11/08/1984: Reagan ‘đặt Liên Xô ra ngoài vòng phát luật’

Nguồn: Reagan jokes about “outlawing” the Soviet Union, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, câu nói đùa về việc đặt Liên Xô “ra ngoài vòng phát luật” của Tổng thống Ronald Reagan đã trở thành một nỗi xấu hổ quốc tế. Những nhận xét thiếu suy nghĩ của Tổng thống đã khiến các đồng minh của Mỹ kinh ngạc và tạo thành cái cớ cho bộ máy tuyên truyền của Liên Xô.

Khi chuẩn bị cho chương trình phát thanh hàng tuần của mình vào ngày 11/08/1984, Tổng thống Reagan đã được yêu cầu kiểm tra âm thanh. Reagan liền nói đùa, “Hỡi các công dân Mỹ, hôm nay tôi vui mừng được nói với các bạn rằng tôi đã ký một đạo luật sẽ đặt người Nga ra ngoài vòng pháp luật mãi mãi. Chúng ta sẽ bắt đầu ném bom trong vòng năm phút.” Vì phần kiểm tra âm thanh này không được phát sóng, nên mãi đến khi chương trình phát thanh kết thúc thì tin tức về “trò đùa” của Reagan mới bị tiết lộ. Continue reading “11/08/1984: Reagan ‘đặt Liên Xô ra ngoài vòng phát luật’”

10/08/1821: Hình thành bang mới ở phía tây Mississippi

Nguồn: New state west of the Mississippi, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1821, Missouri đã gia nhập Liên bang Hoa Kỳ, trở thành bang thứ 24 và là tiểu bang đầu tiên nằm hoàn toàn ở phía tây sông Mississippi.

Được đặt tên theo nhóm người Mỹ bản địa đã từng sống tại đây, Missouri chính thức thuộc về nước Mỹ theo thỏa thuận Mua lại Louisiana năm 1803. Năm 1817, Lãnh thổ Missouri nộp đơn xin trở thành tiểu bang, nhưng vấn đề liệu nó có ủng hộ chế độ nô lệ hay không đã khiến Quốc Hội trì hoãn chấp thuận. Năm 1820, người ta đã đạt được Thỏa ước Missouri, theo đó thừa nhận Missouri là một bang theo chế độ nô lệ, nhưng loại trừ chế độ nô lệ từ các vùng đất khác của Lãnh thổ Louisiana nằm về phía bắc vùng biên giới phía Nam của Missouri. Tháng 08/1821, việc Missouri gia nhập Liên bang như một bang ủng hộ chế độ nô lệ đã vấp phải sự phản đối của rất nhiều người. Continue reading “10/08/1821: Hình thành bang mới ở phía tây Mississippi”

09/08/1945: Bom nguyên tử được thả xuống Nagasaki

Nguồn: Atomic bomb dropped on Nagasaki, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, quả bom nguyên tử thứ hai đã bị Mỹ ném xuống Nhật Bản, tại Nagasaki, dẫn tới việc Nhật đầu hàng vô điều kiện.

Quả bom tàn phá khinh hoàng ở Hiroshima đã không đủ để thuyết phục Hội đồng Chiến tranh Nhật Bản chấp nhận yêu cầu đầu hàng vô điều kiện của Hội nghị Potsdam. Thật ra, Mỹ đã lên kế hoạch thả quả bom nguyên tử thứ hai, có tên là “Fat Man,” vào ngày 11/08, trong trường hợp Nhật vẫn ngoan cố, nhưng vì lý do thời tiết xấu nên họ đã dời lên ngày 09/08. Lúc 1 giờ 56 phút sáng, một máy bay ném bom B-29, được gọi là “Bock’s Car” (Xe hơi của Bock, đặt theo tên phi công hay điều khiển nó, Frederick Bock) đã rời khỏi đảo Tinian với Thiếu tá Charles W. Sweeney là người cầm lái. Continue reading “09/08/1945: Bom nguyên tử được thả xuống Nagasaki”

08/08/1863: Tướng Robert E. Lee đề nghị từ chức

Nguồn: Lee offers resignation, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, sau thất bại tại Gettysburg, Pennsylvania, Tổng tư lệnh Robert E. Lee đã gửi tới Tổng thống Hợp bang miền Nam, Jefferson Davis, lá thư xin từ chức chỉ huy quân đội Bắc Virginia.

