17/02/1947: Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bắt đầu phát sóng đến Liên Xô

Nguồn: Voice of America begins broadcasts to Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, với câu nói “Xin chào! Đây là New York đang gọi” (Hello! This is New York calling), Đài tiếng nói Hoa Kỳ (Voice of America, VOA) đã chính thức bắt đầu các buổi phát thanh đầu tiên tới Liên Xô. Nỗ lực của VOA là một phần quan trọng trong chiến dịch tuyên truyền của Mỹ nhằm chống lại Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh.

VOA bắt đầu hoạt động kể từ năm 1942 với tư cách là một chương trình phát thanh được thiết kế để giải thích các chính sách của Mỹ trong Thế chiến II, và nâng cao tinh thần của các đồng minh trên khắp châu Âu, châu Á, Trung Đông, và châu Phi. Sau chiến tranh, VOA tiếp tục là một phần trong kho vũ khí tuyên truyền Chiến tranh Lạnh của Mỹ và chủ yếu hướng đến khán giả Tây Âu. Continue reading “17/02/1947: Đài Tiếng nói Hoa Kỳ bắt đầu phát sóng đến Liên Xô”

15/02/1933: Tổng thống F.D. Roosevelt thoát mưu sát ở Miami

Nguồn: FDR escapes assassination attempt in Miami, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, một thợ làm gạch – khi ấy đang loạn trí và thất nghiệp – tên là Giuseppe Zangara đã hét lên “Có quá nhiều người đang chết đói!” và nã súng vào tổng thống Mỹ vừa đắc cử, Franklin D. Roosevelt.

Trên ghế sau của chiếc xe mui trần trong chuyến công du của mình, Roosevelt chỉ vừa mới kết thúc bài phát biểu ở Bayfront Park, Miami, thì Zangara đã nổ súng bắn ra sáu phát đạn. Đã có tổng cộng năm người trúng đạn. Tổng thống may mắn không gặp chấn thương, nhưng Thị trưởng Chicago, Anton Cermak, người cũng có mặt lúc đó, đã bị đạn găm vào bụng. Continue reading “15/02/1933: Tổng thống F.D. Roosevelt thoát mưu sát ở Miami”

13/02/1920: Hội Quốc Liên công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ

Nguồn: League of Nations recognizes perpetual Swiss neutrality, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1920, Hội Quốc Liên – tổ chức quốc tế được thành lập tại hội nghị hòa bình Versailles sau Thế chiến I – đã chính thức công nhận tình trạng trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ.

Thụy Sĩ vẫn là một liên minh lỏng lẻo của các cộng đồng nói tiếng Đức, Pháp và Ý mãi cho đến năm 1798, khi người Pháp, dưới thời Napoléon Bonaparte, chinh phục và thống nhất đất nước với tên gọi Cộng hòa Helvetic, sau đó áp đặt một hiến pháp được thực thi bởi quân Pháp đang chiếm đóng. Luôn vấp phải sự căm phẫn của người dân Thụy Sĩ, sự chiếm đóng của Pháp đã kết thúc vào năm 1803, khi Napoléon đồng ý với một hiến pháp mới được Thụy Sĩ phê chuẩn và ra lệnh rút quân về nước. Hội nghị Vienna năm 1815 – sự kiện xác lập các đường biên giới của Châu Âu cho đến khi Thế chiến I bùng nổ gần một thế kỷ sau – đã công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ. Continue reading “13/02/1920: Hội Quốc Liên công nhận sự trung lập vĩnh viễn của Thụy Sĩ”

12/02/1817: José de San Martín đánh bại lực lượng Tây Ban Nha ở Chile

Nguồn: Revolutionary leader José de San Martín routs Spanish forces in Chile, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1817, ngay từ rạng sáng, nhà cách mạng người Argentina, José de San Martín, đã dẫn quân của mình xuống sườn núi Andes, tiến về phía quân Tây Ban Nha đang bảo vệ Chile. Khi màn đêm buông xuống, người Tây Ban Nha đã bị đánh bại, và đất nước Chile còn non trẻ sẽ có một bước đi quan trọng để giành độc lập.

