03/03/1945: Phần Lan tuyên chiến với Đức

Nguồn: Finland declares war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Phần Lan, dưới sức ép ngày càng tăng từ cả Mỹ và Liên Xô, cuối cùng đã chính thức tuyên chiến với Đức, một đối tác cũ của nước này.

Sau khi Đức xâm lược Ba Lan, vì muốn bảo vệ Leningrad khỏi sự xâm lấn của phương Tây, cũng như của đối tác đáng ngờ trong Hiệp ước Bất tương xâm là Đức, Liên Xô đã bắt đầu yêu cầu được trao quyền kiểm soát các khu vực tranh chấp khác nhau từ Phần Lan, bao gồm một phần Eo đất Karelia (vùng đất dẫn đến Leningrad). Phần Lan đã cố gắng chống lại sức ép của Liên Xô. Thủ tướng Liên Xô Joseph Stalin liền đáp lại bằng cách công bố “phụ chú” (small print) của Hiệp ước Bất tương xâm Molotov-Ribbentrop mà Liên Xô đã ký với Đức hồi tháng 8, theo đó cho phép Liên Xô tự do cai trị trong “phạm vi ảnh hưởng” của mình. Liên Xô xâm lược Phần Lan vào ngày 30/11/1939. (Stalin tuyên bố rằng lính Phần Lan đã nổ súng trước vào quân đội Liên Xô.) Continue reading “03/03/1945: Phần Lan tuyên chiến với Đức”

17/02/1947: Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bắt đầu phát sóng đến Liên Xô

Nguồn: Voice of America begins broadcasts to Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, với câu nói “Xin chào! Đây là New York đang gọi” (Hello! This is New York calling), Đài tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America, VOA) đã chính thức bắt đầu các buổi phát thanh đầu tiên tới Liên Xô. Nỗ lực của VOA là một phần quan trọng trong chiến dịch tuyên truyền của Mỹ nhằm chống lại Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.

VOA bắt đầu hoạt động kể từ năm 1942 với tư cách là một chương trình phát thanh được thiết kế để giải thích các chính sách của Mỹ trong Thế chiến II, và nâng cao tinh thần của các đồng minh trên khắp châu Âu, châu Á, Trung Đông, và châu Phi. Sau chiến tranh, VOA tiếp tục là một phần trong kho vũ khí tuyên truyền Chiến tranh Lạnh của Mỹ và chủ yếu hướng đến khán giả Tây Âu. Continue reading “17/02/1947: Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bắt đầu phát sóng đến Liên Xô”

Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P1)

Nguồn: Why Russia Has Never Accepted Ukrainian Independence, The Economist, 18/12/2021

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tám giờ tối Chủ nhật, ngày 08/12/1991, Mikhail Gorbachev, Tổng thống Liên Xô, nhận được một cuộc điện thoại bằng đường dây tối mật. Người ở đầu dây bên kia là Stanislav Shushkevich, một giáo sư vật lý khiêm tốn, người mà vài tháng trước đó, trong công cuộc cải tổ của Gorbachev, đã được giao đảm nhận chức vụ lãnh đạo Cộng hòa Belarus thuộc Liên Xô. Shushkevich gọi từ một cabin đi săn trong khu rừng Belovezh tươi đẹp để nói với nhà cải cách vĩ đại rằng, ông đã ‘mất việc’: Liên Xô đã kết thúc rồi.

Nhìn lại, dấu hiệu cáo chung đã xuất hiện từ tháng 8, khi KGB, những nhân vật Cộng sản cứng rắn và quân đội đã buộc Gorbachev chịu quản thúc tại gia, và tiến hành một cuộc đảo chính. Sau ba ngày kháng cự hòa bình, dẫn đầu bởi Boris Yeltsin, Tổng thống Cộng hòa Xô viết Nga, họ đã rút lui. Sự kiện đó đã loại trừ mọi khả năng quay trở lại một Liên Xô trong quá khứ. Nhưng Gorbachev vẫn nuôi hy vọng về một người kế nhiệm hậu Xô Viết theo chủ trương tự do, như một cách để có thể giữ, chí ít là, một số nước cộng hòa liên kết với nhau. Cuộc gọi của Shushkevich đã giết chết hy vọng cuối cùng đó. Continue reading “Lý do Nga không bao giờ chấp nhận nền độc lập của Ukraine (P1)”

