06/08/1890: Vụ tử hình bằng ghế điện đầu tiên

Nguồn: First execution by electric chair, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1890, tại nhà tù Auburn ở New York, vụ tử hình bằng ghế điện đầu tiên trong lịch sử đã được thực hiện đối với William Kemmler, kẻ bị kết án giết tình nhân của mình, Matilda Ziegler, bằng rìu.

Sử dụng điện giật như một phương thức hành hình nhân đạo được đề xuất lần đầu tiên vào năm 1881 bởi Nha sĩ Albert Southwick. Southwick đã chứng kiến một người say rượu lớn tuổi “chết không đau đớn” sau khi chạm vào các thiết bị đầu cuối của một máy phát điện ở Buffalo, New York. Hình thức xử tử phổ biến thời bấy giờ là treo cổ – tội nhân sẽ bị treo lơ lửng trong vòng 30 phút trước khi chết vì ngạt thở. Continue reading “06/08/1890: Vụ tử hình bằng ghế điện đầu tiên”

04/08/1854: “Walden” của Henry David Thoreau được xuất bản

Nguồn: Henry David Thoreau’s “Walden” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tác phẩm kinh điển của Henry David Thoreau, Walden hay A Life in the Woods (Một mình sống trong rừng) ngày nay là cuốn sách phải đọc trong nhiều lớp học. Nhưng trong lần phát hành đầu tiên – vào ngày này năm 1854 – nó chỉ đạt được doanh số khiêm tốn, khoảng 300 bản mỗi năm.

Cuốn sách của nhà văn người Mỹ theo trường phái siêu việt/tiên nghiệm (transcendentalist) là câu chuyện kể ở ngôi thứ nhất, viết về thời gian thử nghiệm sống đơn giản của ông tại Walden Pond ở Concord, Massachusetts, bắt đầu từ năm 1845, kéo dài trong hai năm và hai tháng. Cuốn sách đi sâu khám phá quan điểm của Thoreau về tự nhiên, chính trị và triết học. Continue reading “04/08/1854: “Walden” của Henry David Thoreau được xuất bản”

03/08/1916: Roger Casement bị treo cổ

Nguồn: Sir Roger Casement hanged, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, Sir Roger David Casement, một nhà ngoại giao gốc Ireland, người được vua George V phong tước hiệp sĩ vào năm 1911, đã bị xử tử vì vai trò của ông trong cuộc Nổi dậy Phục sinh (Easter Rising) của Ireland

Casement là một người theo đạo Tin lành Ireland, từng giữ chức vụ trong bộ ngoại giao Anh vào khoảng đầu thế kỷ 20. Ông đã giành được sự hoan nghênh quốc tế sau khi vạch trần các hành vi sử dụng nô lệ bất hợp pháp ở Congo và một số nơi ở Nam Mỹ. Mặc dù có gốc gác Tin Lành Ulster, Casement đã trở thành người ủng hộ nhiệt tình cho phong trào giành độc lập cho Ireland, và sau khi Thế chiến I bùng nổ, ông đã đến Mỹ, rồi đến Đức để tìm kiếm viện trợ cho một cuộc nổi dậy của người dân Ireland chống lại Anh. Continue reading “03/08/1916: Roger Casement bị treo cổ”

01/08/1972: Bush bị đình chỉ bay

Nguồn: Bush is suspended from flying with the Air National Guard, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, Tổng thống tương lai George Walker Bush, con trai của cựu Tổng thống George Herbert Walker Bush, đã bị đình chỉ bay trong lực lượng Không quân Vệ binh Quốc gia (Air National Guard) bang Texas vì lý do không tham gia cuộc kiểm tra y tế hàng năm.

Hồ sơ nghĩa vụ quân sự của Bush đã gây nên nhiều tranh cãi trong cuộc bầu cử năm 2000 và 2004, và lại càng được xem xét kỹ lưỡng hơn khi ông phát động một cuộc chiến gây tranh cãi ở Iraq năm 2003. Mặc dù ông có phục vụ trong Lực lượng Vệ binh Quốc gia, nhiều người phản đối chiến tranh, gồm cả các cựu chiến binh, đã chỉ trích vị Tổng thống vì hồ sơ quân sự quá sơ sài, trong đó được cho là có ghi lại những lần vắng mặt kéo dài sáu tháng đến một năm nhưng không thể giải thích được. Bush biện minh cho hồ sơ quân ngũ của mình bằng cách nói rằng ông đã hoàn thành thỏa đáng tất cả các nghĩa vụ quân sự. Continue reading “01/08/1972: Bush bị đình chỉ bay”

30/07/1945: Tàu USS Indianapolis bị tấn công

Nguồn: USS Indianapolis bombed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, tuần dương hạm USS Indianapolis đã trúng ngư lôi của tàu ngầm Nhật Bản và chìm chỉ sau vài phút, ngay giữa vùng biển có cá mập tấn công. Chỉ có 317 trong số 1.196 người trên tàu sống sót. Tuy nhiên, Indianapolis vẫn hoàn thành nhiệm vụ chính của mình: chuyển các thành phần chính của quả bom nguyên tử sẽ được thả một tuần sau đó xuống Hiroshima đến đảo Tinian ở Nam Thái Bình Dương.