Bức thư đến tay Davis hơn một tháng sau khi Lee rút khỏi Pennsylvania. Ban đầu, nhiều người ở miền Nam tự hỏi liệu Lee có thực sự thua cuộc hay không. Mục đích của Lee là đánh đuổi quân Liên minh miền Bắc ra khỏi Virginia, và ông đã làm vậy. Quân Potomac (Army of the Potomac) đã phải chịu đựng hơn 28.000 thương vong, và khả năng tấn công của quân Liên minh đã tạm thời bị vô hiệu hóa. Tuy nhiên, Quân Bắc Virginia (Army of Northern Virginia) cũng phải chịu 23.000 thương vong, gần một phần ba tổng số lực lượng của họ. Sau nhiều tuần lễ, khi quân đội Liên minh quay trở lại Virginia, mọi chuyện trở nên rõ ràng là phe Hợp bang đã phải chịu thất bại nặng nề ở Gettysburg. Khi báo chí bắt đầu suy đoán về khả năng lãnh đạo của Lee, vị tướng vĩ đại này đã ngẫm nghĩ lại về chiến dịch đó tại tổng hành dinh của ông ở Orange Courthouse, Virginia. Continue reading “08/08/1863: Tướng Robert E. Lee đề nghị từ chức”

07/08/1914: Trận Mulhouse bắt đầu

Nguồn: Battle of Mulhouse begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, lúc 5 giờ sáng, quân đội Pháp đã tiến hành cuộc tấn công đầu tiên trong Thế chiến I, tiến tới thành phố Mulhouse, nằm gần biên giới với Thụy Sĩ ở Alsace, một tỉnh của Pháp trước đây đã bị mất vào tay Đức sau Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1871.

Theo kỳ vọng của Tổng Tư lệnh người Pháp, Joseph Joffre, Trận Mulhouse được dự tính sẽ giúp Pháp chiếm lại Alsace và tạo cơ sở cho các hoạt động quân sự của Pháp ở miền bắc. Theo chiến lược trong Kế hoạch 17 – tập trung chủ yếu vào chiến tranh tấn công, vì nó là kiểu chiến đấu lý tưởng cho khí thế và sức mạnh của quân Pháp – Joffre đã ra lệnh cho Tướng Bonneau và Quân đoàn VII được trang bị súng gắn lưỡi lê vượt núi Vosges, nằm ở biên giới giữa Pháp và Alsace, vào rạng sáng ngày 07/08. Continue reading “07/08/1914: Trận Mulhouse bắt đầu”

06/08/1965: Johnson ký Đạo luật về Quyền Bỏ phiếu

Nguồn: Johnson signs Voting Rights Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, Tổng thống Lyndon Baines Johnson đã ký Đạo luật Quyền Bỏ phiếu (Voting Rights Act) nhằm đảm bảo quyền bầu cử cho người Mỹ gốc Phi. Đạo luật này sẽ cấm việc áp đặt hạn chế đối với các cuộc bầu cử liên bang, tiểu bang và địa phương nhằm phủ nhận quyền bỏ phiếu của người da đen.

