Alan Turing và bi kịch của một thiên tài khoa học

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Chính phủ Anh Quốc chính thức xin lỗi thiên tài

Alan Turing (1912-1954) là nhà khoa học Anh Quốc lừng danh và là người anh hùng từng lập công lớn hàng đầu trong cuộc kháng chiến chống phát xít Đức nhưng lại bị chính quyền đối xử tàn nhẫn trong suốt mấy năm cuối đời. Tình trạng ấy khiến dân chúng nước Anh phẫn nộ. Cuối tháng 8/2009, nhà khoa học máy tính John Graham-Cumming và sinh viên Cameron Buckner phát trên mạng hai bản thỉnh nguyện yêu cầu Chính phủ Anh chính thức xin lỗi Alan Turing. Hai bản thỉnh nguyện này đã thu được chữ ký của hàng chục nghìn người, trong đó có nhà văn Ian McEwan, nhà khoa học Richard Dawkins, nhân sĩ đấu tranh bảo vệ quyền của người đồng tính Peter Tatchell…

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày mở đầu Thế chiến II và thể theo nguyện vọng của công chúng, ngày 10/9/2009, Thủ tướng Anh Gordon Brown đã thay mặt Chính phủ nói lời xin lỗi Alan Turing. Bản tuyên bố này phát trên website number10.gov.uk của Phủ Thủ tướng Anh. Continue reading “Alan Turing và bi kịch của một thiên tài khoa học”

14/03/1943: Đức tái chiếm Kharkov

Nguồn: Germans recapture Kharkov, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, người Đức đã tái chiếm Kharkov, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine, nơi nhiều lần bị hai bên chiếm đóng trong trận chiến giữa lực lượng của Liên Xô và Đức.

Kharkov là mục tiêu quan trọng của người Đức khi xâm chiếm Liên Xô vào tháng 02/1941, vì thành phố này là một trung tâm công nghiệp và đường sắt, với nhiều mỏ than và sắt gần đó. Một trong số các cơ sở công nghiệp quan trọng nhất cho nhu cầu chiến tranh của Stalin là Nhà máy Xe tăng Kharkov (Kharkov Tanks Works) mà ông cho dời khỏi Kharkov vào tháng 12/1941 và chuyển lên dãy núi Ural. Stalin nóng lòng bảo vệ Kharkov đến nỗi ông ra lệnh quân đội “không được phép rút lui”, điều này đã gây ra thương vong lớn cho Hồng Quân. Continue reading “14/03/1943: Đức tái chiếm Kharkov”

10/03/1940: Sumner Welles đưa ra ‘đề nghị hòa bình’

Nguồn: Sumner Welles makes a “peace proposal”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Sumner Welles, sau cuộc gặp với Adolf Hitler tại Berlin, đã đến London để thảo luận về một đề nghị hòa bình với Thủ tướng Anh Neville Chamberlain nhằm ngăn chặn chiến tranh mở rộng trên toàn châu Âu.

Sumner Welles, một nhà ngoại giao và chuyên gia về Mỹ Latinh, đã dành giai đoạn đầu sự nghiệp của mình để thúc đẩy chính sách đối ngoại “Láng giềng Tốt” (Good Neighbor) của Mỹ trên cương vị tùy viên Đại sứ quán Mỹ tại Buenos Aires, Vụ trưởng Vụ Mỹ Latinh của Bộ Ngoại giao Mỹ, và đại sứ Mỹ tại Cộng hòa Dominica. Năm 1933, Tổng thống Franklin D. Roosevelt bổ nhiệm ông làm Trợ lý Ngoại trưởng và gửi ông đến Cuba, nơi ông đã thành công trong vai trò trung gian cho các nhóm đối lập đang cố gắng lật đổ chính phủ của Gerardo Machado. Welles được thăng chức Thứ trưởng Ngoại giao vào năm 1937, và đại diện cho Mỹ tham gia một số hội nghị với Mỹ Latinh. Continue reading “10/03/1940: Sumner Welles đưa ra ‘đề nghị hòa bình’”

26/02/1945: Mỹ tái chiếm đảo Corregidor từ tay Nhật

Nguồn: Corregidor’s last gasp, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một kho đạn trên đảo Corregidor của Philippines đã bị tàn binh Nhật cho nổ tung và gây thêm thương vong cho người Mỹ trước thềm chiến thắng của Mỹ tại đây.

