28/04/1970: Nixon chấp thuận cho quân Mỹ xâm nhập Campuchia

Nguồn: President Nixon approves Cambodian incursion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Tổng thống Richard Nixon đã chính thức chấp thuận cho lính tác chiến của Mỹ phối hợp với các đơn vị của Việt Nam Cộng hòa tấn công các căn cứ của lực lượng cộng sản ở Campuchia.

Bộ trưởng Ngoại giao William Rogers và Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird, những người đã liên tục ủng hộ việc giảm bớt lực lượng Mỹ tại Việt Nam, đã bị loại khỏi quyết định sử dụng quân đội Mỹ tại Campuchia. Tướng Earle Wheeler, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu Trưởng Liên quân, đã điện cho Tướng Creighton Abrams, chỉ huy cấp cao của Mỹ tại Sài Gòn, thông báo cho ông về quyết định “cấp trên đã cho phép một số hành động quân sự nhằm bảo vệ lực lượng của Mỹ đang hoạt động ở miền Nam Việt Nam.” Continue reading “28/04/1970: Nixon chấp thuận cho quân Mỹ xâm nhập Campuchia”

23/04/1975: Ford tuyên bố chiến tranh đã kết thúc ở Mỹ

Nguồn: Ford says that war is finished for America, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, trong một bài phát biểu tại Đại học Tulane, Tổng thống Gerald Ford nói rằng Chiến tranh Việt Nam đã kết thúc với Mỹ. “Hôm nay, người Mỹ có thể lấy lại cảm giác tự hào đã từng tồn tại trước Chiến tranh Việt Nam. Nhưng sẽ không thể đạt được điều đó nếu chúng ta quay trở lại chiến đấu trong cuộc chiến.” Đây là tin xấu đối với chính quyền Việt Nam Cộng hòa, những người đang tuyệt vọng cầu xin sự hỗ trợ từ Mỹ khi Bắc Việt bao vây Sài Gòn trong cuộc tấn công cuối cùng nhắm vào thủ đô.

Quân Bắc Việt đã phát động một cuộc tấn công lớn vào tháng 3 để đánh chiếm thủ phủ Ban Mê Thuột (tỉnh Đắk Lắk) ở Tây Nguyên. Lính Việt Nam Cộng hòa đã chiến đấu rất kém cỏi và nhanh chóng bị áp đảo. Bất chấp những hứa hẹn viện trợ trước đó của cả hai Tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford, người Mỹ đã không hành động gì. Continue reading “23/04/1975: Ford tuyên bố chiến tranh đã kết thúc ở Mỹ”

14/04/1975: Chiến dịch “Không vận Trẻ em” kết thúc

Nguồn: Operation “Baby Lift” concludes after flying 2,600 South Vietnamese orphans to the U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, cuộc không vận mà người Mỹ thực hiện nhằm đưa trẻ mồ côi Việt Nam đến Mỹ đã kết thúc sau khi 2.600 trẻ hạ cánh an toàn trên đất Mỹ.

Chiến dịch bắt đầu trong thảm khốc vào ngày 04/04, khi một máy bay vận chuyển của Không Lực Mỹ gặp sự cố ngay sau khi cất cánh từ căn cứ không quân Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn. Hơn 138 hành khách, chủ yếu là trẻ em, đã thiệt mạng. Continue reading “14/04/1975: Chiến dịch “Không vận Trẻ em” kết thúc”

12/04/1961: Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ

Nguồn: Soviet cosmonaut Yuri Gagarin becomes the first man in space, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, trên tàu vũ trụ Vostok 1, nhà du hành vũ trụ Liên Xô Yuri Alekseyevich Gagarin trở thành người đầu tiên du hành vào vũ trụ. Trong chuyến bay, phi công thử nghiệm kiêm kỹ thuật viên công nghiệp 27 tuổi này cũng trở thành người đầu tiên bay quanh hành tinh của chúng ta, một kỳ tích được thực hiện bởi tàu không gian của ông trong vòng 89 phút. Vostok 1 đã bay quanh Trái Đất ở độ cao tối đa 187 dặm (301 km) và đã được hướng dẫn hoàn toàn bởi một hệ thống điều khiển tự động. Câu nói duy nhất được cho là của Gagarin trong suốt khoảng thời gian 1 giờ 48 phút trên vũ trụ là, “Chuyến bay đang diễn ra bình thường. Tôi vẫn khỏe.”