22/01/1980: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov bị bắt

Nguồn: Soviet dissident Andrei Sakharov arrested in Moscow, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, tại Moskva, Andrei Dmitriyevich Sakharov, nhà vật lý Liên Xô, người giúp nước này chế tạo quả bom hydrogen đầu tiên, đã bị bắt sau khi lên tiếng chỉ trích việc Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan. Sau đó, ông bị tước nhiều danh hiệu khoa học và bị đày đến Gorky xa xôi.

Sinh năm 1921 tại Moskva, Sakharov theo học ngành vật lý tại Đại học Moskva, đến tháng 06/1948 thì được tuyển dụng vào chương trình vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Năm 1948, sau khi cho nổ thành công quả bom nguyên tử đầu tiên, Liên Xô đã cùng Mỹ chạy đua phát triển bom hydrogen, loại vũ khí được cho là mạnh gấp hàng chục lần những quả bom được thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Continue reading “22/01/1980: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov bị bắt”

09/01/1952: Truman cảnh báo về các mối nguy hiểm của Chiến tranh Lạnh

Nguồn: President Truman warns of Cold War dangers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Harry S. Truman cảnh báo người Mỹ rằng họ đang “trải qua một thời kỳ nguy hiểm” và kêu gọi hành động mạnh mẽ nhằm đối phó với mối đe dọa từ chủ nghĩa cộng sản.

Mặc dù mức độ tín nhiệm của Truman đã giảm dần trong 18 tháng trước đó do những phàn nàn về cách ông xử lý Chiến tranh Triều Tiên, bài phát biểu của Tổng thống đã nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt từ các nghị sĩ Quốc hội và khách mời đặc biệt là Thủ tướng Winston Churchill. Continue reading “09/01/1952: Truman cảnh báo về các mối nguy hiểm của Chiến tranh Lạnh”

Bốn lý do chính khiến Liên Xô giải thể cuối 1991

Tác giả: Nguyễn Giang

Ba mươi năm sau khi Liên bang Xô- Viết tan rã, việc xác định ngày cụ thể của sự sụp đổ vẫn là đề tài tranh luận của các sử gia.

Trên mạng xã hội ngày hôm nay, và trong các sách lịch sử từ 30 năm qua, ngày Liên Xô chính thức giải thể vẫn được ghi là 25, hoặc 26 tháng 12 năm 1991.

Về mặt kỹ thuật, cả hai ngày 25 và 26 đều có thể coi là ngày Liên Xô chấm dứt tồn tại, tuy cũng chỉ là về mặt hình thức.

Vì ngày 8/12/1991, lãnh đạo ba quốc gia châu Âu là thành viên chủ chốt của Liên Xô: Nga, Belarus và Ukraine, đã cùng ra tuyên bố “Liên Xô, với tư cách là một chủ thể của quan hệ quốc tế và thực thể địa chính trị (geopolitical reality) nay chấm dứt tồn tại.”

Continue reading “Bốn lý do chính khiến Liên Xô giải thể cuối 1991”

19/12/1941: Hitler nắm quyền chỉ huy quân đội Đức

Nguồn: Hitler takes command of the German army, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, quân đội Đức đã chứng kiến một thay đổi lớn trong hàng ngũ các chỉ huy cấp cao khi Adolf Hitler lên đảm nhận vị trí Tổng tư lệnh.

