Surkov: Ông trùm tuyên truyền của Điện Kremlin

41d461f5cbbd39b9d065

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “The Goebbels of the Kremlin”, Project Syndicate, 22/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Quỳnh Chi | Hiệu đính: Lê Xuân Hùng

Tại nước Nga Xô-viết, mọi người đều biết rằng mình đang bị theo dõi. Bất kỳ sự khác biệt nào so với hành vi được chính quyền cho phép sẽ bị nghi kỵ và rất có thể sẽ phải chịu sự trừng phạt. Liên bang Xô Viết coi mọi thứ  – từ  gián điệp nước ngoài, kẻ thù giai cấp, những người mặc quần jean hoặc chơi nhạc jazz –  đều là kẻ thù của nó. Hệ tư tưởng thống trị của chế độ này không phải là chủ nghĩa Mác-Lênin, mà là sự nghi kỵ và thù oán.

Kể từ những năm đầu của thập niên 1980, trước khi những tia sáng đầu tiên của chính sách công khai hóa (glasnost) xuất hiện tại Nga cho đến nay, chưa khi nào những giai đoạn đen tối như vậy lại cận kề như lúc này. Bảo vệ xã hội khỏi những kẻ thù ở cả trong và ngoài nước lại một lần nữa là vấn đề trọng tâm của chế độ.  Thực tế, đặc tính cảnh giác cố hữu của dân tộc này là yếu tố chính giúp duy trì tỉ lệ ủng hộ cao của quần chúng dành cho Tổng thống Vladimir Putin. Và không ai đóng vai trò quan trọng hơn Vladislav Surkov trong việc tạo ra bầu không khí xã hội cần thiết đó. Continue reading “Surkov: Ông trùm tuyên truyền của Điện Kremlin”

Nước Nga thời Putin: Chủ nghĩa toàn trị phiên bản 2.0

Russian President Vladimir Putin speaks during his visit to the Crimean port of Sevastopol on May 9, 2014. Putin's visit to Crimea, which was annexed by Moscow in March, is a "flagrant violation" of Ukraine's sovereignty, authorities in Kiev said today.AFP PHOTO/ YURI KADOBNOVYURI KADOBNOV/AFP/Getty Images

Nguồn:  Andrei Kolensnikov, “Totalitarianism 2.0”, Project Syndicate, 16/06/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong chuyên luận năm 1970 Lối thoát, Tiếng nói, và Lòng trung thành của mình, Albert Hirschman đã xem xét ba lựa chọn mà người ta có thể sử dụng để ứng phó với sự không hài lòng với các tổ chức, doanh nghiệp, và nhà nước: họ có thể bỏ đi, đòi hỏi thay đổi, hoặc nhượng bộ. Trong 45 năm từ khi xuất bản cuốn sách của mình, khuôn khổ phân tích của Hirschman đã được áp dụng một cách hữu ích trong một loạt các bối cảnh vô cùng rộng lớn. Cũng như vậy, việc sử dụng nó để hiểu được nền chính trị Nga hiện nay đem lại những góc nhìn sâu sắc quan trọng.

Trong năm 2011-2012, nhiều người dân Nga có giáo dục tốt, và tương đối giàu có, đã xuống đường đòi được dân chủ thực sự, hy vọng sử dụng  “tiếng nói” của mình để thay đổi hệ thống từ bên trong. Nhưng Vladimir Putin, người từng nhận được lượng phiếu bầu lớn để trở lại nhiệm kỳ tổng thống thứ ba, đã không lắng nghe; mà thay vào đó, ông gia tăng sự đàn áp. Continue reading “Nước Nga thời Putin: Chủ nghĩa toàn trị phiên bản 2.0”

Đằng sau sự ngộ nhận lớn và tai hại về Hy Lạp

Greece_2296452b

Nguồn: John Humphrys, “Let me slay the big fat Greek myth”, Sunday London Times, 28/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Đắc Thành

Với lề thói tiêu pha và mức lương hưu trí điên rồ, người dân Hy Lạp đã tự mang đến cuộc khủng hoảng này, đúng không? Không phải. John Humphrys đưa ra những lập luận khách quan bảo vệ một dân tộc mà ông yêu mến và cho rằng họ đã bị phản bội.