Tháng 05/1942, Corregidor, một đảo đá nhỏ ở cửa vịnh Manila, vẫn đang là một trong những thành trì cuối cùng của quân Đồng minh ở Philippines sau chiến thắng của Nhật tại Bataan. Các cuộc pháo kích liên tục và các cuộc tấn công bắn phá từ trên không đã làm suy yếu lính phòng vệ Mỹ và Philippines. Dù vẫn cố gắng đánh chìm nhiều xà lan Nhật khi họ tiếp cận bờ biển phía bắc của hòn đảo, quân Đồng minh đã không thể ngăn chặn quân Nhật được nữa. Continue reading “26/02/1945: Mỹ tái chiếm đảo Corregidor từ tay Nhật”

15/02/1942: Singapore rơi vào tay Nhật

Nguồn: Singapore falls to Japan, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, Singapore, “vùng Gibraltar ở phía Đông” và một thành trì chiến lược của Anh, rơi vào tay các lực lượng Nhật Bản.

Là một thành phố trên đảo và là thủ đô của Khu định cư Eo biển thuộc Bán đảo Malay, Singapore là thuộc địa của Anh từ thế kỷ 19. Vào tháng 07/1941, khi quân Nhật chiếm đóng Đông Dương thuộc Pháp, Nhật đã báo hiệu ý định chiếm Singapore từ tay Anh. Vào đêm trước cuộc tấn công Trân Châu Cảng, 24.000 binh sĩ Nhật đã được chuyển từ Đông Dương đến Bán đảo Malay, và các máy bay Nhật Bản đã không kích Singapore, giết chết 61 dân thường . Continue reading “15/02/1942: Singapore rơi vào tay Nhật”

12/02/1941: Tướng Rommel đến châu Phi

Nguồn: Rommel in Africa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tướng Erwin Rommel của Đức đến Tripoli, Libya, với Quân đoàn Afrika mới thành lập, để chi viện cho lực lượng của Ý đang bị bao vây tại đây.

Tháng 01/1941, Adolf Hitler đã thành lập Quân đoàn Afrika với mục đích rõ ràng là giúp đồng minh phe Trục của mình là Ý duy trì lợi ích lãnh thổ ở Bắc Phi. Quốc trưởng tuyên bố rằng “Vì lý do chiến lược, chính trị và tâm lý, Đức phải hỗ trợ Ý ở Châu Phi.” Anh đã giáng những đòn chí mạng lên quân Ý; chỉ trong ba tháng, họ đã đẩy lùi người Ý ra khỏi Ai Cập, đồng thời làm bị thương hoặc giết chết 20.000 lính và bắt giữ 130.000 người khác làm tù binh. Continue reading “12/02/1941: Tướng Rommel đến châu Phi”

08/02/1943: Mỹ chiếm Guadalcanal từ tay Nhật

Nguồn: Americans secure Guadalcanal, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, quân đội Nhật đã sơ tán khỏi Guadalcanal, để hòn đảo này rơi vào tay quân Đồng minh sau một chiến dịch kéo dài. Chiến thắng của Mỹ đã mở đường cho các chiến thắng khác của quân Đồng minh tại Quần đảo Solomon.

Guadalcanal là hòn đảo lớn nhất của quần đảo Solomon, một nhóm gồm 992 hòn đảo và đảo san hô vòng, trong đó 349 đảo có người sinh sống ở Nam Thái Bình Dương. Đảo quốc Solomon, nằm ở phía đông bắc Australia và có 87 ngôn ngữ bản địa, được phát hiện vào năm 1568 bởi nhà hàng hải Tây Ban Nha Alvaro de Mendana de Neyra (1541-95). Năm 1893, Anh sáp nhập Guadalcanal, cùng với các đảo miền trung và nam khác của Solomon. Đức nắm quyền kiểm soát miền bắc Solomon vào năm 1885, nhưng đã chuyển giao những hòn đảo này, ngoại trừ Bougainville và Buka (những đảo cuối cùng sẽ thuộc về Australia) cho Anh vào năm 1900. Continue reading “08/02/1943: Mỹ chiếm Guadalcanal từ tay Nhật”

05/02/1941: Hitler yêu cầu Mussolini tăng cường chiến đấu

Nguồn: Hitler to Mussolini: Fight harder!, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Adolf Hitler đã nổi giận với đồng minh phe Trục của mình, Benito Mussolini, vì đã rút lui trước quân Anh ở Libya. Hitler yêu cầu Mussolini buộc lực lượng của mình phải ở lại chiến đấu.