Sau khi chiến công lịch sử của ông được công bố, một Gagarin cuốn hút và khiêm nhường đã ngay lập tức trở thành người nổi tiếng trên toàn thế giới. Ông được trao tặng Huân chương Lenin và được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Các tượng đài của ông được dựng lên khắp Liên Xô và nhiều đường phố cũng được đổi tên để vinh danh ông. Continue reading “12/04/1961: Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên bay vào vũ trụ”

11/04/1945: Quân đội Mỹ giải phóng trại tập trung Buchenwald

Nguồn: The U.S. army liberates Buchenwald concentration camp, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tập đoàn quân Thứ ba của Mỹ đã giải phóng trại tập trung Buchenwald, gần Weimar, Đức – một trại tử thần được đánh giá là chỉ đứng sau trại Auschwitz về mức độ kinh hoàng mà nó gây ra cho các tù nhân.

Trước khi lực lượng Mỹ áp sát trại tập trung của Đức Quốc Xã tại Buchenwald, văn phòng Gestapo tại Weimar đã thông báo cho những người điều hành trại rằng chất nổ đang được gửi đến để tiêu hủy mọi bằng chứng về trại – kể cả các tù nhân. Điều mà Gestapo không biết là những người điều hành trại đã trốn chạy vì sợ quân Đồng minh. Một tù nhân đã thay họ trả lời điện thoại và thông báo cho văn phòng Gestapo rằng họ không cần chất nổ, vì trại đã được cho nổ tung rồi. Điều này tất nhiên là không đúng sự thật. Continue reading “11/04/1945: Quân đội Mỹ giải phóng trại tập trung Buchenwald”

09/04/1942: Quân Mỹ đầu hàng ở Bataan, Philippines

Nguồn: Troops surrender in Bataan, Philippines, in largest-ever U.S. Surrender, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Thiếu tướng Edward P. King Jr. đã đầu hàng tại Bataan, Philippines – bất chấp mệnh lệnh của Tướng Douglas MacArthur. 78.000 quân (66.000 người Philippines và 12.000 người Mỹ), lực lượng lớn nhất của Mỹ từng phải đầu hàng trong lịch sử, đã bị người Nhật bắt làm tù binh.

Các tù binh đã bị buộc phải đi 55 dặm từ Mariveles, phía nam của bán đảo Bataan, đến San Fernando, trong sự kiện mà sau này được gọi là “Bataan Death March” (Cuộc hành quân chết chóc Bataan). Có ít nhất 600 người Mỹ và 5.000 người Philippines đã thiệt mạng vì sự tàn bạo cực độ của những kẻ bắt giữ họ, những kẻ đã bỏ đói và đánh đập họ suốt hành trình. Continue reading “09/04/1942: Quân Mỹ đầu hàng ở Bataan, Philippines”

04/04/1918: Trận Somme thứ hai kết thúc

Nguồn: Second Battle of the Somme ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trong Thế chiến I, Trận Somme thứ hai, trận đánh lớn đầu tiên của Đức trong hơn một năm, đã kết thúc ở mặt trận phía tây.

Ngày 21/03/1918, một cuộc tấn công lớn vào các căn cứ của phe Hiệp ước ở khu vực sông Somme của Pháp đã bắt đầu bằng năm giờ bắn phá từ hơn 9.000 khẩu pháo của Đức. Tập đoàn Quân thứ Năm của Anh (British Fifth Army) với trang bị kém cỏi đã nhanh chóng bị áp đảo và buộc phải rút lui. Continue reading “04/04/1918: Trận Somme thứ hai kết thúc”

29/03/1951: “Mad Bomber” tấn công New York

Nguồn: The “Mad Bomber” strikes in New York, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, một thiết bị tự chế đã phát nổ tại nhà ga Grand Central ở Thành phố New York, khiến những người đi làm giật mình nhưng may mắn không ai bị thương. Trong vài tháng sau đó, năm quả bom nữa đã được tìm thấy tại các địa điểm nổi tiếng rải rác khắp New York, bao gồm cả thư viện công cộng. Nhà chức trách nhận ra rằng hành vi khủng bố mới này là tác phẩm của “Mad Bomber.”