Khi tôi còn là một thanh niên trẻ những năm 1950, mỗi sáng Thứ Hai một kịch bản giống hệt nhau đã diễn ra ở các hộ dân lao động như nhà tôi trên khắp quốc đảo này (nước Anh). Khi cha tôi rời khỏi nhà, mẹ tôi lôi nồi nấu nước từ dưới gầm bồn rửa, đổ đầy nước vào và bắt đầu công việc giặt dũ. Một tiếng sau, quần áo được bỏ ra và rũ hoặc bằng tay hoặc bằng máy quay. Sau đó, nếu thời tiết cho phép, quần áo được phơi ra ngoài trời, hoặc được giăng quanh nhà đợi đến khi trời dừng mưa. Một công việc nhà nặng nhọc mà tất cả các bà mẹ đều phải vật lộn cùng với nhiều việc nội trợ khác.

Bạn có thể hỏi điều này thì liên quan gì đến Hy lạp? Thực ra thì rất nhiều trong bối cảnh Hy Lạp hiện nay. Continue reading “Đằng sau sự ngộ nhận lớn và tai hại về Hy Lạp”

Ván bài cuối trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp

666290191435313227

Nguồn: Jeffrey D. Sachs, “The Endgame in Greece”, Project Syndicate, 16/06/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Sau nhiều tháng tranh cãi, những tranh chấp giữa Hy Lạp và các chủ nợ châu Âu đã đi vào thế bế tắc, chủ yếu về lương hưu và thuế. Hy Lạp đã từ chối những đòi hỏi mà các chủ nợ đã đặt ra, rằng Hy Lạp phải cắt giảm các khoản trợ cấp cho người cao tuổi và tăng thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng thuốc và điện.

Các yêu sách của châu Âu – được cho là nhằm đảm bảo rằng Hy Lạp có khả năng trả nợ – thiếu khôn ngoan, ngây thơ và tự hại mình. Khi từ chối các yêu sách này, người Hy Lạp không phải đang làm trò, họ đang cố gắng sống còn.

Bất chấp những gì người ta đã nói về các chính sách kinh tế trong quá khứ của Hy Lạp, về nền kinh tế cạnh tranh kém, về quyết định gia nhập khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), hay những sai lầm của các ngân hàng châu Âu khi cho phép Hy Lạp vay quá mức, tình hình kinh tế của Hy Lạp là rất bi đát. Tỷ lệ thất nghiệp lên đến 25%, trong đó tỷ lệ giới trẻ thất nghiệp lên đến 50%. Continue reading “Ván bài cuối trong cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp”

“Chính trị ký ức” và sóng ngầm quan hệ Đức – Israel

rubrik-politik-politics-israel-germany_440

Nguồn: Shlomo Ben-Ami, “The Limits of German Guilt,” Project Syndicate, 04/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thúy Mai | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 6 này là kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Đức và Israel. Mối quan hệ song phương vốn được thiết lập sau khi Đức Quốc xã hủy diệt người Do thái ở châu Âu nay đã phát triển đến một tầm vững chắc. Nhưng gần đây, những ký ức đang phai nhòa về vụ thảm sát Holocaust giữa những người Đức trẻ tuổi, cùng với vị thế quốc tế đang suy giảm của Israel, đang thách thức dòng quan điểm chính thức về mối quan hệ “đặc biệt” giữa hai nước.

David Ben-Gurion, cha đẻ của Israel và là nhà kiến tạo nên sự hòa giải giữa Israel với Đức, hoàn toàn là một người thực dụng. Ông biết rằng việc thiết lập mối quan hệ đối tác với Đức, bao gồm cả khoản tiền bồi thường giúp đẩy mạnh năng lực của Israel, sẽ rất có ích cho việc đảm bảo sự tồn vong của Israel. Continue reading ““Chính trị ký ức” và sóng ngầm quan hệ Đức – Israel”

Diệt chủng người Armenia: Trách nhiệm lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ

ARP3782495

Nguồn: Aryeh Neier, ‘Turkey’s Historical Responsibility’, Project Syndicate, 27/4/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Nghĩa | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Bài liên quan: Thế nào mới được coi là diệt chủng?

Một trăm năm trước, vào ngày 24 tháng 4 năm 1915, các quan chức của đế chế Ottoman đã vây bắt rồi trục xuất 250 lãnh đạo và trí thức Armenia ở Constantinople. Đó là sự mở đầu của một cuộc thảm sát lịch sử khiến 1,5 triệu trên tổng số 2 triệu người Armenia sống ở đây bị sát hại.