Johnson trở thành Tổng thống vào tháng 11/1963 sau khi John F. Kennedy bị ám sát. Trong đợt tranh cử tổng thống năm 1964, ông đã chính thức được bầu với chiến thắng áp đảo, và đã dùng quyền hạn của mình để thúc đẩy các đạo luật mà ông tin rằng sẽ cải thiện lối sống của người Mỹ, bao gồm các luật mạnh mẽ hơn về quyền bỏ phiếu. Thời điểm đó đã có một cuộc diễu hành ở Alabama nhằm kêu gọi quyền bỏ phiếu; trong sự kiện này, nhiều người da đen đã bị cảnh sát tiểu bang đánh, gây mất mặt cho Quốc Hội và Tổng thống về việc ban hành đạo luật nhằm thực hiện Tu chính án 15 của Hiến pháp, vốn được Quốc Hội thông qua từ năm 1870. Continue reading “06/08/1965: Johnson ký Đạo luật về Quyền Bỏ phiếu”

05/08/1944: Quân nổi dậy Ba Lan giải phóng người Do Thái

Nguồn: Hundreds of Jews are freed from forced labor in Warsaw, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, quân nổi dậy Ba Lan đã giải phóng một trại cưỡng bức lao động của Đức Quốc xã ở Warsaw, giải phóng 348 tù nhân Do Thái. Những người này sau đó cũng tham gia vào cuộc nổi dậy của người dân chống lại quân Đức chiếm đóng trong thành phố.

Khi Hồng Quân tiến vào Warsaw trong tháng 7, những người yêu nước Ba Lan, vẫn trung thành với chính phủ lưu vong ở London, đã chuẩn bị lật đổ quân Đức Quốc xã. Ngày 29/07, Quân đội Quốc gia Ba Lan (chiến đấu ngầm), và Quân đội Nhân dân (một phong trào du kích của cộng sản), và thường dân có vũ trang đã giành lại được 2/3 lãnh thổ Warsaw từ tay người Đức. Ngày 04/08, quân Đức phản công, đàn áp thường dân Ba Lan bằng súng máy. Đến ngày 05/08, đã có hơn 15.000 người Ba Lan chết. Continue reading “05/08/1944: Quân nổi dậy Ba Lan giải phóng người Do Thái”

04/08/1914: Mỹ tuyên bố trung lập trong Thế chiến I

Nguồn: U.S. proclaims neutrality in World War I, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, khi Thế chiến I bùng nổ ở châu Âu, Tổng thống Woodrow Wilson đã chính thức ra tuyên bố về tình trạng trung lập của Mỹ, một lập trường được đa số người Mỹ ủng hộ.

Hy vọng ban đầu của Wilson rằng Mỹ có thể “vô tư trong suy nghĩ cũng như hành động” đã sớm bị vô hiệu hóa khi người Đức tìm cách cô lập quần đảo Anh. Anh là một trong những đối tác thương mại thân thiết nhất của Mỹ, và căng thẳng đã nảy sinh giữa Mỹ và Đức khi một số tàu Mỹ đến Anh bị làm cho hư hỏng hoặc bị đánh chìm bởi ngư lôi của Đức. Continue reading “04/08/1914: Mỹ tuyên bố trung lập trong Thế chiến I”

03/08/1940: Ý tấn công thuộc địa Somaliland của Anh

Nguồn: Italians move on British Somaliland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Ý đã bắt đầu cuộc tấn công vào thuộc địa Somaliland của Anh, ở Đông Phi, tiếp giáp với thuộc địa Somaliland của Ý.

Kể từ năm 1936, Ý đã chiếm một phần Đông Phi, và sang đến năm 1940, khi nước này chính thức tham chiến, quân đội của họ đã có số lượng vượt xa lực lượng của Anh trong khu vực. Dù có ưu thế vượt trội về số lượng, Ý vẫn triển khai tấn công khá chậm, vì sợ rằng cuộc phong tỏa của Anh ở Bắc Phi sẽ ngăn cản những nguồn cung cần thiết để họ duy trì cuộc chiến, như nhiên liệu và vũ khí. Nhưng nếu Ý muốn giành được nhiều lãnh thổ hơn, họ buộc phải hành động khi con số lính Anh vẫn còn tương đối nhỏ.

Continue reading “03/08/1940: Ý tấn công thuộc địa Somaliland của Anh”

02/08/1776: Tuyên ngôn Độc lập Mỹ được ký

Nguồn: Delegates sign Declaration of Independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, các thành viên Quốc Hội Mỹ đã ký tên vào một bản sao được phóng to của Tuyên ngôn Độc lập.

