03/06/2017: Khủng bố tấn công Cầu London

Nguồn: Terrorists attack London Bridge, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2017, chỉ vỏn vẹn trong tám phút kinh hoàng, tám người đã không may thiệt mạng khi một nhóm khủng bố lái xe lên vỉa hè dành cho người đi bộ trên Cầu London. Những tên này sau đó nhanh chóng ra khỏi xe, trên tay cầm sẵn dao, tiến thẳng đến tấn công đám đông ở khu chợ gần đó. Đây là vụ tấn công thứ ba diễn ra ở London trong năm 2017.

Vài phút trước 10 giờ tối, một chiếc xe tải chở theo ba kẻ khủng bố đã lén lút băng qua Cầu London hai lần. Trong lần thứ hai đến cuối cây cầu, chiếc xe bất ngờ quay đầu, lao lên vỉa hè và tông mạnh vào những người đi bộ. Continue reading “03/06/2017: Khủng bố tấn công Cầu London”

01/06/1942: Tin tức về Thảm sát Holocaust lần đầu được công khai

Nguồn: News of Holocaust death camp killings becomes public for first time, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, “Lữ đoàn Tự do” (Liberty Brigade), một tờ báo ngầm ở Warsaw, đã công khai tin tức về việc hàng chục nghìn người Do Thái bị sát hại tại Chelmno, một trại tử thần do Đức Quốc Xã điều hành ở Ba Lan – gần bảy tháng sau khi các tù nhân bắt đầu bị giết chết.

Một năm trước đó, nước Đức phát xít bắt đầu phát triển phương tiện thực hiện cái gọi là “Giải pháp Cuối cùng” (Final Solution) nhằm tiêu diệt hàng loạt người Do Thái ở châu Âu: 700 người Do Thái đã bị sát hại khi khói độc tràn vào chiếc xe tải được sử dụng để đưa họ đến làng Chelmno, ở Ba Lan. “Chuyến xe Tử thần” (gas van) này sau đó đã trở thành nơi thi hành án tử cho tổng cộng 360.000 người Do Thái từ hơn 200 cộng đồng tại Ba Lan. “Ưu điểm” của cách hành hình này là nó được tiến hành thầm lặng và vô hình. Continue reading “01/06/1942: Tin tức về Thảm sát Holocaust lần đầu được công khai”

30/05/1868: Ngày Tưởng niệm được tổ chức tại Mỹ

Nguồn: Civil War dead honored on Decoration Day, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1868, theo tuyên bố của Tướng John A. Logan thuộc Đại Quân Cộng hòa (Grand Army of the Republic), Ngày Tưởng niệm (Memorial Day) lớn đầu tiên sẽ được tổ chức nhằm vinh danh những người đã hy sinh “để bảo vệ đất nước của họ trong cuộc nổi loạn mới đây.” Một số người gọi đây là Ngày Trang trí (Decoration Day) xuất phát từ việc những người tham dự buổi lễ tôn vinh người chết trong Nội chiến Hoa Kỳ bằng cách trang trí mộ phần của họ bằng hoa. Trong Ngày trang trí đầu tiên, Tướng James Garfield đã có bài phát biểu tại Nghĩa trang Quốc gia Arlington, sau đó 5.000 người tham dự đã đặt hoa trên phần mộ của hơn 20.000 binh sĩ Nội chiến được chôn cất tại nghĩa trang. Continue reading “30/05/1868: Ngày Tưởng niệm được tổ chức tại Mỹ”

29/05/1780: Đại tá Tarleton tàn sát lính Ái Quốc tại South Carolina

Nguồn: British Colonel Tarleton gives “quarter” in South Carolina, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1780, cách hành xử của Đại tá Anh Banastre Tarleton và toán lính Trung Quân của ông với các tù nhân của phe Ái Quốc đã dẫn đến sự ra đời của một cụm từ lên án sự tàn bạo của người Anh trong suốt phần còn lại của Chiến tranh giành độc lập của Mỹ: Tarleton’s Quarter (nghĩa đen: “Lòng Nhân từ của Tarleton”).