Trải nghiệm đầu tiên của cư dân New York với “Mad Bomber” là vào ngày 16/11/1940, khi một quả bom ống được để lại trong tòa nhà Edison với một ghi chú rằng, “Bọn lừa đảo Con Edison, cái này là dành cho các ngươi.” Nhiều quả bom khác đã được phát hiện vào năm 1941, quả sau luôn mạnh hơn quả trước, cho đến khi Mad Bomber gửi đi một ghi chú vào tháng 12 rằng “tôi sẽ không tạo thêm bom trong thời gian diễn ra Thế chiến nữa.” Hắn cũng tiếp rằng công lý sẽ được thực thi với Con Edison, công ty điện lực New York, trong thời gian tới. Continue reading “29/03/1951: “Mad Bomber” tấn công New York”

28/03/1979: Thảm họa hạt nhân tại đảo Three Mile

Nguồn: Nuclear disaster at Three Mile Island, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào lúc 4 giờ sáng ngày này năm 1979, tai nạn tồi tệ nhất trong lịch sử ngành điện hạt nhân Hoa Kỳ đã bắt đầu khi một van áp suất trong lò phản ứng số 2 tại nhà máy điện hạt nhân Đảo Three Mile mắc lỗi và không thể đóng lại. Nước làm mát, bị nhiễm phóng xạ, đã từ van chảy lan sang các tòa nhà liền kề, và lõi hạt nhân bắt đầu nóng lên tới mức nguy hiểm.

Nhà máy điện hạt nhân Đảo Three Mile được xây dựng vào năm 1974 trên một bãi bồi trên sông Susquehanna của Pennsylvania, chỉ cách thủ phủ Harrisburg 10 dặm về phía hạ lưu. Năm 1978, một lò phản ứng tiên tiến thứ hai bắt đầu hoạt động trên đảo Three Mile, nơi được ca ngợi là tạo ra nguồn năng lượng đáng tin cậy với mức giá phải chăng trong thời kỳ khủng hoảng năng lượng. Continue reading “28/03/1979: Thảm họa hạt nhân tại đảo Three Mile”

26/03/1950: McCarthy buộc tội Owen Lattimore là điệp viên Liên Xô

Nguồn: McCarthy charges that Owen Lattimore is a Soviet spy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, một buổi phát thanh liên quan đến cuộc điều tra của Thượng viện về những người cộng sản ở Bộ Ngoại giao Mỹ đã rò rỉ tin tức rằng Thượng nghị sĩ Joseph McCarthy đã buộc tội Giáo sư Owen Lattimore là gián điệp cấp cao của Liên Xô. Lattimore sớm trở thành nhân vật trung tâm trong cơn cuồng loạn mang tên “Nỗi sợ Cộng sản” (Red Scare) xuất phát từ những cáo buộc liều lĩnh của McCarthy.

McCarthy sớm trở nên nổi tiếng vào tháng 02/1950 khi ông tuyên bố trong một bài phát biểu rằng mình đang nắm giữ một danh sách hơn 200 người “theo cộng sản” trong Bộ Ngoại giao. Tuy nhiên, khi bị ép công khai chi tiết, McCarthy lại tìm cách lảng tránh. Khi Thượng viện yêu cầu ông đưa ra bằng chứng để hỗ trợ cho khẳng định của mình, McCarthy chuyển sang trình bày lan man và hoàn toàn không mạch lạc. Continue reading “26/03/1950: McCarthy buộc tội Owen Lattimore là điệp viên Liên Xô”

19/03/1949: Đông Đức phê chuẩn hiến pháp mới

Nguồn: East Germany approves new constitution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, trong giai đoạn chuẩn bị thành lập một nước Đông Đức riêng biệt do Liên Xô thống trị, Hội đồng Nhân dân trực thuộc Khu vực do Liên Xô Chiếm đóng (People’s Council of the Soviet Zone of Occupation) đã phê chuẩn một hiến pháp mới. Hành động này, cùng với chính sách theo đuổi con đường độc lập cho Tây Đức của Mỹ, đã góp phần làm sâu sắc hơn sự phân chia tại Đức.

Tình trạng hậu chiến của Đức đã luôn là vấn đề gây tranh luận nóng bỏng giữa Mỹ và Liên Xô ngay cả trước khi Thế chiến II kết thúc. Liên Xô muốn đảm bảo rằng Đức sẽ được giải giáp vĩnh viễn và yêu cầu khoản bồi thường chiến phí rất lớn từ chính phủ Đức sau chiến tranh. Trong khi đó, Mỹ lại do dự không muốn cam kết với những yêu cầu này. Continue reading “19/03/1949: Đông Đức phê chuẩn hiến pháp mới”

08/03/1965: Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ Đà Nẵng

Nguồn: U.S. Marines land at Da Nang, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, ba tàu vận tải USS Henrico, Union và Vancouver, mang theo Lữ đoàn Viễn chinh Thủy quân Lục chiến số 9 dưới quyền Chuẩn Tướng Frederick J. Karch, đã đổ bộ vào bãi biển Xuân Thiều (Red Beach Two), cách Đà Nẵng khoảng 3,7 km.