San Martín khi đó đã là một nhân vật nổi tiếng trên khắp Nam Mỹ, người giải phóng Argentina khỏi sự thống trị của Tây Ban Nha. Khi quân đội của ông di chuyển qua phần phía nam của lục địa, Simón Bolívar đã tiến hành một chiến dịch giải phóng tương tự ở phía bắc, và đến năm 1817, phần lớn lục địa đã giành được độc lập hoặc đang trong tình trạng nổi dậy. Bất chấp các đợt nổi dậy và tấn công du kích xảy ra khắp vùng đất hẹp giữa dãy Andes và Thái Bình Dương, Chile và các cảng của nó vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Tây Ban Nha. Continue reading “12/02/1817: José de San Martín đánh bại lực lượng Tây Ban Nha ở Chile”

10/02/1996: Vua cờ Garry Kasparov thua máy tính Deep Blue

Nguồn: World chess champion Garry Kasparov loses game to computer, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1996, sau ba giờ thi đấu, nhà vô địch cờ vua thế giới Garry Kasparov đã thua ván đầu tiên trong trận đấu sáu ván trước Deep Blue, một máy tính của IBM có khả năng đánh giá 200 triệu nước cờ mỗi giây. Tuy nhiên, sau cùng thì con người vẫn đánh bại máy móc: Kasparov đã thắng Deep Blue bằng ba ván thắng và hai ván hòa, mang về giải thưởng 400.000 đô la. Ước tính có khoảng 6 triệu người trên toàn thế giới đã theo dõi trận đấu trên Internet. Continue reading “10/02/1996: Vua cờ Garry Kasparov thua máy tính Deep Blue”

08/02/1587: Nữ hoàng Mary của Scotland bị xử trảm

Nguồn: Mary, Queen of Scots beheaded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1587, sau 19 năm bị giam cầm, Nữ hoàng Mary của Scotland đã bị xử trảm tại Lâu đài Fotheringhay ở Anh, vì tội đồng lõa âm mưu sát hại Nữ hoàng Elizabeth I.

Năm 1542, khi mới 6 ngày tuổi, Mary đã được trao ngai vàng Scotland sau cái chết của cha mình, Vua James V. Mẹ của nữ hoàng quyết định gửi con đến nuôi dưỡng trong triều đình Pháp, và vào năm 1558, Mary kết hôn với Thái tử Pháp, người sẽ trở thành Vua Francis II vào năm 1559, nhưng không may qua đời chỉ một năm sau đó. Sau khi Francis băng hà, Mary trở lại Scotland để đảm nhận vai trò nữ vương. Continue reading “08/02/1587: Nữ hoàng Mary của Scotland bị xử trảm”

06/02/1937: Tiểu thuyết “Of Mice and Men” được xuất bản

Nguồn: “Of Mice and Men” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1937, tiểu thuyết Of Mice and Men (Của Chuột và Người) của John Steinbeck, câu chuyện về sự gắn bó giữa hai người lao động nhập cư, đã được xuất bản. Steinbeck sau đó còn chuyển thể cuốn sách thành một vở kịch ba màn, công diễn cùng năm. Tác phẩm này đã khiến nước Mỹ phải chú ý đến Steinbeck, người chỉ mới được quan tâm kể từ năm 1935 với Tortilla Flat (Thị Trấn Tortilla Flat), tiểu thuyết thành công đầu tiên của ông.

Steinbeck sinh ra và lớn lên ở Thung lũng Salinas, có cha là một quan chức địa phương và mẹ là cựu giáo viên. Là một học sinh giỏi và thậm chí từng làm chủ tịch hội học sinh vào năm cuối trung học, Steinbeck đã theo học không liên tục tại Đại học Stanford vào đầu những năm 1920. Năm 1925, ông chuyển đến Thành phố New York, nơi ông vừa làm lao động chân tay vừa làm nhà báo, đồng thời vẫn sáng tác truyện và tiểu thuyết. Hai cuốn tiểu thuyết đầu tiên của ông đã không thành công. Continue reading “06/02/1937: Tiểu thuyết “Of Mice and Men” được xuất bản”