Từ năm 1912, Ý đến chiếm đóng Libya hoàn toàn vì động cơ “mở rộng” kinh tế. Năm 1935, Mussolini bắt đầu gửi hàng chục ngàn người Ý đến Libya, chủ yếu là nông dân và những người lao động nông thôn khác, một phần để giải quyết vấn đề dân số ở nước này. Vì vậy, vào thời điểm Thế chiến II bùng nổ, người Ý đã hiện diện sẵn ở Bắc Phi và Mussolini bắt đầu mơ mộng về chuyện mở rộng lãnh thổ, để mắt đến vùng lãnh thổ mà “Đế quốc La Mã” cũ đã từng chinh phục. Continue reading “05/02/1941: Hitler yêu cầu Mussolini tăng cường chiến đấu”

29/01/1942: Iran ký Hiệp ước Liên minh với Anh và Liên Xô

Nguồn: Iran signs Treaty of Alliance with Great Britain and USSR, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Anh và Liên Xô đã ký một thỏa thuận đảm bảo an toàn cho Iran và tạo ra một “hành lang Ba Tư” (Persian corridor) cho quân Đồng minh, một tuyến đường tiếp tế từ phương Tây đến Nga.

Đầu chiến tranh, Iran đã hợp tác với Đức bằng cách xuất khẩu ngũ cốc sang phe Trục để đổi lấy kỹ thuật viên. Nhưng phe Đồng minh coi Iran là một mỏ dầu giá trị và có vị trí thuận tiện để trở thành một tuyến đường vận chuyển quân trang của phương Tây sang phía đông cho Liên Xô. Ngày 25/08/1941, hai cường quốc phe Đồng minh đã xâm chiếm Iran (mà Thủ tướng Winston Churchill thích gọi là “Ba Tư” để không có sự nhầm lẫn giữa Iran và Iraq), Liên Xô từ phía Bắc và Anh từ miền Nam. Trong bốn ngày, quân Đồng minh đã kiểm soát được Iran trên thực tế. Continue reading “29/01/1942: Iran ký Hiệp ước Liên minh với Anh và Liên Xô”

24/01/1943: Von Paulus xin Hitler được đầu hàng

Nguồn: Von Paulus to Hitler: Let us surrender!, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tướng Friedrich von Paulus, Tổng tư lệnh Tập đoàn quân số 6 của Đức tại Stalingrad, khẩn thiết xin phép Adolf Hitler cho mình được đầu hàng, nhưng Hitler từ chối.

Trận Stalingrad bắt đầu vào mùa hè năm 1942 khi quân Đức tấn công thành phố này, một trung tâm công nghiệp lớn và có vị trí chiến lược được đánh giá cao. Nhưng bất chấp những nỗ lực của họ, dù thậm chí đã đẩy được Liên Xô đến gần sông Volga vào giữa tháng 10 và bao vây Stalingrad, Tập đoàn quân số 6 dưới quyền Paulus, với sự hỗ trợ một phần từ Tập đoàn quân Thiết giáp số 4, vẫn không thể vượt qua được hàng phòng thủ kiên cố của Tập đoàn quân số 62 của Liên Xô. Continue reading “24/01/1943: Von Paulus xin Hitler được đầu hàng”

21/01/1950: Alger Hiss bị kết án về tội khai man

Nguồn: Alger Hiss convicted of perjury, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1950, trong phần kết một trong những phiên tòa ngoạn mục nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, cựu quan chức Bộ Ngoại giao Alger Hiss bị kết án về tội khai man. Ông bị kết tội khai man về việc ông bị cáo buộc liên quan đến một đường dây gián điệp của Liên Xô trước và trong Thế chiến II. Hiss đã ngồi tù gần bốn năm, nhưng ông kiên quyết tuyên bố vô tội trong và sau khi bị giam giữ.

Vụ án chống lại Hiss bắt đầu vào năm 1948, khi Whittaker Chambers, một cựu thành viên cộng sản và là biên tập viên tạp chí Time đã làm chứng trước Ủy ban điều tra các hoạt động chống Hoa Kỳ của Hạ viện Mỹ (HUAC) và cáo buộc Hiss là một người cộng sản trong những năm 1930 và 1940. Chambers cũng tuyên bố rằng Hiss, trong thời gian làm việc tại Bộ Ngoại giao vào những năm 1930, đã chuyển cho ông những báo cáo tuyệt mật. Continue reading “21/01/1950: Alger Hiss bị kết án về tội khai man”

18/01/1943: Đức tiếp tục trục xuất người Do Thái tới Treblinka

Nguồn: Germans resume deportations from Warsaw to Treblinka, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, việc trục xuất người Do Thái từ khu ổ chuột Warsaw đến trại tập trung tại Treblinka được bắt đầu lại – nhưng đã vấp phải nhiều sự đổ máu và kháng cự.

