24/03/1975: ‘Chiến dịch Hồ Chí Minh’ bắt đầu

Nguồn: North Vietnamese launch “Ho Chi Minh Campaign”, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, Chiến dịch Hồ Chí Minh của Bắc Việt đã chính thức bắt đầu. Dù Hiệp định Paris 1973 đã quy định ngừng bắn, nhưng cuộc chiến vẫn tiếp tục giữa quân Việt Nam Cộng hòa và lực lượng Bắc Việt ở miền Nam. Tháng 12/1974, Bắc Việt đã phát động một cuộc tấn công lớn đánh vào một tỉnh có phòng vệ yếu là Phước Long, nằm ở phía bắc của Sài Gòn, dọc theo biên giới Campuchia. Họ đã chiếm thành công tỉnh lị Phước Bình vào ngày 06/01/1975.

Tổng thống Richard Nixon đã nhiều lần hứa với Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu rằng Mỹ sẽ hỗ trợ họ nếu Bắc Việt vi phạm nghiêm trọng Hiệp định Paris 1973. Tuy nhiên, khi phe cộng sản chiếm được Phước Long, Nixon đã từ chức vì Vụ Watergate. Còn người kế nhiệm ông, Gerald Ford, thì không đủ sức thuyết phục một Quốc hội vốn đang thù địch thực hiện đúng lời hứa của Nixon với Sài Gòn. Continue reading “24/03/1975: ‘Chiến dịch Hồ Chí Minh’ bắt đầu”

23/03/1839: O.K. chính thức xuất hiện trong tiếng Anh

Nguồn: OK enters national vernacular, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1839, chữ “O.K.” đã xuất hiện lần đầu trên tờ Boston Morning Post. Hai kí tự này là viết tắt của “oll korrect,” một tiếng lóng phổ biến của “all correct” (chính xác) vào thời điểm đó. Kể từ đây, OK dần trở nên thông dụng trong ngôn ngữ hàng ngày của người Mỹ.

Cuối những năm 1830, giới trẻ và trí thức thường thích đánh vần sai từ vựng một cách cố ý, sau đó họ viết tắt chúng lại và sử dụng như tiếng lóng khi nói chuyện với nhau. Cũng như thanh thiếu niên ngày nay có tiếng lóng của riêng mình, dựa trên biến dạng của các từ thông dụng, chẳng hạn như “kewl” là “cool”, hay “DZ” là “these”, những nhóm nhỏ của thập niên 1830 cũng có hàng loạt tiếng lóng được viết tắt. Các chữ viết tắt phổ biến bao gồm “KY” là viết tắt của “know yuse” (không sử dụng), “KG” là viết tắt của “know go” (không đi), và “OW” là viết tắt của “oll wright” (ổn thôi). Continue reading “23/03/1839: O.K. chính thức xuất hiện trong tiếng Anh”

22/03/1968: Tướng Westmoreland rời miền Nam Việt Nam

Nguồn: Westmoreland to depart South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã thông báo việc bổ nhiệm Tướng William Westmoreland làm Tham mưu trưởng Lục quân; và Tướng Creighton Abrams sẽ thay thế ông làm Chỉ huy lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Tháng 06/1964, Westmoreland trở thành người đứng đầu Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (U.S. Military Assistance Command Vietnam, MACV) và theo đó phụ trách tất cả các lực lượng quân sự của Mỹ ở Việt Nam. Continue reading “22/03/1968: Tướng Westmoreland rời miền Nam Việt Nam”

21/03/1980: Carter yêu cầu Mỹ tẩy chay Olympics 1980

Nguồn: Carter tells U.S. athletes of Olympic boycott, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, Tổng thống Jimmy Carter đã thông báo tới đoàn vận động viên Mỹ rằng: để đáp trả hành động xâm lược Afghanistan của Liên Xô năm 1979, Mỹ sẽ tẩy chay Thế vận hội Olympics năm 1980 tại Moskva. Đây là lần đầu tiên và duy nhất mà Mỹ tẩy chay Olympics.

