13/10/1775: Quốc Hội Lục địa thành lập lực lượng hải quân đầu tiên

Nguồn: Continental Congress authorizes first naval force, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1775, Quốc Hội Lục địa đã cho phép xây dựng và quản lý lực lượng hải quân đầu tiên của Mỹ – tiền thân của Hải quân Mỹ hiện nay.

Dù xung đột công khai với người Anh bùng nổ từ hồi tháng 4, người Mỹ vẫn không thực sự cân nhắc đến việc phòng thủ bằng đường biển, mãi cho đến khi Quốc Hội được tin rằng một hạm đội hải quân Anh đang trên đường đến thuộc địa. Tháng 11, Hải quân Lục địa được chính thức thành lập, và vào ngày 22/12, Esek Hopkins được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh đầu tiên của đơn vị mới. Continue reading “13/10/1775: Quốc Hội Lục địa thành lập lực lượng hải quân đầu tiên”

11/10/1962: Giáo hoàng John XXIII khai mạc Công đồng Vatican II

Nguồn: Pope John XXIII opens Vatican II, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Giáo hoàng John XXIII đã cho triệu tập một công đồng đại kết của Giáo hội Công giáo La Mã — công đồng đầu tiên trong suốt 92 năm. Khi triệu tập công đồng đại kết này — một cuộc họp chung của các Giám mục trong Giáo hội — Đức Thánh Cha hy vọng mang lại sự tái sinh thuộc linh cho Công giáo và nuôi dưỡng sự hợp nhất sâu sắc hơn với các nhánh khác của Cơ đốc giáo.

Giáo hoàng John XXIII có xuất thân giản dị — tên thật của Ngài là Angelo Giuseppe Roncalli, sinh năm 1881, con trai của một tá điền người Ý. Ngài thụ phong linh mục năm 1904 và đã từng làm giáo sư, nhà sử học, nhà viết tiểu sử và nhà ngoại giao. Trong 54 năm đầu tiên hoạt động trong Giáo hội, Ngài được biết đến như một linh mục tốt bụng, ngoan ngoãn vâng theo các mệnh lệnh, và danh tiếng này đã giúp nhiều cho sự thăng tiến ổn định của Ngài hơn là khả năng trí tuệ. Với tư cách là đặc phái viên của Giáo hoàng tại Thổ Nhĩ Kỳ trong Thế chiến II, Ngài đã cứu sống hàng nghìn người Do Thái bằng cách sắp xếp đưa họ trốn thoát đến Palestine. Continue reading “11/10/1962: Giáo hoàng John XXIII khai mạc Công đồng Vatican II”

10/10/1944: Tám trăm trẻ em chết vì khí ngạt tại trại Auschwitz

Nguồn: Eight hundred children are gassed to death at Auschwitz, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, 800 đứa trẻ người Gypsy (Di gan), trong đó có hơn một trăm cậu bé trong độ tuổi từ 9 đến 14, đã bị sát hại một cách có hệ thống.

Auschwitz thực ra là một nhóm các trại được đánh số I, II và III. Ngoài ra còn có 40 trại “vệ tinh” nhỏ hơn. Chính tại Auschwitz II, ở Birkenau, thành lập vào tháng 10/1941, lính SS đã tạo ra một khu hành quyết hết sức tinh vi và tàn bạo: 300 trại giam; bốn “phòng tắm” – trong đó các tù nhân sẽ bị giết bằng khí ngạt; nhiều hầm tử thi và lò hỏa táng. Hàng ngàn tù nhân còn bị đem làm vật thử nghiệm trong nhiều thí nghiệm y tế, được giám sát và thực hiện bởi bác sĩ của trại, Josef Mengele hay “Sứ giả Thần chết.” Continue reading “10/10/1944: Tám trăm trẻ em chết vì khí ngạt tại trại Auschwitz”

08/10/1970: Aleksandr Solzhenitsyn đoạt giải Nobel Văn học

Nguồn: Aleksandr Solzhenitsyn wins the Nobel Prize in Literature, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, một trong những nhà văn đương đại nổi tiếng nhất nước Nga, Aleksandr Solzhenitsyn, đã đoạt giải Nobel Văn học.

