03/11/1903: Panama tuyên bố độc lập

Nguồn: Panama declares independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1903, với sự ủng hộ của chính phủ Mỹ, Panama tuyên bố độc lập khỏi Colombia. Cuộc cách mạng đã được tiến hành bởi một phe được hậu thuẫn bởi Công ty Kênh đào Panama (Panama Canal Company), một công ty Pháp-Mỹ đang nuôi hy vọng kết nối Đại Tây Dương và Thái Bình Dương bằng một tuyến đường thủy qua eo đất Panama.

Năm 1903, Hiệp ước Hay-Herrán được ký, cho phép người Mỹ khai thác Eo Panama, đổi lại, Colombia sẽ được bồi thường tài chính. Thượng viện Mỹ đã phê chuẩn hiệp ước, nhưng Thượng viện Colombia, vì sợ mất chủ quyền, đã quyết định từ chối. Đáp trả, Tổng thống Theodore Roosevelt đã ngầm chấp thuận cuộc nổi loạn của những người theo chủ nghĩa dân tộc Panama, bắt đầu vào ngày 03/11/1903. Continue reading “03/11/1903: Panama tuyên bố độc lập”

Thế giới hôm nay: 08/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhà Trắng sẽ rút quân khỏi miền bắc Syria, mở đường cho Thổ Nhĩ Kỳ đẩy lui các đồng minh người Kurd của Mỹ khỏi khu vực. Người Kurd vốn có vai trò quan trọng trong việc đánh bại Nhà nước Hồi giáo ở Syria. Nhưng chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ coi họ là những kẻ khủng bố. Tổng thống Donald Trump đã hứa sẽ “hủy diệt và xóa sổ” nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ nếu chính phủ này làm bất cứ điều gì được coi là “vượt quá giới hạn”.

Một thẩm phán liên bang đã bác bỏ đơn kiện của Donald Trump trong nỗ lực chặn quyền truy cập vào dữ liệu hoàn thuế của ông. Quyết định này sẽ mở đường cho công tố viên trưởng quận Manhattan ra trát yêu cầu dữ liệu tám năm thuế cá nhân và doanh nghiệp của Tổng thống, như một phần của cuộc điều tra về các khoản thanh toán cho ngôi sao khiêu dâm Stormy Daniels. Các luật sư của ông Trump dự kiến sẽ kháng cáo. Continue reading “Thế giới hôm nay: 08/10/2019”

06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur làm tăng căng thẳng Mỹ-Xô

Nguồn: The Yom Kippur War brings United States and USSR to brink of conflict, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, cuộc tấn công bất ngờ của liên quân Ai Cập và Syria vào Israel đã khiến Trung Đông rơi vào tình trạng hỗn loạn và đe dọa đẫn đến xung đột trực tiếp Mỹ – Xô, lần đầu tiên kể từ Khủng hoảng Tên lửa Cuba năm 1962. Mặc dù đối đầu thực tế trên chiến trường đã không nổ ra giữa hai quốc gia, các sự kiện xung quanh Chiến tranh Yom Kippur đã phá hủy nghiêm trọng quan hệ Mỹ – Xô, đồng thời làm phá sản chính sách Hòa hoãn (détente) của Tổng thống Richard Nixon.

Thoạt tiên, có vẻ Ai Cập và Syria sẽ nắm chắc phần thắng. Được trang bị vũ khí tối tân của Liên Xô, hai nước này hy vọng sẽ trả thù cho thất bại nhục nhã trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967. Mất cảnh giác, người Israel ban đầu đã thất thế trước cuộc tấn công từ hai phía, dù vậy những cuộc phản công của họ đã dần xoay chuyển tình thế, nhờ vào hậu thuẫn quân sự to lớn từ Mỹ, cũng như sự vô tổ chức trong hàng ngũ lực lượng Syria và Ai Cập. Continue reading “06/10/1973: Chiến tranh Yom Kippur làm tăng căng thẳng Mỹ-Xô”

Thế giới hôm nay: 01/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tổng thống Donald Trump đăng trên Twitter rằng nghị sĩ đảng Dân chủ Adam Schiff, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện, nên bị bắt vì tội phản quốc. Những lời bình luận của tổng thống xuất hiện vài ngày sau khi ông Schiff đồng ý thỏa thuận với một người tố giác ẩn danh, người có thư tố giác về hành vi của ông Trump khiến đảng Dân chủ bắt đầu thủ tục luận tội, để đưa người này đến điều trần trước Ủy ban của ông Schiff.