Năm mươi sáu đại biểu Quốc Hội đã ký tên vào văn kiện này, bao gồm cả một số người không có mặt trong cuộc bỏ phiếu phê chuẩn bản tuyên ngôn. Các đại biểu đã ký tên theo thứ tự tiểu bang từ Bắc xuống Nam, bắt đầu với Josiah Bartlett của New Hampshire và kết thúc với George Walton của Georgia. John Dickinson của Pennsylvania, cùng với James Duane, Robert Livingston và John Jay của New York đã từ chối ký. Carter Braxton của Virginia; Robert Morris của Pennsylvania; George Reed của Delaware; và Edward Rutledge của Nam Carolina tuy phản đối văn kiện nhưng vẫn ký để tạo ấn tượng về một Quốc Hội thống nhất. Năm đại biểu đã vắng mặt là các tướng George Washington, John Sullivan, James Clinton, Christopher Gadsden, cùng Thống đốc bang Virginia, Patrick Henry. Continue reading “02/08/1776: Tuyên ngôn Độc lập Mỹ được ký”

01/08/1944: Khởi nghĩa Warsaw bắt đầu

Nguồn: Warsaw Revolt begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, trong Thế chiến II, một đội quân thiết giáp của Liên Xô, dưới sự chỉ huy của tướng Konstantin Rokossovski, đã tới sông Vistula, dọc theo khu ngoại ô phía đông Warsaw. Điều này khiến cho người Ba Lan trong thành phố cũng bắt đầu một cuộc nổi dậy lớn chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã.

Cuộc nổi dậy được lãnh đạo bởi vị tướng người Ba Lan, Tadeusz Bor-Komorowski, chỉ huy trưởng của Quân đội Quốc gia (Home Army) – một nhóm kháng chiến ngầm gồm khoảng 40.000 binh lính được trang bị rất kém. Ngoài việc đẩy nhanh giải phóng Warsaw, Quân đội Quốc gia, có quan hệ với chính phủ Ba Lan lưu vong ở London, đồng thời có tư tưởng chống cộng, còn hy vọng giành quyền kiểm soát ít nhất là một phần của Warsaw trước khi Liên Xô đến. Continue reading “01/08/1944: Khởi nghĩa Warsaw bắt đầu”

31/07/1964: Mỹ và VNCH thỏa thuận tấn công Bắc Việt

Nguồn: Agreement on conduct of war, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, trong một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Dean Rusk thừa nhận có sự khác biệt giữa Mỹ và Việt Nam Cộng hòa trong vấn đề mở rộng chiến tranh vào miền Bắc Việt Nam, nhưng họ đã đạt được thỏa thuận về tiến trình chung của cuộc chiến. Ông tuyên bố rằng những cảnh báo của Mỹ đối với chính quyền cộng sản Trung Quốc và Bắc Việt đã chỉ rõ cam kết của người Mỹ. Continue reading “31/07/1964: Mỹ và VNCH thỏa thuận tấn công Bắc Việt”

30/07/1964: Tàu Việt Nam Cộng hòa đánh Vịnh Bắc Bộ

Nguồn: South Vietnamese boats raid islands in the Tonkin Gulf, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, khoảng nửa đêm, sáu chiếc “Swift”, loại tàu ngư lôi đặc biệt mà quân đội Việt Nam Cộng hòa dùng cho các cuộc tấn công bí mật, đã tấn công các đảo Hòn Mê và Hòn Ngư ở Vịnh Bắc Bộ. Dù không thể đưa biệt đội lính nào đổ bộ được lên đảo, nhưng các chiếc tàu này đã tấn công vào căn cứ ở đó. Tín hiện radar và radio được chỉ huy bởi một tàu khu trục của Mỹ, chiếc USS Maddox, nằm cách đó khoảng 120 dặm.