Sinh năm 1918 tại Liên Xô, Solzhenitsyn là nhà văn và nhà phê bình hàng đầu về sự áp bức nội bộ ở Liên Xô. Bị bắt vào năm 1945 vì dám chỉ trích chế độ Stalin, ông đã phải thụ án 8 năm trong các nhà tù và trại lao động. Khi được thả vào năm 1953, ông bị đưa đi “lưu vong nội bộ” ở phần đất châu Á của Nga. Sau cái chết của Stalin, Solzhenitsyn được trả tự do và bắt đầu lại công việc viết lách. Continue reading “08/10/1970: Aleksandr Solzhenitsyn đoạt giải Nobel Văn học”

06/10/1866: Vụ cướp tàu hỏa đang chạy đầu tiên trong lịch sử Mỹ

Nguồn: The Reno brothers carry out the first train robbery in U.S. history, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1866, hai anh em John và Simeon Reno đã thực hiện vụ cướp tàu hỏa đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, chiếm đoạt 13.000 USD từ một chuyến tàu Ohio và Mississippi ở Jackson County, Indiana.

Tất nhiên, đã từng có những vụ cướp tàu trước vụ của nhà Reno. Nhưng các vụ việc trước đây đều là trộm tàu hỏa đang đứng yên trong kho bãi. “Đóng góp” của anh em nhà Reno vào lịch sử tội phạm là khi cả hai dám chặn đường một đoàn tàu đang di chuyển vào vùng dân cư thưa thớt, nơi chúng có thể thực hiện trót lọt vụ cướp mà không bị nhân viên hành pháp hoặc người ngoài can thiệp. Continue reading “06/10/1866: Vụ cướp tàu hỏa đang chạy đầu tiên trong lịch sử Mỹ”

04/10/1861: Tổng thống Lincoln quan sát thử nghiệm khinh khí cầu

Nguồn: President Lincoln watches a balloon ascension, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày 04/10/1861, Tổng thống Abraham Lincoln đã quan sát một buổi thử nghiệm khinh khí cầu gần Washington, D.C. Cả quân đội Liên minh miền Bắc lẫn Hợp bang miền Nam đều đã tìm cách sử dụng khinh khí cầu để thu thập thông tin tình báo quân sự trong giai đoạn đầu của cuộc Nội chiến, nhưng chúng đã tỏ ra rất nguy hiểm và không thực tế trong hầu hết các tình huống.

Mặc dù khinh khí cầu không phải là một phát minh mới, nhưng nhiều người cho rằng chúng vẫn chưa thực sự được tận dụng trong quân sự. Trước cả vụ tấn công Pháo đài Sumter hồi tháng 04/1861, đánh dấu khởi đầu của Nội chiến, một số công ty đã tiếp cận Bộ Chiến tranh Mỹ và đề cập các hợp đồng liên quan đến khinh khí cầu. Continue reading “04/10/1861: Tổng thống Lincoln quan sát thử nghiệm khinh khí cầu”

03/10/1895: “The Red Badge of Courage” được xuất bản

Nguồn: “The Red Badge of Courage” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1895, The Red Badge of Courage của Stephen Crane đã chính thức được xuất bản thành sách. Câu chuyện về trải nghiệm chinh chiến của một chàng trai trẻ là tiểu thuyết đầu tiên của Mỹ mô tả cuộc Nội chiến nhìn từ quan điểm của một người lính bình thường. Tác phẩm ban đầu được đăng làm nhiều kỳ trên một tờ báo.