Cuộc tấn công của Đức vào Moskva khi ấy đã rõ ràng là một thảm họa. Người Liên Xô đã xây dựng một hàng phòng thủ cách thành phố 200 dặm – mà lính Đức chẳng thể nào phá vỡ. Thời tiết mùa đông khắc nghiệt, với nhiệt độ thường dưới âm 31 độ, khiến các xe tăng Đức gần như bị đóng băng. Tướng Georgi Zhukov đã phát động một cuộc phản công dữ dội của bộ binh, thiết giáp và không quân Liên Xô, buộc lực lượng đang hoang mang của Đức phải vội vã rút lui. Continue reading “19/12/1941: Hitler nắm quyền chỉ huy quân đội Đức”

Boris Yeltsin: Người nông dân làm tổng thống Nga dân chủ

Năm 1985, tân tổng bí thư Mikhail Gorbachev mời Boris Yeltsin, bí thư Sverdlovsk (nay là Yekaterinburg) về Moscow. Chỉ trong vòng một năm, ông Yelsin vào Bộ Chính trị Đảng CS Liên Xô.

Là gương mặt trẻ, năng động, thậm chí nói thẳng tới mức bị cho là ‘hung hăng’, ông giúp Gorbachev thực hiện các chiến dịch chống tham nhũng.

Ngày nay người ta hay nói về Yeltsin và Gorbachev như hai nhân vật đối nghịch nhau, thậm chí là kẻ thù chính trị.

Nhưng thực ra họ có nhiều điểm giống nhau.

Cả hai cùng sinh năm 1931 và đều có gốc gác gia đình nông dân.

Continue reading “Boris Yeltsin: Người nông dân làm tổng thống Nga dân chủ”

28/11/1943: Khai mạc Hội nghị Tehran trong Thế chiến II

Nguồn: FDR attends Tehran Conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tổng thống Franklin Delano Roosevelt cùng với Thủ tướng Anh Winston Churchill và nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã gặp nhau tại một hội nghị ở Iran để thảo luận về chiến lược giành chiến thắng trong Thế chiến II và các điều khoản tiềm năng cho một hiệp ước hòa bình.

Tehran, thủ đô Iran, được chọn làm địa điểm đàm phán phần lớn là bởi tầm quan trọng chiến lược của nó đối với quân Đồng minh. Mỹ có thể tiếp tế cho Liên Xô thông qua Iran bất chấp việc người Đức đang kiểm soát hầu hết châu Âu, Balkan và Bắc Phi, và các cuộc tấn công của tàu ngầm U-boat của Đức nhắm vào tàu của Đồng minh ở Đại Tây Dương và Biển Bắc đã khiến hoạt động vận tải trở nên nguy hiểm. Continue reading “28/11/1943: Khai mạc Hội nghị Tehran trong Thế chiến II”

27/11/1954: Gián điệp Alger Hiss ra tù

Nguồn: Accused spy Alger Hiss released from prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, sau 44 tháng ngồi tù, cựu viên chức chính phủ Hoa Kỳ Alger Hiss đã được trả tự do và một lần nữa tuyên bố rằng mình vô tội trước mọi cáo buộc dẫn đến việc ông phải ngồi tù.

Là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hiss bị kết tội khai man vào năm 1950 vì đã nói dối trước đại bồi thẩm đoàn liên bang. Cụ thể, ông ta được cho là đã che giấu việc đồng lõa chuyển các tài liệu bí mật của chính phủ cho Whittaker Chambers, người sau đó chuyển tiếp các tài liệu này cho các đặc vụ của Liên Xô. Continue reading “27/11/1954: Gián điệp Alger Hiss ra tù”

02/11/1982: Nổ xe tải tại Afghanistan khiến 3.000 người thiệt mạng

Nguồn: Truck explosion kills 3,000 in Afghanistan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, một chiếc xe tải đã phát nổ trong Đường hầm Salang ở Afghanistan, làm khoảng 3.000 người thiệt mạng, hầu hết là binh lính Liên Xô đang trên đường đến Kabul.

