18/11/1940: Hitler giận dữ trước thất bại của Ý ở Hy Lạp

Nguồn: Hitler furious over Italy’s debacle in Greece, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Adolf Hitler đã gặp mặt Ngoại trưởng Ý Galeazzo Ciano để bàn về thất bại tai hại của Mussolini trong cuộc xâm lược Hy Lạp.

Mussolini đã làm mọi người ngạc nhiên với động thái chống lại Hy Lạp; đồng minh của ông. Hitler bị mất cảnh giác, nhất là vì Mussolini đã khiến Hitler tin rằng ông không có ý định làm như vậy. Ngay cả chính tham mưu của Mussolini cũng chỉ phát hiện ra cuộc xâm lược sau khi sự đã rồi. Continue reading “18/11/1940: Hitler giận dữ trước thất bại của Ý ở Hy Lạp”

17/11/1970: Phiên tòa xét xử Thảm sát Mỹ Lai

Nguồn: My Lai trial begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Tòa án Quân đội xét xử Trung úy William Calley đã bắt đầu. Giữ vị trí lãnh đạo một trung đội thuộc Đại đội Charlie, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Bộ binh 20, Lữ đoàn Bộ binh 11, Sư đoàn Bộ binh 23, Lục quân Hoa Kỳ – Calley đã chỉ đạo binh lính của mình thực hiện một vụ thảm sát dân thường Việt Nam, gồm cả phụ nữ và trẻ em, tại thôn Mỹ Lai vào ngày 16/03/1968. Thôn Mỹ Lai là một trong những thôn thuộc làng Sơn Mỹ ở Nam Việt Nam.

Đại đội Charlie đã được giao nhiệm vụ “tìm và diệt” trong Chiến dịch Wheeler/Wallowa kéo dài một năm (Operation Wheeler/Wallowa, 11/1967 – 11/1968). Với mục tiêu là Tiểu đoàn 48 của Việt Cộng, toán lính này đã tiến vào Mỹ Lai nhưng chỉ tìm thấy phụ nữ, trẻ em và người già. Thất vọng bởi những tổn thất do súng bắn tỉa và mìn sát thương, lính Mỹ đã trút giận lên dân làng, bắn giết bừa bãi những người vô tội khi họ chạy khỏi túp lều của mình. Những người sống sót sau đó bị lính Mỹ dồn đến con mương gần đó và giết chết. Continue reading “17/11/1970: Phiên tòa xét xử Thảm sát Mỹ Lai”

15/11/1943: Himmler đưa người Gypsy vào trại tập trung

Nguồn: Himmler orders Gypsies to concentration camps, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Heinrich Himmler đã ra một mệnh công khai rằng những người Gypsy (Di-gan) và con lai mang dòng máu người Gypsy sẽ bị xem là “cùng hạng với bọn Do Thái và sẽ bị đưa về các trại tập trung.”

Himmler đã quyết tâm thực hiện các chính sách phân biệt chủng tộc của chế độ phát xít, theo đó sẽ loại bỏ khỏi các lãnh thổ của Đức và do Đức kiểm soát tất cả các chủng tộc bị xem là “thấp kém” (inferior), cũng như các loại “thù địch xã hội” (asocial), chẳng hạn như tội phạm nguy hiểm. Continue reading “15/11/1943: Himmler đưa người Gypsy vào trại tập trung”

13/11/1945: Điều tra về vấn đề người Do Thái tại Palestine

Nguồn: Truman announces inquiry into Jewish settlement in Palestine, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tổng thống Harry Truman thông báo việc thành lập một ủy ban điều tra để xem xét việc giải quyết tình trạng người Do Thái ở Palestine.

Trong những tuần cuối cùng của Thế chiến II, quân Đồng Minh đã giúp giải phóng nhiều trại tử thần (death camp) nơi mà chế độ Đức Quốc Xã dựng lên để tập trung và giết hại hàng triệu người Do Thái. Những người Do Thái còn sống sót trong các vùng lãnh thổ bị Đức Quốc Xã chiếm đóng trước đây nay bị bỏ rơi mà không có gia đình, nhà cửa, việc làm hay tiền tiết kiệm. Continue reading “13/11/1945: Điều tra về vấn đề người Do Thái tại Palestine”

11/11/1942: Mỹ hạ độ tuổi nghĩa vụ quân sự xuống 18

Nguồn: Draft age is lowered to 18, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, Quốc Hội Mỹ đã phê chuẩn việc giảm độ tuổi đăng ký nghĩa vụ quân sự xuống 18 và nâng giới hạn tuổi lên thành 37.