Tháng 12/1979, Liên Xô can thiệp vào Afghanistan nhằm hỗ trợ chính phủ Afghanistan thân Liên Xô đang trong tình trạng không ổn định. Mỹ liền phản ứng một cách nhanh chóng và mạnh mẽ. Họ đình chỉ đàm phán [cắt giảm] vũ khí với Liên Xô, lên án các hành động của Liên Xô tại Liên Hợp Quốc, và đe dọa sẽ tẩy chay Olympics được tổ chức tại Moskva vào năm 1980. Khi Liên Xô không chịu rút quân khỏi Afghanistan, Tổng thống Carter đã thực hiện quyết định tẩy chay Thế vận hội. Continue reading “21/03/1980: Carter yêu cầu Mỹ tẩy chay Olympics 1980”

20/03/1995: Tấn công khí sarin tại ga tàu điện ngầm Tokyo

Nguồn: Nerve gas attack on Tokyo subway, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1995, trong giờ cao điểm buổi sáng tại Tokyo, Nhật Bản, năm nhóm khủng bố (mỗi nhóm gồm hai người) đến từ giáo phái Aum Shinrikyo, đã đón các chuyến tàu điện ngầm riêng biệt. Họ gặp nhau tại ga Kasumigaseki và bí mật thả khí sarin gây chết người vào không khí. Những kẻ khủng bố sau đó đã uống thuốc giải độc sarin và trốn thoát trong khi các hành khách, bị khói làm cho mù mắt và thiếu không khí, vội vã tìm lối thoát.

Đã có 12 người chết tại hiện trường, 5.500 người khác được điều trị tại bệnh viện, một số người thậm chí đã rơi vào tình trạng hôn mê. Hầu hết những người sống sót đã hồi phục, nhưng một số nạn nhân đã vĩnh viễn bị tổn thương mắt, phổi, và hệ tiêu hóa. Một ủy ban từ Thượng viện Mỹ sau đó ước tính rằng nếu khí sarin lan rộng hơn tại ga Kasumigaseki, điểm trung chuyển của hệ thống tàu điện ngầm Tokyo, thì hàng chục ngàn người có thể đã chết. Continue reading “20/03/1995: Tấn công khí sarin tại ga tàu điện ngầm Tokyo”

19/03/1945: Friedrich Fromm bị xử tử vì mưu phản Hitler

Nguồn: General Fromm executed for plot against Hitler, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, chỉ huy lực lượng quân dự bị Đức, Tướng Friedrich Fromm, đã bị xử bắn vì tham gia vào âm mưu ám sát Quốc trưởng hồi tháng 07. Dù Fromm chỉ tham gia nửa vời nhưng vẫn chẳng thoát khỏi án tử.

Vào thời điểm năm 1944, nhiều quan chức cấp cao của Đức đã quyết tâm rằng Hitler phải chết. Ông ta đã đưa nước Đức vào cuộc chiến “tự sát” trên cả hai mặt trận, và họ tin rằng ám sát là cách duy nhất để ngăn chặn ông ta. Theo kế hoạch, đảo chính sẽ xảy ra theo sau vụ ám sát, và một chính phủ mới ở Berlin sẽ cứu nước Đức khỏi bị hủy diệt hoàn toàn trong tay của quân Đồng minh. Continue reading “19/03/1945: Friedrich Fromm bị xử tử vì mưu phản Hitler”

18/03/1970: Lon Nol lật đổ Hoàng thân Sihanouk

Nguồn: Lon Nol ousts Prince Sihanouk, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, trên đường trở về Campuchia sau khi đến thăm Moskva và Bắc Kinh, Hoàng thân Norodom Sihanouk đã bị lật đổ khỏi vị trí lãnh đạo Campuchia, trong một cuộc đảo chính không đổ máu được thực hiện bởi Lon Nol (trong ảnh), một trung tướng thân phương Tây và là Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng, cùng với Phó Thủ tướng là Hoàng thân Sisowath Sirik Matak. Họ đã tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Khmer.

Sihanouk đã cố gắng duy trì tính trung lập của Campuchia, nhưng phe cộng sản Khmer Đỏ, được hỗ trợ bởi đồng minh Bắc Việt Nam, đã tiến hành một cuộc chiến rất hiệu quả chống lại các lực lượng của chính phủ Campuchia. Continue reading “18/03/1970: Lon Nol lật đổ Hoàng thân Sihanouk”

17/03/461: Thánh Patrick qua đời

Nguồn: Saint Patrick dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 461, Thánh Patrick – nhà truyền giáo của Đạo Công giáo, giám mục và tông đồ Ireland – qua đời ở Saul, Downpatrick, Ireland.