Sự can thiệp quân sự của Liên Xô vào Afghanistan chắc chắn là một thảm họa, nhưng có lẽ sự cố tồi tệ nhất chính là vụ nổ Đường hầm Salang năm 1982. Khi đó, một đoàn dài xe quân sự đang đi từ Liên Xô đến Kabul qua thành phố biên giới Hairotum. Họ đã sử dụng Đường hầm Salang – dài 2,73 km, rộng 5,2m, cao 7,6m – một trong những đường hầm cao nhất thế giới nằm ở độ cao 3.352m, được người Liên Xô xây dựng vào thập niên 1970. Continue reading “02/11/1982: Nổ xe tải tại Afghanistan khiến 3.000 người thiệt mạng”

Tại sao Đảng Cộng sản đang dần trở thành đảng đối lập ở Nga?

Nguồn: Russia’s once-tame Communist Party is becoming an opposition force”, The Economist, 30/10/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

Ekaterina Engalycheva chưa bao giờ nhận được huy hiệu Lenin khi còn nhỏ. Vào tuần lễ cô sắp sửa trở thành đội viên thiếu niên Oktiabriata (tức “thiếu niên tháng Mười”), như tất cả những đứa trẻ Liên Xô khác lúc 7 tuổi, thì Liên bang Xô viết tan rã. Nhưng 30 năm sau, Engalycheva là đảng viên Đảng Cộng sản và là ủy viên hội đồng thành phố Moskva. Cô vận động chống lại chủ nghĩa tư bản thân hữu của Vladimir Putin; điều Lenin chắc chắn sẽ ủng hộ. Nhưng Lenin có lẽ sẽ kinh hoàng trước những mong muốn khác của cô: bầu cử tự do và công bằng. Cô đã bị giam giữ và phạt tiền vì phản đối việc bỏ tù Alexei Navalny, nhà lãnh đạo đối lập của Nga, và gần đây đã phải tự nhốt mình trong văn phòng trong khi cảnh sát đợi để bắt cô ở bên ngoài. Continue reading “Tại sao Đảng Cộng sản đang dần trở thành đảng đối lập ở Nga?”

Ứng xử của Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ

Tác giả: GS.TS. Vũ Dương Huân (Học viện Ngoại giao)

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là những trang vàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cùng với mặt trận quân sự, chính trị, mặt trận ngoại giao đã có những đóng góp không nhỏ, hình thành mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam đánh Mỹ và giải quyết vấn đề ta thắng địch thua. Trong mặt trận nhân dân thế giới ủng hộ nhân dân ta kháng chiến, Liên Xô, Trung Quốc đóng vai trò quyết định vì là hai đồng minh lớn của Việt Nam. Rất tiếc, lúc đó hai nước lại đang có bất đồng, mâu thuẫn nghiêm trọng, thậm chí coi nhau như kẻ thù. Với chính sách đối ngoại đúng đắn, với nghệ thuật ngoại giao tài tình, khôn khéo, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đoàn kết được với cả Liên Xô, Trung Quốc, đồng thời tranh thủ được sự ủng hộ to lớn, hiệu quả về tinh thần cũng như vật chất của cả hai đồng minh cho cuộc kháng chiến. Tìm hiểu cách ứng xử của ngoại giao Việt Nam đối với Liên Xô, Trung Quốc là mục tiêu của bài viết này. Continue reading “Ứng xử của Việt Nam với Liên Xô và Trung Quốc trong kháng chiến chống Mỹ”

Báo Nga viết về 14 năm Liên Xô giúp Việt Nam đánh Mỹ

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau năm 1945, trên lãnh thổ Bán đảo Đông Dương hình thành hai nhà nước – Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (trong vùng lãnh thổ do quân đội Trung Quốc chiếm đóng) và Việt Nam Cộng hòa (trong vùng do Anh và sau đó là Pháp kiểm soát).[i] Ngày 19 tháng 12 năm 1946, xung đột giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Pháp leo thang, trở thành hành động chiến tranh.