Trong những tuần lễ ngay trước dịp kỉ niệm 100 năm cuộc thảm sát đó, những cuộc tranh luận xem liệu cuộc giết chóc đó có bị coi là hành động diệt chủng hay không lại bùng lên lần nữa, như đã được dự đoán. Giáo hoàng Francis và Nghị viện Châu Âu đã lên tiếng ủng hộ những người có ý kiến khẳng định (đó là sự diệt chủng) – dẫn đến sự phản đối của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan và những người khác trong chính phủ của ông. Continue reading “Diệt chủng người Armenia: Trách nhiệm lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ”

Sự trở lại của vấn đề Balkan

640px-Sarajevo_martyrs_memorial_cemetery_2009_2

Nguồn: Dominique Moisi, “The Return of the Balkan Question,” Project Syndicate, 22/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

“Chúng ta phải châu Âu hóa Balkan (tức bán đảo Ban-căng – NBT), để tránh việc Balkan hóa châu Âu.” Tôi đã viết những lời đó cùng với nhà khoa học chính trị người Pháp Jacques Rupnik vào năm 1991, ngay khi chiến tranh vừa nổ ra giữa các quốc gia kế thừa của Nam Tư. Cuộc chiến đó đã kéo dài đến cuối thập niên, lấy đi hàng ngàn sinh mạng, và hai lần yêu cầu sự can thiệp của NATO (ở Bosnia vào năm 1995 và Serbia vào năm 1999).

Gần một phần tư thế kỷ sau, các nước Balkan vẫn tiếp tục là mối đe dọa đối với hòa bình châu Âu, giống như vào đêm trước Thế chiến I và sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, lúc sự sụp đổ của Nam Tư không chỉ dẫn đến cuộc chiến tranh đầu tiên của châu Âu kể từ năm 1945, mà còn là sự trở lại của nạn diệt chủng. Continue reading “Sự trở lại của vấn đề Balkan”

Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P2)

EMEA-Stockholm

Tác giả: Ngô Giang (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Bài liên quan: Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P1)

Khái quát vài nét về “chủ nghĩa xã hội dân chủ” Thụy Điển

Dưới ảnh hưởng tuyên truyền của Liên Xô, lâu nay chúng ta có thành kiến rất sâu sắc về phong trào chủ nghĩa xã hội dân chủ Tây Âu. Thực ra, cho tới ngày Liên Xô biến mất, người Liên Xô chưa bao giờ giới thiệu cho chúng ta biết một cách khách quan, trung thực về tình hình thực sự của phong trào xã hội dân chủ Tây Âu (kể cả mối quan hệ giữa các đảng cộng sản với các đảng xã hội dân chủ), không phải là “phủ định nhiều, khẳng định ít”, mà là phủ định toàn bộ. Trước hết, tôi muốn nói một điều: thật ra phong trào xã hội dân chủ Tây Âu đã phức tạp lại đa dạng, tình hình các nước không hoàn toàn giống nhau. Thụy Điển không ở vào vùng đất “trái tim” của thế giới tư bản, mà chỉ là “tứ chi” thôi (“trái tim” và “tứ chi” là cách nói của Mác), cách khá xa vùng trung tâm giành giật của các thế lực tư bản cường quyền, do đó cuộc cải cách xã hội của Thụy Điển có thể tiến hành tương đối tự chủ mà không, hoặc ít chịu sự can thiệp và ảnh hưởng của các thế lực ngoại quốc. Continue reading “Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P2)”

Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P1)