Sau khi Charleston đầu hàng vào ngày 12/05 – và Trung đoàn Virginia Số 3, do Đại tá Abraham Buford chỉ huy, trở thành lực lượng duy nhất của phe Ái Quốc còn sót lại ở South Carolina –Tarleton nhận nhiệm vụ tiêu diệt bất kỳ đợt kháng cự nào của cư dân thuộc địa. Tại Waxhaws, biên giới với North Carolina, một đội kỵ binh do người của Tarleton phụ trách đã đè bẹp 350 lính Ái Quốc còn lại dưới quyền của Buford. Tarleton và các thành viên Trung Quân dưới quyền của ông vẫn lạnh lùng bắn vào những người Ái Quốc ngay cả khi họ đã đầu hàng, một hành động đã dẫn đến sự ra đời của cụm từ “Lòng Nhân từ của Tarleton” – đối với phe Ái Quốc, nó mang nghĩa là cái chết tàn bạo dưới tay của một kẻ thù hèn nhát. Continue reading “29/05/1780: Đại tá Tarleton tàn sát lính Ái Quốc tại South Carolina”

27/05/1905: Trận Eo biển Tsushima

Nguồn: The Battle of Tsushima Strait, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1905, trong Chiến tranh Nga-Nhật, Hạm đội Baltic của Nga đã gần như bị tiêu diệt hoàn toàn trong trận Eo biển Tsushima (Eo biển Đối Mã). Trận đánh mang tính quyết định này, với chỉ 10 trong số 45 tàu chiến Nga trốn thoát đến nơi an toàn, đã thuyết phục các nhà lãnh đạo Nga rằng việc tiếp tục chống lại mưu đồ ở Đông Á của Đế quốc Nhật Bản là vô vọng.

Ngày 08/02/1904, sau khi bị Nga bác bỏ kế hoạch nhằm phân chia Mãn Châu và Triều Tiên thành các vùng ảnh hưởng, người Nhật đã phát động một cuộc tấn công hải quân bất ngờ nhắm vào Cảng Arthur, một căn cứ hải quân của Nga ở Trung Quốc. Đây là trận đánh lớn đầu tiên của thế kỷ 20, và hạm đội Nga đã bị phá hủy nặng nề. Sau khi chiến tranh nổ ra, Nhật đã giành được một loạt chiến thắng quyết định trước Nga, những người đánh giá thấp tiềm lực quân sự của đối thủ ‘không phải phương Tây’ này. Continue reading “27/05/1905: Trận Eo biển Tsushima”

25/05/1977: “Chiến tranh giữa các vì sao” ra rạp

Nguồn: “Star Wars” opens in theaters, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, ngày cuối tuần trong kỳ nghỉ lễ Ngày Tưởng niệm đã mở màn với một vụ nổ “chấn động thiên hà” khi phần đầu tiên trong loạt phim bom tấn “Chiến tranh giữa các vì sao” (Star War) của George Lucas ra rạp tại Mỹ.

Thành công đáng kinh ngạc của Chiến tranh giữa các vì sao – bộ phim đã nhận được bảy giải Oscar, đồng thời có doanh thu đạt 461 triệu đô la tại Mỹ và tổng cộng gần 800 triệu đô la trên toàn thế giới – bắt nguồn từ chiến dịch tiếp thị sâu rộng mà Lucas và hãng phim, 20th Century Fox, cho thực hiện vài tháng trước ngày phát hành bộ phim. “Nó không giống như một phần phim mở màn,” nữ diễn viên Carrie Fisher, người đóng vai Công chúa Leia, thủ lĩnh phiến quân, đã nói với tạp chí Time. “Nó giống như một trận động đất.” Continue reading “25/05/1977: “Chiến tranh giữa các vì sao” ra rạp”

23/05/1945: Heinrich Himmler tự sát

Nguồn: Nazi SS Chief Heinrich Himmler dies by suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Heinrich Himmler – người đứng đầu lực lượng SS, Phó Chỉ huy lực lượng Gestapo, đồng thời là kiến trúc sư đứng sau chương trình tiêu diệt người Do Thái ở châu Âu của Hitler – đã chết vì tự sát chỉ một ngày sau khi bị người Anh bắt giữ.