05/02/146 TCN: Chiến tranh Punic giữa Rome và Carthage kết thúc

Nguồn: Punic Wars, between Rome and Carthage, come to an end, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 146 TCN, Cộng hòa Rome cuối cùng đã chiến thắng kẻ thù Carthage (thuộc Tunisia ngày nay) sau hơn một thế kỷ chiến đấu. Chiến thắng của Rome, và sự sụp đổ của thành Carthage sau đó, đã đánh dấu sự kết thúc của loạt chiến tranh Punic, đồng thời chính thức đưa Rome lên thay thế Carthage, trở thành thành bang thống trị Tây Địa Trung Hải, một vị trí sẽ được giữ vững suốt nhiều thế kỷ tiếp theo. Continue reading “05/02/146 TCN: Chiến tranh Punic giữa Rome và Carthage kết thúc”

03/02/1944: Mỹ chiếm Quần đảo Marshall

Nguồn: U.S. troops capture the Marshall Islands, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, lính Mỹ đã đổ bộ và giành quyền kiểm soát quần đảo Marshall, nơi mà quân Nhật đã chiếm đóng từ rất lâu trước đó và sử dụng làm căn cứ cho các hoạt động quân sự của mình.

Marshalls, nằm về phía đông Quần đảo Caroline ở khu vực tây Thái Bình Dương, đã nằm trong tay Nhật kể từ Thế chiến I. Sau khi bị người Nhật chiếm đóng vào năm 1914, quần đảo trở thành một phần trong nhóm “Các đảo được ủy thác cho Nhật Bản” (Japanese Mandated Islands) theo quyết định của Hội Quốc Liên. Hiệp ước Versailles, kết thúc Thế chiến I, quy định một số hòn đảo trước đây do Đức kiểm soát – bao gồm Marshalls, Carolines và Marianas (ngoại trừ Guam) – sẽ được chuyển nhượng cho người Nhật, dù vẫn đặt dưới sự “giám sát” của Hội Quốc Liên. Continue reading “03/02/1944: Mỹ chiếm Quần đảo Marshall”

01/02/1861: Texas ly khai

Nguồn: Texas secedes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1861, Texas trở thành tiểu bang thứ bảy ly khai khỏi Liên minh miền Bắc (Union) sau khi một đại hội tiểu bang bỏ phiếu với tỷ lệ 166: 8 ủng hộ hành động này.

Các đại biểu Texas đã bỏ phiếu rời Liên minh bất chấp sự phản đối từ Thống đốc đương nhiệm, Sam Houston. Bản thân Houston là một người trung thành ủng hộ Liên minh, vì thế chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử thống đốc vào năm 1859 dường như gợi ý rằng Texas không chia sẻ tình cảm ly khai đang gia tăng ở các bang miền Nam khác. Continue reading “01/02/1861: Texas ly khai”

30/01/1948: Mohandas Gandhi bị ám sát

Nguồn: Gandhi assassinated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1948, Mohandas Karamchand Gandhi, nhà lãnh đạo chính trị và tinh thần của phong trào độc lập Ấn Độ, đã bị một người theo Ấn giáo cực đoan ám sát ở New Delhi.

Sinh ra là con trai của một quan chức Ấn Độ vào năm 1869, Gandhi có một người mẹ là tín đồ sùng đạo của phái Vishnu, và bà đã sớm cho con mình tiếp xúc với đạo Jain, một tôn giáo hà khắc của Ấn Độ chủ trương bất bạo động. Dù không phải là một sinh viên xuất sắc nhưng vào năm 1888, Gandhi đã được trao cơ hội để theo học luật ở Anh. Năm 1891, ông trở lại Ấn Độ, nhưng không tìm được vị trí công việc ổn định nên cuối cùng đã chấp nhận làm nhân viên hợp đồng một năm ở Nam Phi vào năm 1893. Continue reading “30/01/1948: Mohandas Gandhi bị ám sát”

