Sự trỗi dậy của làn sóng chống Hồi giáo

muslims-islamophobia

Nguồn: Jame Piscatori, “Islamophobia in the era of Islamic State”, East Asia Forum, 05/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong hàng thập kỷ qua, và nhất là kể từ sự kiện 11/9/2001, nhiều học giả, nhà hoạch định chính sách và nhà hoạt động đã đấu tranh chống lại những gì họ cho là những cuộc công kích không thể chấp nhận vào các tín đồ Hồi giáo và vào chính đạo Hồi. Hơn một thập kỷ trước khi Tổng thống Obama sử dụng cùng những lời tương tự, Tổng thống Bush đã nói về Cuộc chiến Chống Khủng bố rằng “Cuộc chiến của chúng ta … không phải là một cuộc chiến chống lại đạo Hồi”. Giờ đây, rất bình thường khi phân biệt giữa đạo Hồi với các tín đồ cực đoan của nó như cả hai Tổng thống đã làm, và cũng bình thường khi nghi vấn các ý kiến như “gốc rễ của cơn thịnh nộ Hồi giáo” hay “sự va chạm giữa các nền văn minh” như những lời giải thích về nguyên nhân của bạo lực. Continue reading “Sự trỗi dậy của làn sóng chống Hồi giáo”

Trung Quốc và “Mô hình Singapore”

lee-kuan-yew-and-deng

Nguồn: Minxin Pei, “The Real Singapore Model”, Project Syndicate, 26/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Sự ra đi của Lý Quang Diệu, người cha lập quốc của Singapore, là một dịp để chúng ta suy nghĩ về di sản của ông – và có lẽ quan trọng hơn, để nhìn nhận xem liệu chúng ta đã hiểu đúng về di sản đó hay chưa.

Trong thời gian 31 năm làm thủ tướng, ông Lý đã tạo nên một bộ máy chính quyền độc nhất, cân bằng một cách tinh tế giữa chế độ chuyên chế với dân chủ và giữa chủ nghĩa tư bản nhà nước với thị trường tự do. Cách thức quản trị của ông Lý, được biết đến với tên gọi “Mô hình Singapore,” thường hay bị miêu tả sai thành hình ảnh một chế độ độc đảng độc tài đứng trên một nền kinh tế thị trường tự do. Continue reading “Trung Quốc và “Mô hình Singapore””

Những đồng minh châu Á hay cãi vã của Mỹ

south-korea-japan-20140213

Nguồn: Kent Harrington, “America’s Bickering Asian Allies”, Project Syndicate, 20/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lương Khánh Ninh

Các nhà ngoại giao Mỹ thích mô tả các đồng minh của mình bằng những lời khen có cánh. Vì vậy, thế giới cần lưu ý mỗi khi họ không làm vậy – chẳng hạn như khi Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman, tại một hội nghị về an ninh châu Á gần đây tại Washington DC, đã giận dữ chỉ trích Hàn Quốc một cách công khai vì những lời lẽ xúc phạm Nhật Bản dường như vô tận của nước này. Theo bà Sherman, lập trường của Hàn Quốc, vốn được thể hiện trong yêu cầu buộc Nhật Bản phải xin lỗi một lần nữa vì đã ép nhiều phụ nữ Hàn làm nô lệ tình dục cho Quân đội Hoàng gia Nhật trong suốt Thế chiến II, chỉ dẫn đến “bế tắc chứ không phải tiến triển”. Continue reading “Những đồng minh châu Á hay cãi vã của Mỹ”

Tại sao cần tái thiết quan hệ EU – Thổ Nhĩ Kỳ?

In-the-East-or-West-Turkey-and-the-Rest-of-the-World

Nguồn: Martti Ahtisaari, Emma Bonino & Albert Rohan, “An EU- Turkey Reset”, Project Syndicate, 13/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cuối năm nay, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ tổ chức Hội nghị thượng đỉnh G20 năm 2015, cuộc họp thường niên lần thứ mười của nguyên thủ các quốc gia G20 . Sự nổi bật của nước này trên trường quốc tế lại diễn ra vào một thời điểm kỳ lạ, khi họ nhận ra mình bị bao vây bởi một vòng cung bất ổn đang mở rộng.