Phần lớn những gì chúng ta biết về cuộc đời huyền thoại của Thánh Patrick là từ Confessio, cuốn sách mà ông viết trong những năm cuối đời. Sinh ra tại Vương quốc Anh, có lẽ là ở Scotland, trong một gia đình Công giáo La Mã giàu có, năm 16 tuổi, ông bị một toán cướp Ireland bắt và giữ làm nô lệ. Trong sáu năm tiếp theo, ông làm công việc chăn gia súc ở Ireland và dần tìm đến đức tin tôn giáo mạnh mẽ để được thanh thản. Nghe theo giọng nói mà ông gặp trong trong một giấc mơ, ông trốn thoát và đã đi nhờ trên một chiếc tàu sang Anh, nơi ông cuối cùng đã được đoàn tụ với gia đình. Continue reading “17/03/461: Thánh Patrick qua đời”

16/03/1926: Chế tạo thành công tên lửa nhiên liệu lỏng đầu tiên

Nguồn: First liquid-fueled rocket, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1926, người đầu tiên đem lại hi vọng cho giấc mơ du hành không gian là nhà khoa học người Mỹ Robert H. Goddard, khi ông thử nghiệm thành công tên lửa nhiên liệu lỏng đầu tiên trên thế giới tại Auburn, Massachusetts. Tên lửa này đã bay được 2,5 giây với tốc độ khoảng 60 dặm/h, đạt độ cao 12,5 m và hạ cánh cách xa 56m. Tên lửa cao 3,05 m, được chế tạo từ các ống mỏng, và sử dụng nhiên liệu là oxy lỏng và xăng.

Những năm đầu thế kỷ 13, người Trung Quốc là những người đầu tiên tạo ra tên lửa dùng thuốc súng sử dụng trong quân sự và có lẽ tên lửa pháo hoa còn được chế tạo từ trước đó. Tên lửa dùng thuốc súng xuất hiện ở châu Âu cũng trong khoảng thế kỷ 13, và sang thế kỷ 19, các kỹ sư người Anh đã có nhiều tiến bộ quan trọng trong giai đoạn đầu của ngành khoa học tên lửa. Continue reading “16/03/1926: Chế tạo thành công tên lửa nhiên liệu lỏng đầu tiên”

15/03/44 TCN: Julius Caesar bị ám sát

Nguồn: The ides of March: Julius Caesar is murdered, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 44 TCN, Julius Caesar, “lãnh tụ trọn đời” của Đế quốc La Mã, đã bị các Nguyên lão sát hại ngay trong một cuộc họp ở đại sảnh cạnh Nhà hát Pompey. Âm mưu ám sát Caesar có liên quan tới 60 vị quý tộc, bao gồm cả người mà ông bảo trợ, Marcus Brutus.

Caesar đã dự kiến sẽ rời thành Rome để tham gia vào một cuộc chiến trong ngày 18/03. Ông cũng đã bổ nhiệm các thành viên trung thành trong quân đội của mình làm người cai quản đế quốc khi ông vắng mặt. Viện Nguyên lão, vốn đã rất bất mãn vì phải tuân theo mệnh lệnh từ Caesar, nay lại càng tức giận trước viễn cảnh phải nhận lệnh từ các thuộc hạ của ông. Cassius Longinus bắt đầu âm mưu chống lại nhà độc tài và nhanh chóng lôi kéo được em rể là Marcus Brutus tham gia. Continue reading “15/03/44 TCN: Julius Caesar bị ám sát”

14/03/1964: Jack Ruby bị kết án tử hình

Nguồn: Jack Ruby sentenced to death, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, tòa án đã đưa ra phán quyết về vụ Jack Ruby, ông chủ hộp đêm Dallas, người đã giết Lee Harvey Oswald, kẻ bị cáo buộc đã ám sát Tổng thống John F. Kennedy. Ruby bị kết tội “giết người có chủ ý” và bị tuyên án tử hình trên ghế điện. Đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, một buổi tuyên án của tòa án được truyền hình trực tiếp.

