Mỹ đã tiêu diệt Đại tướng Yamamoto như thế nào?

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

23 giờ ngày 13 tháng 4 năm 1943. Phòng Tình báo Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương trình lên Đô đốc Chester Nimitz bức điện của quân đội Nhật họ vừa giải mã được. Bức điện có nội dung: “Kế hoạch công tác ngày 18 tháng 4 của Tư lệnh Hạm đội Liên hợp Yamamoto: 8h đáp máy bay từ Rabaul đến Bougainville, có 6 máy bay chiến đấu hộ tống; 10h đến nơi, đi tiếp tầu ngầm đến Shortland; 11h30 đến nơi; …

Mắt Nimitz sáng lên như khi thợ săn thấy con mồi: như vậy nghĩa là Isoroku Yamamoto[1] sẽ đi vào vùng bán kính tác chiến của máy bay Mỹ cất cánh từ đảo Guadalcanal![2] Một dịp may trời cho để khử hắn – viên đại tướng nổi tiếng nhất nước Nhật, uy danh chỉ sau có Nhật Hoàng. Do thể hiện tài chỉ huy cao siêu trong việc lập kế hoạch và chỉ huy trận tập kích Trân Châu Cảng, Yamamoto được cả nước Nhật sùng bái. Nếu khử được hắn thì sẽ làm nhụt tinh thần chiến đấu của địch… Continue reading “Mỹ đã tiêu diệt Đại tướng Yamamoto như thế nào?”

08/08/1942: Gián điệp Đức bị xử tử tại Washington

Nguồn: German saboteurs executed in Washington, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, trong Thế chiến II, sáu kẻ phá hoại người Đức bí mật đến Mỹ nhằm tấn công cơ sở hạ tầng dân sự của nước này đã bị xử tử vì tội gián điệp. Hai người khác trong nhóm này, vốn đã tiết lộ âm mưu cho FBI và hỗ trợ chính phủ Mỹ săn lùng những kẻ từng là bạn hữu của họ, thì phải lãnh án tù.

Năm 1942, dưới chế độ Đức Quốc Xã của Adolf Hitler, đơn vị phòng thủ của Quân đoàn Tình báo Đức (German Military Intelligence Corps) đã khởi xướng một chương trình xâm nhập vào Mỹ nhằm phá hủy các nhà máy công nghiệp, cầu cống, đường sắt, nhà máy nước và các cửa hàng bách hóa do người Do Thái làm chủ. Đức Quốc Xã hy vọng rằng mỗi sáu tuần sẽ có từ một đến hai nhóm phá hoại có thể xâm nhập vào Mỹ thành công. Hai nhóm đầu tiên, gồm tám người Đức từng sống ở Mỹ trước chiến tranh, đã rời căn cứ tàu ngầm Đức tại Lorient, Pháp, vào cuối tháng Năm. Continue reading “08/08/1942: Gián điệp Đức bị xử tử tại Washington”

07/08/1942: Lính Hoa Kỳ đổ bộ vào Guadalcanal

Nguồn: U.S. forces invade Guadalcanal, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1942, Sư đoàn Thủy quân Lục chiến Số 1 của Hoa Kỳ bắt đầu Chiến dịch Watchtower, cuộc tấn công đầu tiên của Hoa Kỳ trong Thế chiến II, với việc đổ bộ lên Guadalcanal, một đảo thuộc Quần đảo Solomon.

Vào ngày 06/07/1942, quân Nhật đã đổ bộ lên đảo Guadalcanal và bắt đầu xây dựng một sân bay ở đó. Chiến dịch Watchtower là mật danh cho kế hoạch của Hoa Kỳ để chiếm Guadalcanal và các đảo xung quanh. Trong cuộc tấn công, quân đội Hoa Kỳ đã đổ bộ lên năm hòn đảo trong quần đảo Solomon. Mặc dù Nhật hoàn toàn bị bất ngờ bởi cuộc xâm nhập (thời tiết xấu đã khiến các máy bay do thám của họ phải hạ cánh), cuộc đổ bộ của Hoa Kỳ lên các đảo Florida, Tulagi, Gavutu và Tananbogo đã gặp phải nhiều sự kháng cự ban đầu từ lực lượng phòng thủ của Nhật. Continue reading “07/08/1942: Lính Hoa Kỳ đổ bộ vào Guadalcanal”

02/08/1945: Hội nghị Potsdam kết thúc

Nguồn: Potsdam Conference concludes, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1945, Hội nghị thời chiến cuối cùng nhóm “Tam Cường” (Big Three) – Liên Xô, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh – kết thúc sau hai tuần tranh luận căng thẳng và đôi khi gay gắt. Hội nghị đã không giải quyết được hầu hết các vấn đề quan trọng lúc bấy giờ và do đó tạo tiền đề cho cuộc Chiến tranh Lạnh sẽ bắt đầu ngay sau khi Thế chiến II kết thúc.