Là người đứng đầu nhánh Waffen-Schutzstaffel (Waffen-SS, lực lượng quân sự của Đảng Quốc Xã) và lãnh đạo Gestapo (lực lượng cảnh sát mật), Himmler đã dần củng cố quyền kiểm soát của mình đối với tất cả các lực lượng cảnh sát của Đế chế. Sức mạnh của lực lượng mà Himmler nắm giữ có thể sánh ngang với Quân đội Đức; nó cũng là một công cụ cực kỳ hiệu quả trong việc loại bỏ mọi hành động chống lại Hitler và đảng, cũng như trong việc thực hiện “Giải pháp Cuối cùng” của Hitler. Chính Himmler là người đã ra lệnh thành lập các trại tử thần trên khắp Đông Âu và tạo ra một nguồn lao động khổ sai. Continue reading “23/05/1945: Heinrich Himmler tự sát”

22/05/1917: Thủ tướng Hungary từ chức, đế chế Áo-Hung lâm vào khủng hoảng

Nguồn: Crisis mounts in Austria-Hungary amid hunger and discontent, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, giữa lúc đói kém và bất mãn dần lan rộng trong cộng đồng dân sự và quân sự của Đế quốc Áo-Hung, khủng hoảng cũng dần gia tăng trong chính phủ nước này, khi Thủ tướng Hungary Istvan Tisza từ chức theo yêu cầu của Hoàng đế Áo, Karl I.

Vốn đã là một cường quốc trên đà đi xuống khi Thế chiến I nổ ra vào năm 1914, xã hội Áo-Hung khi ấy là một xã hội chủ yếu nông nghiệp nhưng lại không thể tự cung tự cấp về lương thực. Chiến tranh đã cắt đứt hai nguồn cung cấp lương thực chính của nước này là Nga và Romania, và việc đẩy mạnh nỗ lực quân sự cũng cắt giảm đáng kể sản lượng quốc nội: vào năm 1917, sản lượng lúa mì của Áo giảm xuống còn chưa đến một nửa sản lượng năm 1913, lúa mạch đen và yến mạch thậm chí còn giảm nhiều hơn thế. Continue reading “22/05/1917: Thủ tướng Hungary từ chức, đế chế Áo-Hung lâm vào khủng hoảng”

20/05/1969: Trận “Đồi Thịt Băm” kết thúc

Nguồn: Battle for “Hamburger Hill” ends after 10 grueling days, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, sau 10 ngày và 10 cuộc tấn công đẫm máu, lính Mỹ và Việt Nam Cộng hòa cuối cùng cũng giành được Cao điểm 937 (Hill 937) ở miền Nam. Những người Mỹ tham chiến đã gọi Cao điểm 937 là “Đồi Thịt Băm” (Hamburger Hill) bởi vì tỷ lệ thương vong quá lớn trong chuỗi trận đánh này khiến họ liên tưởng đến một chiếc cối xay thịt.

Mỹ đã ra lệnh chiếm Cao điểm 937, nằm cách biên giới Lào một dặm về phía đông, trong Chiến dịch Apache Snow, một nhiệm vụ nhằm hạn chế lính Bắc Việt xâm nhập từ Lào, đe dọa đến Huế ở phía đông bắc và Đà Nẵng ở phía đông nam. Ngày 10/05, theo sau các đợt không kích và pháo kích, một lực lượng bộ binh do Mỹ dẫn đầu đã tiến hành cuộc tấn công đầu tiên vào cứ điểm của Bắc Việt, nhưng sớm đối mặt với thương vong nặng nề và buộc phải lùi lại. Continue reading “20/05/1969: Trận “Đồi Thịt Băm” kết thúc”