Vào ngày 24/11/1963, hai ngày sau vụ ám sát Kennedy, Lee Harvey Oswald đã được đưa đến tầng hầm trụ sở cảnh sát Dallas và chuẩn bị được chuyển đến một nhà tù khác an ninh hơn. Đám đông cảnh sát và nhà báo với máy quay truyền hình trực tiếp đã tụ tập để chứng kiến việc dẫn giải hắn. Khi Oswald bước vào phòng, Jack Ruby bất ngờ nổ súng từ đám đông và làm trọng thương Oswald với một phát bắn duy nhất từ khẩu súng lục dùng đạn 38 li giấu trong người. Ruby, người ngay lập tức bị bắt giữ, đã tuyên bố rằng ông ta bị quẫn trí trước vụ ám sát tổng thống. Và dù vài người xem ông là một anh hùng, Ruby vẫn bị buộc tội giết người cấp độ 1. Continue reading “14/03/1964: Jack Ruby bị kết án tử hình”

13/03/1961: Kennedy đề xuất lập Liên minh vì sự tiến bộ

Nguồn: Kennedy proposes Alliance for Progress, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã đề xuất một chương trình viện trợ hàng tỉ USD trong vòng 10 năm cho khu vực Mỹ Latinh. Chương trình này được biết đến với tên gọi Liên minh vì sự tiến bộ (Alliance for Progress), được thiết kế để cải thiện quan hệ với Mỹ Latinh, vốn đã bị tổn hại nghiêm trọng trong những năm trước đó.

Khi Kennedy trở thành Tổng thống vào năm 1961, quan hệ với Mỹ Latinh đang ở mức thấp. Các nước cộng hòa Mỹ Latinh đã thất vọng với viện trợ kinh tế của Mỹ sau Thế chiến II. Họ lập luận rằng mình đã ủng hộ Mỹ trong chiến tranh bằng cách gia tăng sản xuất các nguyên liệu quan trọng và giữ giá thấp – nên khi Mỹ bắt đầu các chương trình viện trợ lớn sang châu Âu và Nhật Bản sau chiến tranh, các nước Mỹ Latinh phản đối và cho rằng họ cũng xứng đáng được hỗ trợ kinh tế. Sự tức giận của họ được thể hiện rõ ràng trong chuyến đi của Phó Tổng thống Richard Nixon đến khu vực này vào năm 1958, khi một đám đông tấn công xe của ông khi ông đang thăm Caracas (Venezuela). Continue reading “13/03/1961: Kennedy đề xuất lập Liên minh vì sự tiến bộ”

12/03/1888: Lao động Trung Quốc bị cấm nhập cảnh Mỹ

Nguồn: Chinese laborers excluded from U.S., History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1888, đồng ý với một chính sách được Quốc hội Mỹ đơn phương thông qua sáu năm trước đó, Trung Quốc đã phê chuẩn một hiệp ước cấm người lao động Trung Quốc nhập cảnh vào Mỹ trong vòng 20 năm.

Trong thập niên 1850, một lượng lớn người Trung Quốc đã di cư đến miền Tây nước Mỹ. Hầu hết trong số họ đến từ Đồng bằng Châu Giang, miền Nam Trung Quốc, nơi nạn đói và bất ổn chính trị khiến họ khó lòng nuôi sống các gia đình lớn của mình – trong khi đây là điều căn bản đối với hạnh phúc và thành công của họ. Khi thông tin phóng đại về Cơn sốt vàng California (California Gold Rush) lan tới nước này, hàng ngàn đàn ông Trung Quốc đã tìm đến California. Trái ngược với nhiều người nhập cư khác cũng đến miền Tây nước Mỹ, rất ít trong số những người nhập cư Trung Quốc có ý định định cư lâu dài ở Mỹ. Thay vào đó, họ lên kế hoạch làm việc ở các mỏ vàng cho đến khi dành dụm đủ tiền để trở về Trung Quốc và nuôi sống gia đình. Continue reading “12/03/1888: Lao động Trung Quốc bị cấm nhập cảnh Mỹ”