Từ đầu những năm 1950, Trung Quốc đã tích cực giúp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Kể từ năm 1953, Liên Xô cũng đã cung cấp cho Việt Nam trang thiết bị quân sự và vũ khí, đồng thời đào tạo sĩ quan. Về phía Mỹ, do bị phân tâm bởi hành động quân sự ở Triều Tiên nên hồi đó Mỹ không can thiệp vào tình hình Việt Nam. Continue reading “Báo Nga viết về 14 năm Liên Xô giúp Việt Nam đánh Mỹ”

Không quân Liên Xô tham gia Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953)

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950 – 1953, Liên Xô chẳng những viện trợ vũ khí cho quân đội Trung Quốc chiến đấu tại Triều Tiên mà còn cho không quân chi viện bộ đội Trung Quốc và Triều Tiên, góp phần quan trọng giảm được ưu thế trên bầu trời của quân đội Mỹ và đồng minh.

Chiến tranh Triều Tiên nổ ra ngày 25/6/1950 bằng cuộc tấn công ào ạt của quân đội Bắc Triều Tiên do Đảng Cộng sản của Kim Nhật Thành lãnh đạo tiến xuống phía Nam vĩ tuyến 38, nhằm giải phóng Nam Triều Tiên (nay gọi là Hàn Quốc). Ngày 28/6, họ chiếm được thủ đô Hán Thành (nay gọi là Seoul). Giữa tháng 8/1950, họ kiểm soát 90% lãnh thổ nước này. Continue reading “Không quân Liên Xô tham gia Chiến tranh Triều Tiên (1950–1953)”

22/08/1968: Người dân Tiệp Khắc phản đối sự xâm lược của Liên Xô

Nguồn: Czechs protest against Soviet invasion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, trên khắp các đường phố ở Praha và tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Thành phố New York, người Tiệp Khắc đã biểu tình phản đối việc Liên Xô xâm lược đất nước họ. Các cuộc biểu tình này nhằm nhấn mạnh sự tàn bạo của hành động xâm lược, đồng thời kêu gọi toàn thế giới cùng nhau lên án Liên Xô.

Ngày 21/08/1968, hơn 200.000 quân thuộc khối Hiệp ước Warsaw đã tràn sang Tiệp Khắc nhằm trấn áp những cải cách dân chủ và thị trường tự do do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, Alexander Dubcek, đề xuất. Đàm phán giữa Dubcek và các nhà lãnh đạo của khối Liên Xô đã không thuyết phục được người đứng đầu Tiệp Khắc từ bỏ cương lĩnh cải cách của mình. Continue reading “22/08/1968: Người dân Tiệp Khắc phản đối sự xâm lược của Liên Xô”

19/08/1960: Phi công Mỹ Francis Gary Powers bị kết án ở Liên Xô

Nguồn: Captured U.S. spy pilot sentenced in Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, tại Liên Xô, phi công do thám người Mỹ, Francis Gary Powers, người bị bắt giữ cùng chiếc U-2 của mình, đã bị kết án 10 năm tù sau khi thừa nhận là gián điệp.

Ngày 01/05/1960, Powers cất cánh từ Pakistan, cầm lái chiếc máy bay trinh sát tầm cao Lockheed U-2 cực kỳ tối tân. Là phi công của CIA, ông được giao nhiệm vụ bay qua khoảng 2.000 dặm trên bầu trời Liên Xô đến sân bay quân sự BodØ ở Na Uy, thu thập thông tin tình báo dọc đường đi. Nhưng chỉ mới đi được nửa chặng đường, Powers đã bị Liên Xô bắn hạ, ngay tại Sverdlovsk trên dãy núi Ural. Ông may mắn sống sót sau cú nhảy dù ở độ cao 4500m, nhưng đã bị chính quyền Liên Xô bắt giữ ngay lập tức. Continue reading “19/08/1960: Phi công Mỹ Francis Gary Powers bị kết án ở Liên Xô”

29/06/1941: Đức đưa quân tiến sâu vào Liên Xô

Nguồn: Germans advance in USSR, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, một tuần sau khi phát động một cuộc xâm lược lớn vào Liên Xô, các sư đoàn Đức đã có những bước tiến đáng kinh ngạc vào Leningrad, Moskva và Kiev.

