Tại sao Trung Quốc đổi giọng điệu về quan hệ với Nhật Bản?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “Chinese general signals new strategy with Senkaku remarks,” Nikkei Asia, 08/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nói quan hệ với Nhật Bản không chỉ xoay quanh các hòn đảo.

Khi các nhà lãnh đạo quân sự Trung Quốc phát biểu tại các sự kiện ngoại giao, họ thường thể hiện sự cứng rắn. Thường thì họ cũng không báo trước các xu hướng mới trong chính sách đối ngoại của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, giữa bối cảnh quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản hiện tại, ngoại giao quốc phòng bất ngờ thu hút sự chú ý.

Khi tướng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu), Ủy viên Quốc vụ viện kiêm Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, gặp Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Yasukazu Hamada tại Singapore, bên lề Đối thoại Shangri-La, ông đã có những bình luận đáng chú ý. Continue reading “Tại sao Trung Quốc đổi giọng điệu về quan hệ với Nhật Bản?”

11/06/1788: Nhà thám hiểm người Nga Izmailov đến Vịnh Yakutat, Alaska

Nguồn: Russian explorer Izmailov arrives at Yakutat Bay, Alaska, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1788, trong chuyến đi nhằm tìm kiếm lông rái cá biển và các loại lông thú khác, nhà thám hiểm người Nga Gerasim Grigoriev Izmailov đã đến bờ biển Alaska khi con tàu của ông thả neo tại Vịnh Yakutat.

Trong khi người Mỹ cho rằng việc khám phá miền Viễn Tây sẽ phải bắt đầu từ phía đông và tiến dần về phía tây, người Nga lại làm điều ngược lại. Từ phía bắc Thái Bình Dương xa xôi, họ chỉ bị ngăn cách với lục địa Bắc Mỹ bởi Biển Bering tương đối dễ vượt qua. Sa hoàng Peter Đại đế và những người kế vị ông đã bảo trợ cho nhiều chuyến đi tiến về phía đông đến bờ biển Alaska, gồm chuyến đi năm 1741 của Vitus Bering, người có tên được đặt cho eo biển hẹp ngăn cách phía bắc Alaska và Nga. Continue reading “11/06/1788: Nhà thám hiểm người Nga Izmailov đến Vịnh Yakutat, Alaska”

08/06/1967: Israel tấn công tàu USS Liberty của Mỹ

Nguồn: Israel attacks USS Liberty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, trong Chiến tranh Sáu ngày, máy bay và tàu phóng ngư lôi của Israel đã tấn công tàu USS Liberty ở vùng biển quốc tế ngoài khơi Dải Gaza của Ai Cập. Con tàu tình báo, rõ ràng đang treo cờ Mỹ và chỉ được trang bị vũ khí hạng nhẹ, đã bị máy bay Israel tấn công bằng bom napalm và tên lửa. Liberty đã cố gắng kêu gọi hỗ trợ qua sóng liên lạc, nhưng máy bay Israel đã chặn đường truyền. Cuối cùng, con tàu đã có thể liên lạc với tàu sân bay Saratoga của Mỹ, và 12 máy bay chiến đấu cùng 4 máy bay chở dầu đã được điều động để bảo vệ Liberty. Tuy nhiên, khi tin tức về việc triển khai máy bay của Saratoga đến được Washington, Bộ trưởng Quốc phòng Robert McNamara đã ra lệnh triệu hồi máy bay trở lại tàu sân bay, và những chiếc máy bay này đã không bao giờ đến được Liberty. Hiện vẫn chưa rõ lý tại sao chúng lại bị triệu hồi. Continue reading “08/06/1967: Israel tấn công tàu USS Liberty của Mỹ”

Người Nga đang dần rơi vào hoảng loạn trước mắt chúng ta

Nguồn: Alexey Kovalev, “Russians Are Unraveling Before Our Eyes,” Foreign Policy, 06/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một làn sóng những sự kiện mới đang khiến Điện Kremlin phải vật lộn để kiểm soát dòng quan điểm trong nước.