11/03/1985: Mikhail Gorbachev lên thay Chernenko

Nguồn: Mikhail Gorbachev picked to succeed Chernenko, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, khi quyền lực trong Đảng Cộng sản của ông tăng lên nhanh chóng, Mikhail Gorbachev đã được chọn làm Tổng Bí thư và lãnh đạo mới của Liên Xô, một ngày sau khi Konstantin Chernenko qua đời. Trong vòng sáu năm sau đó, Gorbachev đã tạo nên những thay đổi cấp tiến trong xã hội và chính sách đối ngoại Liên Xô

Gorbachev sinh năm 1931, là con trai của một cặp vợ chồng nông dân nghèo ở Stavropol. Khi còn trẻ, ông gia nhập Đoàn thanh niên Đảng Cộng sản. Năm 1952, ông đến Moskva để theo học chương trình đại học luật. Khi trở về quê hương Stavropol, Gorbachev tích cực tham gia hoạt động đảng và bắt đầu thăng tiến nhanh chóng thông qua bộ máy quan liêu của Đảng Cộng sản. Continue reading “11/03/1985: Mikhail Gorbachev lên thay Chernenko”

10/03/1970: Lính Mỹ bị buộc tội trong Thảm sát Mỹ Lai

Nguồn: Army captain charged with My Lai war crimes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, Quân đội Mỹ đã xét xử Đại úy Ernest Medina và bốn người lính khác vì tội thảm sát tại Mỹ Lai hồi tháng 03/1968. Các tội danh bao gồm giết người có chủ ý, hiếp dâm và “làm tàn tật” một nghi can trong quá trình thẩm vấn. Medina là chỉ huy của Trung úy William Calley và toán lính bị buộc tội giết người ở thôn Mỹ Lai 4, làng Sơn Mỹ.

Thảm sát Mỹ Lai đã trở thành tội ác chiến tranh rõ ràng nhất của quân Mỹ tại Việt Nam. Một trung đội lính Mỹ đã bị cáo buộc giết chết khoảng 200 – 500 dân thường, không được vũ trang ở Mỹ Lai 4, một thôn ven biển thuộc Vùng 1 Chiến thuật (I Corps Tactical Zone.) Đây là khu vực mà du kích Việt Cộng đã cố thủ vững chắc và rất nhiều thành viên của trung đội kể trên đã bị giết hoặc bị thương trong tháng trước đó. Continue reading “10/03/1970: Lính Mỹ bị buộc tội trong Thảm sát Mỹ Lai”

09/03/1945: Mỹ dùng bom cháy tấn công Tokyo

Nguồn: Firebombing of Tokyo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, máy bay chiến đấu của Mỹ đã khởi động một cuộc oanh tạc chống lại Nhật Bản. Trong suốt 48 giờ sau đó, họ đã thả 2.000 tấn bom cháy xuống Tokyo. Gần 16 dặm vuông trong và xung quanh thủ đô Nhật Bản đã bị thiêu hủy. Khoảng 80.000 đến 130.000 dân thường đã thiệt mạng trong cơn bão lửa tồi tệ nhất trong lịch sử.

Sáng sớm ngày 09/03, các phi công thuộc Không quân Mỹ đã tham dự một cuộc họp quân sự ở Tinian và Saipan, quần đảo Bắc Mariana. Họ đã lên kế hoạch cho một cuộc tấn công ném bom tầm thấp xuống Tokyo vào buổi tối cùng ngày, nhưng sẽ có một yếu tố bất ngờ: máy bay của họ sẽ không được trang bị súng, trừ súng đạn pháo ở đuôi. Việc giảm bớt súng sẽ làm tăng tốc độ của các máy bay ném bom Superfortress và cũng sẽ làm tăng khả năng tải bom lên 65%, tức là mỗi máy bay có thể mang theo hơn bảy tấn bom. Continue reading “09/03/1945: Mỹ dùng bom cháy tấn công Tokyo”

08/03/1957: Ai Cập mở cửa kênh đào Suez

Nguồn: Egypt opens the Suez Canal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1957, sau khi Israel rút khỏi các vùng lãnh thổ đã chiếm đóng của Ai Cập, kênh đào Suez được mở cửa trở lại cho giao thương quốc tế. Tuy nhiên, có rất nhiều những đống đổ nát từ Khủng hoảng Kênh đào Suez trên khắp con kênh, và các công nhân Ai Cập và Liên Hiệp Quốc đã phải mất nhiều tuần dọn dẹp trước khi các tàu lớn có thể đi qua.

