chế độ bù nhìn do Quisling lãnh đạo (cái tên Quisling sau này trở thành từ đồng nghĩa với “kẻ phản bội.”) Continue reading “09/04/1940: Đức xâm lược Na Uy và Đan Mạch”

06/04/1941: Đức xâm lược Nam Tư và Hy Lạp

Nguồn: Germany invades Yugoslavia and Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, không quân Đức đã bắt đầu Chiến dịch Castigo – đánh bom Belgrade (Thủ đô Nam Tư) và cho 24 sư đoàn cùng 1.200 xe tăng tiến vào Hy Lạp.

Đợt tấn công vào Nam Tư đã diễn ra nhanh chóng và tàn bạo, một hành động khủng bố dẫn đến cái chết của 17.000 thường dân – đây là con số thương vong dân thường trong một ngày lớn nhất kể từ khi bắt đầu chiến tranh. Continue reading “06/04/1941: Đức xâm lược Nam Tư và Hy Lạp”

29/03/1945: Quân Mỹ chiếm được Frankfurt

Nguồn: Patton takes Frankfurt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, tập đoàn quân thứ ba của Mỹ dưới sự chỉ huy của Tướng George S. Patton đã chiếm được Frankfurt khi vị tướng già đang trên đường đưa quân sang phía Đông.

Trong tiếng Đức, Frankfurt am Main có nghĩa đen là ‘Frankfurt trên sông Main’. Đây là vùng đất nằm ở miền tây nước Đức, là thủ đô của nước này vào giữa thế kỷ 19 (năm 1866, nó được sáp nhập vào Phổ và không còn là một khu vực tự do.) Khi được sáp nhập vào nước Đức thống nhất, Frankfurt đã phát triển thành một thành phố công nghiệp quan trọng, và do đó, trở thành mục tiêu ném bom chính của quân Đồng minh. Continue reading “29/03/1945: Quân Mỹ chiếm được Frankfurt”

Cuộc đời bí ẩn của Phó Quốc trưởng nước Đức phát xít

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Tối 10/5/1941, ra-đa Anh phát hiện một máy bay tiêm kích Đức bay vào vùng Scotland. Cùng lúc ấy 500 máy bay ném bom của Đức đang bay về phía London, thực hiện lệnh của Quốc trưởng Hitler ném bom tan tành thủ đô Anh Quốc.

Từ Scotland, hai máy bay Anh cất cánh đón đánh chiếc tiêm kích Đức. Khi sắp chạm trán máy bay Anh thì viên phi công Đức nhảy dù, bỏ mặc chiếc máy bay rơi xuống tan xác.

Đây là lần nhảy dù đầu tiên của Rudolf Hess (1894-1987), đương kim phó Quốc trưởng nước Đức. Hess sang Anh với sứ mạng đàm phán hoà bình thay mặt Hitler hay với tư cách cá nhân (như nhiều nhà sử học nghĩ)? – cho đến nay bí ẩn lớn nhất này vẫn chưa có lời giải, ngay cả khi các hồ sơ mật được công khai vào năm 1992. Continue reading “Cuộc đời bí ẩn của Phó Quốc trưởng nước Đức phát xít”

Trump, nợ quốc gia và trật tự toàn cầu

Nguồn: Harold James, “National Debt and Global Order,” Project Syndicate, 25/01/2017.

Biên dịch: Lâm Minh Đạt | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong lúc chúng ta bước vào năm mới, mọi chỉ dấu đều hướng đến một sự tái tạo trật tự toàn cầu. Donald Trump nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra lời biện hộ cho toàn cầu hóa tại Davos, và các nhà lãnh đạo cánh hữu như Marine Le Pen và Geert Wilders đã tổ chức một “hội nghị thượng đỉnh thay thế của châu Âu” tại thành phố Koblenz ở Đức.