Vào ngày 18 tháng 07 năm 1942, Heinrich Himmler đã thăng cấp cho chỉ huy trại Auschwitz là Rudolf Hess lên làm Thiếu tá SS. Ông ta cũng ra lệnh rằng khu ổ chuột Warsaw, khu tập trung người Do Thái do Đức quốc xã xây dựng sau khi chiếm đóng Ba Lan và được bao quanh đầu tiên bằng dây thép gai và sau đó là những bức tường gạch, sẽ bị giảm số lượng cư trú – một cuộc “thanh trừng toàn diện,” như ông ta mô tả. Những cư dân được chuyển đến nơi mà sau này trở thành một trại hủy diệt thứ hai được xây dựng tại khu làng đường sắt Treblinka, cách Warsaw 62 dặm về phía đông bắc. Continue reading “18/01/1943: Đức tiếp tục trục xuất người Do Thái tới Treblinka”

17/01/1945: Liên Xô chiếm Warsaw

Nguồn: Soviets capture Warsaw, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quân đội Liên Xô đã chiếm thủ đô Ba Lan từ tay người Đức.

Warsaw trở thành chiến trường kể từ ngày đầu tiên chiến tranh nổ ra ở châu Âu. Đức tuyên chiến bằng cách phát động một cuộc không kích vào ngày 01/09/1939, theo sau là một cuộc bao vây sát hại hàng chục ngàn thường dân và tàn phá các di tích lịch sử của Ba Lan. Bị cắt nguồn điện, nước và lương thực, 25% nhà cửa trong thành phố bị phá hủy, Warsaw buộc phải đầu hàng quân Đức vào ngày 27/09. Continue reading “17/01/1945: Liên Xô chiếm Warsaw”

15/01/1951: ‘Phù thủy Buchenwald’ nhận án tù

Nguồn: The “Witch of Buchenwald” is sentenced to prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, Ilse Koch, vợ của chỉ huy trại tập trung Buchenwald, bị kết án tù chung thân tại một tòa án ở Tây Đức. Ilse Koch được mệnh danh là Phù thủy Buchenwald (Witch of Buchenwald) vì sự tàn bạo khủng khiếp của mình.

Sinh ra ở Dresden, Đức, Ilse, một thủ thư, kết hôn với Karl Koch – một Đại tá Cảnh sát SS vào năm 1936. Karl, người đàn ông khét tiếng với những trò tàn ác, là sĩ quan chỉ huy của trại tập trung Sashsenhausen, cách Berlin hai dặm về phía bắc. Sau ba năm ở Sashsenhausen, ông ta được chuyển về trại tập trung Buchenwald, cách Weimar 4,5 dặm về phía tây bắc – nơi bắt giữ tổng cộng 20.000 lao động nô lệ trong chiến tranh. Continue reading “15/01/1951: ‘Phù thủy Buchenwald’ nhận án tù”

14/01/1942: Roosevelt chuẩn bị giam giữ người Mỹ gốc Nhật

Nguồn: Roosevelt ushers in Japanese-American internment, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, Tổng thống Franklin D. Roosevelt ban hành Tuyên bố Tổng thống số 2537, yêu cầu người nước ngoài từ các nước thù địch trong Thế chiến II – Ý, Đức và Nhật Bản – phải đăng ký với Bộ Tư pháp Hoa Kỳ. Những người đã đăng ký sau đó được cấp Giấy chứng nhận người có quốc tịch nước ngoài. Là hành động tiếp theo sau Đạo luật Đăng ký Người nước ngoài năm 1940, Tuyên bố số 2537 đã tạo điều kiện cho việc bắt đầu giam giữ toàn bộ người Mỹ gốc Nhật vào tháng sau đó. Continue reading “14/01/1942: Roosevelt chuẩn bị giam giữ người Mỹ gốc Nhật”

11/01/1945: Ngừng bắn trong Nội chiến Hy Lạp

Nguồn: Truce signed in Greek Civil War, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1945, cuộc nội chiến Hy Lạp chấm dứt khi một thỏa thuận chính trị được ký kết giữa Quân đội Quốc gia Dân chủ do Anh hậu thuẫn và Mặt trận Giải phóng Dân tộc của lực lượng kháng chiến cộng sản.