Cuộc gặp tại Potsdam là hội nghị thứ ba giữa các nhà lãnh đạo nhóm Tam Cường. Liên Xô được đại diện bởi Joseph Stalin, Anh bởi Winston Churchill và Hoa Kỳ bởi Tổng thống Harry S. Truman. Đây là lần đầu tiên Truman tham dự cuộc gặp của nhóm. Tổng thống Franklin D. Roosevelt, người qua đời vào tháng 04/1945, đã tham dự hai hội nghị đầu tiên tại Tehran vào năm 1943 và Yalta vào tháng 2/1945. Continue reading “02/08/1945: Hội nghị Potsdam kết thúc”

30/07/1945: Tàu USS Indianapolis bị tấn công

Nguồn: USS Indianapolis bombed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, tuần dương hạm USS Indianapolis đã trúng ngư lôi của tàu ngầm Nhật Bản và chìm chỉ sau vài phút, ngay giữa vùng biển có cá mập tấn công. Chỉ có 317 trong số 1.196 người trên tàu sống sót. Tuy nhiên, Indianapolis vẫn hoàn thành nhiệm vụ chính của mình: chuyển các thành phần chính của quả bom nguyên tử sẽ được thả một tuần sau đó xuống Hiroshima đến đảo Tinian ở Nam Thái Bình Dương.

Tàu Indianapolis đã đến đảo Tinian vào ngày 26/07/1945. Nhiệm vụ này được xếp vào loại tuyệt mật và thủy thủ đoàn hoàn toàn không biết gì về thứ hàng họ đang vận chuyển. Sau khi rời Tinian, tàu đến căn cứ của quân đội Mỹ tại đảo Guam và được lệnh gặp tàu chiến USS Idaho tại Vịnh Leyte ở Philippines để chuẩn bị cho việc đổ bộ vào Nhật Bản. Continue reading “30/07/1945: Tàu USS Indianapolis bị tấn công”

19/07/1943: Hoa Kỳ không kích Rome

Nguồn: America bombs Rome, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1943, Hoa Kỳ ném bom các trạm bảo dưỡng đường sắt ở Rome trong một nỗ lực nhằm phá vỡ ý chí phản kháng của người Ý – trong khi Hitler giảng giải cho lãnh đạo Ý Benito Mussolini về cách tiếp tục theo đuổi cuộc chiến.

Vào ngày 16 tháng 07, Tổng thống Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill đã kêu gọi dân chúng Ý lật đổ Mussolini và Hitler và “sống cho nước Ý và nền văn minh”. Nhằm tạo “động lực” cho họ, máy bay ném bom của Mỹ đã tấn công thành phố Rome, phá hủy tuyến đường sắt của họ. Continue reading “19/07/1943: Hoa Kỳ không kích Rome”

29/06/1941: Đức chiếm Lvov, mở đầu nhiều đợt thảm sát

Nguồn: Germans capture Lvov—and slaughter ensues, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Đức đã phát động một cuộc xâm lược vào lãnh thổ của Liên Xô, xâm lược và chiếm đóng Lvov (L’viv), ở miền đông Galicia, Ukraine, sau đó tiến hành tàn sát hàng ngàn người.

Phía Liên Xô đã dùng chính sách tiêu thổ khi quân Đức tràn đến xâm lược, nghĩa là họ sẽ phá hủy, đốt cháy và tháo dỡ mọi thứ trên lãnh thổ nơi họ buộc phải từ bỏ trên đường rút lui, từ đó khiến quân Đức rơi vào cảnh thiếu hụt lương thực, vật tư, nhà máy công nghiệp và thiết bị. (Chính sách này đã rất thành công khi chống lại Napoleon trong thế kỷ trước.) Lần này, khi Đức chiến Lvov, Bộ Dân ủy Nội vụ (NKVD) của Liên Xô, tiền thân của lực lượng cảnh sát mật KGB, đã ra lệnh giết chết 3.000 tù nhân chính trị người Ukraine. Continue reading “29/06/1941: Đức chiếm Lvov, mở đầu nhiều đợt thảm sát”