Một điều bất thường đã xảy ra ở Moscow vào ngày 30/05: Ngay giữa ban ngày, thành phố đã bị tấn công bởi rất nhiều máy bay không người lái – số lượng từ 5 đến 25 chiếc hoặc hơn, tùy thuộc vào nguồn tin từ Nga. Đây không còn là một cử chỉ mang tính biểu tượng, như hình ảnh chiếc máy bay không người lái nhỏ bé đã đâm vào cột cờ trên đỉnh Điện Kremlin, nơi có văn phòng của Tổng thống Nga Vladimir Putin, mà đã chuyển thành nhiều đợt không kích nhắm vào các khu vực khác nhau của thủ đô nước Nga. Đã không có chiếc máy bay không người lái nào phát nổ – theo tờ Kommersant, chúng nhắm vào các mục tiêu không xác định, và rơi xuống các tòa nhà dân cư sau khi bị bắn hạ hoặc bị gây nhiễu sóng. Đây là lần đầu tiên Moscow bị không kích kể từ khi bị Không quân Đức ném bom vào năm 1941. Continue reading “Người Nga đang dần rơi vào hoảng loạn trước mắt chúng ta”

“Đội tàu trên giấy” của Mông Cổ đang giúp Nga né các lệnh trừng phạt

Nguồn: Elisabeth Braw, “Mongolia’s Paper Fleet Is Helping Russia Dodge Sanctions,” Foreign Policy, 01/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một quốc gia không giáp biển đang giúp mang lại cho các quốc gia khác một lựa chọn thuận tiện trên biển.

Mông Cổ là quốc gia không giáp biển lớn thứ hai thế giới. Tuy nhiên, trên giấy tờ, nước này có đến hơn 3.000 con tàu. Đất nước Bắc Á này đã thành lập một cơ quan đăng ký tàu biển, mà giống như cơ quan của các quốc gia khác, chuyên lợi dụng các quy tắc sơ sài của ngành vận tải biển, nay trở thành lựa chọn ưa thích của một nhóm chủ tàu đáng ngờ. Continue reading ““Đội tàu trên giấy” của Mông Cổ đang giúp Nga né các lệnh trừng phạt”

06/06/2013: Edward Snowden tiết lộ hoạt động giám sát của chính phủ Mỹ

Nguồn: Edward Snowden discloses U.S. government operations, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2013, người dân Mỹ đã được tiết lộ rằng họ đang bị chính phủ theo dõi sát sao.

Vụ việc bắt đầu khi The GuardianThe Washington Post xuất bản bài báo đầu tiên trong loạt báo cáo được tổng hợp từ các tài liệu bị rò rỉ bởi một nguồn ẩn danh. Loạt bài này đã vạch trần một chương trình giám sát do chính phủ Mỹ điều hành, theo dõi hồ sơ liên lạc của không chỉ tội phạm hoặc những kẻ khủng bố tiềm năng, mà của cả những công dân tuân thủ luật pháp. Continue reading “06/06/2013: Edward Snowden tiết lộ hoạt động giám sát của chính phủ Mỹ”

Tại sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “For Xi, China’s diet is too dependent on U.S., Ukraine,” Nikkei Asia, 01/06/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bắc Kinh hiện đang đảo ngược chính sách để có nhiều trang trại hơn rừng cây.

“Thối lâm hoàn canh” (Trả lại đất rừng để canh tác) là một khẩu hiệu thịnh hành trên mạng internet Trung Quốc dạo gần đây. Các video clip về công viên và rừng bị biến thành đất nông nghiệp đang lan truyền một cách chóng mặt.

Đối với những người biết đến quá khứ gần đây của Trung Quốc, đó là một thực tế  bị đảo ngược. Chính sách cơ bản của chính phủ trong hai thập niên qua là hoàn toàn ngược lại: “Thối canh hoàn lâm” (Biến đất canh tác thành rừng). Continue reading “Tại sao Tập Cận Bình bỗng lo lắng về an ninh lương thực của Trung Quốc?”