27/01/1967: Ba phi hành gia thiệt mạng vì nổ bệ phóng

Nguồn: Astronauts die in launch pad fire, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, một vụ cháy nổ bệ phóng trong loạt thử nghiệm của Chương trình Apollo tại mũi Canaveral, Florida đã giết chết các phi hành gia Virgil “Gus” Grissom, Edward H. White II và Roger B. Chaffee. Cuộc điều tra sau đó kết luận rằng một dây dẫn điện bị lỗi bên trong module chỉ huy của Apollo 1 nhiều khả năng chính là nguyên nhân gây ra hỏa hoạn. Ba phi hành gia, những người Mỹ đầu tiên chết trên tàu vũ trụ, đang tham gia mô phỏng vụ phóng tàu Apollo 1 dự kiến sẽ diễn ra trong tháng tới. Continue reading “27/01/1967: Ba phi hành gia thiệt mạng vì nổ bệ phóng”

25/01/1924: Olympics Mùa đông đầu tiên

Nguồn: First Winter Olympics, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, Olympics Mùa đông đầu tiên đã diễn ra tại Chamonix, trên dãy Alps của Pháp. Khán giả đã rất phấn khích khi chứng kiến các vận động viên thi đấu trượt tuyết nhảy xa (ski jump) và xe trượt lòng máng (bobsled), cùng 12 sự kiện khác có liên quan đến tổng cộng sáu môn thể thao. “Tuần lễ Thể thao Mùa đông Quốc tế”, như tên gọi sau này, đã thành công tốt đẹp, và vào năm 1928, Ủy ban Olympic Quốc tế (International Olympic Committee, IOC) đã chính thức chỉ định Olympics Mùa đông được tổ chức tại St. Moritz, Thụy Sĩ là Olympics Mùa đông thứ hai. Continue reading “25/01/1924: Olympics Mùa đông đầu tiên”

23/01/1997: Madeleine Albright trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ

Nguồn: Madeleine Albright becomes first female secretary of state, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, một ngày sau khi bà chính thức được Thượng viện Mỹ phê chuẩn việc bổ nhiệm, tại Nhà Trắng, Madeleine Albright đã được Phó Tổng thống Al Gore tiến hành nghi lễ tuyên thệ nhậm chức, trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ. Với tư cách là người đứng đầu Bộ Ngoại giao, Albright khi ấy là nữ quan chức cấp cao nhất trong lịch sử nước Mỹ, một điển hình khiến vài người tuyên bố rằng “trần nhà bằng kính” ngăn cản sự thăng tiến của phụ nữ trong chính phủ đã được dỡ bỏ. Continue reading “23/01/1997: Madeleine Albright trở thành nữ ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ”

22/01/1980: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov bị bắt

Nguồn: Soviet dissident Andrei Sakharov arrested in Moscow, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1980, tại Moskva, Andrei Dmitriyevich Sakharov, nhà vật lý Liên Xô, người giúp nước này chế tạo quả bom hydrogen đầu tiên, đã bị bắt sau khi lên tiếng chỉ trích việc Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan. Sau đó, ông bị tước nhiều danh hiệu khoa học và bị đày đến Gorky xa xôi.

Sinh năm 1921 tại Moskva, Sakharov theo học ngành vật lý tại Đại học Moskva, đến tháng 06/1948 thì được tuyển dụng vào chương trình vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Năm 1948, sau khi cho nổ thành công quả bom nguyên tử đầu tiên, Liên Xô đã cùng Mỹ chạy đua phát triển bom hydrogen, loại vũ khí được cho là mạnh gấp hàng chục lần những quả bom được thả xuống Hiroshima và Nagasaki. Continue reading “22/01/1980: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov bị bắt”

20/01/2017: Donald Trump nhậm chức tổng thống

Nguồn: Donald Trump is inaugurated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2017, trong sự kiện đỉnh điểm sau một năm bầu cử đầy biến động, Donald John Trump đã chính thức nhậm chức Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ tại Washington, D.C.