25/06/1942: Eisenhower trở thành Chỉ huy Lực lượng Mỹ trong Thế chiến II

Nguồn: Eisenhower takes command, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, sau khi chuyển đến London, Thiếu tướng Dwight D. Eisenhower đã nhận chức Chỉ huy Lực lượng Mỹ ở Châu Âu. Dù chưa từng một lần chiến đấu trên chiến trường trong suốt 27 năm làm sĩ quan quân đội, nhưng kiến thức về chiến lược quân sự và khả năng tổ chức của Eisenhower vẫn đủ khiến Tổng Tham mưu Trưởng Quân đội George C. Marshall chọn ông trong số hơn 400 sĩ quan cao cấp cho vị trí chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống lại Đức. Sau khi chứng tỏ bản thân trên chiến trường Bắc Phi và Ý vào năm 1942 và 1943, Eisenhower tiếp tục được bổ nhiệm làm chỉ huy tối cao của Chiến dịch Overlord, đợt tiến quân của Đồng Minh ở tây bắc châu Âu. Continue reading “25/06/1942: Eisenhower trở thành Chỉ huy Lực lượng Mỹ trong Thế chiến II”

20/06/1943: Anh phát động Chiến dịch Bellicose

Nguồn: Britain launches Operation Bellicose, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, các máy bay ném bom của Anh đã tiến hành cuộc đột kích đầu tiên trong đợt “ném bom con thoi” của họ, nhắm vào các địa điểm ở Đức và Ý.

Cất cánh từ các căn cứ không quân ở Anh, các máy bay ném bom này được chế tạo để nhắm vào thành phố Friedrichshafen phía tây nam nước Đức, từng một thời là nơi chế tạo khinh khí cầu Zeppelin. Thành phố này giờ đây là nơi có nhiều nhà máy thép, vốn bị phá hủy nặng nề sau cuộc tấn công của Anh. Continue reading “20/06/1943: Anh phát động Chiến dịch Bellicose”

12/06/1944: John F. Kennedy nhận huân chương hải quân

Nguồn: John F. Kennedy receives medals, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1944, Trung úy John F. Kennedy được trao huân chương cao nhất của Hải quân vì những hành động dũng cảm của ông với tư cách là một hoa tiêu tàu pháo trong Thế chiến II. Vị tổng thống tương lai cũng nhận được Huân chương Trái tim Tím (Purple Heart) vì bị thương trong các trận chiến.

Khi còn trẻ, Kennedy đã rất muốn gia nhập Hải quân nhưng ban đầu đã bị từ chối vì các vấn đề sức khỏe mãn tính, đặc biệt là chấn thương lưng mà ông gặp phải trong quá trình chơi bóng bầu dục khi theo học tại Harvard. Tuy nhiên, vào năm 1941, người cha có quan hệ chính trị của ông đã sử dụng ảnh hưởng của mình để đưa ông vào quân ngũ. Năm 1942, Kennedy tình nguyện làm nhiệm vụ trên tàu PT (ngư lôi cơ giới) ở Thái Bình Dương. Continue reading “12/06/1944: John F. Kennedy nhận huân chương hải quân”

08/06/1945: Truman cho phép giải mật thông tin nghiên cứu khoa học

Nguồn: Truman issues order regarding release of classified scientific information, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry Truman ban hành Sắc lệnh Hành pháp 9568 (Executive Order 9568), cho phép công bố các thông tin khoa học từ những tài liệu tuyệt mật trong Thế chiến II. Ông hy vọng những thông tin này có thể giúp đẩy mạnh các ngành công nghiệp đang phát triển của Mỹ trong nền kinh tế hậu chiến.

Sắc lệnh cho phép công bố các dữ liệu khoa học và kỹ thuật, bao gồm cả những thông tin cực kỳ nhạy cảm từ các chương trình phát triển vũ khí trong Thế chiến II, nhưng những thông tin này chỉ được công bố sau khi được phê duyệt bởi Cục Chiến tranh và Hải quân cũng như Giám đốc Huy động và Tái thiết sau Chiến tranh. Sắc lệnh phân loại thông tin thành các nhóm cụ thể: bí mật, tuyệt mật và hạn chế tiết lộ. Nó cũng đồng thời phân loại tài liệu theo “các tiêu chí khác [về mức độ bí mật] hoặc sẽ không được công bố vì mục đích an ninh quân sự quốc gia.” Continue reading “08/06/1945: Truman cho phép giải mật thông tin nghiên cứu khoa học”