Là con trai út trong gia đình có 14 người con, Crane chào đời năm 1871 và lớn lên ở New York và New Jersey. Người cha qua đời khi cậu mới 9 tuổi, sau đó cả gia đình chuyển đến sống tại Asbury Park, New Jersey. Crane theo học Đại học Syracuse và tham gia tuyển bóng chày trong vòng một năm, nhưng đã rời đi. Sau này ông trở thành một nhà báo ở New York, nhận làm những công việc ngắn hạn cho nhiều tờ báo khác nhau và gần như lúc nào cũng sống trong cảnh nghèo đói. Continue reading “03/10/1895: “The Red Badge of Courage” được xuất bản”

01/10/1918: “Lawrence xứ Ả Rập” chiếm Damascus

Nguồn: Lawrence of Arabia captures Damascus, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, liên quân Anh-Ả Rập đã chiếm được Damascus từ tay người Thổ Nhĩ Kỳ, hoàn thành việc giải phóng bán đảo Arabia trong Thế chiến I. Vị chỉ huy quan trọng của phe Hiệp ước là T.E. Lawrence, người lính Anh huyền thoại, thường được biết đến với tên gọi “Lawrence xứ Ả Rập” (Lawrence of Arabia).

Lawrence – một người gốc Ả Rập sinh ra ở Tremadoc, xứ Wales, sau đó theo học tại trường Oxford – bắt đầu làm việc cho quân đội Anh với tư cách là sĩ quan tình báo ở Ai Cập kể từ năm 1914. Ông đã dành hơn một năm ở Cairo để xử lý các thông tin tình báo. Năm 1916, ông tháp tùng một nhà ngoại giao Anh tới Arabia, nơi Hussein bin Ali, tiểu vương Mecca, phát động cuộc nổi dậy chống lại sự cai trị của Thổ Nhĩ Kỳ. Lawrence thuyết phục cấp trên của mình hỗ trợ cho phong trào của Hussein và đã được cử tham gia quân của Faisal, con trai Hussein, với tư cách là một sĩ quan liên lạc. Continue reading “01/10/1918: “Lawrence xứ Ả Rập” chiếm Damascus”

29/09/2005: Phóng viên Judith Miller ra tù

Nguồn: Reporter Judith Miller released from prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2005, phóng viên Judith Miller của tờ The New York Times đã được thả khỏi một trung tâm giam giữ liên bang ở Alexandria, Virginia, sau khi đồng ý ra làm chứng trong cuộc điều tra về vụ rò rỉ danh tính của đặc vụ CIA ngầm Valerie Plame. Miller đã bị giam kể từ ngày 06/07/2005 vì từ chối tiết lộ nguồn tin bí mật của mình, cũng như không đồng ý ra làm chứng trước một bồi thẩm đoàn đang xem xét Vụ án Plame (Plame Affair). Cô chỉ quyết định làm chứng sau khi nguồn tin mà cô đang bảo vệ, I. Lewis “Scooter” Libby, chánh văn phòng của Phó Tổng thống Dick Cheney, ký giấy đồng ý cho phép cô tiết lộ thông tin. Continue reading “29/09/2005: Phóng viên Judith Miller ra tù”

27/09/1938: Franklin D. Roosevelt kêu gọi Hitler giữ hòa bình

Nguồn: Franklin Roosevelt appeals to Hitler for peace, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1938, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt (FDR) đã viết thư cho Thủ tướng Đức Adolf Hitler về mối đe dọa chiến tranh ở châu Âu. Thủ tướng Đức từng đe dọa xâm lược Sudetenland của Tiệp Khắc, và trong bức thư, là bức thứ hai Roosevelt gửi cho Hitler trong vòng vài ngày, Roosevelt nhắc lại sự cần thiết phải tìm ra một giải pháp hòa bình cho vấn đề này.