Bộ trưởng tài chính Thổ Nhĩ Kỳ, Berat Albayrak, chính thức đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đầy tham vọng 5% cho kế hoạch năm 2019. Mục tiêu này đã được cha vợ ông, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, công bố vào tháng trước. Động thái này bất chấp các cảnh báo rằng một sự bùng nổ nhờ tín dụng khác có nguy cơ gây bất ổn nền kinh tế; năm ngoái, đồng lira đã mất 30% giá trị so với đồng đô la Mỹ. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/10/2019”

26/09/1918: Chiến dịch Meuse-Argonne bắt đầu

Nguồn: Meuse-Argonne offensive opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào lúc 5 giờ 30 phút sáng ngày này năm 1918, sau một cuộc oanh tạc kéo dài sáu tiếng kể từ đêm hôm trước, hơn 700 xe tăng của quân Hiệp Ước, theo sát bởi bộ binh, đã tiến vào căn cứ của Đức trong Rừng Argonne nằm dọc theo Sông Meuse.

Trên đà thành công của các cuộc tấn công trước đó của phe Hiệp Ước tại Amiens và Albert trong mùa hè năm 1918, chiến dịch Meuse-Argonne, được thực hiện bởi 37 sư đoàn của Pháp và Mỹ, thậm chí còn tham vọng hơn. Với mục đích tiêu diệt hoàn toàn Tập đoàn Quân số 2 của Đức, Tư lệnh Tối cao phe Hiệp Ước, Ferdinand Foch, đã ra lệnh cho Tướng John J. Pershing lên nắm quyền chỉ huy tổng thể cuộc tấn công. Lực lượng Viễn chinh Mỹ (AEF) của Pershing sẽ đóng vai trò tấn công chủ lực, trong chiến dịch lớn nhất của Mỹ trong Thế chiến I. Continue reading “26/09/1918: Chiến dịch Meuse-Argonne bắt đầu”

24/09/1941: Nhật Bản thu thập dữ liệu sơ bộ về Trân Châu Cảng

Nguồn: Japanese gather preliminary data on Pearl Harbor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, lãnh sự Nhật Bản ở Hawaii đã được chỉ thị chia Trân Châu Cảng thành năm khu vực, tính toán số lượng tàu chiến trong mỗi khu và báo về đế quốc.

Quan hệ Mỹ – Nhật đã xấu đi nhanh chóng kể từ khi Nhật chiếm đóng Đông Dương và tạo nên mối đe dọa ngầm đối với Philippines, một nước dưới quyền bảo hộ của Mỹ. Sự trả đũa của Mỹ bao gồm việc tịch thu toàn bộ tài sản của Nhật tại Mỹ và cấm tàu Nhật đi qua Kênh đào Panama. Tháng 09/1941, Tổng thống Roosevelt đã đưa ra tuyên bố, do Thủ tướng Anh Winston Churchill soạn thảo, đe dọa sẽ tiến hành chiến tranh Mỹ – Nhật nếu người Nhật dám xâm chiếm bất kỳ vùng lãnh thổ nào ở Đông Nam Á hoặc Nam Thái Bình Dương. Continue reading “24/09/1941: Nhật Bản thu thập dữ liệu sơ bộ về Trân Châu Cảng”

19/09/1995: ‘Tuyên ngôn Unabomber’ được công bố

Nguồn: Unabomber manifesto published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, một bản tuyên ngôn viết bởi Unabomber, một kẻ khủng bố chống công nghệ, đã được tờ New York TimesWashington Post đăng tải với hy vọng ai đó sẽ nhận ra kẻ thủ ác mà suốt 17 năm qua đã gửi bom tự chế qua thư, giết hại và làm bị thương rất nhiều người vô tội trên khắp Hoa Kỳ. Sau khi đọc văn bản trên báo, David Kaczynski nhận thấy cách viết này rất giống với anh trai Ted của mình, người sau đó đã bị buộc tội gây ra các vụ tấn công và bị kết án chung thân không ân xá. Unabomber phải chịu tội giết chết 3 người và làm bị thương 23 người khác. Continue reading “19/09/1995: ‘Tuyên ngôn Unabomber’ được công bố”

10/09/1813: Trận Hồ Erie

Nguồn: The Battle of Lake Erie, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1813, trong một thất bại hoàn toàn đầu tiên trong lịch sử hải quân Anh, Đại tá người Mỹ Oliver Hazard Perry đã chỉ huy một hạm đội gồm chín tàu Mỹ giành chiến thắng trước hạm đội gồm sáu tàu chiến Anh tại Trận Hồ Erie trong Chiến tranh năm 1812. Continue reading “10/09/1813: Trận Hồ Erie”

07/09/1776: Vụ tấn công bằng tàu ngầm đầu tiên trong lịch sử

Nguồn: World’s first submarine attack, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ, tàu lặn Turtle của Mỹ đã cố gắng gắn một quả bom hẹn giờ vào thân tàu của Đô đốc người Anh Richard Howe, soái hạm Eagle, đang đậu ở cảng New York. Đó là lần đầu tiên tàu ngầm được sử dụng trong chiến tranh.