swedish-flag

Tác giả: Ngô Giang (Trung Quốc) | Biên dịch và chú thích: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu của dịch giả: Từ lâu nhiều người chúng ta đã quan tâm tới vấn đề Việt Nam nên theo mô hình CNXH nào? Năm 1981 cụ Phạm Văn Đồng từng nói: “Sau khi suy nghĩ kỹ, tôi thấy ta không theo được Mô hình Xô Viết” (xem “Văn hóa Việt Nam, tìm tòi và suy ngẫm”, tr. 923, Trần Quốc Vượng). Lại nghe nói ông Vũ Oanh (nguyên UV BCT) có đề nghị nghiên cứu về mô hình CNXH Thụy Điển. Người Trung Quốc đã nghiên cứu nhiều, từ năm 2002 họ bắt đầu cho công khai đăng một loạt bài về mô hình này. Đảng CSTQ từ những năm 1980 đã cử các đoàn cán bộ sang Thụy Điển khảo sát và do đó có bài giới thiệu sau đây. Sau đó năm 2008 Chủ tịch Hồ Cẩm Đào chính thức thăm Thụy Điển. Hồi đó có dư luận Trung Quốc sẽ theo mô hình CNXH Thụy Điển. Nhưng cuối cùng thì phe phản đối đã thắng với lý do chủ yếu là làm như thế thì ĐCSTQ sẽ mất quyền lãnh đạo đất nước – đây là quyền lợi sống chết không thể để mất. Tuy nhiên, dù mô hình CNXH Thụy Điển vì thế vẫn là vấn đề “nhạy cảm”, nhưng là một thực tế cần được bàn đến vì lợi ích của dân tộc. Continue reading “Khảo sát về chủ nghĩa xã hội kiểu Thụy Điển (P1)”

#255 – Chủ nghĩa hiện thực thương mại của Đức và vấn đề nước Nga

putin-merkel

Nguồn: Stephen F. Szabo (2014). Germany’s Commercial Realism and the Russia Problem, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 5, pp. 117-128.

Biên dịch: Phạm Thị Thoa | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ và những nỗ lực của nước này nhằm phá vỡ sự ổn định tại Ukraine mô phỏng học thuyết địa chính trị truyền thống và tạo ra những liên tưởng tới một cuộc “Chiến tranh Lạnh Mới”. Tuy nhiên, phép liên tưởng này đã bỏ sót sự biến đổi trong tính chất của quan hệ quốc tế mà toàn cầu hóa gây ra, cũng như tác động của nó đến mối quan hệ của Berlin với các nước phương Tây cũng như với Moscow. Chúng ta đang sống trong kỉ nguyên của chủ nghĩa hiện thực thương mại (commercial realism) và Đức chính là mô hình cường quốc địa kinh tế đầu tiên thách thức loại hình cường quốc quân sự cũ mà Mỹ và Nga là hai nước điển hình. Continue reading “#255 – Chủ nghĩa hiện thực thương mại của Đức và vấn đề nước Nga”

Thách thức từ ngân sách quân sự quá lớn của Nga

moscow_victory_parade_759

Nguồn: Surgei Guriev, “Russia’s Indefensible Military Budget,” Project Syndicate, 14/05/2015.

Biên dịch: Lê Công Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Ngày mùng 9 tháng 5 vừa qua, Nga đã tổ chức cuộc duyệt binh lớn nhất kể từ thời Liên Xô. Tiếp nối truyền thống thời kỳ đó, Quảng trường Đỏ đã tràn ngập các thiết bị quân sự tối tân nhất, bao gồm cả siêu tăng đời mới T-14 “Armata.” Và cũng theo truyền thống đó, khi chiếc siêu tăng chết máy trong buổi tổng duyệt, người dân đã tức thì nói đùa rằng: “Chiếc xe tăng Armata thực sự có sức công phá chưa từng có; một tiểu đoàn có thể tiêu diệt toàn bộ ngân sách Nga!”

Dù là cường điệu (mỗi chiếc xe tăng có giá khoảng 8 triệu đô la Mỹ), câu nói đùa đã làm nổi bật thêm một đặc điểm khác trong khuynh hướng quay về thời kỳ Liên Xô của Nga: bội chi ngân sách quân sự. Continue reading “Thách thức từ ngân sách quân sự quá lớn của Nga”

Tại sao Stalin được dựng tượng, còn Hitler thì không?

stalin-statue

Nguồn: Peter Singer, “A Statue for Stalin?Project Syndicate, 09/01/2014.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Hitler và Stalin là hai kẻ độc tài tàn nhẫn từng tiến hành những vụ thảm sát trên diện rộng. Nhưng trong khi người ta không thể hình dung ra một bức tượng Hitler ở Berlin hay ở bất cứ nơi nào khác trên nước Đức, thì những bức tượng Stalin lại được khôi phục trên những thị trấn ở khắp Gruzia (quê hương của Stalin), và một bức tượng khác sắp được dựng lên ở Moskva như một phần trong việc tưởng niệm tất cả các nhà lãnh đạo Liên Xô.