07/06/1942: Trận Midway kết thúc

Nguồn: Battle of Midway endsHistory.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1942, Trận Midway – một trong những chiến thắng mang tính quyết định nhất của Hoa Kỳ trong cuộc chiến chống Nhật Bản – đã kết thúc. Trong bốn ngày giao tranh trên không và trên biển, Hạm đội Thái Bình Dương bị áp đảo về quân số của Hoa Kỳ đã thành công trong việc tiêu diệt bốn tàu sân bay Nhật Bản trong khi chỉ mất một tàu Yorktown, từ đó đảo ngược thế trận trước lực lượng hải quân Nhật Bản vốn trước đó được coi là “bất khả chiến bại”. Continue reading “07/06/1942: Trận Midway kết thúc”

04/06/1942: Trận Midway

Nguồn: Battle of Midway begins , History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Trận Midway, một trong những chiến thắng quyết định nhất của Mỹ trước Nhật trong Thế chiến II, đã bắt đầu. Trong trận chiến trên không và trên biển kéo dài bốn ngày này, Hạm đội Thái Bình Dương vượt trội của Mỹ đã thành công trong việc tiêu diệt bốn tàu sân bay Nhật Bản mà chỉ mất tàu Yorktown dưới tay một Hải quân Nhật Bản từng “bất khả chiến bại.”

Trong các đợt tấn công trong sáu tháng trước trận Midway, người Nhật đã chiến thắng ở nhiều vùng đất trên khắp Thái Bình Dương, bao gồm Malaysia, Singapore, Đông Ấn Hà Lan, Philippines và nhiều quần đảo khác. Tuy nhiên, Mỹ cũng dần trở thành một mối đe dọa đáng gờm và Đô đốc Nhật Bản Isoruku Yamamoto đã tìm cách tiêu diệt Hạm đội Thái Bình Dương trước khi nó đủ mạnh để vượt qua họ. Continue reading “04/06/1942: Trận Midway”

28/05/1940: Bỉ đầu hàng Đức vô điều kiện

Nguồn: Belgium surrenders unconditionally, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, sau đợt bắn phá không ngừng kéo dài 18 ngày của quân Đức, nhà vua Bỉ, trông chờ một hiệp định đình chiến nhưng chỉ nhận được yêu cầu đầu hàng vô điều kiện. Và ông đã chấp nhận.

Quân Đức đã tiến vào Bỉ từ ngày 10/05 trong chiến dịch tấn công phương Tây ban đầu của Hitler. Mặc dù có một số hỗ trợ của lực lượng Anh, người Bỉ đã bị áp đảo về quân số và vũ khí ngay từ phút đầu. Hành động đầu hàng đầu tiên của Bỉ diễn ra chỉ một ngày sau cuộc xâm lược, khi toán lính bảo vệ Pháo đài Eben-Emael đầu hàng. Continue reading “28/05/1940: Bỉ đầu hàng Đức vô điều kiện”

23/05/1941: Tàu của Lord Mountbatten bị Đức đánh chìm

Nguồn: Lord Mountbatten, cousin to a king, sunk by German dive-bombers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Đô đốc Louis Mountbatten, anh họ của Vua George VI và là người duy nhất ngoài nhà vua nắm giữ đồng thời chức vụ ở ba đơn vị quân đội, là một trong số những người bị ném xuống biển Địa Trung Hải khi tàu khu trục của ông, chiếc HMS Kelly, bị đánh chìm.

Tàu của Mountbatten là một trong số các tàu tuần dương, tàu khu trục và tàu chiến của Anh bị đánh chìm ngoài khơi đảo Crete bởi máy bay ném bom bổ nhào (Sturzkampfflugzeug/dive-bombers) của Đức. Chỉ riêng chiếc khu trục Kelly đã bị tấn công bởi 24 máy bay ném bom, khiến 130 thuyền viên thiệt mạng. Continue reading “23/05/1941: Tàu của Lord Mountbatten bị Đức đánh chìm”

14/05/1943: Mỹ và Anh lên kế hoạch cho Chiến dịch Pointblank

Nguồn: United States and Britain plan Operation Pointblank, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, các tham mưu trưởng của Mỹ và Anh đã họp tại Washington, D.C. nhằm lập ra và phê chuẩn Chiến dịch Pointblank, một cuộc không kích chung được thực hiện từ các căn cứ không quân của Anh.