Tháng 09/1940, Quốc Hội Mỹ, với tỉ lệ phiếu thuận áp đảo tại cả hai viện, đã thông qua Đạo luật Burke-Wadsworth (Burke-Wadsworth Act), và nghĩa vụ quân sự bắt buộc thời bình đã lần đầu tiên được áp dụng trong lịch sử Hoa Kỳ. Việc nam giới trong độ tuổi từ 21 đến 36 phải đăng ký nghĩa vụ quân sự đã bắt đầu đúng một tháng sau đó. Có khoảng 20 triệu thanh niên đủ điều kiện – 50% đã bị loại năm đầu tiên, vì lý do sức khỏe hoặc vì mù chữ (chiếm 20% trong số này). Continue reading “11/11/1942: Mỹ hạ độ tuổi nghĩa vụ quân sự xuống 18”

10/11/1942: Đức chiếm nước Pháp Vichy

Nguồn: Germans take Vichy France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, quân Đức chiếm đóng nước Pháp dưới quyền chính phủ Vichy, nơi mà trước đây không có sự hiện diện của phe Trục.

Kể từ tháng 07/1940, khi bị Đức Quốc Xã xâm lược và đánh bại, nhà nước tự chủ của Pháp đã bị chia thành hai khu vực. Một bị chiếm đóng bởi quân Đức, và một được cai trị bởi chế độ bù nhìn ở Vichy – khu vực suối khoáng nằm cách Paris khoảng 200 dặm về phía đông nam – đứng đầu là Tướng Philippe Pétain, một anh hùng Thế chiến I. Pétain từng công khai tuyên bố rằng Đức và Pháp cùng có một mục tiêu chung, đó là “sự thất bại của nước Anh.” Nhưng thực ra, vị tướng Pháp thầm hy vọng rằng bằng cách hòa hoãn với phe Trục, ông có thể giữ chân quân Đức khỏi Vichy, đồng thời âm thầm hỗ trợ phong trào Kháng chiến chống phát xít. Continue reading “10/11/1942: Đức chiếm nước Pháp Vichy”

08/11/1923: Đảo chính Nhà hàng Bia

Nguồn: Beer Hall Putsch begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, Adolf Hitler, Chủ tịch của Đảng Quốc Xã cực hữu, đã phát động Đảo chính Nhà hàng Bia (Beer Hall Putsch), nỗ lực đầu tiên của ông ta nhằm giành lấy quyền kiểm soát chính phủ Đức.

Sau Thế chiến I, phe Hiệp Ước chiến thắng đã yêu cầu hàng tỷ USD tiền bồi thường chiến phí từ Đức. Để đáp ứng các yêu cầu này, chính phủ dân chủ Đức đã làm tổn hại nền kinh tế và dẫn đến lạm phát nghiêm trọng. Đồng mark Đức, được định giá 5 mark = 1 dollar vào đầu năm 1921, đã rớt giá đến mức 4 tỷ mark = 1 dollar vào năm 1923. Trong khi đó, hàng ngũ Đảng Quốc Xã ngày một nhiều thêm những người Đức giận dữ, đồng cảm với sự thù hận của đảng này đối với chính phủ dân chủ, chính trị cánh tả, và người Đức gốc Do Thái. Đầu tháng 11/1923, chính phủ khởi động lại việc trả tiền bồi thường chiến phí, và Đức Quốc Xã quyết định hành động. Continue reading “08/11/1923: Đảo chính Nhà hàng Bia”

06/11/1941: Stalin kỷ niệm ‘Ngày Cách mạng’

Nguồn: Stalin celebrates the Revolution’s anniversary, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, kỷ niệm 24 năm Cách mạng Bolshevik, Joseph Stalin, lãnh đạo tối cao và nhà độc tài của Liên Xô, đã phát biểu trước một cuộc tuần hành của các Đảng viên công nhân tại Moskva.