Khi Đức chiếm đóng Hy Lạp (Đức làm vậy để giải cứu Ý sau khi cuộc xâm lược thất bại của Ý đe dọa để ngỏ Hy Lạp cho quân Đồng minh chiếm đóng), nhiều lực lượng kháng chiến đã tham gia chiến đấu. Hai phong trào nổi bật đặc biệt quan trọng bao gồm: một phong trào kháng chiến do cộng sản hậu thuẫn với tên gọi Mặt trận Giải phóng Dân tộc và một phong trào tự do, dân chủ được gọi là Quân đội Quốc gia Dân chủ. Continue reading “11/01/1945: Ngừng bắn trong Nội chiến Hy Lạp”

01/01/1942: Ký Tuyên bố Liên Hiệp Quốc

Nguồn: United Nations created, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Tổng thống Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Winston Churchill đã cùng nhau đưa ra Tuyên bố Liên Hiệp Quốc, được ký bởi đại diện của 26 quốc gia. Các bên ký kết cam kết sẽ tạo ra một tổ chức gìn giữ hòa bình quốc tếsau chiến tranh.

Ngày 22/12/1941, Churchill đến Washington, D.C. để tham dự Hội nghị Arcadia, một cuộc thảo luận với Roosevelt về một chiến lược chiến tranh thống nhất giữa Anh và Mỹ, đồng thời cũng nói về nền hòa bình tương lai. Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng đã buộc Mỹ phải tham chiến, và khi ấy, điều quan trọng là cả Anh lẫn Mỹ là thành lập mặt trận thống nhất chống lại các cường quốc phe Trục. Continue reading “01/01/1942: Ký Tuyên bố Liên Hiệp Quốc”

27/12/1942: Đức chiêu mộ binh sĩ Liên Xô

Nguồn: Germans form the Smolensk Committee to enlist Soviet soldiers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, quân đội Đức bắt đầu chiêu mộ các tù nhân chiến tranh để chống lại Liên Xô. Tướng Andrei Vlasov, một anh hùng chiến tranh của Liên Xô đã chuyển sang chống cộng và trở thành chỉ huy của đội quân phản bội Liên Xô này.

Vlasov trở thành quân nhân kể từ năm 1919, khi mới 19 tuổi, ông gia nhập Hồng Quân mới thành lập để chiến đấu trong Nội chiến Nga. Sau khi gia nhập Đảng Cộng sản vào năm 1930, ông trở thành cố vấn quân sự cho Tưởng Giới Thạch. Trở về Liên Xô vào năm 1939, Vlasov được giao quyền lãnh đạo Quân đoàn Thiết giáp 4. Ông đã làm nên tên tuổi của mình khi bảo vệ thành công Kiev và Moskva trước quân xâm lược Đức, thậm chí nhận Huân chương Lenin vào năm 1941, và sau đó là Huân chương cờ đỏ (Order of the Red Banner) với cương vị Tư lệnh của Quân đoàn 20. Continue reading “27/12/1942: Đức chiêu mộ binh sĩ Liên Xô”

25/12/1941: Anh đầu hàng Nhật tại Hong Kong

Nguồn: British surrender Hong Kong, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, đơn vị đồn trú của Anh ở Hong Kong đã đầu hàng lính Nhật.

Là một thuộc địa của Vương quốc Anh, Hong Kong là nơi có đa số dân là người Hoa, được bảo vệ bởi một lực lượng đồn trú gồm các binh sĩ Anh, Canada và Ấn Độ. Chính phủ Anh, dự đoán Nhật Bản sẽ tấn công, đã bắt đầu sơ tán phụ nữ và trẻ em vào ngày 30/6, đưa họ đến Manila, thủ đô Philippines. Người Nhật đáp trả lệnh sơ tán bằng cách đưa quân qua bán đảo Cửu Long, chặn đường trốn khỏi Hong Kong bằng đường bộ. Continue reading “25/12/1941: Anh đầu hàng Nhật tại Hong Kong”

24/12/1942: Đô đốc Pháp Jean Darlan bị ám sát

Nguồn: French Admiral Jean Darlan is assassinated, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1942, một sát thủ người Pháp phe tự do ở Algeria đã ám sát Jean Francois Darlan, đô đốc và cộng tác viên người Pháp trong chính phủ Vichy. Lúc đó ông 61 tuổi.

Sinh ngày 07 tháng 08 năm 1881, tại Nerac, Pháp, Darlan tốt nghiệp Học viện Hải quân Pháp năm 1902 và nhanh chóng thăng tiến về cấp bậc. Ông đạt được vị trí đô đốc hải quân vào tháng 6 năm 1939 và được bổ nhiệm làm tổng tư lệnh của Hải quân Pháp hai tháng sau đó. Continue reading “24/12/1942: Đô đốc Pháp Jean Darlan bị ám sát”