18/05/2012: Facebook tiến hành vụ IPO lớn nhất làng công nghệ Mỹ

Nguồn: Facebook raises $16 billion in largest tech IPO in U.S. history, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2012, Facebook, mạng xã hội lớn nhất thế giới, tổ chức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (initial public offering, IPO) và đã huy động được 16 tỷ USD. Tính đến lúc ấy, đây là đợt IPO lớn nhất của một tập đoàn công nghệ trong lịch sử nước Mỹ và là đợt IPO lớn thứ ba từ trước đến lúc đó, sau Visa và General Motors. Vào thời điểm niêm yết, Facebook được định giá 104 tỷ USD và có khoảng 900 triệu người dùng đăng ký trên toàn thế giới.

Facebook được thành lập với tên gọi TheFacebook vào tháng 02/2004 bởi cậu sinh viên năm hai Đại học Harvard, Mark Zuckerberg, cùng các bạn học Chris Hughes, Eduardo Saverin và Dustin Moskovitz. Trang web ban đầu chỉ dành riêng cho sinh viên Harvard; tuy nhiên, nó đã sớm cho phép sinh viên các trường đại học khác đăng kí. Continue reading “18/05/2012: Facebook tiến hành vụ IPO lớn nhất làng công nghệ Mỹ”

16/05/1985: Công bố khám phá lỗ thủng tầng ozone

Nguồn: Discovery of Ozone Hole announced, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, trên tạp chí khoa học Nature, ba nhà khoa học thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh thông báo họ đã phát hiện thấy mức ozone thấp bất thường tại Nam Cực. Khám phá của họ, thường được gọi là Lỗ thủng tầng Ozone (Ozone Hole), đã trở thành bằng chứng không thể chối cãi về khả năng phá hủy bầu khí quyển Trái Đất của loài người, đồng thời cũng là trong những câu chuyện thành công nổi tiếng nhất trong lịch sử phong trào hoạt động liên quan đến khí hậu.

Tầng ozone là một khu vực của tầng bình lưu của Trái Đất có chứa hàm lượng trioxygen (ozone) cao, có tác dụng ngăn chặn phần lớn bức xạ cực tím có hại từ Mặt Trời chiếu tới bề mặt hành tinh. Kể từ những năm 1970, các nhà khoa học đã thúc đẩy việc kiểm soát chlorofluorocarbon (CFC), loại hóa chất được tìm thấy trong các vật dụng hàng ngày như máy điều hòa không khí và bình xịt, do tác động bất lợi của chất này lên tầng ozone. Continue reading “16/05/1985: Công bố khám phá lỗ thủng tầng ozone”

15/05/1972: Thống đốc Alabama, George Wallace, bị bắn

Nguồn: Alabama governor George Wallace shot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, trong một cuộc biểu tình ngoài trời ở Laurel, Maryland, George Wallace, thống đốc bang Alabama đồng thời là một ứng viên tổng thống, đã bị bắn bởi Arthur Bremer, 21 tuổi. Ba người khác cũng bị thương trong vụ việc, còn bản thân Wallace bị liệt vĩnh viễn từ thắt lưng trở xuống. Ngày hôm sau, trong khi thống đốc còn đang chiến đấu để giành lấy sự sống trong bệnh viện, ông đã giành được chiến thắng quan trọng ở Michigan và Maryland. Tuy nhiên, Wallace vẫn phải ở trong bệnh viện suốt nhiều tháng và chiến dịch tranh cử tổng thống thứ ba của ông đành phải đi đến hồi kết.