Tàu ngầm được chế tạo lần đầu tiên bởi nhà phát minh người Hà Lan Cornelius van Drebel vào đầu thế kỷ 17, nhưng phải đến 150 năm sau, chúng mới được sử dụng lần đầu tiên trong chiến tranh hải quân. David Bushnell, một nhà phát minh người Mỹ, đã bắt đầu chế tạo mìn đặt dưới nước khi còn là sinh viên tại Đại học Yale. Cho rằng tàu ngầm sẽ là phương tiện tốt nhất để chuyên chở vũ khí của mình trong chiến tranh, ông đã chế tạo một chiếc tàu lặn bằng gỗ dài 2,43m – đặt tên là Turtle (Rùa) theo hình dạng của nó. Đủ lớn để chứa một người điều khiển, con tàu hoàn toàn chạy bằng tay, sử dụng chấn lưu bằng chì để giữ cân bằng. Continue reading “07/09/1776: Vụ tấn công bằng tàu ngầm đầu tiên trong lịch sử”

Thế giới hôm nay: 06/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Công ty cho thuê không gian văn phòng chia sẻ WeWork được cho là đã giảm mức định giá của họ xuống còn 20-30 tỷ đô la trước khi niêm yết theo kế hoạch. Đây là mức giảm mạnh từ mức định giá 47 tỷ đô la của SoftBank, một nhà đầu tư lớn, vào đầu năm nay. WeWork cũng có thể lùi ngày IPO của họ sang 2020. 12 tháng qua chứng kiến một loạt vụ niêm yết các công ty công nghệ khổng lồ mà cuối cùng đều thất bại.

Bão Dorian đã phá hủy phần lớn bờ biển Carolina của Mỹ với gió mạnh, gây mất điện và lũ lụt. Nó đã tấn công quần đảo Bahamas với sức gió lên tới 185m/h (298km/h) – cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận khi đổ vào đất liền – khiến 20 người thiệt mạng. Dorian có thể gây thiệt hại ở Mỹ từ Georgia ở phía nam lên tận Virginia ở phía bắc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 06/09/2019”

05/09/1958: “Dr. Zhivago” của Pasternak xuất bản ở Mỹ

Nguồn: Pasternak’s Dr. Zhivago appears in the United States, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, tiểu thuyết lãng mạn của tác giả Boris Pasternak, Dr. Zhivago, đã chính thức được xuất bản tại Mỹ. Dù bị cấm ở Liên Xô nhưng cuốn sách vẫn giành được giải thưởng Nobel Văn chương năm 1958.

Pasternak sinh ra ở Nga vào năm 1890, bước sang thời kỳ Cách mạng Nga, ông trở thành một nhà thơ tiên phong nổi tiếng. Tuy nhiên, tác phẩm của ông đã không được ủng hộ trong thập niên 1920 và 1930 khi chế độ cộng sản của Joseph Stalin áp đặt kiểm duyệt chặt chẽ đối với nghệ thuật và văn học Liên Xô. Trong thời gian này, Pasternak kiếm sống bằng nghề dịch giả. Năm 1956, ông hoàn thành cuốn sách sẽ giúp mình nổi tiếng toàn thế giới. Continue reading “05/09/1958: “Dr. Zhivago” của Pasternak xuất bản ở Mỹ”

03/09/1783: Ký Hiệp ước Paris, chấm dứt Cách mạng Mỹ

Nguồn: Treaty of Paris signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1783, Cách mạng Mỹ chính thức chấm dứt khi đại diện các nước Mỹ, Anh, Tây Ban Nha và Pháp cùng nhau ký kết Hiệp ước Paris. Hành động này cũng biểu thị vị thế quốc gia tự do của Mỹ, khi Anh chính thức công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa cũ của mình và biên giới của nước cộng hòa mới cũng được thống nhất: từ Florida kéo dài đến Ngũ Hồ ở phía bắc, và từ bờ biển Đại Tây Dương đến sông Mississippi ở phía tây. Continue reading “03/09/1783: Ký Hiệp ước Paris, chấm dứt Cách mạng Mỹ”

