15/01/1919: Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg bị giết

Nguồn: Rebel leaders are murdered in failed coup in Berlin, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1919, một cuộc đảo chính ở Berlin được phát động bởi một nhóm các nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa cực đoan đã bị đàn áp dã man bởi các đơn vị bán quân sự cánh hữu từ ngày 10/01 đến 15/01/1919. Hai thủ lĩnh của nhóm là Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg đã bị sát hại.

Cuộc chiến dai dẳng, không có khả năng chiến thắng của Đức với đỉnh điểm là việc ký hiệp ước đình chiến vào tháng 11/1918 cùng tình trạng ảm đạm ở hậu phương, bao gồm việc thiếu lương thực nghiêm trọng, đã khiến những người Đức theo chủ nghĩa xã hội quay lưng lại với Đảng Dân chủ Xã hội – đảng từng ủng hộ nỗ lực chiến tranh vào năm 1914 với hy vọng chiến thắng của Đức sẽ đem đến cải cách. Dù vẫn là đảng lớn nhất trong quốc hội liên bang, song số đảng viên của Đảng Dân chủ Xã hội đã giảm từ một triệu vào năm 1914 xuống còn khoảng 250.000 người vào năm 1917. Continue reading “15/01/1919: Karl Liebknecht và Rosa Luxemburg bị giết”

14/01/1943: Tổng thống Mỹ đầu tiên công du bằng máy bay

Nguồn: FDR becomes first president to travel by airplane on U.S. official business, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1943, Franklin Roosevelt đã trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên đi công tác bằng máy bay. Chiếc Boeing 314 Flying Boat, biệt danh Dixie Clipper, đã chở ông băng qua Đại Tây Dương để đến dự một cuộc họp chiến lược về Thế chiến II với Winston Churchill tại Casablanca ở Bắc Phi. Do các tàu ngầm Đức đã gây tổn thất nặng nề cho giao thông hàng hải của Mỹ ở Đại Tây Dương, các cố vấn của Roosevelt đành miễn cưỡng để ông di chuyển bằng máy bay. Như vậy, ở tuổi 60, Roosevelt đã thực hiện một hành trình khứ hồi dài 27.359 km đầy gian nan. Continue reading “14/01/1943: Tổng thống Mỹ đầu tiên công du bằng máy bay”

13/01/1842: Người Anh duy nhất sống sót sau thảm sát ở Kabul

Nguồn: After massacre, sole surviving British soldier escapes Kabul, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1832, một bác sĩ quân y Anh đã đến được đồn lính gác của Anh tại Jalalabad, Afghanistan, trở thành người duy nhất sống sót trong số 16.000 quân của lực lượng viễn chinh Anh-Ấn vốn bị tàn sát khi rút lui khỏi Kabul. Ông kể lại cuộc thảm sát khủng khiếp ở Đèo Khyber, nơi người Afghanistan đã không có một chút nương tay nào đối với lực lượng Anh-Ấn bại trận và các nhân viên tùy tùng.

Vào thế kỷ 19, với mục tiêu bảo vệ thuộc địa Ấn Độ trước người Nga, Anh đã cố gắng thiết lập thẩm quyền của mình tại nước láng giềng Afghanistan bằng cách nỗ lực thay thế tiểu vương Dost Mohammad bằng một tiểu vương trước đây vốn có thiện cảm với người Anh. Sự can thiệp trắng trợn của Anh vào các vấn đề nội bộ của Afghanistan đã châm ngòi cho cuộc Chiến tranh Anh-Afghanistan lần thứ nhất vào năm 1839. Continue reading “13/01/1842: Người Anh duy nhất sống sót sau thảm sát ở Kabul”

12/01/1962: Mỹ bắt đầu Chiến dịch Ranch Hand ở Việt Nam

Nguồn: Operation Ranch Hand initiated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Không quân Hoa Kỳ đã phát động Chiến dịch Ranch Hand, với “kỹ thuật công nghệ hiện đại nhằm chống tiếp cận khu vực” (modern technological area-denial technique), được thiết kế để phơi bày mọi đường lộ và đường mòn mà lực lượng Việt Cộng sử dụng.