Wallace, một trong những chính trị gia gây tranh cãi nhất trong lịch sử nước Mỹ, đã được bầu làm thống đốc bang Alabama vào năm 1962 với một cương lĩnh phân tách chủng tộc cực đoan (ultra-segregationist). Trong bài diễn văn nhậm chức năm 1963, Wallace đã hứa với những cử tri da trắng rằng ông sẽ “Phân tách hôm nay! Phân tách ngày mai! Phân tách mãi mãi!” (Segregation now! Segregation tomorrow! Segregation forever!) Tuy nhiên, lời hứa chỉ kéo dài sáu tháng. Tháng 06/1963, dưới áp lực của liên bang, ông buộc phải chấm dứt việc phong tỏa Đại học Alabama và cho phép tuyển sinh sinh viên người Mỹ gốc Phi. Continue reading “15/05/1972: Thống đốc Alabama, George Wallace, bị bắn”

13/05/1973: “Trận chiến Giới tính” đầu tiên giữa Bobby Riggs và Margaret Court

Nguồn: Bobby Riggs and Margaret Court face off in first “Battle of the Sexes”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1973, trong thời kỳ đầu của phong trào giải phóng phụ nữ, hai ngôi sao tennis Bobby Riggs và Margaret Court đã đối đầu trong một trận đấu mà người thắng cuộc sẽ được nhận 10.000 đô la. Riggs 55 tuổi, một nhà vô địch tennis từ cuối thập niên 1930 và đầu thập niên 1940, người nổi tiếng luôn hoài nghi về tài năng của phụ nữ trên sân đấu, đã gọi trận tennis này là “Trận chiến Giới tính” (Battle of the Sexes). Trận đấu, diễn ra vào Ngày của Mẹ và được phát trên sóng truyền hình quốc tế, đã được tổ chức trên sân nhà của Riggs, Câu lạc bộ Đồng quê San Vincente ở Ramona, California, phía đông bắc San Diego. Tiền thu được đã được hứa đem trao tặng cho Hiệp hội Tiểu đường Mỹ. Continue reading “13/05/1973: “Trận chiến Giới tính” đầu tiên giữa Bobby Riggs và Margaret Court”

11/05/1987: ‘Đồ tể Lyon’ ra tòa vì tội ác chiến tranh sau 40 năm lẩn trốn

Nguồn: “Butcher of Lyon,” former Nazi Gestapo chief, charged with war crimes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, Klaus Barbie – người đứng đầu đơn vị Cảnh sát Mật của Đức Quốc Xã, Gestapo, tại Lyon, Pháp – đã bị đưa ra xét xử ở Lyon, hơn bốn thập niên sau khi Thế chiến II kết thúc. Ông ta phải đối mặt với bản cáo trạng gồm 177 tội ác chống lại loài người.

Với tư cách là lãnh đạo của Gestapo ở Lyon, Barbie đã ra lệnh đưa 7.500 người Pháp gốc Do Thái hoặc các thành viên lực lượng Kháng chiến Pháp đến trại tập trung, đồng thời cho hành quyết khoảng 4.000 người khác. Ngoài ra, ông ta còn đích thân tra tấn và hành quyết nhiều tù nhân. Năm 1943, ông ta bắt được Jean Moulin, thủ lĩnh của Kháng chiến Pháp, và đã chỉ thị đánh cho Moulin chết từ từ. Năm 1944, ông ta tiến hành vây bắt 44 đứa trẻ người Do Thái và 7 giáo viên khi họ trốn trong một ngôi trường nội trú ở Izieu và đưa toàn bộ nhóm này đến trại tử thần Auschwitz. Trong số 51 người bị bắt hôm ấy, chỉ có duy nhất một giáo viên sống sót. Tháng 08/1944, khi quân Đức chuẩn bị rút khỏi Lyon, Barbie cho tổ chức một chuyến tàu cuối cùng đưa hàng trăm người đến trại tử thần. Continue reading “11/05/1987: ‘Đồ tể Lyon’ ra tòa vì tội ác chiến tranh sau 40 năm lẩn trốn”

09/05/1671: ‘Đại úy Blood’ đánh cắp Vương miện Hoàng gia Anh

Nguồn: Irish adventurer “Captain Blood” steals crown jewels, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1671, tại London, Thomas Blood, một người ưa mạo hiểm, nổi tiếng với biệt danh “Đại úy Blood” (Captain Blood), đã bị bắt khi cố gắng ăn cắp Vương miện Hoàng gia khỏi Tháp London.