Trump và các đồng minh dân túy của ông ở châu Âu lên án toàn cầu hóa, trong khi Tập lại trở thành người bảo vệ chính cho vấn đề này. Tuy nhiên, riêng thông điệp của Trump lại chứa đựng sự mâu thuẫn: theo đuổi chặt chẽ những lợi ích kinh tế quốc gia có thể đòi hỏi hợp tác quốc tế ít hơn, nhưng việc tăng cường an ninh lại đòi hỏi hợp tác quốc tế nhiều hơn. Continue reading “Trump, nợ quốc gia và trật tự toàn cầu”

07/03/1936: Hitler tái chiếm vùng sông Rhine

Nguồn: Hitler reoccupies the Rhineland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1936, lãnh đạo Đức Quốc Xã Adolf Hitler đã vi phạm Hiệp ước Versailles và Hiệp ước Locarno khi đưa quân Đức vào Rhineland, một khu vực phi quân sự dọc theo sông Rhine ở phía Tây nước Đức.

Hiệp ước Versailles, được ký  vào tháng 07/1919 – tám tháng sau khi Thế chiến I kết thúc – bao gồm các điều khoản về bồi thường chiến phí và trừng phạt hòa bình đối với nước Đức thua trận. Sau khi bị buộc phải ký hiệp ước, đoàn đại biểu Đức tại hội nghị hòa bình đã thể hiện thái độ bằng cách bẻ gãy chiếc bút họ đang dùng. Theo Hiệp ước Versailles, lực lượng quân sự Đức bị cắt giảm tới mức không đáng kể và Rhineland bị biến thành khu vực phi quân sự. Continue reading “07/03/1936: Hitler tái chiếm vùng sông Rhine”

06/03/1899: Bayer được cấp bằng sáng chế Aspirin

Nguồn: Bayer patents aspirin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1899, Văn phòng Bằng sáng chế Hoàng gia ở Berlin đã cấp bằng sáng chế Aspirin, tên thương hiệu của acid acetylsalicylic, cho công ty dược phẩm Đức – Friedrich Bayer & Co.

Aspirin hiện đã trở thành loại thuốc phổ biến nhất trong tủ thuốc gia đình, nhưng trong giai đoạn đầu tiên, acid acetylsalicylic đã được chế tạo từ một chất hóa học tìm thấy trong vỏ cây liễu. Ở dạng nguyên thủy là hoạt chất salicin, nó từng được sử dụng suốt nhiều thế kỷ trong y học dân gian, kể từ thời Hy Lạp cổ đại, khi Hippocrates dùng nó để làm giảm đau, hạ sốt. Các bác sĩ bắt đầu biết về nó từ giữa thế kỷ 19, nhưng họ hiếm khi sử dụng, vì nó có mùi khó chịu và có nguy cơ làm hỏng dạ dày. Continue reading “06/03/1899: Bayer được cấp bằng sáng chế Aspirin”

01/03/1917: ‘Bức điện Zimmermann’ được công bố tại Mỹ

Nguồn: Zimmermann Telegram published in United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, “Bức điện Zimmermann” (Zimmermann Telegram) đã được công bố trên trang nhất của rất nhiều tờ báo ở khắp nước Mỹ. Nó là một bức điện mà Ngoại trưởng Đức, Arthur Zimmermann, gửi cho Đại sứ Đức tại Mexico, trong đó đề xuất thành lập liên minh Mexico – Đức trong trường hợp nổ ra chiến tranh giữa Mỹ và Đức.

Trong bức điện, do tình báo Anh chặn được và giải mã hồi tháng 01/1917, Zimmermann chỉ thị cho vị đại sứ, Bá tước Johann von Bernstorff, đưa ra đề nghị viện trợ tài chính cho Mexico nếu nước này đồng ý trở thành đồng minh của Đức trong bất kỳ xung đột Mỹ – Đức nào trong tương lai. Nếu người Đức giành chiến thắng, họ cũng hứa sẽ trả lại cho Mexico các vùng lãnh thổ bị mất, gồm Texas, New Mexico và Arizona. Continue reading “01/03/1917: ‘Bức điện Zimmermann’ được công bố tại Mỹ”

Vai trò toàn cầu mới của Đức

Nguồn: Frank-Walter Steinmeier, “Germany’s New Global Role,” Foreign Affairs, 13/06/2016.