Các cuộc tấn công của Việt Nam Cộng hòa là một phần trong chiến dịch bí mật được gọi là Chiến dịch Oplan 34A, liên quan đến các hoạt động của quân đội miền Nam theo lệnh của Mỹ, nhằm chống lại các căn cứ hải quân và hải đảo của miền Bắc. Mặc dù lực lượng của Mỹ không trực tiếp tham gia vào các cuộc tấn công, các tàu Hải quân Hoa Kỳ vẫn tiến hành giám sát điện tử và theo dõi các phản ứng phòng thủ của Bắc Việt, theo một chiến dịch khác là Chiến dịch De Soto. Continue reading “30/07/1964: Tàu Việt Nam Cộng hòa đánh Vịnh Bắc Bộ”

29/07/1965: Sư đoàn đổ bộ đường không 101 đến Việt Nam

Nguồn: 101st Airborne Division arrives in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, 4.000 lính dù đầu tiên của Sư đoàn đổ bộ đường không 101 đã đến Việt Nam, hạ cánh tại Sân bay Cam Ranh. Ngay sau khi đến, họ đã thực hiện một cuộc diễu binh dưới sự chứng kiến của Tướng William Westmoreland và Đại sứ (cựu Tướng) Maxwell Taylor. Taylor và Westmoreland là hai cựu chỉ huy của sư đoàn này, vốn có biệt danh là “Tiếng thét Đại bàng” (Screaming Eagles).

Sư đoàn đổ bộ đường không 101 có một lịch sử lâu dài, bao gồm các cuộc chiến nhảy dù trong đợt chiếm Normandy vào ngày 06/06/1944, và ngay sau đó là chiến dịch Không quân Market-Garden diễn ra ở Hà Lan. Sau này, họ nổi danh vì đã bảo vệ thành công Bastogne trong Trận Ardennes (Battle of the Bulge) Continue reading “29/07/1965: Sư đoàn đổ bộ đường không 101 đến Việt Nam”

28/07/1868: Tu chính án thứ 14 được thông qua

Nguồn: 14th Amendment adopted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1868, sau khi được ba phần tư số tiểu bang ở Mỹ phê chuẩn, Tu chính án thứ 14, đảm bảo quyền công dân và các quyền khác cho nhóm người Mỹ gốc Phi, đã được chính thức đưa vào Hiến pháp Hoa Kỳ.

Năm 1867, hai năm sau Nội chiến Mỹ, Đạo luật Tái thiết (Reconstruction Acts of 1867) đã chia miền Nam thành 5 khu quân sự, nơi các chính quyền tiểu bang đã được thành lập sau cuộc bầu cử dựa trên quyền phổ thông đầu phiếu (cho nam giới tuổi vị thành niên trở lên). Kể từ đây, giai đoạn được gọi là Tái kiến thiết Triệt để (Radical Reconstruction) bắt đầu. Continue reading “28/07/1868: Tu chính án thứ 14 được thông qua”

27/07/1916: Đức xử tử Thuyền trưởng Charles Fryatt

Nguồn: Germans execute British seaman Captain Charles Fryatt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, tại Bruges, Bỉ, các quan chức Đức đã xử tử Charles Fryatt, cựu chỉ huy tàu hơi nước Brussels của công ty Great Eastern Railway, sau khi một tòa án Đức đã kết tội ông tấn công tàu ngầm Đức.

Brussels, một tàu buôn của Anh, đã bị người Đức đánh chặn trên hải trình của mình, vốn được thực hiện mỗi tuần hai lần, từ Harwich ở Anh đến Hà Lan. Fryatt và các thủy thủ của ông đã bị bắt và đưa đến trại giam Ruhleben, ngoại ô Berlin. Sau đó, họ được đưa đến Bỉ để xét xử. Continue reading “27/07/1916: Đức xử tử Thuyền trưởng Charles Fryatt”

26/07/1941: Mỹ phong tỏa tài sản của Nhật

Nguồn: United States freezes Japanese assets, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin Roosevelt đã ra lệnh tịch thu tất cả tài sản của Nhật Bản ở Mỹ để trả đũa việc Nhật chiếm đóng vùng Đông Dương thuộc Pháp.

