13/11/1909: Bê bối Ballinger-Pinchot nổ ra

Nguồn: Ballinger-Pinchot scandal erupts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1909, Bê bối Ballinger-Pinchot đã nổ ra khi tạp chí Colliers cáo buộc Bộ trưởng Nội vụ Richard Ballinger thực hiện những giao dịch mờ ám tại các mỏ than Alaska. Đây thực chất là cuộc xung đột nảy sinh từ những ý tưởng trái ngược nhau về cách tốt nhất để sử dụng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở miền Tây nước Mỹ.

Ballinger được bổ nhiệm bởi Tổng thống William Taft, người kế nhiệm vị Tổng thống theo chủ nghĩa bảo tồn Theodore Roosevelt. Roosevelt đã phát triển hầu hết các chính sách thân thiện với môi trường của mình với sự hỗ trợ từ Trưởng Cục Kiểm lâm Gifford Pinchot. Đến năm 1909, Roosevelt, Pinchot và các nhà bảo tồn khác lo sợ rằng Taft (thật ra cũng là một đảng viên Cộng hòa) và Ballinger đang phá hoại một cách có hệ thống thành tựu của chính quyền tiền nhiệm bằng cách cho phép tái khai thác các vùng đất công mà trước đó đã bị đóng cửa. Continue reading “13/11/1909: Bê bối Ballinger-Pinchot nổ ra”

11/11/1778: Thảm sát Thung lũng Anh đào

Nguồn: Poor leadership leads to Cherry Valley Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1778, vị Đại tá của phe Ái Quốc, Ichabod Alden, đã từ chối tin vào thông tin tình báo về một lực lượng quân địch đang đến gần. Kết quả là, trong sự kiện mà ngày nay được biết đến với tên gọi Thảm sát Thung lũng Anh đào (Cherry Valley Massacre), một lực lượng gồm lính Trung Quân và người Mỹ bản địa đã bất ngờ tấn công giữa đêm tuyết, giết chết hơn 40 lính Ái Quốc, gồm cả Alden, và bắt giữ thêm ít nhất 70 tù nhân. Cuộc tấn công diễn ra ở phía đông Cooperstown, New York, thuộc Hạt Otsego ngày nay. Continue reading “11/11/1778: Thảm sát Thung lũng Anh đào”

09/11/1862: Ambrose Burnside trở thành chỉ huy Binh đoàn Potomac

Nguồn: Ambrose Burnside assumes command of the Union Army, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, Tướng Ambrose Burnside đã lên nắm quyền chỉ huy Binh đoàn Potomac của Quân đội Liên minh miền Bắc, sau khi George B. McClellan bị bãi nhiệm.

McClellan được rất nhiều binh lính yêu mến và cũng có một số đồng minh trung thành trong hàng lãnh đạo. Tuy nhiên, nhiều người khác lại ghét ông, và người kế nhiệm ông chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc dung hòa giữa phe ủng hộ và chống đối McClellan trong giới lãnh đạo quân đội. Continue reading “09/11/1862: Ambrose Burnside trở thành chỉ huy Binh đoàn Potomac”

07/11/1940: Cầu Tacoma Narrows bị sập vì gió lớn

Nguồn: Tacoma Narrows Bridge collapses, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Cầu Tacoma Narrows đã bị sập do gió lớn.

Công trình này được xây dựng tại bang Washington trong những năm 1930 và chính thức khánh thành cho xe lưu thông vào ngày 01/07/1940. Cây cầu bắc qua Vịnh hẹp Puget, nối liền Cảng Gig đến tận Tacoma, cách Seattle 40 dặm về phía nam. Vùng nước nơi cây cầu bắc qua vịnh rộng khoảng một dặm. Sở hữu thiết kế đẹp và mảnh, nó là cây cầu treo dài thứ ba trên thế giới lúc bấy giờ, với chiều dài tổng cộng 1,8km. Continue reading “07/11/1940: Cầu Tacoma Narrows bị sập vì gió lớn”

06/11/1906: Teddy Roosevelt thăm Panama, thị sát kênh đào

Nguồn: Teddy Roosevelt travels to Panama, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1906, Tổng thống Theodore “Teddy” Roosevelt đã bắt đầu chuyến công du kéo dài 17 ngày tới Panama và Puerto Rico, trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên thực hiện chuyến công du ngoại giao chính thức ra bên ngoài nước Mỹ.