Từ những máy bay C-123 Provider, lính Mỹ đã đổ khoảng 19 triệu gallon thuốc diệt cỏ gây rụng lá lên khoảng 10-20% diện tích lãnh thổ Việt Nam và một phần lãnh thổ Lào trong giai đoạn 1962-1971. Chất độc Da cam (Agent Orange) – được đặt tên theo màu của thùng chứa bằng kim loại của nó – là loại thuốc diệt cỏ được sử dụng thường xuyên nhất. Continue reading “12/01/1962: Mỹ bắt đầu Chiến dịch Ranch Hand ở Việt Nam”

11/01/1863: Trận Đồn Arkansas trong Nội chiến Hoa Kỳ

Nguồn: Battle of Arkansas Post, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, trong Nội chiến Mỹ, Đại tướng Liên minh miền Bắc John McClernand và Đô đốc David Porter chiếm được Đồn Arkansas, một thành trì của quân Hợp bang miền Nam trên sông Arkansas. Chiến thắng đã bảo đảm phe Liên minh giữ được Arkansas và nâng cao tinh thần cho toàn miền Bắc chỉ ba tuần sau trận chiến thảm khốc ở Fredericksburg, Virginia.

Đồn Arkansas là một pháo đài khổng lồ trải dài 25 dặm từ hợp lưu của hai sông Arkansas và Mississippi. Nó được thiết kế để đảm bảo sự kiểm soát của phe Hợp bang đối với các dòng sông White và Arkansas, và để giảm áp lực cho Vicksburg, Mississippi, thành phố nổi loạn lớn cuối cùng trên sông Mississippi. Các cạnh của pháo đài vuông mỗi chiều dài gần 61m và toàn bộ được bảo vệ bởi một con hào. Được xây dựng trên một con dốc cao 7,6m so với mặt sông, pháo đài là một trở ngại lớn cho thương mại của miền Bắc ở Arkansas. Continue reading “11/01/1863: Trận Đồn Arkansas trong Nội chiến Hoa Kỳ”

10/01/1967: Johnson yêu cầu thêm ngân sách cho Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: Johnson asks for more funding for Vietnam War, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1967, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã yêu cầu Quốc hội cung cấp thêm tiền để hỗ trợ cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam. Cuộc chiến vốn bắt đầu dưới thời Tổng thống John F. Kenney tới khi ấy vẫn không mang lại kết quả gì. Tới đầu năm 1967, Bắc Việt đã sử dụng chiến thuật chiến tranh du kích khiến khoảng 14.000 lính Mỹ thiệt mạng. Hàng trăm máy bay Mỹ đã bị bắn hạ, khiến các phi công bị bắt làm tù binh. Dù phía Việt Nam cũng chịu thương vong nặng nề, song không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ bỏ cuộc. Continue reading “10/01/1967: Johnson yêu cầu thêm ngân sách cho Chiến tranh Việt Nam”

09/01/2007: Steve Jobs ra mắt iPhone

Nguồn: Steve Jobs debuts the iPhone, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2007, Giám đốc Điều hành Apple Inc., Steve Jobs, đã giới thiệu iPhone – chiếc điện thoại di động màn hình cảm ứng tích hợp iPod, máy ảnh và trình duyệt web, cùng nhiều tính năng khác – tại hội nghị Macworld ở San Francisco. Jobs, mặc quần jean đơn giản và áo cổ lọ màu đen, gọi iPhone là “sản phẩm ma thuật và cách mạng, đi trước năm năm so với bất kỳ điện thoại di động nào khác.” Khi chính thức lên kệ sáu tháng sau đó, vào ngày 29/06, hàng ngàn khách hàng háo hức xếp hàng tại các cửa hàng Apple trên khắp nước Mỹ để trở thành một trong những người đầu tiên sở hữu iPhone. Continue reading “09/01/2007: Steve Jobs ra mắt iPhone”

08/01/1940: Mussolini ngăn Hitler tấn công Anh

Nguồn: Mussolini questions Hitler’s plans, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1940, một bức điện từ Benito Mussolini đã được gửi tới Adolf Hitler. Trong bức điện, nhà lãnh đạo Ý đã cảnh báo Quốc trưởng Đức không nên tiến hành chiến tranh với Anh. Mussolini nghi ngờ sự cần thiết phải “mạo hiểm tất cả – bao gồm cả chế độ này và hi sinh các cá nhân ưu tú của những thế hệ người Đức”.