Thật vậy, hai trật tự địa chính trị đang dần đổ vỡ ở những nước lân cận của Thổ Nhĩ Kỳ: Tình trạng hòa dịu thời Hậu Chiến tranh Lạnh với Nga, và các đường biên giới quốc gia ở Trung Đông được xác định bởi Hiệp định Sykes-Picot 1916 và Hòa ước Versailles 1919. Chưa bao giờ Liên minh châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ lại cần nhau như lúc này, nhưng cũng hiếm khi họ lại xa cách như thế. Continue reading “Tại sao cần tái thiết quan hệ EU – Thổ Nhĩ Kỳ?”

Quan hệ Mỹ – Trung – Thái Lan sau đảo chính

133776696_14155359645181n

Nguồn: Shawn W. Crispin, “Thai Coup Alienates US Giving China New Opening,” Yale Global, 05/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong các cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản, ma túy, và khủng bố trên toàn cầu của Mỹ, Thái Lan là một đối tác chiến lược không thể thiếu. Nhưng rõ ràng là quan hệ hai nước gần đây đã suy giảm mạnh khi vào tháng 1, Bộ Ngoại giao Thái Lan triệu tập Đại sứ Mỹ ở Bangkok để bày tỏ thái độ không hài lòng về những phát ngôn mang tính chỉ trích của Bộ Ngoại giao Mỹ đối với chính quyền quân sự nước này. Khi những đồng minh lâu đời của Thái Lan trở nên xa cách, Trung Quốc đã tiến đến để lấp đầy khoảng trống bằng những lời đề nghị chiến lược và kinh tế nhằm chống lại chính sách xoay trục sang châu Á của Mỹ.

Lời khiển trách chính thức của Thái Lan bắt nguồn từ bài phát biểu hôm 26/1 của ông Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương. Trong bài phát biểu tại một trường đại học ở Bangkok, Russel đã nêu lên những lo ngại về sự thiếu “toàn diện” trong cái mà chính quyền quân sự Thái Lan gọi là nỗ lực cải cách chính trị và việc họ duy trì thiết quân luật hơn 8 tháng sau khi cướp chính quyền trong một cuộc đảo chính làm tạm ngừng nền dân chủ. Continue reading “Quan hệ Mỹ – Trung – Thái Lan sau đảo chính”

Mỹ nắm bá quyền hay chỉ chiếm ưu thế?

streeter-leckagetty-imagesafp.si

Nguồn: Joseph S. Nye, “American Hegemony or American Primacy?Project Syndicate, 09/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Không quốc gia nào trong lịch sử hiện đại sở hữu nhiều sức mạnh quân sự toàn cầu như Mỹ. Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng hiện nay Mỹ đang đi theo bước chân của Vương quốc Anh, bá chủ toàn cầu gần đây nhất, đi vào con đường suy sụp. Dù ngày càng trở nên phổ biến, sự so sánh lịch sử này là sai lầm.

Anh chưa bao giờ nổi trội như Mỹ ngày nay. Chắc chắn nó từng sở hữu một lực lượng hải quân có quy mô bằng hai hạm đội hợp lại, và Đế quốc Anh, nơi mặt trời không bao giờ lặn, từng cai trị một phần tư nhân loại. Nhưng có sự khác biệt lớn giữa các nguồn lực tương đối của Đế quốc Anh và nước Mỹ hiện đại. Khi Thế chiến I bùng nổ, Anh chỉ xếp thứ tư trong số các cường quốc về lực lượng quân đội, thứ tư về GDP, và thứ ba về chi tiêu quân sự. Continue reading “Mỹ nắm bá quyền hay chỉ chiếm ưu thế?”