Sự khác biệt trong thái độ không chỉ giới hạn trong biên giới của các quốc gia mà Hitler và Stalin từng cai trị. Ở Mỹ, có một bức tượng bán thân của Stalin ở Đài tưởng niệm D-Day Quốc gia ở Virginia. Ở New York, tôi (Peter Singer) mới ăn tối tại một nhà hàng Nga có đồ dùng kiểu Xô viết, nữ phục vụ mặc đồng phục Liên Xô, và một bức tranh vẽ các nhà lãnh đạo Xô viết, trong đó nổi bật là Stalin. New York cũng có một Quán ba KGB. Theo tôi được biết, không có nhà hàng nào mang phong cách Đức Quốc xã ở New York; và cũng không có quán ba Gestapo hay SS nào. Continue reading “Tại sao Stalin được dựng tượng, còn Hitler thì không?”

Tại sao vũ khí khí đốt của Putin đã hết thời?

RUSSIA GAS LINK

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, “Europe Versus Gazprom,” Project Syndicate, 01/05/2015.

Biên dịch: Trương Thị Thanh Hiền | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong nhiều năm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lợi dụng sự phụ thuộc của châu Âu vào nguồn khí tự nhiên của đất nước mình như một vũ khí chính sách đối ngoại mà không sợ bị Liên minh châu Âu (EU) thách thức. Nhưng giờ thì đã khác. Với việc EU bắt đầu vụ kiện chống độc quyền (antitrust) chống lại Tập đoàn năng lượng quốc doanh Gazprom của Nga, châu Âu đã gửi một tín hiệu rõ ràng rằng sự hung hăng của Putin không còn đáng sợ như trước đây nữa.

Thông điệp từ các ủy viên của Ủy ban châu Âu về Cạnh tranh – rằng các quy luật thị trường áp dụng cho tất cả mọi người – cũng đã bị Putin phớt lờ trong nhiều năm qua. Sự tin tưởng vào các phương tiện kinh tế và pháp lý để đạt được các mục tiêu chính trị từ lâu đã là một đặc điểm trong sự cai trị của Putin. Cách đây hơn một thập niên, Điện Kremlin đã sung công Tập đoàn Dầu khí Yukos, khi đó chiếm 20% sản lượng của Nga, và bỏ tù người sáng lập tập đoàn là ông Mikhail Khodorkovsky trong 10 năm vì tội trốn thuế bị dàn dựng sau khi ông dám phản đối Putin. Continue reading “Tại sao vũ khí khí đốt của Putin đã hết thời?”

Tại sao cần chấm dứt phong trào bài Đức và chống Merkel?

Spiegel-cover2

Nguồn: Bernard-Henri Lévy, “In Defense of Angela Merkel,” Project Syndicate, 02/04/2015.

Biên dịch: Ngô Thanh Tâm | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Bài liên quan: Tại sao nhiều người châu Âu gọi Đức là “Đệ tứ đế chế”?

Việc trang bìa gần đây của tuần báo Der Spiegel đăng tải hình ảnh Thủ tướng Đức Angela Merkel trước tòa thành cổ Acropolis với những sĩ quan Đức Quốc xã đứng xung quanh đã giúp thể hiện một điều quan trọng: cuối cùng thì vấn đề phong trào bài Đức (Germanophobia) ở châu Âu đã được bộc lộ theo một cách không thể tránh khỏi.

Sự lăng mạ nước Đức đã diễn ra trong một thời gian khá dài. Những cuộc biểu tình tại đảo Síp vào tháng 3 năm 2013 đi kèm những băng rôn mang hình ảnh châm biếm bà Merkel được hóa trang giống như Adolf Hitler. Cùng thời điểm đó tại Valencia, Tây Ban Nha, nhân lễ hội Falles hàng năm, bà Merkel trong hình nộm một bà hiệu trưởng ghê gớm đang thuyết giảng cho người đứng đầu Chính phủ Tây Ban Nha và các Bộ trưởng của ông về “Mười điều răn của Angela – Kẻ hủy diệt.” Hình nộm đó cuối cùng đã bị đốt cháy trong ngọn lửa ăn mừng Thánh Joseph. Continue reading “Tại sao cần chấm dứt phong trào bài Đức và chống Merkel?”