Cuộc tuần hành được tổ chức ngầm dưới lòng đất, trong hội trường bằng đá cẩm thạch của nhà ga Mayakovsky. Ở đó, Stalin đã động viên các công nhân Đảng Cộng sản bằng lời hứa rằng nếu người Đức “muốn có một cuộc chiến hủy diệt, họ sẽ có một cuộc chiến.” Ngay ngày hôm sau, tại Lăng Lenin ở Quảng trường Đỏ, sau khi duyệt binh, Stalin đã khuyến khích họ bảo vệ “tổ quốc Nga thiêng liêng” – ngay cả khi các xe tăng Đức, trước lún trong bùn, nay đã bắt đầu lăn bánh trên những con đường đóng băng để tiến về thủ đô Liên Xô. Continue reading “06/11/1941: Stalin kỷ niệm ‘Ngày Cách mạng’”

04/11/2008: Obama trở thành Tổng thống gốc Phi đầu tiên của Mỹ

Nguồn: Barack Obama elected as America’s first black president, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2008, Thượng nghị sĩ Barack Obama của bang Illinois đã đánh bại Thượng nghị sĩ John McCain của bang Arizona để trở thành Tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ, và là người Mỹ gốc Phi đầu tiên được bầu vào Nhà Trắng. Ứng viên 47 tuổi của Đảng Dân chủ đã giành được 365 phiếu đại cử tri và gần 53% phiếu bầu phổ thông, trong khi đối thủ 72 tuổi từ Đảng Cộng hòa của ông giành được 173 phiếu đại cử tri và hơn 45% phiếu phổ thông. Phó Tổng thống trong liên minh tranh cử của Obama là Thượng nghị sĩ Joe Biden của bang Delaware, vị trí này trong liên danh của McCain là Thống đốc Sarah Palin của Alaska, thành viên nữ đầu tiên của Đảng Cộng hòa được đề cử làm Phó Tổng thống. Continue reading “04/11/2008: Obama trở thành Tổng thống gốc Phi đầu tiên của Mỹ”

03/11/1967: Trận Đăk Tô

Nguồn: Battle of Dak To begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, trong trận đánh được xem là một trong những lần giao tranh dữ dội nhất ở khu vực Tây Nguyên của Chiến tranh Việt Nam, hai phe đều đã hứng chịu thương vong nặng nề tại Đăk Tô, cách Sài Gòn khoảng 280 dặm về phía bắc, gần biên giới với Campuchia.

Lực lượng 1.000 lính Mỹ đóng tại khu vực này đã được tăng cường thêm 3.500 quân từ Sư đoàn 4 và Lữ đoàn Không vận 173. Họ phải chiến đấu với bốn trung đoàn lính cộng sản, với tổng số khoảng 6.000 người. Continue reading “03/11/1967: Trận Đăk Tô”

01/11/1914: Trận Coronel

Nguồn: The Battle of Coronel, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, với chiến thắng áp đảo trong Trận Coronel, hạm đội hải quân Đức dưới quyền chỉ huy của Phó Đô đốc Maximilian von Spee đã đánh chìm hai tàu tuần dương bọc thép của Anh neo trên bờ biển phía nam Chile.

Thế chiến I nổ ra tại châu Âu lục địa vào tháng 08/1914, và chỉ trong vòng vài tháng, chiến sự đã lan nhanh khắp các vùng biển toàn cầu tới tận Nam Mỹ. Từng đóng quân tại Tây Thái Bình Dương, gần Trung Quốc, Hải đội Đông Á nhỏ bé của Spee đã được lệnh di chuyển (mất hai tháng) tới Chile sau khi Nhật Bản tham gia vào Thế chiến ngày 22/08, bởi tính toán rằng lính Đức không thể đứng vững trước hải quân Nhật Bản trong khu vực. Nước Chile trung lập, với nhóm người nhập cư gốc Đức chiếm tỉ lệ đáng kể trong dân số, đồng thời là nguồn cung than, sẽ là căn cứ an toàn hơn để phát động các cuộc tấn công chống lại tàu thương mại của Anh. Continue reading “01/11/1914: Trận Coronel”

30/10/1918: Ottoman ký hòa ước với phe Hiệp Ước

Nguồn: Ottoman Empire signs treaty with Allies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, trên chiến hạm Anh Agamemnon thả neo tại cảng Mudros thuộc đảo Lemnos trên biển Aegean, đại diện của Vương quốc Anh và Đế chế Ottoman đã ký một hiệp ước đình chiến đánh dấu việc chấm dứt sự tham gia của Ottoman trong Thế chiến I.