Blood, một nghị sĩ trong thời kỳ Nội chiến Anh, đã bị mất tài sản đất đai ở Ireland sau khi chế độ quân chủ Anh được phục hồi vào năm 1660. Năm 1663, ông tự lập mưu chiếm Lâu đài Dublin từ tay những người ủng hộ Vua Charles II, nhưng âm mưu bị phát hiện và đồng bọn của Blood đã bị xử tử còn ông thì trốn thoát. Năm 1671, ông tiếp tục lập thêm một kế hoạch kỳ lạ khác nhằm đánh cắp Vương miện Hoàng gia, vừa được Charles II cho đúc lại vì hầu hết các trang sức của hoàng gia đã bị đem ra nấu chảy sau khi Charles I bị hành quyết vào năm 1649. Continue reading “09/05/1671: ‘Đại úy Blood’ đánh cắp Vương miện Hoàng gia Anh”

08/05/1792: Mỹ ban hành Đạo luật Dân quân

Nguồn: Militia Act establishes conscription under federal law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1792, Quốc hội Mỹ đã thông qua phần thứ hai của Đạo luật Dân quân (Militia Act), yêu cầu mọi công dân nam da trắng tự do, đang cư trú tại các bang, trong độ tuổi từ 18 đến dưới 45, phải ghi danh tham gia lực lượng dân quân.

Sáu ngày trước đó, Quốc hội đã trao cho tổng thống quyền tập hợp lực lượng dân quân. Sự kiện Nổi dậy Shay (Shay’s Rebellion) – một cuộc biểu tình chống lại việc đánh thuế và truy tố vì nợ ở miền tây Massachusetts vào năm 1786-1787 – lần đầu tiên đã khiến nhiều người Mỹ tin rằng chính phủ liên bang nên được trao quyền để dập tắt nổi loạn tại tiểu bang. Việc Quốc hội Lục địa, chiếu theo Các Điều khoản Hợp bang, không có khả năng ứng phó với cuộc khủng hoảng này là động lực chính cho việc lật đổ chính phủ một cách hòa bình và dẫn đến việc soạn thảo một Hiến pháp Liên bang mới. Continue reading “08/05/1792: Mỹ ban hành Đạo luật Dân quân”

06/05/1935: F. D. Roosevelt thành lập Cơ quan Phát triển Công trình (WPA)

Nguồn: FDR creates the Works Progress Administration (WPA), History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký một sắc lệnh hành pháp, theo đó thành lập Cơ quan Phát triển Công trình (Works Progress Administration, WPA). WPA chỉ là một trong nhiều chương trình cứu trợ của thời kỳ Đại Khủng hoảng (Great Depression), được tạo ra dưới sự bảo trợ của Đạo luật Cứu trợ Khẩn cấp (Emergency Relief Appropriations Act, ERA), mà Roosevelt đã ký một tháng trước đó.

WPA, cùng với Cơ quan Quản lý Giao thông công chính (Public Works Administration, PWA), và các chương trình hỗ trợ khác của liên bang đã cho phép những người Mỹ thất nghiệp đi làm để đổi lấy hỗ trợ tài chính tạm thời. Trong số 10 triệu nam giới thất nghiệp tại Mỹ vào năm 1935, 3 triệu người đã được trợ giúp bởi WPA. Continue reading “06/05/1935: F. D. Roosevelt thành lập Cơ quan Phát triển Công trình (WPA)”

04/05/1970: Vệ binh Quốc gia Mỹ bắn chết 4 sinh viên

Nguồn: National Guard kills four students in Kent State shootings, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, tại Kent, Ohio, 28 Vệ binh Quốc gia đã xả súng vào một nhóm người biểu tình chống chiến tranh trong khuôn viên Đại học Kent State, giết chết 4 sinh viên, khiến 8 người khác bị thương và 1 người bị liệt vĩnh viễn. Thảm kịch này được xem là dấu mốc rất quan trọng đối với một quốc gia đang bị chia rẽ bởi cuộc xung đột ở Việt Nam, đồng thời cũng góp phần thúc đẩy phong trào phản chiến.