Kênh đào Suez, nối Địa Trung Hải và Biển Đỏ bằng lối qua Ai Cập, đã được các kỹ sư người Pháp hoàn thành vào năm 1869. Suốt 88 năm sau đó, con kênh hầu như chỉ thuộc quyền kiểm soát của Anh và Pháp, và châu Âu phụ thuộc vào nó như là một tuyến đường ít tốn kém để vận chuyển dầu từ Trung Đông. Continue reading “08/03/1957: Ai Cập mở cửa kênh đào Suez”

07/03/1936: Hitler tái chiếm vùng sông Rhine

Nguồn: Hitler reoccupies the Rhineland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1936, lãnh đạo Đức Quốc Xã Adolf Hitler đã vi phạm Hiệp ước Versailles và Hiệp ước Locarno khi đưa quân Đức vào Rhineland, một khu vực phi quân sự dọc theo sông Rhine ở phía Tây nước Đức.

Hiệp ước Versailles, được ký  vào tháng 07/1919 – tám tháng sau khi Thế chiến I kết thúc – bao gồm các điều khoản về bồi thường chiến phí và trừng phạt hòa bình đối với nước Đức thua trận. Sau khi bị buộc phải ký hiệp ước, đoàn đại biểu Đức tại hội nghị hòa bình đã thể hiện thái độ bằng cách bẻ gãy chiếc bút họ đang dùng. Theo Hiệp ước Versailles, lực lượng quân sự Đức bị cắt giảm tới mức không đáng kể và Rhineland bị biến thành khu vực phi quân sự. Continue reading “07/03/1936: Hitler tái chiếm vùng sông Rhine”

06/03/1899: Bayer được cấp bằng sáng chế Aspirin

Nguồn: Bayer patents aspirin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1899, Văn phòng Bằng sáng chế Hoàng gia ở Berlin đã cấp bằng sáng chế Aspirin, tên thương hiệu của acid acetylsalicylic, cho công ty dược phẩm Đức – Friedrich Bayer & Co.

Aspirin hiện đã trở thành loại thuốc phổ biến nhất trong tủ thuốc gia đình, nhưng trong giai đoạn đầu tiên, acid acetylsalicylic đã được chế tạo từ một chất hóa học tìm thấy trong vỏ cây liễu. Ở dạng nguyên thủy là hoạt chất salicin, nó từng được sử dụng suốt nhiều thế kỷ trong y học dân gian, kể từ thời Hy Lạp cổ đại, khi Hippocrates dùng nó để làm giảm đau, hạ sốt. Các bác sĩ bắt đầu biết về nó từ giữa thế kỷ 19, nhưng họ hiếm khi sử dụng, vì nó có mùi khó chịu và có nguy cơ làm hỏng dạ dày. Continue reading “06/03/1899: Bayer được cấp bằng sáng chế Aspirin”

05/03/1770: Thảm sát Boston

Nguồn: The Boston Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1770, giữa đêm tuyết lạnh giá, một đám đông người dân thuộc địa Mỹ đã tập hợp tại Kho Hải quan ở Boston và bắt đầu khiêu khích những người lính Anh bảo vệ tòa nhà. Nhóm biểu tình, tự gọi mình là “những người ái quốc” (Patriots, đối lập với những người trung thành với nước Anh gọi là Loyalists – NBT), đã phản đối việc quân Anh chiếm đóng thành phố. (Năm 1768, lính Anh được gửi đến Boston để thực thi các biện pháp đánh thuế không được lòng dân mà Nghị viện Anh đã thông qua mà không sự chấp nhận của người Mỹ.)

Đại úy Thomas Preston, chỉ huy Kho Hải quan, đã ra lệnh cho binh sĩ mang súng lưỡi lê ra bên ngoài để bảo vệ tòa nhà. Những người dân thuộc địa liền phản ứng bằng cách ném bóng tuyết và nhiều vật khác về phía người Anh. Sau khi bị ném trúng, Binh nhì Hugh Montgomery liền xả súng vào đám đông. Một lúc sau, các binh sĩ khác cũng bắt đầu bắn. Continue reading “05/03/1770: Thảm sát Boston”