Roosevelt nhậm chức vào năm 1901 với mong muốn khẳng định ảnh hưởng của Mỹ đối với nền chính trị Trung và Nam Mỹ, một phần xuất phát từ chính những trải nghiệm trong quá khứ của ông tại khu vực này. Năm 1897, ông trở thành Bộ trưởng Hải quân dưới thời Tổng thống William McKinley. Chính quyền của tổng thống McKinley đã làm việc để đảm bảo quyền tiếp cận của Mỹ đối với các cảng và các ngành công nghiệp ở các nước gần kề. Vào thời điểm Roosevelt được bổ nhiệm làm Bộ trưởng Hải quân, sức mạnh trên biển của Mỹ đang trên đà trỗi dậy, tạo điều kiện cho nước này trở thành một tác nhân có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề thế giới. Continue reading “06/11/1906: Teddy Roosevelt thăm Panama, thị sát kênh đào”

04/11/2016: Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu có hiệu lực

Nguồn: Paris Agreement comes into effect, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2016, Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu chính thức có hiệu lực. Thể hiện cam kết quốc tế sâu rộng nhằm giảm đáng kể lượng khí thải carbon, thỏa thuận này là một bước ngoặt trong lịch sử về quan hệ của con người với khí hậu Trái Đất.

Mục tiêu của thỏa thuận là giữ cho nhiệt độ trung bình toàn cầu không tăng quá 20C so với nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp bằng cách cắt giảm đáng kể lượng khí thải carbon, đồng thời hướng đến mục tiêu giữa cho mức tăng không quá 1,50C. Các đảo quốc nhỏ đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu 1,50C vì họ là nhóm nước có nguy cơ cao nhất trước bất kỳ thay đổi nào trong mực nước biển. Continue reading “04/11/2016: Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu có hiệu lực”

02/11/1982: Nổ xe tải tại Afghanistan khiến 3.000 người thiệt mạng

Nguồn: Truck explosion kills 3,000 in Afghanistan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, một chiếc xe tải đã phát nổ trong Đường hầm Salang ở Afghanistan, làm khoảng 3.000 người thiệt mạng, hầu hết là binh lính Liên Xô đang trên đường đến Kabul.

Sự can thiệp quân sự của Liên Xô vào Afghanistan chắc chắn là một thảm họa, nhưng có lẽ sự cố tồi tệ nhất chính là vụ nổ Đường hầm Salang năm 1982. Khi đó, một đoàn dài xe quân sự đang đi từ Liên Xô đến Kabul qua thành phố biên giới Hairotum. Họ đã sử dụng Đường hầm Salang – dài 2,73 km, rộng 5,2m, cao 7,6m – một trong những đường hầm cao nhất thế giới nằm ở độ cao 3.352m, được người Liên Xô xây dựng vào thập niên 1970. Continue reading “02/11/1982: Nổ xe tải tại Afghanistan khiến 3.000 người thiệt mạng”

31/10/1864: Nevada trở thành tiểu bang thứ 36 của Hoa Kỳ

Nguồn: The U.S. Congress admits Nevada as the 36th state, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, nhằm nhận được sự ủng hộ cần thiết của Lãnh thổ Nevada (vốn do đảng Cộng hòa thống trị) để Tổng thống Abraham Lincoln tái đắc cử, Quốc hội Mỹ đã nhanh chóng chấp nhận lãnh thổ này trở thành tiểu bang thứ 36 của Liên bang Hoa Kỳ.

Ở thời điểm năm 1864, Nevada chỉ có 40.000 cư dân, thấp hơn đáng kể so với yêu cầu để trở thành tiểu bang – 60.000 cư dân. Nhưng việc phát hiện ra các mỏ bạc vô cùng lớn và phong phú vào năm 1859 tại Thành phố Virginia đã nhanh chóng đưa lãnh thổ này trở thành một trong những khu vực quan trọng và giàu có nhất ở miền Tây. Continue reading “31/10/1864: Nevada trở thành tiểu bang thứ 36 của Hoa Kỳ”

30/10/1735: Ngày sinh Tổng thống John Adams

Nguồn: John Adams is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1735, John Adams, con trai của một nông dân và là hậu duệ của những người hành hương Plymouth Rock, đã chào đời ở Braintree, Massachusetts. Ông theo học tại Đại học Harvard vào năm 16 tuổi, sau đó tiếp tục giảng dạy và nghiên cứu về luật trước khi trở thành Tổng thống thứ hai của Mỹ.