Tàu Indianapolis đã đến đảo Tinian vào ngày 26/07/1945. Nhiệm vụ này được xếp vào loại tuyệt mật và thủy thủ đoàn hoàn toàn không biết gì về thứ hàng họ đang vận chuyển. Sau khi rời Tinian, tàu đến căn cứ của quân đội Mỹ tại đảo Guam và được lệnh gặp tàu chiến USS Idaho tại Vịnh Leyte ở Philippines để chuẩn bị cho việc đổ bộ vào Nhật Bản. Continue reading “30/07/1945: Tàu USS Indianapolis bị tấn công”

28/07/1945: Máy bay đâm vào Tòa nhà Empire State

Nguồn: Plane crashes into Empire State Building, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, một chiếc máy bay quân sự của Mỹ đã đâm vào Tòa nhà Empire State, khiến 14 người thiệt mạng. Nguyên nhân của vụ tai nạn kỳ lạ này là do sương mù dày đặc.

Chiếc máy bay ném bom B-25 Mitchell, với hai phi công cùng một hành khách, đang trên đường từ New Bedford, Massachusetts, đến Sân bay LaGuardia ở Thành phố New York. Khi họ đến khu vực đô thị vào sáng thứ Bảy đó, sương mù đặc biệt dày đặc và các kiểm soát viên không lưu đã điều hướng chiếc Mitchell đến Sân bay Newark. Continue reading “28/07/1945: Máy bay đâm vào Tòa nhà Empire State”

27/07/1953: Hiệp định đình chiến kết thúc Chiến tranh Triều Tiên

Nguồn: Armistice ends the Korean War, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1953, sau ba năm chiến tranh đẫm máu và thù địch, Mỹ, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cùng với hai miền Triều Tiên đã đồng ý đình chiến, chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên. Hiệp định đình chiến đã chấm dứt thử nghiệm đầu tiên của Mỹ về khái niệm chiến tranh hạn chế (limited war) trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Chiến tranh Triều Tiên nổ ra vào ngày 25/08/1950, khi Bắc Hàn xâm chiếm Nam Hàn. Gần như ngay lập tức, Mỹ đã đảm bảo thông qua một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, kêu gọi bảo vệ quân sự để giúp Nam Hàn chống lại sự xâm lược của Bắc Hàn. Trong vòng vài ngày, các lực lượng trên bộ, trên không và trên biển của Mỹ bước chân vào trận chiến. Continue reading “27/07/1953: Hiệp định đình chiến kết thúc Chiến tranh Triều Tiên”

25/07/1898: Mỹ xâm lược Puerto Rico

Nguồn: Puerto Rico invaded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1898, trong Chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha, lực lượng của Mỹ đã phát động cuộc xâm lược Puerto Rico, hòn đảo dài 108 dặm, rộng 40 dặm, vốn từng là một trong những lãnh thổ quan trọng của Tây Ban Nha tại vùng biển Caribbe. Gặp rất ít kháng cự và chỉ có bảy người lính thiệt mạng, quân Mỹ dưới quyền Tướng Nelson A. Miles đã có thể chiếm hòn đảo vào giữa tháng 8. Sau khi ký hiệp định đình chiến với Tây Ban Nha, người Mỹ đã giương quốc kỳ của mình trên đảo, chính thức hóa quyền kiểm soát của họ đối với một triệu cư dân trên đảo. Tháng 12, Hiệp ước Paris đã được ký kết, chấm dứt Chiến tranh Mỹ-Tây Ban Nha và chính thức hóa việc chuyển giao Puerto Rico cho Mỹ. Continue reading “25/07/1898: Mỹ xâm lược Puerto Rico”

23/07/1967: Cuộc nổi loạn ở Detroit bắt đầu

Nguồn: Detroit Riots Begin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, cuộc Nổi loạn Detroit – một trong những cuộc bạo loạn đẫm máu nhất trong lịch sử nước Mỹ – đã bắt đầu. Cuộc nổi loạn xảy ra trong giai đoạn lịch sử quan trọng của Detroit khi thành phố giàu có một thời nay gặp phải khó khăn về kinh tế, và tình trạng quan hệ chủng tộc trên khắp nước Mỹ đang ở mức thấp nhất mọi thời đại.