01/09/1966: De Gaulle kêu gọi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam

Nguồn: De Gaulle urges the United States to get out of Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1966, trong bài phát biểu trước 100.000 người ở Phnom Penh, Campuchia, Tổng thống Charles de Gaulle của Pháp đã công khai tố cáo chính sách của Mỹ tại Việt Nam và kêu gọi chính phủ nước này rút quân khỏi Đông Nam Á. Continue reading “01/09/1966: De Gaulle kêu gọi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam”

27/08/1908: Ngày sinh Tổng thống Lyndon B. Johnson

Nguồn: LBJ is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1908, Tổng thống tương lai của nước Mỹ – Lyndon Baines Johnson (LBJ) – đã được sinh ra trong một trang trại gần Stonewall, Texas. Chàng trai thô lỗ, bộc trực ấy lớn lên ở một vùng nông thôn nghèo khó và đã từng theo học một trường đại học sư phạm trước khi bước chân vào chính trường.

Năm 1937, Johnson giành được một ghế trong Hạ viện. Thời gian làm việc trong chính phủ của ông bị gián đoạn bởi Thế chiến II, khi ông quyết định tham gia Hải quân và giành được Huân chương Sao Bạc (Sliver Star) vì đã dũng cảm chiến đấu ở Nam Thái Bình Dương. Sau chiến tranh, ông tiếp tục một vài nhiệm kỳ tại Hạ viện trước khi được bầu vào Thượng viện năm 1948. Continue reading “27/08/1908: Ngày sinh Tổng thống Lyndon B. Johnson”

Thỏa thuận hạt nhân gây căng thẳng giữa Iran và Mỹ

Nguồn: The nuclear deal fuelling tensions between Iran and America, The Economist, 23/07/2019.

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Tổng thống Barack Obama gọi đó là “thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân chặt chẽ nhất từng được đàm phán”. Tổng thống Donald Trump đã chế giễu nó là “một trong những thỏa thuận tồi tệ nhất từ ​​trước tới nay”. Giờ đây, Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) – tên gọi rắc rối được đặt cho thỏa thuận hạt nhân đa quốc gia được ký giữa Iran và sáu cường quốc thế giới năm 2015 – đang gặp phải khó khăn trong việc duy trì sự tồn tại của mình. Ông Trump đã giáng một đòn chí mạng vào thỏa thuận này vào năm ngoái bằng cách rút Mỹ ra khỏi hiệp định. Và Iran đã gây ra thêm nhiều rạn nứt hơn vào tháng 7 năm nay bằng cách vi phạm một số giới hạn đã thỏa thuận, về quy mô dự trữ uranium độ giàu thấp và về nồng độ vật liệu phân hạch. Khi căng thẳng gia tăng ở vùng Vịnh, Mỹ và Iran dường như cũng đang trong quá tiến tới xung đột với nhau. Vậy, chính xác JCPOA là gì? Continue reading “Thỏa thuận hạt nhân gây căng thẳng giữa Iran và Mỹ”

08/08/1942: Gián điệp Đức bị xử tử tại Washington

Nguồn: German saboteurs executed in Washington, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, trong Thế chiến II, sáu kẻ phá hoại người Đức bí mật đến Mỹ nhằm tấn công cơ sở hạ tầng dân sự của nước này đã bị xử tử vì tội gián điệp. Hai người khác trong nhóm này, vốn đã tiết lộ âm mưu cho FBI và hỗ trợ chính phủ Mỹ săn lùng những kẻ từng là bạn hữu của họ, thì phải lãnh án tù.

Năm 1942, dưới chế độ Đức Quốc Xã của Adolf Hitler, đơn vị phòng thủ của Quân đoàn Tình báo Đức (German Military Intelligence Corps) đã khởi xướng một chương trình xâm nhập vào Mỹ nhằm phá hủy các nhà máy công nghiệp, cầu cống, đường sắt, nhà máy nước và các cửa hàng bách hóa do người Do Thái làm chủ. Đức Quốc Xã hy vọng rằng mỗi sáu tuần sẽ có từ một đến hai nhóm phá hoại có thể xâm nhập vào Mỹ thành công. Hai nhóm đầu tiên, gồm tám người Đức từng sống ở Mỹ trước chiến tranh, đã rời căn cứ tàu ngầm Đức tại Lorient, Pháp, vào cuối tháng Năm. Continue reading “08/08/1942: Gián điệp Đức bị xử tử tại Washington”