Mục tiêu của Chiến dịch Pointblank rất lớn và toàn diện: “Phá hủy và thay đổi hoàn toàn hệ thống kinh tế và quân sự Đức, và làm suy yếu tinh thần của người dân Đức.” Chiến dịch cũng có ý định thiết lập “các chiến dịch chung cuối cùng trên lục địa châu Âu.” Nói cách khác, nó được dự định sẽ tạo tiền đề cho một đòn chí mạng sẽ khiến Đức phải quỳ gối. Continue reading “14/05/1943: Mỹ và Anh lên kế hoạch cho Chiến dịch Pointblank”

12/05/1941: Hitler ủng hộ Rashid Ali chống lại Anh

Nguồn: Hitler backs Rashid Ali in his fight against Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã gửi hai máy bay ném bom đến Iraq để hỗ trợ Rashid Ali al-Gailani trong cuộc nổi dậy chống lại Anh, nước đang cố gắng hiện thực hóa một liên minh Anh-Iraq đã được thỏa thuận trước đó.

Khi Thế chiến II nổ ra, Thủ tướng Iraq – Tướng Nuri as-Said – đã cắt đứt quan hệ với Đức và ký hiệp ước hợp tác với Vương quốc Anh. Tháng 04/1941, chính phủ Said bị lật đổ bởi Ali, một vị tướng chống Anh, người đã ra lệnh cắt đường ống dẫn dầu của Anh đến Địa Trung Hải. Phía Anh đáp trả bằng cách đưa một một lữ đoàn đến Vịnh Ba Tư, đánh bại thành công 9.000 lính Iraq. Continue reading “12/05/1941: Hitler ủng hộ Rashid Ali chống lại Anh”

Điệp viên Hoàn hảo: Richard Sorge, Trùm Gián điệp của Stalin

Tác giả: The Economist | Biên dịch: Đinh Nho Minh

An Impeccable Spy: Richard Sorge, Stalin’s Master Agent.  Tác giả: Owen Matthews. Bloomsbury; 448 trang ; Giá: $30 và £25.

Với cuộc đại đối đầu về hệ tư tưởng và địa chính trị, thế kỉ 20 là bối cảnh tự nhiên cho các hoạt động gián điệp. Những kế hoạch được hình thành ở các đại sứ quán, quán bar và hội quán bí mật đã quyết định số phận các quốc gia, khiến cho công việc gián điệp trở nên quan trọng tột cùng. Và trong số họ, Richard Sorge có lẽ là người giỏi nhất. Ông là “một cá nhân không hoàn hảo, nhưng là một điệp viên hoàn hảo—dũng cảm, tài năng, và kiên nhẫn”, theo Owen Matthews trong câu chuyện thú vị và cảm động về cuộc đời của Sorge. Continue reading “Điệp viên Hoàn hảo: Richard Sorge, Trùm Gián điệp của Stalin”

03/05/1947: Hiến pháp mới của Nhật có hiệu lực

Nguồn: New Japanese constitution goes into effect, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1947, bản hiến pháp hậu chiến của Nhật Bản bắt đầu có hiệu lực. Bản hiến pháp tiến bộ đã trao quyền bầu cử phổ quát, tước bỏ mọi quyền lực của Hoàng đế Hirohito, trừ những quyền lực mang tính tượng trưng, ​​đưa ra một danh sách các quyền con người cơ bản, xóa bỏ giới quý tộc và quyền gây chiến của Nhật Bản. Bản hiến pháp này phần lớn là tác phẩm của vị Tư lệnh Tối cao của lực lượng Đồng minh Douglas MacArthur và các nhân viên đóng tại Nhật của ông, những người đã chuẩn bị dự thảo vào tháng 02 năm 1946 sau khi một bản thảo của Nhật Bản bị coi là không thể chấp nhận được. Continue reading “03/05/1947: Hiến pháp mới của Nhật có hiệu lực”

22/04/1915: Đức đưa khí gas độc vào sử dụng

Nguồn: Germans introduce poison gas, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 22 tháng 04 năm 1915, các lực lượng Đức đã gây sốc cho các binh sĩ Đồng minh trên mặt trận phía tây bằng cách bắn hơn 150 tấn khí clo gây chết người về phía hai sư đoàn Pháp tại Ypres, Bỉ. Đây là cuộc tấn công bằng khí độc lớn đầu tiên của Đức và nó đã phá vỡ phòng tuyến của quân Đồng minh.

Khói độc thỉnh thoảng được sử dụng trong chiến tranh từ thời cổ đại, và vào năm 1912, quân Pháp đã sử dụng một lượng nhỏ hơi cay trong các hoạt động của cảnh sát. Khi Thế chiến I bùng nổ, quân Đức bắt đầu tích cực phát triển vũ khí hóa học. Vào tháng 10/1914, quân Đức đã đặt một số hộp hơi cay nhỏ vào đạn pháo được bắn vào Neuve Chapelle, Pháp, nhưng quân đội Đồng minh đã không bị ảnh hưởng. Continue reading “22/04/1915: Đức đưa khí gas độc vào sử dụng”