Kể từ khi bắt đầu chiến dịch tranh cử tổng thống của mình vào tháng 6/2015 tại Tháp Trump ở Thành phố New York, Trump đã luôn bị xem là một ứng viên khó lòng giành được chiếc ghế quyền lực nhất đất nước. Continue reading “20/01/2017: Donald Trump nhậm chức tổng thống”

18/01/1990: Thị trưởng Washington D.C. bị bắt vì tàng trữ ma túy

Nguồn: Washington, D.C. mayor Marion Barry arrested on drug charges, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, trong giai đoạn cuối của một chiến dịch chung giữa các đặc vụ FBI và cảnh sát Hạt Columbia, Thị trưởng Marion Barry đã bị bắt và bị buộc tội tàng trữ và sử dụng ma túy đá (crack), một dạng tinh thể của cocaine. Tại khách sạn quốc tế Vista ở trung tâm Washington, camera đã quay lại được cảnh Barry hút chất kích thích cùng Rahsheeda Moore, một phụ nữ đã đồng ý gài bẫy Barry để được giảm án trong vụ án ma túy của mình trước đó. Continue reading “18/01/1990: Thị trưởng Washington D.C. bị bắt vì tàng trữ ma túy”

16/01/1605: Tiểu thuyết “Don Quixote” được xuất bản

Nguồn: Groundbreaking novel “Don Quixote” is published, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày ngày năm 1605, El ingenioso hidalgo Don Quixote de la Mancha của Miguel de Cervantes, thường được biết đến với cái tên Don Quixote, đã được xuất bản. Cuốn sách được nhiều người coi là tiểu thuyết hiện đại đầu tiên, đồng thời cũng là một trong những tiểu thuyết vĩ đại nhất mọi thời đại.

Nhân vật chính trong tác phẩm là một tiểu quý tộc, Alonso Quixano, người phát điên sau khi đọc quá nhiều những chuyện tình kiếm hiệp. Ông tự xưng là Don Quixote và cùng với cận vệ Sancho Panza, đi lang thang khắp La Mancha, miền trung Tây Ban Nha, đương đầu với những thử thách vốn dĩ luôn tồn tại trong tâm trí ông. Quixote từng tấn công một nhóm thầy tu, một đàn cừu, và nổi tiếng nhất, là tấn công những chiếc cối xay gió mà ông tin chắc là người khổng lồ. Cốt truyện có chủ đích gây cười và việc cố tình sử dụng ngôn ngữ cổ là nhằm châm biếm những câu chuyện xa xưa về các hiệp sĩ và những việc làm của họ. Continue reading “16/01/1605: Tiểu thuyết “Don Quixote” được xuất bản”

15/01/1559: Elizabeth I đăng quang Nữ hoàng Anh

Nguồn: Elizabeth I crowned Queen of England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1559, hai tháng sau cái chết của người chị cùng cha khác mẹ, Nữ hoàng Mary I của Anh, Elizabeth Tudor, con gái 25 tuổi của Henry VIII và Anne Boleyn, đã lên ngôi Nữ hoàng Elizabeth I tại Tu viện Westminster, London.

Hai chị em cùng cha khác mẹ, đều là con gái của vua Henry VIII, đã có một mối quan hệ đầy sóng gió trong suốt 5 năm Mary trị vì. Mary, người được nuôi dưỡng như một người Công Giáo, đã ban hành luật ủng hộ Công Giáo và nỗ lực khôi phục quyền tối cao của Giáo Hoàng ở Anh. Một cuộc nổi dậy của người theo đạo Tin Lành đã xảy ra sau đó, và Nữ hoàng Mary ra lệnh giam giữ Elizabeth, một người theo đạo Tin Lành, tại Tháp London vì nghi ngờ đồng lõa. Continue reading “15/01/1559: Elizabeth I đăng quang Nữ hoàng Anh”

13/01/1958: Kẻ giết người hàng loạt Peter Manuel bị bắt

Nguồn: The Manuel Massacres, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, Peter Manuel đã bị bắt ở Glasgow, Scotland, sau khi thực hiện một loạt các vụ tấn công trong vòng hai năm, khiến cho khoảng 7- 15 người thiệt mạng. Manuel, sinh ra ở Mỹ, có cha mẹ là người Anh, đã trở thành ‘tội phạm chuyên nghiệp’ từ khi còn trẻ. Hắn bị kết tội trộm cắp lần đầu tiên ở tuổi 12. Đến năm 15 tuổi, hắn đã ‘chuyển sang’ hành hung và sau còn nhận một bản án 8 năm tù vì tội tấn công tình dục. Continue reading “13/01/1958: Kẻ giết người hàng loạt Peter Manuel bị bắt”