30/07/1945: Tàu USS Indianapolis bị tấn công

Nguồn: USS Indianapolis bombed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, tuần dương hạm USS Indianapolis đã trúng ngư lôi của tàu ngầm Nhật Bản và chìm chỉ sau vài phút, ngay giữa vùng biển có cá mập tấn công. Chỉ có 317 trong số 1.196 người trên tàu sống sót. Tuy nhiên, Indianapolis vẫn hoàn thành nhiệm vụ chính của mình: chuyển các thành phần chính của quả bom nguyên tử sẽ được thả một tuần sau đó xuống Hiroshima đến đảo Tinian ở Nam Thái Bình Dương.

Tàu Indianapolis đã đến đảo Tinian vào ngày 26/07/1945. Nhiệm vụ này được xếp vào loại tuyệt mật và thủy thủ đoàn hoàn toàn không biết gì về thứ hàng họ đang vận chuyển. Sau khi rời Tinian, tàu đến căn cứ của quân đội Mỹ tại đảo Guam và được lệnh gặp tàu chiến USS Idaho tại Vịnh Leyte ở Philippines để chuẩn bị cho việc đổ bộ vào Nhật Bản. Continue reading “30/07/1945: Tàu USS Indianapolis bị tấn công”

25/07/1898: Mỹ xâm lược Puerto Rico

Nguồn: Puerto Rico invaded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, trong Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha, lực lượng của Mỹ đã phát động cuộc xâm lược Puerto Rico, hòn đảo dài 108 dặm, rộng 40 dặm, vốn từng là một trong những lãnh thổ quan trọng của Tây Ban Nha tại vùng biển Caribbe. Gặp rất ít kháng cự và chỉ có bảy người lính thiệt mạng, quân Mỹ dưới quyền Tướng Nelson A. Miles đã có thể chiếm hòn đảo vào giữa tháng 8. Sau khi ký hiệp định đình chiến với Tây Ban Nha, người Mỹ đã giương quốc kỳ của mình trên đảo, chính thức hóa quyền kiểm soát của họ đối với một triệu cư dân trên đảo. Tháng 12, Hiệp ước Paris đã được ký kết, chấm dứt Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha và chính thức hóa việc chuyển giao Puerto Rico cho Mỹ. Continue reading “25/07/1898: Mỹ xâm lược Puerto Rico”

25/06/1942: Eisenhower trở thành Chỉ huy Lực lượng Mỹ trong Thế chiến II

Nguồn: Eisenhower takes command, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, sau khi chuyển đến London, Thiếu tướng Dwight D. Eisenhower đã nhận chức Chỉ huy Lực lượng Mỹ ở Châu Âu. Dù chưa từng một lần chiến đấu trên chiến trường trong suốt 27 năm làm sĩ quan quân đội, nhưng kiến thức về chiến lược quân sự và khả năng tổ chức của Eisenhower vẫn đủ khiến Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội George C. Marshall chọn ông trong số hơn 400 sĩ quan cao cấp cho vị trí chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống lại Đức. Sau khi chứng tỏ bản thân trên chiến trường Bắc Phi và Ý vào năm 1942 và 1943, Eisenhower tiếp tục được bổ nhiệm làm chỉ huy tối cao của Chiến dịch Overlord, đợt tiến quân của Đồng Minh ở tây bắc châu Âu. Continue reading “25/06/1942: Eisenhower trở thành Chỉ huy Lực lượng Mỹ trong Thế chiến II”

22/06/1775: Quốc hội Mỹ phát hành tiền giấy trên toàn lục địa

Nguồn: Congress issues Continental currency, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, Quốc hội Mỹ đã phát hành một khoản tiền giấy (bills of credit) trên toàn lục địa trị giá 2 triệu USD.

Đến mùa xuân năm 1775, quan ngại trước tình trạng thiết quân luật và gia tăng các ràng buộc thương mại của Anh ở Boston, các nhà lãnh đạo thuộc địa Mỹ cố gắng tìm cách chống lại chính quốc. Nhưng, các nhà cách mạng đã gặp phải một vấn đề nhỏ trong cuộc tranh đấu của mình: họ thiếu hụt khoản kinh phí cần thiết để tiến hành một cuộc chiến dài lâu. Continue reading “22/06/1775: Quốc hội Mỹ phát hành tiền giấy trên toàn lục địa”