Lên bờ đầu tiên là Tiểu đoàn 3, những người đến bãi biển lúc 8:15 sáng. Trang bị đầy đủ thiết bị chiến đấu và mang theo súng trường M-14, toán lính Thủy quân Lục chiến được chào đón bởi nhóm cảnh sát, sĩ quan Việt Nam Cộng hòa, các cô gái Việt Nam với vòng hoa trên tay, và bốn lính Mỹ cầm một tấm biển lớn ghi rõ: “Xin chào mừng. Những anh lính dũng cảm!” (Welcome, Gallant Marines). Continue reading “08/03/1965: Thủy quân Lục chiến Mỹ đổ bộ Đà Nẵng”

25/02/1779: Quân Anh đầu hàng tại Pháo đài Sackville

Nguồn: British surrender Fort Sackville, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1779, Pháo đài Sackville đã đầu hàng, đánh dấu khởi đầu của sự kết thúc chuỗi ngày thống trị của Anh ở biên giới phía tây nước Mỹ.

Mười tám ngày trước đó, George Rogers Clark rời Kaskaskia trên sông Mississippi với lực lượng khoảng 170 người, bao gồm các dân quân Kentucky và tình nguyện viên người Pháp. Họ đã vượt hành trình hơn 200 dặm đường giữa dòng nước lũ dâng cao, lạnh giá để đến Fort Sackville ở Vincennes (Indiana) vào ngày 23. Sau khi giết hại dã man 5 người dân bản địa là đồng minh của Anh ở khu vực xung quanh, Clark đã buộc quân đồn trú Anh dưới quyền Trung úy Henry Hamilton phải đầu hàng vào lúc 10 giờ sáng ngày 25/02. Continue reading “25/02/1779: Quân Anh đầu hàng tại Pháo đài Sackville”

20/02/1942: Phi công Mỹ Edward O’Hare bắn hạ 5 máy bay Nhật

Nguồn: Pilot O’Hare becomes first American WWII flying ace, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Trung úy Edward O’Hare đã cất cánh từ hàng không mẫu hạm Lexington để tham gia cuộc đột kích vào căn cứ của Nhật Bản tại Rabaul – và vài phút sau, ông trở thành “Phi công Át chủ bài” (flying ace) đầu tiên của Mỹ trong Thế chiến II.

Giữa tháng 02/1942, tàu Lexington bắt đầu đi vào khu vực Biển San Hô. Rabaul, một thị trấn trên đảo New Britain thuộc Quần đảo Bismarck, đã bị người Nhật chiếm đóng từ tháng 01 và xây dựng tại đó một căn cứ không quân khổng lồ. Người Nhật lúc đó đang trên đường chiếm Quần đảo Solomon, mục tiêu tiếp theo trong nỗ lực mở rộng đế chế Thái Bình Dương của họ. Nhiệm vụ của Lexington là làm suy yếu vị thế của Nhật tại Rabaul bằng một cuộc oanh kích. Continue reading “20/02/1942: Phi công Mỹ Edward O’Hare bắn hạ 5 máy bay Nhật”

16/02/1804: Quân Mỹ đột kích cảng Tripoli

Nguồn: U.S. Navy stages daring mission during First Barbary War, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1804, trong Chiến tranh Barbary lần thứ nhất, Trung úy Stephen Decatur của Mỹ đã lãnh đạo một nhiệm vụ quân sự mà Đô đốc nổi tiếng người Anh Horatio Nelson gọi là “hành động táo bạo nhất thời đại.”

Tháng 08/1801, Tổng thống Thomas Jefferson đã ra lệnh cho các tàu Hải quân Mỹ đến Địa Trung Hải để chống lại các cuộc tấn công liên tục nhắm vào tàu Mỹ của cướp biển đến từ các nước vùng Barbary: Morocco, Algeria, Tunis và Tripolitania. Các thủy thủ Mỹ thường bị bắt cóc cùng với tàu thuyền và Mỹ buộc phải chuộc lại người của mình với giá cắt cổ. Sau hai năm đối đầu trong các trận đánh nhỏ lẻ, các chiến dịch quy mô hơn đã bắt đầu vào tháng 06/1803 khi một lực lượng viễn chinh Mỹ tấn công cảng Tripoli ở Libya ngày nay. Continue reading “16/02/1804: Quân Mỹ đột kích cảng Tripoli”

15/02/1898: Tàu USS Maine phát nổ tại Havana

Nguồn: The USS Maine explodes in Cuba’s Havana Harbor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, một vụ nổ lớn không rõ nguyên nhân đã đánh chìm tàu chiến USS Maine ở cảng Havana, Cuba, khiến 260 trong số gần 400 thủy thủ đoàn người Mỹ có mặt trên tàu khi đó thiệt mạng.