Trước đó, FDR đã viết thư cho Hitler, kêu gọi đàm phán với Tiệp Khắc về mong muốn của Đức đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên và công nghiệp của Sudetenland, thay vì dùng vũ lực. Hitler trả lời rằng người Đức có quyền trên khu vực này bởi cách thức “đáng xấu hổ” mà Hiệp ước Versailles, vốn chấm dứt Thế chiến I, đã biến Đức trở thành một “nước bị bài xích” trong cộng đồng quốc tế. Continue reading “27/09/1938: Franklin D. Roosevelt kêu gọi Hitler giữ hòa bình”

26/09/1944: Lính Đồng minh bị quân Đức tàn sát tại Arnhem

Nguồn: Allies slaughtered by Germans in Arnhem, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Chiến dịch Market Garden, một kế hoạch của quân Đồng minh nhằm đánh chiếm các cây cầu ở thị trấn Arnhem của Hà Lan đã thất bại, khiến cho hàng nghìn quân Anh và Ba Lan bị giết, bị thương hoặc bị bắt làm tù binh.

Tướng Anh Bernard Montgomery đưa ra ý tưởng chiến dịch giành quyền kiểm soát các cây cầu bắc qua sông Rhine, từ Hà Lan sang Đức, như một chiến lược để tạo ra “một cuộc thọc sâu mạnh mẽ nhắm thẳng đến trái tim của nước Đức.” Kế hoạch này dường như đã bị xui xẻo ngay từ đầu. Nó được phát động vào ngày 17/09, khi lính dù đổ bộ xuống Arnhem. Dù đã cầm cự hết sức có thể để chờ quân tiếp viện, cuối cùng họ vẫn buộc phải đầu hàng. Continue reading “26/09/1944: Lính Đồng minh bị quân Đức tàn sát tại Arnhem”

24/09/1918: Bulgaria đàm phán ngừng bắn với phe Hiệp ước

Nguồn: Bulgaria seeks ceasefire with Allied powers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, chính phủ Bulgaria ra một tuyên bố chính thức thông báo rằng họ đã cử một phái đoàn đàm phán nhằm tìm kiếm một lệnh ngừng bắn với phe Hiệp ước, từ đó chấm dứt sự tham gia của Bulgaria vào Thế chiến I.

Sau khi được cả hai phe bí mật dụ dỗ trở thành đồng minh trong những tháng đầu của cuộc chiến, Bulgaria đã quyết định ủng hộ Đức và các cường quốc Liên minh Trung tâm vào tháng 10/1915. Continue reading “24/09/1918: Bulgaria đàm phán ngừng bắn với phe Hiệp ước”

22/09/1945: Tướng Patton nói không cần “phi quốc xã hóa” nước Đức

Nguồn: General Patton questions necessity of Germany’s “denazification”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Tướng George S. Patton nói với các phóng viên rằng ông thấy không cần thiết phải “phi quốc xã hóa” nước Đức và so sánh cuộc tranh cãi về chủ nghĩa Quốc xã với “cuộc chiến tranh cử của giữa Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa”.

Xuất thân từ một gia đình có truyền thống quân nhân, Patton tốt nghiệp Học viện Quân sự West Point năm 1909, sau đó phục vụ tại Quân đoàn Xe tăng trong Thế chiến I. Nhờ trải nghiệm này, Patton trở thành một người ủng hộ nhiệt thành cho chiến tranh xe tăng. Sang Thế chiến II, với tư cách là chỉ huy của Tập đoàn quân số 7 Hoa Kỳ, ông đã chiếm được Palermo, Sicily, vào năm 1943 bằng chính những chiếc xe tăng như thế. Continue reading “22/09/1945: Tướng Patton nói không cần “phi quốc xã hóa” nước Đức”

20/09/1963: Kennedy đề xuất sứ mệnh chung lên Mặt Trăng

Nguồn: Kennedy proposes joint mission to the moon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1963, với tinh thần lạc quan, Tổng thống John F. Kennedy đã gợi ý rằng Liên Xô và Mỹ nên hợp tác trong một sứ mệnh thám hiểm Mặt Trăng. Đề xuất này đã khiến Liên Xô cũng như nhiều người Mỹ bất ngờ.