Hai ngày trước đó, ngày 02/05, lính Vệ binh Quốc gia đã được triệu tập đến Kent để trấn áp cuộc bạo loạn sinh viên nhằm phản đối Chiến tranh Việt Nam và hành động xâm lược Campuchia của Mỹ. Ngày hôm sau, các cuộc biểu tình rải rác đã bị giải tán bằng hơi cay, và sang ngày 04/05, các lớp học bắt đầu mở cửa trở lại. Đến trưa ngày hôm đó, bất chấp lệnh cấm biểu tình, khoảng 2.000 người vẫn tập trung trong khuôn viên trường. Vệ binh đã đến và ra lệnh cho đám đông giải tán, bắn hơi cay và tấn công các sinh viên với những lưỡi lê gắn trên súng trường của họ. Kiên quyết không chịu nhượng bộ, một số người biểu tình đã đáp trả bằng cách ném đá và chửi bới các binh lính. Continue reading “04/05/1970: Vệ binh Quốc gia Mỹ bắn chết 4 sinh viên”

02/05/1670: Vua Charles II ban đặc quyền cho Công ty Vịnh Hudson

Nguồn: King Charles II grants charter to Hudson’s Bay Company, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1670, Vua Charles II của Anh đã cấp sắc lệnh trao đặc quyền vĩnh viễn cho Công ty Vịnh Hudson (Hudson’s Bay Company), được thành lập bởi một nhóm các nhà thám hiểm người Pháp, những người đã mở đường cho hoạt động buôn bán lông thú béo bở ở Bắc Mỹ cho các thương gia London. Sắc lệnh này không chỉ trao cho họ thế độc quyền thương mại mà còn cả quyền kiểm soát khu vực rộng lớn xung quanh Vịnh Hudson của Bắc Mỹ.

Mặc dù phải đối mặt với tranh chấp từ các thương nhân người Anh và người Pháp khác trong khu vực, Công ty Vịnh Hudson đã rất thành công trong việc khai thác vùng đất sẽ trở thành miền đông Canada sau này. Trong thế kỷ 18, họ đã giành được lợi thế so với người Pháp, nhưng cũng bị chỉ trích mạnh mẽ ở Anh vì liên tục thất bại trong việc tìm kiếm một lối đi phía tây bắc để ra khỏi Vịnh Hudson. Continue reading “02/05/1670: Vua Charles II ban đặc quyền cho Công ty Vịnh Hudson”

01/05/1863: Trận Chancellorsville trong Nội chiến Hoa Kỳ

Nguồn: Battle of Chancellorsville begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, Trận Chancellorsville đã diễn ra ở Virginia. Đầu năm đó, Tướng Joseph Hooker đã lãnh đạo Đội quân Potomac tiến vào Virginia để đối đầu với Đội quân Bắc Virginia của Robert E. Lee. Hooker vừa lên thay thế Ambrose Burnside, chỉ huy Potomac trong chiến dịch thảm họa hồi tháng 12 một năm trước đó: Trận Fredericksburg – trận đánh mà phe Liên bang miền Bắc phải hứng chịu thương vong hơn 14.000 người trong khi con số này ở phe Hợp bang miền Nam là 5.000 người.

Sau khi dành cả mùa xuân để tái trang bị cho quân đội của mình và xốc lại tinh thần đang đi xuống của họ, Hooker bắt đầu tiến đánh Hợp bang – ông có lẽ là chỉ huy phe Liên minh sở hữu lợi thế lớn nhất so với Lee trong suốt cuộc Nội chiến. Lực lượng của Hooker có khoảng 115.000 người, trong khi Lee chỉ có 60.000 quân thường trú. Miền Nam khi ấy còn đang thiếu vắng hai sư đoàn dưới quyền Tướng James Longstreet, những người đang thực hiện nhiệm vụ riêng ở miền nam Virginia. Continue reading “01/05/1863: Trận Chancellorsville trong Nội chiến Hoa Kỳ”