Ngày 24/07, Tokyo đã quyết định tăng cường vị thế của mình trong cuộc xâm lược Trung Quốc bằng cách di chuyển qua Đông Nam Á. Do Pháp đã chiếm một phần trong khu vực, và Đức, một đồng minh của Nhật, giờ đây đã kiểm soát hầu hết nước Pháp thông qua chính phủ “bù nhìn” của Petain, nên Pháp đã “đồng ý” để Nhật chiếm đóng các thuộc địa ở Đông Dương. Theo đó, người Nhật sẽ chiếm căn cứ hải quân Cam Ranh – chỉ cách Philippines 800 dặm, nơi có căn cứ của Mỹ, và cũng rất gần căn cứ của Anh tại Singapore. Continue reading “26/07/1941: Mỹ phong tỏa tài sản của Nhật”

25/07/1978: Em bé thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên ra đời

Nguồn: World’s First Test Tube Baby Born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, Louise Joy Brown, em bé đầu tiên được sinh ra nhờ thụ tinh trong ống nghiệm (in vitro fertilization, IVF) đã ra đời tại Bệnh viện Đa khoa Oldham and District ở Manchester, Anh. Bố mẹ của em là Peter và Lesley Brown. Cô bé đã chào đời khoẻ mạnh trước nửa đêm bằng phương pháp mổ lấy thai và có cân nặng khoảng 2,5 kg.

Trước khi sinh Louise, Lesley Brown đã bị vô sinh nhiều năm do tắc nghẽn ống dẫn trứng. Tháng 11/1977, cô tham gia thử nghiệm thụ tinh trong ống nghiệm. Một quả trứng chín đã được lấy ra khỏi buồng trứng của Lesley và được đưa tới phòng thí nghiệm để thụ tinh với tinh trùng của chồng cô, nhằm tạo ra một phôi thai. Phôi thai này đã được cấy vào tử cung vài ngày sau đó. Continue reading “25/07/1978: Em bé thụ tinh trong ống nghiệm đầu tiên ra đời”

24/07/1943: Chiến dịch Gomorrah bắt đầu

Nguồn: Operation Gomorrah is launched, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, người Anh đã cho máy bay ném bom tấn công Hamburg, Đức, vào ban đêm – trong Chiến dịch Gomorrah (Operation Gomorrah). Cùng lúc đó, người Mỹ đã ném bom vào ban ngày – trong Tuần lễ Tấn công Chớp nhoáng (Blitz Week).

Đã có 167 thường dân Anh thiệt mạng trong đợt ném bom của Đức vào tháng 07. Giờ đây tình thế sẽ thay đổi. Trong đêm ngày 24/07, máy bay Anh đã thả 2.300 tấn bom cháy xuống Hamburg chỉ trong vài giờ. Sức tàn phá tương đương với những gì máy bay ném bom Đức đã thả xuống London trong 5 cuộc tấn công dữ dội nhất của họ. Hơn 1.500 thường dân Đức thiệt mạng trong vụ đột kích đầu tiên của Anh. Continue reading “24/07/1943: Chiến dịch Gomorrah bắt đầu”

23/07/1952: Quân đội lên nắm quyền tại Ai Cập

Nguồn: Military seizes power in Egypt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, tại Ai Cập, Hiệp hội Sĩ quan Tự do (Society of Free Officers) đã lên nắm quyền kiểm soát chính phủ sau một cuộc đảo chính quân sự do Đại tá Gamal Abdal Nasser lên kế hoạch. Vua Farouk, người bị chỉ trích vì chính quyền tham nhũng và thất bại trong cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel đầu tiên, đã bị buộc phải thoái vị và trao quyền cho Tướng Muhammad Naguib, người chỉ huy cuộc đảo chính. Continue reading “23/07/1952: Quân đội lên nắm quyền tại Ai Cập”