Mặc dù Đế quốc Ottoman – trong giai đoạn đang tương đối suy giảm vị thế kể từ cuối thế kỷ 16 – thoạt đầu đã chọn vị trí trung lập trong Thế chiến I, họ sớm liên minh với Đức và tham chiến bên phía phe Liên minh Trung tâm vào tháng 10/1914. Người Thổ đã chiến đấu quyết liệt và bảo vệ thành công Bán đảo Gallipoli trước cuộc xâm lược khổng lồ của phe Hiệp Ước hồi năm 1915-1916, nhưng vào năm 1918, họ bị đánh bại bởi quân Anh và Nga. Đồng thời, tác động kết hợp từ một cuộc nổi loạn ở thế giới Ả Rập đã hủy diệt nền kinh tế Ottoman, đất đai bị tàn phá, sáu triệu người thiệt mạng và hàng triệu người khác bị chết đói. Continue reading “30/10/1918: Ottoman ký hòa ước với phe Hiệp Ước”

28/10/1962: Kết thúc Khủng hoảng Tên lửa Cuba

Nguồn: The Cuban Missile Crisis comes to an end, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Khủng hoảng Tên lửa Cuba đã bước đến hồi kết khi lãnh đạo Liên Xô, Nikita Khrushchev, đồng ý di dời dàn tên lửa của nước này khỏi Cuba để đổi lấy lời hứa rằng Mỹ tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của Cuba. Sự kiện này đã chấm dứt gần hai tuần ngập tràn lo lắng và căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Liên Xô, trong đó hai nước đã đến rất gần bờ vực một cuộc xung đột hạt nhân.

Hậu quả của cuộc khủng hoảng này rất nhiều và rất đa dạng. Quan hệ giữa Cuba và Liên Xô đã rơi vào xáo động một thời gian sau khi Khrushchev cho loại bỏ tên lửa, nguyên nhân là bởi Fidel Castro cáo buộc Liên Xô đã quay sang ủng hộ người Mỹ mà bỏ rơi cách mạng Cuba. Continue reading “28/10/1962: Kết thúc Khủng hoảng Tên lửa Cuba”

27/10/1775: George III nói về quân Mỹ nổi dậy trước Nghị viện Anh

Nguồn: King George III speaks to Parliament of American rebellion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, Vua George III đã đứng trước lưỡng viện của Nghị viện Anh để nói về mối lo ngại ngày càng tăng về một cuộc nổi dậy ở châu Mỹ, vốn được ông coi là một hành động phản bội chống lại chính Nhà vua và Vương quốc Anh. Ông bắt đầu bài phát biểu của mình bằng cách đọc Tuyên bố Nổi dậy (Proclamation of Rebellion) và kêu gọi Nghị viện nhanh chóng hành động để chấm dứt cuộc nổi dậy và đem trật tự trở lại các thuộc địa.

Nhà vua tin rằng “rất nhiều trong số những kẻ bất mãn này vẫn có thể giữ được lòng trung thành của mình, và có đủ khôn ngoan để nhận ra hậu quả khôn lường của hành động nổi dậy này, họ muốn chống lại nó, nhưng bạo lực dữ dội đã buộc họ phải tuân phục, cho đến khi một lực lượng đủ mạnh xuất hiện để hỗ trợ họ.” Với những lời này, Nhà vua đã thể hiện sự chấp thuận của mình để Nghị viện gửi quân đến tấn công chính các thần dân của ông, một khái niệm mà người dân thuộc địa tin rằng không thể. Continue reading “27/10/1775: George III nói về quân Mỹ nổi dậy trước Nghị viện Anh”

25/10/1973: Nixon phủ quyết Dự luật Quyền hạn Chiến tranh

Nguồn: Nixon vetoes War Powers Resolution, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, Tổng thống Nixon đã phủ quyết Dự luật kiểm soát Quyền hạn Chiến tranh (War Powers Resolution), trong đó đặt vấn đề hạn chế quyền cam kết lực lượng vũ trang ở nước ngoài của Tổng thống mà không cần sự chấp thuận của Quốc Hội.

Dự luật này, do Thượng nghị sĩ Jacob K. Javits của bang New York giới thiệu, yêu cầu Tổng thống báo cáo trước Quốc hội trong vòng 48 giờ sau khi cam kết đưa lực lượng vũ trang đến chiến đấu ở nước ngoài và đặt ra thời hạn mà quân Mỹ có thể ở đó mà không có sự chấp thuận của Quốc hội là 60 ngày. Dự luật là một nỗ lực của Quốc hội để tái kiểm soát quyền gây chiến. Còn Nixon thì tuyên bố rằng nó áp đặt “các hạn chế vi hiến và nguy hiểm” đối với thẩm quyền của Tổng thống. Tuy nhiên, vào ngày 07/11/1973, Quốc Hội vẫn thông qua dự luật, bất chấp sự phủ quyết của Nixon. Continue reading “25/10/1973: Nixon phủ quyết Dự luật Quyền hạn Chiến tranh”