Năm 1961, ngay sau khi đắc cử tổng thống, John F. Kennedy tuyên bố quyết tâm giành chiến thắng trong “cuộc đua không gian” với Liên Xô. Kể từ năm 1957, khi Liên Xô phóng vệ tinh Sputnik vào quỹ đạo Trái Đất, các nhà khoa học hai nước đã không ngừng cạnh tranh xem ai có thể tạo ra bước đột phá tiếp theo trong ngành du hành vũ trụ. Không gian vũ trụ đã trở thành biên giới mới của Chiến tranh Lạnh. Continue reading “20/09/1963: Kennedy đề xuất sứ mệnh chung lên Mặt Trăng”

19/09/1881: Tổng thống James Garfield qua đời

Nguồn: President James Garfield dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1881, Tổng thống James A. Garfield, người chỉ vừa mới nhậm chức chưa đầy bốn tháng, đã qua đời sau thời gian chống chọi với vết thương do một sát thủ gây ra trước đó 80 ngày, vào ngày 02/07.

Kẻ ám sát Garfield là một luật sư muốn tìm được một vị trí trong bộ máy chính trị tên là Charles Guiteau. Gã là một người xa lạ với Tổng thống và nội các của ông, trong một thời kỳ mà các vị trí thuộc chính quyền liên bang được quyết định dựa trên “sự quen biết.” Khi những yêu cầu được bổ nhiệm của mình bị phớt lờ, Guiteau trong cơn tức giận đã theo dõi Tổng thống và thề sẽ trả thù. Continue reading “19/09/1881: Tổng thống James Garfield qua đời”

17/09/1394: Vua Charles VI ra lệnh trục xuất người Do Thái khỏi Pháp

Nguồn: King Charles VI of France orders all Jews expelled from the kingdom, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1394, Vua Charles VI của Pháp đã ra lệnh trục xuất toàn bộ người Do Thái ra khỏi vương quốc của mình. Được xem là đỉnh điểm trong chính sách bài Do Thái của các nhà vua Pháp, mệnh lệnh này thậm chí còn tồn tại lâu hơn cả nền quân chủ và vẫn là một trong những yếu tố chính góp phần khiến cho dân số Pháp chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ là người Do Thái.

Như với hầu hết các quốc gia châu Âu, Pháp đã trở thành quê hương của người Do Thái kể từ thời cổ đại. Và cũng như ở phần còn lại của Châu Âu, người Do Thái ở Pháp thường xuyên phải đối mặt với sự kỳ thị và ngược đãi. Continue reading “17/09/1394: Vua Charles VI ra lệnh trục xuất người Do Thái khỏi Pháp”

15/09/1950: Quân Mỹ đổ bộ vào Incheon

Nguồn: U.S. forces land at Inchon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, trong Chiến tranh Triều Tiên, lực lượng thủy quân lục chiến Mỹ đã đổ bộ vào Incheon, nằm ở bờ biển phía tây của Hàn Quốc, cách vĩ tuyến 38 khoảng 100 dặm về phía nam và cách Seoul chỉ 25 dặm. Địa điểm này bị chỉ trích là quá rủi ro, nhưng Tư lệnh Tối cao của Liên Hiệp Quốc Douglas MacArthur vẫn nhất quyết thực hiện cuộc đổ bộ.