04/06/1944: Tàu ngầm U-505 của Đức bị Mỹ bắt giữ

Nguồn: The U-505, a submarine from Hitler’s deadly fleet, is captured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, một trong những tàu ngầm chết người nhất của Adolf Hitler, U-505, đã bị bắt giữ khi nó đang trên đường trở về nước sau khi tuần tra Bờ biển Vàng của châu Phi. Con tàu này là tàu chiến địch đầu tiên bị Hải quân Mỹ bắt giữ trên biển cả kể từ Chiến tranh năm 1812. Continue reading “04/06/1944: Tàu ngầm U-505 của Đức bị Mỹ bắt giữ”

03/06/1916: Woodrow Wilson ký Đạo luật Quốc phòng

Nguồn: U.S. President Woodrow Wilson signs National Defense Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã ký ban hành Đạo luật Quốc phòng (National Defense Act), theo đó mở rộng quy mô và phạm vi của Lực lượng Vệ binh Quốc gia—mạng lưới dân quân của các bang, vốn đã phát triển ổn định từ thời thuộc địa—và đảm bảo vị thế của lực lượng này như một lực lượng dự bị động viên thường trực của quốc gia. Continue reading “03/06/1916: Woodrow Wilson ký Đạo luật Quốc phòng”

Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P2)

 

Nguồn:Henry Kissinger explains how to avoid world war three,” The Economist, 17/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Xem thêm: Phần 1

Sau cuộc điện đàm của Tập và Zelensky, Kissinger tin rằng Trung Quốc có lẽ đang tìm cách định vị mình là trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine. Là một trong những kiến trúc sư của chính sách khiến Mỹ và Trung Quốc cùng chống lại Liên Xô, ông nghi ngờ về việc Trung Quốc và Nga có thể hợp tác với nhau. Đúng là họ cùng ngờ vực người Mỹ, nhưng ông cũng tin rằng họ có bản năng không tin tưởng lẫn nhau. Ông nói, “Tôi chưa bao giờ gặp một nhà lãnh đạo Nga nào nói điều gì tốt đẹp về Trung Quốc. Và tôi cũng chưa bao giờ gặp một nhà lãnh đạo Trung Quốc nào nói điều gì tốt đẹp về Nga.” Họ không phải là đồng minh tự nhiên. Continue reading “Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P2)”

01/06/1968: Ngày mất Helen Keller

Nguồn: Writer and lecturer Helen Keller dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Helen Keller đã qua đời ở Easton, Connecticut, hưởng thọ 87 tuổi. Bị mù và điếc từ khi còn nhỏ, nhưng bà đã trở thành một nhà văn và giảng viên nổi tiếng thế giới.

Helen Adams Keller sinh ngày 27/06/1880 tại một trang trại gần Tuscumbia, Alabama. Dù chào đời khỏe mạnh, nhưng Keller không may mắc bệnh lúc 19 tháng tuổi, có lẽ là bệnh ban đỏ, khiến bà bị mù và điếc. Trong bốn năm tiếp theo, cô bé Keller chỉ quanh quẩn ở nhà, sống như một đứa trẻ câm điếc và ngỗ ngược. Lúc bấy giờ, chương trình giáo dục đặc biệt dành cho người mù và điếc chỉ mới bắt đầu, và mãi đến khi con gái đón sinh nhật thứ sáu, cha mẹ mới đưa Helen đến gặp một bác sĩ nhãn khoa có quan tâm đến người mù. Ông giới thiệu gia đình Keller với Alexander Graham Bell, người phát minh ra điện thoại và nhà tiên phong trong việc dạy nói cho người khiếm thính. Bell đã khám cho Helen và cử một giáo viên từ Viện Perkins Dành cho Người mù ở Boston đến đón cô bé. Continue reading “01/06/1968: Ngày mất Helen Keller”

Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P1)

Nguồn:Henry Kissinger explains how to avoid world war three,” The Economist, 17/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mỹ và Trung Quốc phải học cách chung sống. Họ chỉ còn chưa đầy 10 năm nữa.