Bức điện của Mussolini ẩn chứa những ý đồ khác. Vào thời điểm đó, Mussolini có những lý do riêng để không muốn Đức châm ngòi chiến tranh trên khắp châu Âu: Thứ nhất, Ý không sẵn sàng để tham gia cuộc chiến, và thứ hai, Đức sẽ nhận được toàn bộ ánh hào quang và có thể làm lu mờ Ý. Đức đã chiếm Sudetenland và Ba Lan, nếu Đức chiếm Pháp và ép Anh về phía trung lập, hoặc tệ hơn là đánh bại Anh, thì Đức sẽ thống trị châu Âu. Continue reading “08/01/1940: Mussolini ngăn Hitler tấn công Anh”

07/01/2015: Tòa soạn báo Charlie Hebdo bị tấn công khủng bố

Nguồn: 12 people die in shooting at “Charlie Hebdo” offices, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Khoảng giữa trưa ngày này này năm 2015, các tay súng đã đột kích văn phòng của tạp chí trào phúng Pháp, Charlie Hebdo, giết chết 12 người. Vụ tấn công, với mục đích đáp trả hành động châm biếm Hồi giáo và nhà tiên tri Muhammad của tòa soạn, đã chứng minh sự nguy hiểm của khủng bố ở châu Âu cũng như xung đột sâu sắc trong xã hội Pháp.

Charlie Hebdo từng nhiều lần bị phản đối và đe dọa bởi các phần tử Hồi giáo. Năm 2006, việc tạp chí cho in lại bộ tranh châm biếm nhà tiên tri Muhammad của tờ báo Hà Lan, Jyllands-Posten, đã khiến các nhân viên nhận rất nhiều lời dọa giết. Năm 2011, trụ sở tòa soạn đã bị phóng hỏa để đáp trả ấn bản Sharia Hebdo, trong đó có rất nhiều miêu tả [mang tính xúc phạm] nhà tiên tri. Continue reading “07/01/2015: Tòa soạn báo Charlie Hebdo bị tấn công khủng bố”

06/01/1941: Franklin D. Roosevelt tuyên bố bốn quyền tự do

Nguồn: Franklin D. Roosevelt speaks of Four Freedoms, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã trình bày trước Quốc hội trong một nỗ lực nhằm đưa Hoa Kỳ thoát khỏi chính sách đối ngoại trung lập. Ông ngày càng lo lắng khi chứng kiến các quốc gia châu Âu vật lộn khó khăn và rơi vào tay chế độ phát xít của Hitler, đồng thời cũng dự tính tập hợp sự ủng hộ của công chúng để Hoa Kỳ thực hiện một sự can thiệp mạnh mẽ hơn. 

Trong bài phát biểu tại Quốc hội nhiệm kỳ thứ 77, Roosevelt tuyên bố rằng điều cần thiết ở thời điểm lúc đó là các hành động và chính sách của Hoa Kỳ phải tập trung chủ yếu – nếu không muốn nói là duy nhất – vào việc đối phó với hiểm họa từ bên ngoài. Các vấn đề trong nước hiện chỉ là một phần của vấn đề bên ngoài cấp thiết đó. Continue reading “06/01/1941: Franklin D. Roosevelt tuyên bố bốn quyền tự do”

05/01/1933: Khởi công xây dựng Cầu Cổng Vàng

Nguồn: Golden Gate Bridge is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1933, Cầu Cổng Vàng chính thức bắt đầu xây dựng, khi các công nhân bắt đầu đào 302 nghìn mét khối đất để chuẩn bị cho công trình cầu treo khổng lồ.