Biên dịch: Vũ Thành Nam & Vũ Hồng Trang | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong hai thập niên qua, vai trò của Đức trên thế giới đã trải qua một sự biến đổi đáng kể. Sau sự thống nhất hòa bình năm 1990, Đức đã trên đà trở thành người khổng lồ kinh tế với chính sách đối ngoại không có gì đáng nói. Tuy nhiên, nước Đức ngày nay là một cường quốc châu Âu thu hút không ít lời khen tiếng chê. Điều này đúng cả về cách nước Đức ứng phó với lượng người tị nạn tăng vọt gần đây – nước này đã đón nhận hơn một triệu người trong năm ngoái – lẫn việc xử lý khủng hoảng đồng euro.

Khi sức mạnh gia tăng, Đức càng có nhu cầu để giải thích chính sách đối ngoại một cách rõ ràng hơn. Lịch sử gần đây của nước Đức là chìa khóa để hiểu cách Đức nhìn nhận vị thế của mình trên thế giới. Từ năm 1998, tôi đã phục vụ đất nước với tư cách là thành viên của bốn nội các và lãnh đạo phe đối lập trong Quốc hội. Trong suốt thời gian đó, Đức không hề tìm kiếm vai trò mới trên trường quốc tế. Continue reading “Vai trò toàn cầu mới của Đức”

26/01/1945: Liên Xô giải phóng Auschwitz

Nguồn: Soviets liberate Auschwitz, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quân Liên Xô đã tiến tới Auschwitz, Ba Lan, và giải phóng những người còn sống sót trong các trại tập trung. Họ cũng đồng thời tiết lộ cho toàn thế giới biết về nỗi kinh hoàng ở nơi đây.

Auschwitz khi ấy đã bị biến thành một khu trại tập trung rộng lớn, được đánh số lần lượt là Auschwitz I, II, và III. Ngoài ra, còn có 40 trại “vệ tinh” nhỏ hơn nằm xung quanh. Tại Auschwitz II (thành lập tháng 10/1941 ở Birkenau) lực lượng SS của Đức đã tạo ra một nơi giết chóc khổng lồ, gồm có 300 trại tù; 4 “nhà tắm công cộng” mà thực ra chính là các phòng hơi ngạt; cùng nhiều hầm tử thi và lò hỏa thiêu. Hàng ngàn tù nhân còn bị đưa ra làm vật thí nghiệm y tế bởi tay bác sĩ Josef Mengele, hay còn được biết đến là “Thiên thần của Cái chết.” Continue reading “26/01/1945: Liên Xô giải phóng Auschwitz”

12/01/1943: Liên Xô chọc thủng cuộc bao vây Leningrad

Nguồn: Soviet forces penetrate the siege of Leningrad, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, quân đội Liên Xô đã chọc thủng cuộc bao vây Leningrad của quân Đức, vốn đã kéo dài một năm rưỡi. Lực lượng của Liên Xô đã tạo ra “một lỗ hổng” phá vỡ vòng vây của Đức, cho phép đưa thêm nhiều hàng tiếp viện dọc theo hồ Ladoga.

Sau khi xâm lược Liên Xô vào tháng 06/1941, Đức đã tiến thẳng đến Leningrad, thành phố lớn thứ hai ở Liên Xô. Trong tháng 8, quân Đức tiếp cận từ phía tây và phía nam, bao vây thành phố và vô hiệu hóa đường sắt Leningrad – Moskva. Người Đức đã cố gắng chiếm Leningrad nhưng thất bại. Trước tình hình đó, Hitler đã quyết định tiến hành bao vây, không cho bất cứ ai ra vào thủ đô của nước Nga cổ. Continue reading “12/01/1943: Liên Xô chọc thủng cuộc bao vây Leningrad”

29/12/1940: Đức không kích London

Nguồn: Germans raid London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, máy bay Đức đã thả bom khắp London, khiến hai bờ sông Thames bốc cháy và giết chết gần 3.600 người dân Anh.

Người Đức đã nhắm đến thủ đô Anh Quốc từ tháng 8, nhằm trả đũa các đợt tấn công vào Berlin của quân Anh. Sang tháng 9, một “cơn bão lửa khủng khiếp” đã lan khắp các quận nghèo nhất của London khi máy bay Đức thả 337 tấn bom trên các bến cảng, khu chung cư, và những con đường đông đúc. “Cuộc tấn công chớp nhoáng vào London” (The London Blitz) đã giết chết hàng ngàn người dân. Continue reading “29/12/1940: Đức không kích London”