Bài toán khí đốt của Putin

pipeline29

Nguồn: Paul R. Gregory, “Putin’s Gas Problem”, Project Syndicate, 26/02/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những nhà quan sát Nga hiện đang tập trung vào thỏa thuận ngừng bắn mới nhất ở Ukraine, nhằm tìm cách mổ xẻ những ý định của Tổng thống Vladimir Putin tại đây. Nhưng họ cũng không nên bỏ qua một cuộc đấu tranh khác đang diễn ra – điều sẽ gây nên những hậu quả lâu dài sâu sắc cho châu Âu và cho khả năng gây áp lực lên lục địa này của Putin.

Cuối tháng 12 vừa qua, công ty khí đốt khổng lồ của Nga Gazprom và một công ty đường ống Thổ Nhĩ Kỳ đã ký một bản ghi nhớ nhằm xây dựng một đường ống dẫn khí từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen. “Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ” mới này là sự thay thế cho “Dòng chảy phương Nam” – đường ống từ Nga sang Bulgaria qua Biển Đen – một dự án mà Điện Kremlin đã hủy bỏ cũng trong tháng 12 nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của EU sau sự kiện Nga xâm lược Ukraine và sáp nhập Crimea. Continue reading “Bài toán khí đốt của Putin”

Đạo quân thứ năm của Putin tại Châu Âu

Putin-Merkel-Hollande

Nguồn: Yuriy Gorodnichenko, Gérard Roland & Edward Walker; “Putin’s European Fifth Column”, Project Syndicate, 15/02/2015.

Biên dịch:  Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Nếu thế giới đã học được điều gì đó từ sự căng thẳng trong những tháng gần đây giữa Nga và phương Tây, thì đó là không bao giờ được đánh giá thấp tham vọng chiến lược và kỹ năng của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Phương Tây nên xem xét những lời đề nghị gần đây của Putin với một số nước trong Liên minh châu Âu theo hướng như vậy.

Cho dù Putin có thực sự tin rằng cuộc nổi dậy chống Nga năm ngoái ở Ukraine là hệ quả trực tiếp từ sự can thiệp của Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu hay không, thì một điều không thể nghi ngờ là ông ta nhận thức được rằng những lý tưởng thân châu Âu – và khả năng trở thành thành viên EU của Ukraine – đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy cuộc đấu tranh ở Ukraine và hạn chế những hành động của ông. Continue reading “Đạo quân thứ năm của Putin tại Châu Âu”

Linh hồn Ukraine của châu Âu

sakharov

Tác giả: Joschka Fischer | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tháng Mười một này là kỷ niệm tròn một năm cuộc nổi dậy Euromaidan ở Kiev. Phần lớn dân số Ukraine – và cụ thể là giới trẻ – đã phản đối Tổng thống Ukraine lúc đó là Viktor Yanukovych, khi ông này từ chối ký thỏa thuận gia nhập Liên minh châu Âu (vốn đã được hoàn tất sau nhiều năm đàm phán), nhằm gia nhập một liên minh thuế quan với Nga. Điều này cũng tương tự như việc Ukraine chuyển hướng về phía đông, và việc tham gia Liên minh Á-Âu của Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ loại bỏ mọi khả năng gia nhập EU. Continue reading “Linh hồn Ukraine của châu Âu”

Những hạn chế của việc chống lại Nhà nước Hồi giáo

ISIS-620x350

Tác giả: Gareth Evans | Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bài liên quan: Trách nhiệm bảo vệ

Đã có một lịch sử lâu dài về can thiệp quân sự nước ngoài sai lầm và vượt mức tại Trung Đông, và quyết định của Tổng thống Mỹ Barack Obama tiến hành chiến tranh chống lại Nhà nước Hồi giáo được hy vọng sẽ không trở thành điều tương tự. Không có nhóm khủng bố nào đáng bị tiêu diệt hoàn toàn hơn những phần tử thánh chiến chuyên cướp bóc, diệt chủng này. Nhưng với cách sứ mệnh do Mỹ dẫn đầu đang được hình thành và miêu tả hiện nay, việc có đạt được mục tiêu của nó với chi phí chấp nhận được về mặt thời gian, tiền bạc và phí tổn sinh mạng hay không vẫn còn chưa rõ ràng. Continue reading “Những hạn chế của việc chống lại Nhà nước Hồi giáo”