Đội phòng chống tệ nạn xã hội (vice squad) của Sở Cảnh sát Detroit thường xuyên đột kích các cơ sở kinh doanh rượu bất hợp pháp trong thành phố, những khu dân cư nghèo khó. Vào lúc 3:35 sáng Chủ nhật, ngày 23/07, họ đã đánh úp một câu lạc bộ – nơi đang tổ chức một bữa tiệc cho các cựu chiến binh trở về từ chiến tranh Việt Nam. Chiến dịch của cảnh sát vào sáng sớm đã thu hút một đám đông người xem giận dữ, và tình hình nhanh chóng xấu đi. Continue reading “23/07/1967: Cuộc nổi loạn ở Detroit bắt đầu”

21/07/1899: Ngày sinh Ernest Hemingway

Nguồn: Ernest Hemingway is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1899, Ernest Miller Hemingway – tác giả của những tiểu thuyết nổi tiếng như Chuông Nguyện Hồn Ai (For Whom the Bell Tolls) hay Ông già và Biển cả (The Old Man and the Sea) – đã chào đời tại Oak Park, Illinois. Biểu tượng văn học của nước Mỹ được biết đến với lối viết thẳng thắn, khéo léo vận dụng nói giảm nói tránh. Hemingway, người đã lựa chọn những chủ đề như đấu bò và chiến tranh cho tác phẩm của mình, còn trở nên nổi tiếng bởi tính cách trượng phu, ưa nhậu nhẹt của mình. Continue reading “21/07/1899: Ngày sinh Ernest Hemingway”

20/07/2012: Thảm sát tại Aurora, Denver

Nguồn: Aurora shooting leaves 12 dead, 70 wounded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2012, James Holmes đã thực hiện vụ xả súng hàng loạt tại một rạp chiếu phim ở Aurora, ngoại ô Denver, giết chết 12 người, nhỏ nhất là một bé gái 6 tuổi, và làm bị thương 70 người khác.

Vụ xả súng Aurora diễn ra ngay giữa suất chiếu ban đêm đông đúc của bộ phim The Dark Knight Rises, vốn được công chiếu trên toàn nước Mỹ trong ngày hôm đó. Đó là vụ xả súng hàng loạt nguy hiểm nhất ở Colorado kể từ vụ Columbus năm 1999, trong đó 12 học sinh trung học và một giáo viên đã bị sát hại. Continue reading “20/07/2012: Thảm sát tại Aurora, Denver”

18/07/1986: Video về xác tàu Titanic được công bố

Nguồn: Video of Titanic wreckage released, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1986, các băng video cận cảnh mới nhất về con tàu Titanic chìm sâu dưới biển đã được công bố cho công chúng. Được thực hiện trong chuyến thám hiểm đầu tiên do con người thực hiện đến khu vực xác tàu, các đoạn băng video với chất lượng sống động, rõ ràng và chi tiết, đã cho thấy hình ảnh một trong những chiếc cầu thang từng tuyệt đẹp của con tàu, và một chiếc đèn chùm nay phủ đầy san hô, chầm chậm đung đưa theo dòng hải lưu.

Vào thời điểm ra mắt, RMS Titanic là tàu chở khách lớn nhất từng được chế tạo, với chiều dài gần 274m và chiều cao 45,7m tính từ mặt nước đến đỉnh cột cao nhất của nó. Con tàu được mệnh danh là “không thể chìm” bởi kích thước rộng lớn và cấu trúc đặc biệt của nó. Trong chuyến hải trình đầu tiên, Titanic đã chở hơn 2.200 người, trong đó gồm một số người nổi tiếng và giàu có nhất thế giới. Continue reading “18/07/1986: Video về xác tàu Titanic được công bố”

16/07/1951: ‘Bắt Trẻ Đồng Xanh’ xuất bản lần đầu tiên

Nguồn: Catcher in the Rye is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1951, tiểu thuyết duy nhất của J.D. Salinger, Bắt Trẻ Đồng Xanh (The Catcher in the Rye) đã được xuất bản bởi Little, Brown. Cuốn sách về cậu thiếu niên vỡ mộng trước thế giới người lớn nhanh chóng trở thành tác phẩm nổi tiếng và sẽ được giảng dạy trong các trường trung học suốt nửa thế kỷ tiếp theo.