Adams không chiến đấu trong Chiến tranh Cách mạng, nhưng là người có công trong việc xây dựng nền tảng của chính phủ Mỹ. Năm 1776, ông xuất bản ẩn danh cuốn Thoughts on Government (Tư tưởng về Chính phủ), trong đó đề xuất hệ thống chính phủ ba nhánh: cơ quan lập pháp lưỡng viện, cơ quan tư pháp độc lập và cơ quan hành pháp mạnh mẽ. Continue reading “30/10/1735: Ngày sinh Tổng thống John Adams”

28/10/1961: Ca sĩ Chuck Berry ra tòa lần thứ hai

Nguồn: Chuck Berry goes on trial for the second time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, cái gọi là “Phiên tòa Apache” (Apache trials) thứ hai xét xử ca sĩ rock-and-roll Chuck Berry đã bắt đầu. Trước đó, bản án kết tội ông vận chuyển một đứa trẻ vị thành niên đi xuyên qua biên giới các tiểu bang với mục đích vô đạo đức – vi phạm Đạo luật Mann – đã bị tòa phúc thẩm bác bỏ, tuy nhiên, phía công tố đã quyết định xét xử lại Berry. Continue reading “28/10/1961: Ca sĩ Chuck Berry ra tòa lần thứ hai”

26/10/1942: Máy bay Nhật phá hủy tàu sân bay USS Hornet của Mỹ

Nguồn: Japanese planes destroy the U.S.S Hornet, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, trong Trận Santa Cruz, tàu sân bay cuối cùng của Mỹ được sản xuất trước khi nước này tham gia Thế chiến II, chiếc USS Hornet, đã bị máy bay của Nhật gây hư hại nặng nề, đến mức Mỹ buộc phải loại bỏ nó.

Trận chiến giành Guadalcanal là đợt tấn công đầu tiên của Mỹ chống lại quân Nhật, một nỗ lực nhằm ngăn chặn phe Trục chiếm thêm một hòn đảo khác trong Quần đảo Solomon và tiến xa hơn trong cuộc đua giành lấy nước Úc. Ngày hôm đó, tại khu vực lân cận quần đảo Santa Cruz, hai đội đặc nhiệm hải quân Mỹ đã phải ngăn chặn một hạm đội lớn của Nhật đang trên đường đến Guadalcanal cùng với quân tiếp viện. Cũng như trong Trận Biển San hô hồi tháng 05/1942, giao tranh tại Santa Cruz chỉ được thực hiện bởi máy bay cất cánh từ tàu sân bay của các bên, còn bản thân các con tàu không nằm trong tầm bắn của nhau. Continue reading “26/10/1942: Máy bay Nhật phá hủy tàu sân bay USS Hornet của Mỹ”

24/10/1954: Tổng thống Eisenhower cam kết ủng hộ miền Nam Việt Nam

Nguồn: President Eisenhower pledges support to South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Tổng thống Dwight D. Eisenhower đã cam kết hỗ trợ chính phủ và các lực lượng quân sự của Ngô Đình Diệm.

Eisenhower đã viết thư cho Tổng thống Diệm của Việt Nam Cộng hòa, hứa sẽ hỗ trợ trực tiếp cho chính phủ của ông. Eisenhower nói rõ với Diệm rằng viện trợ của Mỹ cho chính phủ miền Nam trong “giờ phút khó khăn” của người Việt phụ thuộc vào việc ông Diệm đảm bảo “duy trì các tiêu chuẩn hoạt động trong trường hợp viện trợ được cung cấp.” Continue reading “24/10/1954: Tổng thống Eisenhower cam kết ủng hộ miền Nam Việt Nam”