Tại Bắc Kinh, người ta đã đi đến kết luận rằng Mỹ sẽ làm bất cứ điều gì để kìm hãm Trung Quốc. Còn tại Washington, người ta quả quyết rằng Trung Quốc đang âm mưu thay thế Mỹ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới. Nếu muốn nghe một phân tích tỉnh táo hơn về cuộc cạnh tranh này – và một kế hoạch để ngăn không cho cạnh tranh leo thang thành cuộc chiến giữa các siêu cường – hãy ghé thăm tầng 33 của một tòa nhà theo phong cách Art Deco ở trung tâm Manhattan, văn phòng của Henry Kissinger. Continue reading “Henry Kissinger: Làm thế nào để tránh xảy ra Thế chiến 3? (P1)”

30/05/1942: Fred Korematsu bị bắt vì chống lệnh tạm giam người Mỹ gốc Nhật

Nguồn: Japanese American Fred Korematsu is arrested for resisting internment, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Fred Korematsu đã bị bắt tại San Leandro, California vì chống lại yêu cầu tạm giam (internment) theo Sắc lệnh Hành pháp 9066 gây tranh cãi của Tổng thống Franklin Roosevelt, theo đó ra lệnh tống giam gần như toàn bộ người Mỹ gốc Nhật sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng. Continue reading “30/05/1942: Fred Korematsu bị bắt vì chống lệnh tạm giam người Mỹ gốc Nhật”

Những đồn đoán xung quanh khả năng Zelenskyy gặp Tập Cận Bình

Nguồn: Katsuji Nakazawa, “How Zelenskyy sparked speculation he was on his way to meet Xi,” Nikkei Asia, 25/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Cuộc gặp mặt trực tiếp của hai nhà lãnh đạo sẽ phụ thuộc vào việc Trung Quốc có chấp nhận các điều kiện của Ukraine hay không.

Khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy bước xuống sân bay Hiroshima vào chiều thứ Bảy ngày 20/05/2023, sự xuất hiện tại hội nghị thượng đỉnh G-7 của ông đã trở thành chủ đề nóng trên toàn cầu.

Nhưng đã có một lời đồn xuất hiện trong nhóm các nhà ngoại giao và nhà báo có mặt tại sự kiện ngày hôm đó, xuất phát từ phương tiện di chuyển của vị tổng thống Ukraine. Phải chăng Zelenskyy sẽ tiếp tục bay tới Bắc Kinh để hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình? Cuộc gặp đó sẽ làm rung chuyển thế giới. Continue reading “Những đồn đoán xung quanh khả năng Zelenskyy gặp Tập Cận Bình”

Tại sao Tập ngó lơ Biden?

Nguồn: Craig Singleton, “Why Xi Is Ghosting Biden,” Foreign Policy, 17/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Việc Bắc Kinh từ chối đối thoại với Washington là một phần trong cuộc chiến nhằm làm suy giảm tầm ảnh hưởng của Mỹ.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang ngó lơ Tổng thống Mỹ Joe Biden. Thật vậy, đã sáu tháng trôi qua kể từ lần cuối cùng hai nhà lãnh đạo nói chuyện với nhau – Bắc Kinh đổ lỗi rằng lịch trình bận rộn, và thậm chí là vụ khinh khí cầu bay lạc, đã khiến tương tác giữa hai vị lãnh đạo bị trì hoãn. Nhưng trong suốt thời gian đó, Tập lại gặp gỡ Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow và tiếp đón các phái đoàn ngoại giao cấp cao từ Pháp, Đức, và Brazil. Sau khi sử dụng hết mọi lý do có thể, Trung Quốc gần đây đã thừa nhận rằng họ đơn giản là không muốn nói chuyện. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân cho biết vào tháng 3, “Việc liên lạc [với Mỹ] không nên được thực hiện chỉ vì [các bên muốn] liên lạc.” Continue reading “Tại sao Tập ngó lơ Biden?”

28/05/2010: Khủng bố tấn công nhà thờ Hồi giáo Ahmadiyya ở Pakistan

Nguồn: Terrorists attack Ahmadiyya mosques in Pakistan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2010, khi buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu kết thúc tại Lahore, Pakistan, bảy kẻ khủng bố cầm súng, lựu đạn, và khoác áo có chứa bom tự sát đã xông vào hai nhà thờ Hồi giáo Ahmadiyya đông đúc và nổ súng, giết chết 94 nạn nhân và làm bị thương hơn 120 người khác. Hai vụ việc xảy ra chỉ cách nhau vài phút.