Salinger 31 tuổi đã sáng tác cuốn tiểu thuyết của mình trong vòng một thập niên. Những mẩu chuyện của ông đã bắt đầu xuất hiện vào những năm 1940, nhiều trong số chúng là trên tờ The New Yorker. Continue reading “16/07/1951: ‘Bắt Trẻ Đồng Xanh’ xuất bản lần đầu tiên”

14/07/1099: Jerusalem bị chiếm trong cuộc Thập tự chinh đầu tiên

Nguồn: Jerusalem captured in First Crusade, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1099, trong cuộc thập tự chinh đầu tiên, các hiệp sĩ Công giáo từ châu Âu đã chiếm được Jerusalem sau bảy tuần bao vây, và bắt đầu tàn sát các cư dân thành phố theo Hồi giáo và Do Thái giáo.

Bắt đầu từ thế kỷ 11, người Công giáo ở Jerusalem ngày càng bị đàn áp bởi những nhà cai trị theo Hồi giáo, đặc biệt là khi quyền kiểm soát thành phố linh thiêng được chuyển từ tay người Ai Cập tương đối khoan dung sang người Thổ của Đế quốc Seljuk vào năm 1071. Cuối thế kỷ đó, Hoàng đế Byzantine Alexius Comenus cũng bị đe dọa bởi người Seljuk nên đã kêu gọi hỗ trợ từ phương Tây. Năm 1095, Giáo hoàng Urban II đã công khai kêu gọi một cuộc Thập tự chinh để hỗ trợ các tín đồ Công giáo Đông phương và giành lại các vùng đất thánh. Người Tây Âu ngay lập tức đáp lại lời kêu gọi này. Continue reading “14/07/1099: Jerusalem bị chiếm trong cuộc Thập tự chinh đầu tiên”

13/07/1793: Charlotte Corday ám sát Jean Paul Marat

Nguồn: Charlotte Corday assassinates Marat, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1793, Jean Paul Marat, một trong những nhà lãnh đạo thẳng thắn nhất của Cách mạng Pháp, đã bị đâm chết trong bồn tắm của mình bởi Charlotte Corday, một người ủng hộ phe Bảo hoàng.

Xuất thân là một bác sĩ, Marat đã thành lập tạp chí L’Ami du Peuple (Bạn của Nhân dân) vào năm 1789 và những lời chỉ trích dữ dội của tờ báo nhắm vào tầng lớp cai trị là một yếu tố góp phần thúc đẩy bước ngoặt đẫm máu của Cách mạng năm 1792. Với việc bắt giữ nhà vua vào tháng 8 năm đó, Marat được bầu làm đại diện của Paris tại Quốc Ước (National Convention). Trong cơ quan lập pháp của phong trào cách mạng, Marat đã phản đối phe Girondin của những người cộng hòa ôn hòa, những người ủng hộ một chính phủ lập hiến và chiến tranh châu Âu lục địa. Continue reading “13/07/1793: Charlotte Corday ám sát Jean Paul Marat”

11/07/1944: Âm mưu ám sát Hitler

Nguồn: Hitler is paid a visit by his would-be assassin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Bá tước Claus von Stauffenberg, một sĩ quan quân đội Đức, vận chuyển một quả bom đến trụ sở của Adolf Hitler, ở Berchtesgaden, Bavaria, với ý định ám sát Hitler.

Khi chiến sự dần quay lưng lại với Đức, và sự tàn bạo trong những mệnh lệnh của Hitler ngày một tăng cao, ngày càng nhiều người Đức – kể cả trong và ngoài quân đội – bắt đầu âm mưu ám sát thủ lĩnh của họ. Vì quần chúng nhiều khả năng sẽ không chịu lật đổ người đàn ông mà họ đã chấp nhận đặt vào tay cuộc sống và tương lai của mình, nên những người gần gũi hơn với Hitler, các sĩ quan Đức, đã tìm cách hạ bệ ông ta. Chủ mưu vụ ám sát này là Claus von Stauffenberg, người mới được thăng cấp đại tá kiêm chỉ huy trưởng lực lượng dự bị, cho phép ông tiếp cận tổng hành dinh của Hitler tại Berchtesgaden và Rastenburg. Continue reading “11/07/1944: Âm mưu ám sát Hitler”

09/07/1993: Xác định danh tính các hài cốt nhà Romanov

Nguồn: Romanov remains identified, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, các nhà khoa học pháp y Anh tuyên bố rằng họ đã xác định được danh tính hài cốt của Sa hoàng cuối cùng, Nicholas II, cùng với vợ ông, Alexandra, và ba cô con gái của họ. Nhóm nhà khoa học này đã sử dụng dấu vết DNA ty thể (mitochondria DNA, mtDNA) để định danh các bộ hài cốt được khai quật từ một ngôi mộ tập thể gần Yekaterinburg vào năm 1991.