Là một trong những tàu chiến đầu tiên của Mỹ, Maine nặng hơn 6.000 tấn và được chế tạo với chi phí hơn 2 triệu USD. Với mục đích “thăm hữu nghị,” Maine đã được gửi đến Cuba để bảo vệ lợi ích của người Mỹ tại đây sau khi một cuộc nổi loạn chống lại sự cai trị của Tây Ban Nha nổ ra ở Havana vào tháng 1. Continue reading “15/02/1898: Tàu USS Maine phát nổ tại Havana”

04/01/1965: L.B.J. nói về ‘Xã hội Vĩ đại’ trong Thông điệp Liên bang

Nguồn: L.B.J. envisions a Great Society in his State of the Union address, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson đã trình bày trước Quốc Hội một danh sách những đạo luật cần thiết để đạt được kế hoạch Xã hội Vĩ đại (Great Society) của ông. Sau cái chết bi thảm của John F. Kennedy, người Mỹ đã bầu Johnson, khi ấy đang là phó Tổng thống, lên vị trí Tổng thống với tỉ lệ phiếu bầu cao nhất trong lịch sử quốc gia. Johnson đã sử dụng nhiệm kỳ này để thúc đẩy những cải cách mà ông tin rằng sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người Mỹ. Continue reading “04/01/1965: L.B.J. nói về ‘Xã hội Vĩ đại’ trong Thông điệp Liên bang”

31/12/1961: Kennedy và Khrushchev chúc mừng năm mới lẫn nhau

Nguồn: Kennedy and Khrushchev exchange holiday greetings, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã đưa ra một tuyên bố bày tỏ “những lời chúc chân thành” của ông và người dân Mỹ tới Lãnh đạo Nikita Khrushchev và nhân dân Liên Xô cho một năm mới an lành và thịnh vượng. Đó là thời kỷ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ và Liên Xô đang mắc kẹt trong một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.

Gọi năm 1961 là “năm rắc rối” giữa hai siêu cường, Kennedy nói rằng ông “tha thiết hy vọng” năm 1962 sẽ chứng kiến mối quan hệ được cải thiện giữa hai nước. Kennedy sau đó nói với Khrushchev rằng ông tin rằng trách nhiệm đạt được hòa bình thế giới được đặt trên vai họ. Continue reading “31/12/1961: Kennedy và Khrushchev chúc mừng năm mới lẫn nhau”

24/12/1952: Đạo luật McCarran-Walter chính thức có hiệu lực

Nguồn: McCarran-Walter Act goes into effect, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, Đạo luật McCarran-Walter đã chính thức có hiệu lực, làm thay đổi chính sách nhập cư của Mỹ. Luật này được những người ủng hộ nó ca ngợi như một bước cần thiết nhằm ngăn chặn cộng sản xâm nhập và lật đổ, trong khi những người phản đối lại tuyên bố Luật McCarran-Walter có tính bài ngoại và phân biệt đối xử.

Đạo luật này, được đặt theo tên Thượng nghị sĩ Pat McCarran (Đảng Dân chủ, bang Nevada) và Hạ nghị sĩ Francis Walter (Đảng Dân chủ, bang Pennsylvania), không thay đổi nhiều hệ thống hạn ngạch nhập cư vốn đã được thiết lập theo Đạo luật Di trú năm 1924. Bởi bản chất thiên lệch của hệ thống hạn ngạch này đã quá rõ. Continue reading “24/12/1952: Đạo luật McCarran-Walter chính thức có hiệu lực”

22/12/1941: Churchill và Roosevelt thảo luận về chiến tranh và hòa bình

Nguồn: Churchill and Roosevelt discuss war and peace, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã đến Washington, D.C. để tiến hành một loạt các cuộc gặp với Tổng thống Franklin Delano Roosevelt về một chiến lược chiến tranh chung giữa Anh và Mỹ và một nền hòa bình trong tương lai.

Giờ đây, khi Mỹ tham gia trực tiếp vào cả hai cuộc chiến ở Thái Bình Dương và Châu Âu, cả Anh và Mỹ đều phải tạo dựng và duy trì một mặt trận thống nhất. Để đạt được điều đó, Churchill và Roosevelt đã tạo ra một bộ tổng tham mưu để phối hợp chiến lược quân sự chống lại cả Đức và Nhật, cũng như để phác thảo một cuộc đổ bộ chung vào châu Âu trong tương lai. Continue reading “22/12/1941: Churchill và Roosevelt thảo luận về chiến tranh và hòa bình”