Lúc sẩm tối, lính Mỹ đã vượt qua được sự kháng cự vừa phải của quân Triều Tiên và giành được Incheon. Thành công này đã khiến lực lượng của Triều Tiên bị chia cắt, trong khi lực lượng Liên Hiệp Quốc do Mỹ dẫn đầu tiến sâu hơn vào đất liền để tái chiếm Seoul, thủ đô của Hàn Quốc, nơi đã rơi vào tay lực lượng cộng sản kể từ tháng 6. Liên quân sau đó đã tiến đánh từ cả phía bắc và phía nam, tiêu diệt lính  Triều Tiên và bắt 125.000 quân địch làm tù binh. Continue reading “15/09/1950: Quân Mỹ đổ bộ vào Incheon”

13/09/1993: Ký Hiệp định hòa bình Israel-Palestine

Nguồn: Israel-Palestine peace accord signed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, sau hàng thập niên thù hận đẫm máu, đại diện của Israel và Palestine đã gặp nhau tại Bãi cỏ phía Nam Nhà Trắng và ký một hòa ước khung. “Tuyên bố về các Nguyên tắc” (Declaration of Principles) là thỏa thuận đầu tiên giữa hai bên về việc chấm dứt xung đột, cũng như phân chia vùng đất thánh giữa sông Jordan và biển Địa Trung Hải mà họ đều tuyên bố là lãnh thổ của mình.

Giao tranh giữa người Do Thái và người Ả Rập ở Palestine bắt đầu từ những năm 1920, khi cả hai nhóm cùng tuyên bố chủ quyền đối với vùng lãnh thổ do Anh kiểm soát. Những người Do Thái này là những người theo chủ nghĩa Phục quốc (Zionist), quyết định từ Châu Âu và Nga quay trở về quê hương cổ xưa của người Do Thái để thành lập một quốc gia riêng cho dân tộc mình. Những người Ả Rập bản địa (khi ấy chưa tự xưng là người Palestine) đã tìm cách ngăn chặn dòng người nhập cư Do Thái và cố gắng thiết lập một nhà nước Palestine thế tục. Continue reading “13/09/1993: Ký Hiệp định hòa bình Israel-Palestine”

12/09/1988: Bão Gilbert đổ bộ Jamaica

Nguồn: Hurricane Gilbert slams Jamaica, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1988, bão Gilbert đã đổ bộ vào Jamaica, khiến hàng trăm người thiệt mạng. Cơn bão sau đó tiếp tục gây chết chóc và tàn phá ở Mexico, cũng như một loạt lốc xoáy ở Texas.

Ngày 10/09, Gilbert tăng lên cấp độ bão ở vùng biển phía tây Cộng hòa Dominica. Các chỉ số phong vũ biểu đã giảm mạnh vào ngày hôm sau, cuối cùng đạt 26,13 – mức thấp nhất từng được ghi nhận cho đến thời điểm đó. Ngày càng trở nên mạnh hơn, Gilbert đã ào qua Puerto Rico, Cộng hòa Dominica và Haiti, tiến thẳng đến Jamaica. Continue reading “12/09/1988: Bão Gilbert đổ bộ Jamaica”

10/09/1776: Nathan Hale tình nguyện làm gián điệp cho Mỹ

Nguồn: Nathan Hale volunteers to spy behind British lines, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1776, Tướng George Washington đã kêu gọi một tình nguyện viên tham gia một nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm: thu thập thông tin tình báo đằng sau chiến tuyến của kẻ thù trước Trận Harlem Heights sắp tới. Đại úy Nathan Hale, thuộc Trung đoàn 19 của Quân đội Lục địa, đã bước lên và sau đó trở thành một trong những điệp viên người Mỹ đầu tiên được biết đến trong thời kỳ Cách mạng Mỹ.

Cải trang thành một thầy giáo người Hà Lan, Hale – được đào tạo tại Đại học Yale – đã thành công trong việc lẻn vào phòng tuyến của Anh ở Long Island, thu thập nhiều thông tin về các đợt chuyển quân của Anh trong vài tuần tiếp theo. Trong khi Hale ở sau chiến tuyến của kẻ thù, người Anh đã xâm chiếm đảo Manhattan; họ giành được quyền kiểm soát thành phố vào ngày 15/09/1776. Continue reading “10/09/1776: Nathan Hale tình nguyện làm gián điệp cho Mỹ”