Tại Nhà thờ Hồi giáo Bait-ul-Noor ở Model Town – khu phố thượng lưu ở Lahore – mọi người đã chạy thục mạng khi ba tay súng xông vào với súng trường tấn công AK-47 và lựu đạn, nổ súng vào nhân viên an ninh cũng như những tín đồ đang hành lễ. Vụ xả súng kéo dài hơn một giờ khi những kẻ tấn công bắn vào đám đông đang kinh hoàng. 27 người đã thiệt mạng. Continue reading “28/05/2010: Khủng bố tấn công nhà thờ Hồi giáo Ahmadiyya ở Pakistan”

27/05/1941: FDR tuyên bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với Đức Quốc Xã

Nguồn: FDR proclaims an unlimited national emergency in response to Nazi threats, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia không giới hạn, nhằm đối phó với lời đe dọa thống trị thế giới của Đức Quốc Xã. Trong bài phát biểu lần này, FDR đã lặp lại câu nói nổi tiếng trong một bài phát biểu khác của ông vào năm 1933, trong thời kỳ Đại Suy thoái: điều duy nhất chúng ta phải sợ hãi chính là nỗi sợ hãi. Continue reading “27/05/1941: FDR tuyên bố tình trạng khẩn cấp để đối phó với Đức Quốc Xã”

25/05/2020: George Floyd bị cảnh sát giết hại, châm ngòi biểu tình lịch sử

Nguồn: George Floyd is killed by a police officer, igniting historic protests, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào tối ngày này năm 2020, sĩ quan cảnh sát người da trắng Derek Chauvin của thành phố Minneapolis đã giết chết George Floyd, một người đàn ông da đen, bằng cách kẹp cổ anh này trong gần 10 phút. Cái chết của Floyd, được quay phim lại bởi người qua đường, đã mở đường cho phong trào phản đối lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ và kêu gọi cả nước phải suy nghĩ lại về vấn đề chủng tộc và chính sách. Continue reading “25/05/2020: George Floyd bị cảnh sát giết hại, châm ngòi biểu tình lịch sử”

Tại sao Putin cần Wagner?

Nguồn: Andrei Soldatov và Irina Borogan, Why Putin Needs Wagner, Foreign Affairs, 12/05/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đang có một cuộc đấu tranh quyền lực ngầm nhằm duy trì lực lượng đánh thuê tàn bạo của Nga.

Đầu tháng 5, căng thẳng giữa Bộ Quốc phòng Nga và Wagner, tập đoàn quân sự tư nhân thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin, cuối cùng cũng bộc phát. Suốt nhiều tháng, những người lính Wagner đã dẫn đầu cuộc bao vây Bakhmut của Nga ở miền đông Ukraine, trả cái giá rất lớn về sinh mạng. Nhưng giờ đây, Yevgeny Prigozhin, thủ lĩnh hiếu chiến của Wagner, không thể chịu đựng thêm nữa. Trong một đoạn video gây sốc, ông ta đứng bên cạnh xác chết của những người lính Wagner ở Bakhmut, nói những lời tục tĩu nhắm vào Sergei Shoigu, Bộ trưởng Quốc phòng Nga, cũng như người đứng đầu bộ tổng tham mưu và người đứng đầu lực lượng Nga ở Ukraine. Prigozhin đe dọa sẽ rút lực lượng của mình khỏi Bakhmut nếu họ không được cung cấp thêm đạn dược ngay lập tức. Continue reading “Tại sao Putin cần Wagner?”

23/05/1960: Adolf Eichmann bị bắt

Nguồn: High-ranking Nazi official Adolf Eichmann captured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, Thủ tướng Israel David Ben-Gurion tuyên bố với thế giới rằng tên tội phạm chiến tranh Đức Quốc Xã Adolf Eichmann đã bị bắt và sẽ bị xét xử tại Israel. Eichmann, một sĩ quan SS của Đức Quốc Xã, người đứng sau “giải pháp cuối cùng cho vấn đề Do Thái” của Adolf Hitler, đã bị các đặc vụ Israel bắt giữ ở Argentina vào ngày 11/05 và chuyển đến Israel chín ngày sau đó. Continue reading “23/05/1960: Adolf Eichmann bị bắt”