23/10/1983: 241 lính thủy đánh bộ Mỹ bị giết ở Beirut

Nguồn: Beirut barracks blown up, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1983, một kẻ đánh bom liều chết đã lái một chiếc xe tải chở đầy chất nổ lao thẳng vào doanh trại Thủy quân Lục chiến Mỹ ở Beirut, giết chết 241 quân nhân. Cũng trong sáng hôm ấy, trong một vụ tấn công khủng bố khác xảy ra cách đó hai dặm, 58 lính Pháp đã thiệt mạng. Thủy quân Lục chiến Mỹ là một phần của lực lượng đa quốc gia được cử đến Lebanon vào tháng 8/1982 để giám sát việc người Palestine rút khỏi Lebanon. Ngay từ những ngày đầu, sứ mệnh này đã gặp phải nhiều vấn đề – và con số thương vong cứ ngày một tăng cao. Continue reading “23/10/1983: 241 lính thủy đánh bộ Mỹ bị giết ở Beirut”

21/10/1921: Tổng thống Harding công khai lên án các hành động tư hình

Nguồn: President Harding publicly condemns lynching, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1921, Tổng thống Warren G. Harding đã có một bài phát biểu tại Alabama, trong đó ông lên án hành quyết tư hình (lynching) – những vụ tử hình ngoài bộ máy tư pháp, thường bằng hình thức treo cổ – thực hiện bởi những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng chống lại người Mỹ gốc Phi ở miền Nam.

Dù chính quyền của ông chìm trong bê bối và tham nhũng, Harding thật ra là một chính trị gia cấp tiến của Đảng Cộng hòa, người ủng hộ việc trao quyền công dân đầy đủ cho người Mỹ gốc Phi và quyền bầu cử cho phụ nữ, đồng thời cũng ủng hộ Dự luật Chống Tư hình Dyer (Dyer Anti-lynching Bill, 1920). Continue reading “21/10/1921: Tổng thống Harding công khai lên án các hành động tư hình”

19/10/1864: Trận Cedar Creek trong Nội chiến Mỹ

Nguồn: Battle of Cedar Creek, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, trong trận Cedar Creek ở Virginia, Tướng Liên minh miền Bắc Philip Sheridan đã ngăn chặn thành công một thảm họa lẽ ra xảy ra ở Thung lũng Shenandoah khi ông nhanh chóng tập hợp lực lượng của mình sau khi bị Tướng Hợp bang miền Nam Jubal Early tấn công bất ngờ. Sheridan sau đó giành chiến thắng lớn khi gần như tiêu diệt hoàn toàn quân của Early.

Mùa hè năm 1864, Early đã cùng quân lính của mình tự do tấn công khắp Shenandoah và khu vực xung quanh . Tổng tư lệnh Liên minh miền Bắc Ulysses S. Grant cử Sheridan đến để đối phó với cánh quân của Early, vốn đang khiến Grant mất tập trung và ngăn cản ông dùng toàn bộ sức ép của quân đội Liên minh chống lại lực lượng của tư lệnh miền Nam Robert E. Lee xung quanh Petersburg, Virginia. Continue reading “19/10/1864: Trận Cedar Creek trong Nội chiến Mỹ”

17/10/1912: Chiến tranh Balkan lần thứ nhất bùng nổ

Nguồn: Serbia and Greece declare war on Ottoman Empire in First Balkan War, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1912, Serbia và Hy Lạp, theo bước Montenegro, đồng minh nhỏ hơn của họ ở khu vực Balkan hỗn loạn, đã tuyên chiến với Đế quốc Ottoman, chính thức bắt đầu Chiến tranh Balkan lần thứ nhất.

Bốn năm trước đó, một cuộc nổi dậy ở Macedonia, lúc đó thuộc Ottoman, được  dẫn đầu bởi một nhóm dân tộc chủ nghĩa gọi là Đảng Thanh niên Thổ Nhĩ Kỳ (Young Turks), đã làm lung lay quyền cai trị của triều đình Ottoman ở châu Âu. Áo-Hung đã nhanh chóng tận dụng điểm yếu này, cho sáp nhập hai tỉnh Balkan gồm Bosnia và Herzegovina, đồng thời thúc giục Bulgaria, cũng đang nằm dưới sự cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ, tuyên bố độc lập. Continue reading “17/10/1912: Chiến tranh Balkan lần thứ nhất bùng nổ”

16/10/1793: Hoàng hậu Marie Antoinette bị hành quyết

Nguồn: Marie Antoinette is beheaded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1793, chín tháng sau khi chồng bà, Vua Louis XVI của Pháp, bị hành quyết, Hoàng hậu Marie Antoinette cũng theo ông lên máy chém.