Đêm 16/07/1918, ba thế kỷ cầm quyền của triều đại Romanov đã chấm dứt khi quân Bolshevik xử tử Nicholas và gia đình ông. Chi tiết về vụ hành quyết cũng như địa điểm nơi an nghỉ cuối cùng của họ là điều tối mật ở Liên Xô suốt sáu thập niên. Vì không có bằng chứng vật lý cụ thể, sau Cách mạng Bolshevik, tin đồn sớm lan nhanh khắp châu Âu rằng một đứa trẻ nhà Romanov, có lẽ là cô con gái út, Anastasia, đã sống sót sau cuộc tàn sát. Trong những năm 1920, đã có một vài người tuyên bố mình chính là Nữ tước Anastasia. Câu chuyện thuyết phục nhất là của Anna Anderson, người đã đến Berlin năm 1922, tự xưng là Anastasia. Năm 1968, Anderson di cư đến thành phố Charlottesville, Virginia, nơi bà qua đời năm 1984. Continue reading “09/07/1993: Xác định danh tính các hài cốt nhà Romanov”

07/07/1981: Sandra Day O’Connor được đề cử vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ

Nguồn: O’Connor nominated to Supreme Court, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, Tổng thống Ronald Reagan đã đề cử Sandra Day O’Connor, một thẩm phán tòa phúc thẩm ở Arizona, trở thành người phụ nữ đầu tiên tham gia Tối cao Pháp viện trong lịch sử nước Mỹ. Ngày 21/09, Thượng viện nhất trí phê chuẩn việc bổ nhiệm bà vào tòa án cấp cao nhất của quốc gia, và ngày 25/09, bà đã tuyên thệ nhậm chức trong buổi lễ được chủ trì bởi Chánh án Warren Burger.

Sandra Day được sinh ra ở El Paso, Texas, năm 1930. Bà lớn lên trong trang trại chăn gia súc của gia đình ở phía đông nam Arizona, sau đó theo học chuyên ngành kinh tế tại Đại học Stanford. Một tranh chấp pháp lý liên quan đến trang trại của gia đình đã khơi nguồn cho quan tâm của Sarah đối với luật pháp; năm 1950, bà đăng ký vào Trường Luật thuộc Đại học Stanford. Bà chỉ mất hai năm để nhận được bằng luật và được xếp hạng trong tốp đầu lớp. Sau khi tốt nghiệp, bà kết hôn với John Jay O’Connor III, một anh bạn cùng lớp. Continue reading “07/07/1981: Sandra Day O’Connor được đề cử vào Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ”

06/07/1944: Cháy Rạp xiếc Hartford

Nguồn: The Hartford Circus Fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, tại Hartford, Connecticut, một đám cháy bùng phát trong túp lều lớn nhất của Rạp xiếc Ringling Bros. and Barnum & Bailey Circus đã khiến 167 người chết và 682 người khác bị thương. Hai phần ba trong số những người thiệt mạng là trẻ em. Nguyên nhân của thảm kịch đã không được được xác định, chỉ biết rằng đám cháy đã lan ra với tốc độ đáng kinh ngạc, “chạy đua” trên những tấm bạt của lều xiếc. Trước khi 8.000 khán giả bên trong túp lều lớn nhất có thể kịp phản ứng, rất nhiều mảnh vải bị cháy bắt đầu rơi xuống từ trên cao, và một vụ giẫm đạp lên nhau để tìm lối thoát bắt đầu. Continue reading “06/07/1944: Cháy Rạp xiếc Hartford”

04/07/1826: Thomas Jefferson và John Adams cùng qua đời

Nguồn: Thomas Jefferson and John Adams die, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1826, hai cựu Tổng thống Mỹ, Thomas Jefferson và John Adams, những người từng là bạn bè trong nhóm Ái Quốc (Patriot) và sau đó trở thành kẻ thù của nhau, đã qua đời trong cùng một ngày, chỉ cách nhau năm giờ.

Thomas Jefferson và John Adams là những thành viên cuối cùng còn sống trong số các nhà cách mạng Mỹ đầu tiên đứng lên chống lại Đế quốc Anh và tạo nên một hệ thống chính trị mới ở các thuộc địa. Tuy nhiên, dù cả hai đều tin vào dân chủ và quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc, quan điểm của họ về cách đạt được những lý tưởng này đã bị thay đổi theo thời gian. Continue reading “04/07/1826: Thomas Jefferson và John Adams cùng qua đời”