Pháo đài dân tộc chủ nghĩa: Nga đang đánh mất các giá trị đạo đức chính trị ra sao?

image

Nguồn: Christian Neef, “Fortress of Nationalism: Russia Is Losing Its Political Morals,” Spiegel Online, 31/3/2015.

Biên dịch: Thái Khánh Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vụ sát hại chính trị gia đối lập Boris Nemtsov cho thấy nước Nga đã trở nên xuống cấp về mặt đạo đức. Đất nước này đang biến thành một pháo đài dân tộc chủ nghĩa và những người nắm quyền sẵn sàng phớt lờ những tác động nguy hiểm tiềm tàng.

Trong vòng bốn tuần đã có hai sự kiện diễn ra ở Nga mà thoạt nhìn có vẻ như không có liên hệ với nhau. Nhưng nếu nhìn kỹ thì chúng lại có liên quan chặt chẽ. Sự kiện đầu tiên là cái chết của chính trị gia đối lập Boris Nemtsov; và sự kiện thứ hai là cuộc họp của Diễn đàn Bảo thủ Nga cách đây một tuần vào ngày chủ nhật tại thành phố St. Petersburg. Cả hai sự việc – vụ giết người trắng trợn ngay bên ngoài điện Kremlin và nỗ lực để tạo ra một phong trào Quốc tế dân tộc chủ nghĩa trên đất Nga – đều chứng minh một điều: Nga đã trở nên bất ổn cả về chính trị lẫn đạo đức. Continue reading “Pháo đài dân tộc chủ nghĩa: Nga đang đánh mất các giá trị đạo đức chính trị ra sao?”

Thách thức từ sự suy thoái của Nga

economist-Putin-cover

Nguồn: Joseph S. Nye , “The Challenge of Russia’s Decline,” Project Syndicate, 14/04/2015.

Biên dịch: Trần Hương Phong | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi châu Âu đang còn tranh cãi xem liệu có nên duy trì các biện pháp trừng phạt của họ đối với Nga hay không, chính sách xâm lược của Điện Kremlin đối với Ukraine vẫn tiếp tục không suy giảm. Nga đang ở trong cơn suy thoái dài hạn, nhưng nó vẫn đặt ra một mối đe dọa rất thực tế đối với trật tự quốc tế ở châu Âu và xa hơn nữa. Quả thực, sự suy thoái của Nga có thể khiến nó thậm chí còn nguy hiểm hơn.

Chắc chắn, những gì đang xảy ra ở Ukraine là sự xâm lược của Nga. Trò giả vờ của Tổng thống Vladimir Putin rằng quân đội Nga đã không tham gia vào cuộc chiến mới đây đã bị bại lộ khi một binh sĩ Nga ở Donetsk xác nhận với Đài BBC Nga ngữ rằng họ đang đóng vai trò quyết định trong những bước tiến của quân nổi loạn. Anh ta thuật lại rằng các sĩ quan Nga đã trực tiếp chỉ huy các hoạt động quân sự lớn ở miền Đông Ukraine, trong đó có cuộc bao vây và chiếm giữ trung tâm giao thông quan trọng của thành phố Debaltseve hồi tháng 2. Continue reading “Thách thức từ sự suy thoái của Nga”

Hitler và Stalin: “Liên minh ma quỷ”?

b46c9873421137890a8dd3e1ff2d430d1c8288b6

Nguồn: John Lukacs, “Monster Together,” The New York Review of Books, 4/2015.

Biên dịch: Duy Đoàn | Biên tập: Nguyễn Huy Hoàng

Trong kho văn liệu khổng lồ về Stalin và Hitler trong suốt thời Thế chiến II, có rất ít điều được nói về mối quan hệ đồng minh của họ trong 22 tháng. Đó không chỉ là một chương lạ thường trong lịch sử cuộc chiến, mà ý nghĩa của nó xứng đáng nhận được nhiều sự chú ý hơn lâu nay.