Là con gái của Hoàng đế La Mã Thần thánh Francis I, Marie kết hôn với Louis vào năm 1770 nhằm củng cố liên minh Pháp-Áo. Vào thời điểm kinh tế hỗn loạn ở Pháp, Hoàng hậu lại có lối sống xa hoa và thường khuyến khích chồng chống lại việc cải cách chế độ quân chủ. Người ta kể lại rằng, một lần kia, khi hay tin tầng lớp nông dân Pháp không có bánh mì để ăn, Marie đã thẳng thừng đáp rằng, “Cứ để bọn họ ăn bánh kem đi.” Continue reading “16/10/1793: Hoàng hậu Marie Antoinette bị hành quyết”

14/10/1066: William Chinh phạt thắng trận Hastings

Nguồn: The Battle of Hastings, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1066, Vua Harold II của Anh đã bị quân Norman của William Chinh phạt (William the Conqueror) đánh bại trong Trận Hastings diễn ra tại Đồi Senlac, cách Hastings khoảng bảy dặm. Cuối trận chiến đẫm máu kéo dài cả ngày này, Harold đã thiệt mạng – theo truyền thuyết, ông bị một mũi tên bắn vào mắt – còn lực lượng của ông thì bị tiêu diệt hoàn toàn. Ông là vị vua Anglo-Saxon cuối cùng của nước Anh.

Chỉ hơn hai tuần trước đó, William, Công tước xứ Normandy, đã xâm lược nước Anh và tuyên bố mình có quyền thừa kế ngai vàng. Năm 1051, William được cho là đã đến Anh để thăm người anh họ của mình là Edward Sám hối (Edward the Confessor), vị vua Anh không có con nối dõi. Theo các nhà sử học Norman, Edward đã hứa để William trở thành người thừa kế của mình. Continue reading “14/10/1066: William Chinh phạt thắng trận Hastings”

12/10/2007: Al Gore đoạt giải Nobel Hòa bình với ‘An Inconvenient Truth’

Nguồn: Al Gore wins Nobel Prize in the wake of “An Inconvenient Truth”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2007, cựu Phó Tổng thống Mỹ Al Gore và Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc đã được trao giải Nobel Hòa bình cho những nỗ lực của họ trong việc nâng cao hiểu biết của công chúng về biến đổi khí hậu do con người gây ra. Năm 2006, Gore đã xuất hiện trong bộ phim tài liệu đoạt giải Oscar, An Inconvenient Truth, tác phẩm được ghi nhận là đã nâng cao nhận thức quốc tế về khủng hoảng khí hậu toàn cầu.

Là cựu Thượng nghị sĩ Tennessee, đồng thời từng là Phó Tổng thống của Bill Clinton từ năm 1993 đến năm 2001, Al Gore là một trong những chính trị gia đầu tiên nhận ra mối nguy hiểm từ khí thải carbon dioxide, một trong những nguyên nhân gây ra sự ấm lên toàn cầu. Continue reading “12/10/2007: Al Gore đoạt giải Nobel Hòa bình với ‘An Inconvenient Truth’”

10/10/1973: Phó Tổng thống Mỹ Spiro Agnew từ chức

Nguồn: Vice President Agnew resigns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, chưa đầy một năm trước khi Richard M. Nixon từ chức Tổng thống, Spiro Agnew trở thành Phó Tổng thống Mỹ đầu tiên từ chức giữa loạt bê bối. Cùng ngày hôm ấy, ông đã không phản đối cáo buộc trốn thuế thu nhập liên bang, nhằm đổi lấy việc xóa bỏ cáo buộc tham nhũng chính trị. Sau đó, ông đã bị Tòa Phúc thẩm Maryland phạt 10.000 đô la, kết án ba năm quản chế và còn bị tước giấy phép hành nghề luật sư. Continue reading “10/10/1973: Phó Tổng thống Mỹ Spiro Agnew từ chức”