Bất chấp việc ký Hiệp ước Bất tương xâm Xô-Đức vào năm 1939, Joseph Stalin biết rằng chiến tranh với Đức Quốc Xã – kẻ thù ý thức hệ tự nhiên của Liên Xô – là không thể tránh khỏi. Năm 1941, ông nhận được báo cáo rằng quân Đức đang tập hợp dọc theo biên giới phía tây của Liên Xô và đã ra lệnh huy động chỉ một phần lực lượng dự bị vì tin rằng lãnh tụ Đức Quốc Xã Adolf Hitler sẽ không bao giờ mở một mặt trận nào khác cho đến khi nước Anh bị khuất phục. Bởi thế, Stalin đã rất ngạc nhiên khi kẻ thù xâm lược ngay từ ngày 22/06/1941. Vào ngày này, 150 sư đoàn Đức đã tràn qua biên giới phía tây dài 1.800 dặm của Liên Xô trong một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất và mạnh nhất trong lịch sử. Continue reading “29/06/1941: Đức đưa quân tiến sâu vào Liên Xô”

27/06/1950: Tổng thống Truman ra lệnh cho lực lượng Mỹ tới Hàn Quốc

Nguồn: President Truman orders U.S. forces to Korea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Tổng thống Harry S. Truman thông báo rằng ông đang ra lệnh cho lực lượng không quân và hải quân Mỹ đến Hàn Quốc để hỗ trợ quốc gia dân chủ này trong việc đẩy lùi cuộc xâm lược của cộng sản Triều Tiên. Ông giải thích, nước Mỹ đang tiến hành chiến dịch quân sự lớn nhằm thực thi một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc trong đó kêu gọi chấm dứt các hành động thù địch và ngăn chặn sự lan rộng của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á. Ngoài việc triển khai lực lượng Mỹ đến Hàn Quốc, Truman còn cho triển khai Hạm đội 7 đến Formosa (Đài Loan) để đề phòng sự xâm lược từ Trung Quốc cộng sản và ra lệnh tăng tốc viện trợ quân sự cho quân Pháp đang chống lại lực lượng du kích cộng sản ở Việt Nam. Continue reading “27/06/1950: Tổng thống Truman ra lệnh cho lực lượng Mỹ tới Hàn Quốc”

23/03/1983: Reagan kêu gọi sử dụng công nghệ chống tên lửa mới

Nguồn: President Reagan calls for new antimissile technology, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, trong một bài phát biểu trước cả nước, Tổng thống Ronald Reagan đề xuất Mỹ nên bắt tay vào chương trình phát triển công nghệ chống tên lửa có thể khiến nước này gần như không thể bị tấn công bằng tên lửa hạt nhân. Bài phát biểu của Reagan đánh dấu sự khởi đầu của cái được gọi là “Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược” (Strategic Defense Initiative – SDI) đầy tranh cãi.

Bất chấp việc ông có luận điệu chống cộng mạnh mẽ, Reagan đã coi việc kiểm soát vũ khí hạt nhân là một trong những điểm mấu chốt trong chính quyền của mình. Tuy nhiên, đến năm 1983, các cuộc đàm phán với Liên Xô đã bị đình trệ do các vấn đề như: loại vũ khí nào nên được kiểm soát, loại biện pháp kiểm soát nào nên được thiết lập và làm thế nào để đánh giá mức độ tuân thủ các biện pháp kiểm soát đó. Đây cũng là thời điểm Reagan trở nên đặc biệt quan tâm đến ý tưởng được đề xuất bởi một số cố vấn quân sự và khoa học của mình, bao gồm cả Tiến sĩ Edward Teller, “cha đẻ của bom hydrogen.” Continue reading “23/03/1983: Reagan kêu gọi sử dụng công nghệ chống tên lửa mới”