Có hai yếu tố liên quan đến sự thờ ơ này. Một là sau khi Hitler quyết định xâm chiếm Nga mà thực hiện không thành, Stalin nổi lên như một trong những kẻ chiến thắng uy quyền của Thế chiến II. Yếu tố còn lại là việc các Thế lực phương Tây không mấy lưu tâm đến Đông Âu. Tuy vậy cuộc chiến nổ ra vào năm 1939 lại là do Đông Âu, kết quả của quyết định của người Anh (và Pháp) trong việc chống lại việc Đức chinh phục Ba Lan. Cơn địa chấn chính trị của Hiệp ước Xô-Đức vào ngày 23 tháng 8 năm 1939, chín ngày trước khi nổ ra cuộc chiến vào ngày 1 tháng 9, đã không ngăn được Anh và Pháp tuyên bố chiến tranh chống lại Đức vì đã xâm lược Ba Lan. Đây là một trong số ít – rất ít – những quyết định có ích cho họ vào thời điểm đó. Việc họ miễn cưỡng không muốn tiến hành nghiêm túc cuộc chiến chống Đức trong nhiều tháng tiếp theo lại là một câu chuyện khác. Continue reading “Hitler và Stalin: “Liên minh ma quỷ”?”

Cách vượt qua khủng hoảng Ukraine

XU*7753425

Nguồn: Jean-Marie Guéhenno, “Overcoming the Ukraine Crisis”, Project Syndicate, 13/04/2015.

Biên dịch: Trần Anh Hòa | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những hồi ức về các cuộc xung đột lớn của thế kỷ 20, từ chủ nghĩa hoà bình những năm 1930 đến đối đầu Chiến tranh Lạnh, đang được khuấy lên, thúc đẩy cả Nga và phương Tây lao vào một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với trật tự toàn cầu và sự ổn định của châu Âu trong 25 năm qua. Đúng như vậy, cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại Ukraine liên quan đến các cường quốc được trang bị vũ khí hạt nhân và có chi tiêu quân sự chung chiếm gần 2/3 tổng chi tiêu quân sự toàn cầu. Tuy nhiên, lịch sử không cần lặp lại chính nó, miễn là phương Tây có những bước đi nhằm tránh bị mắc kẹt bởi bất kỳ sự leo thang bất ngờ nào. Continue reading “Cách vượt qua khủng hoảng Ukraine”

Tại sao châu Âu cần giải cứu Hy Lạp?

grexit

Nguồn: Anders Borg, “Why Europe Needs to Save Greece,” Project Syndicate, 12/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Thanh Xuân | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Vấn đề căn bản ẩn sau cuộc khủng hoảng kinh tế Hy Lạp là một vấn đề của bản thân Hy Lạp: tâm lý không sẵn sàng hiện đại hóa đất nước đã ăn sâu. Hy Lạp từng bị Đế chế Ottoman thống trị trong một thời gian dài. Mạng lưới chính trị và kinh tế già cỗi lâu năm của nó đang mục ruỗng tận gốc. Cơ chế trọng dụng nhân tài vẫn chưa xuất hiện. Ngay cả niềm tin vào các thể chế nhà nước cũng đang xói mòn, và một tâm lý ỷ lại, lệ thuộc đã nảy sinh.

Người ta có thể lập luận rằng những người dân Hy Lạp không đáng được giúp đỡ. Nhưng việc khai trừ Hy Lạp khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu cũng không phải là giải pháp tốt nhất cho cả nước này lẫn Liên minh châu Âu (EU). Dù Hy Lạp có xứng đáng được cứu trợ hay không thì EU cũng nên làm điều này vì lợi ích của chính họ. Continue reading “Tại sao châu Âu cần giải cứu Hy Lạp?”

Cuộc chiến các giá trị với Nga

Ukraine

Nguồn: Anders Fogh Rasmussen, “A War of Values with Russia”, Project Syndicate, 20/04/2015.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Giới chức Nga gần đây đã đe dọa nhắm tên lửa hạt nhân vào các tàu chiến Đan Mạch nếu Đan Mạch tham gia hệ thống phòng thủ tên lửa của NATO. Đây rõ ràng là một mối đe dọa gây phẫn nộ nhằm vào một đất nước không có ý định tấn công Nga. Nhưng nó cũng phản ánh một yếu tố cơ bản hơn trong chính sách đối ngoại của Kremlin: sự tuyệt vọng trong nỗ lực duy trì ảnh hưởng chiến lược của Nga tại một thời điểm xuất hiện những thách thức chưa từng có đối với quyền lực của nó.

Tất nhiên, các nhà lãnh đạo của Nga biết rất rõ rằng phòng thủ tên lửa của NATO không nhằm trực tiếp vào đất nước của họ. Continue reading “Cuộc chiến các giá trị với Nga”