Sau Cơn sốt Vàng bùng nổ vào năm 1849, các nhà đầu cơ nhận ra vùng đất phía bắc vịnh San Francisco sẽ tăng giá trị nếu khả năng tiếp cận thành phố được cải thiện. Chẳng mấy chốc, một kế hoạch đã được ấp ủ để xây dựng một cây cầu bắc qua Cổng Vàng (Golden Gate), một eo biển hẹp sâu 122m, đóng vai trò là cửa vịnh San Francisco, để kết nối bán đảo San Francisco với cực nam của Hạt Marin. Continue reading “05/01/1933: Khởi công xây dựng Cầu Cổng Vàng”

04/01/1965: L.B.J. nói về ‘Xã hội Vĩ đại’ trong Thông điệp Liên bang

Nguồn: L.B.J. envisions a Great Society in his State of the Union address, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1965, trong Thông điệp Liên bang, Tổng thống Mỹ Lyndon Baines Johnson đã trình bày trước Quốc Hội một danh sách những đạo luật cần thiết để đạt được kế hoạch Xã hội Vĩ đại (Great Society) của ông. Sau cái chết bi thảm của John F. Kennedy, người Mỹ đã bầu Johnson, khi ấy đang là phó Tổng thống, lên vị trí Tổng thống với tỉ lệ phiếu bầu cao nhất trong lịch sử quốc gia. Johnson đã sử dụng nhiệm kỳ này để thúc đẩy những cải cách mà ông tin rằng sẽ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người Mỹ. Continue reading “04/01/1965: L.B.J. nói về ‘Xã hội Vĩ đại’ trong Thông điệp Liên bang”

03/01/1777: Trận Princeton trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ

Nguồn: The Battle of Princeton, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1777, trong một bước đi sáng suốt về chiến lược, Tướng George Washington đã tránh được cuộc đối đầu với Tướng Charles Cornwallis – người được phái đến Trenton để bắt Washington – và chiến thắng nhiều cuộc chạm trán với quân đánh hậu của Anh khi đội quân này rời Princeton để đến Trenton, New Jersey.

Hết sức lo lắng về chiến thắng của Washington trước người Anh tại Trenton vào ngày 26/12/1776, Cornwallis đã đem quân đến Trenton vào tối ngày 2 tháng 1 để chuẩn bị áp đảo 5.000 lính Quân đội Lục địa đã kiệt sức của Washington và lực lượng dân quân bằng 8.000 quân Anh. Washington đủ khôn ngoan để biết rằng không nên đụng độ với một lực lượng như vậy và Cornwallis cũng biết Washington sẽ cố rút lui trong đêm, song không đoán được tuyến đường mà Washington sẽ đi. Continue reading “03/01/1777: Trận Princeton trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ”

02/01/1981: ‘Đồ tể Yorkshire’ bị bắt

Nguồn: The Yorkshire Ripper is apprehended, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, gã sát nhân Đồ tể Yorkshire (Yorkshire Ripper) cuối cùng đã bị cảnh sát Anh tóm gọn, kết thúc một trong những cuộc truy lùng tội phạm lớn nhất trong lịch sử. Trong vòng năm năm, các điều tra viên đã theo đuổi mọi đầu mối có được, với hy vọng ngăn chặn kẻ giết người hàng loạt đang khủng bố miền Bắc nước Anh, nhưng vụ bắt giữ lại diễn ra hoàn toàn tình cờ. Bị phát hiện trên một chiếc xe bị đánh cắp cùng với một cô gái điếm, Peter Sutcliffe đã bị trung sĩ Robert Ring bắt giữ. Hắn xin đi vệ sinh ở bụi cây trước khi bị đưa về đồn. Khi Ring trở lại hiện trường, anh tìm thấy một cây búa và một con dao, vũ khí ưa thích của Đồ tể Yorkshire, ngay đằng sau bụi cây. Sutcliffe buộc phải thú tội trước những bằng chứng này. Continue reading “02/01/1981: ‘Đồ tể Yorkshire’ bị bắt”

01/01/1803: Haiti tuyên bố độc lập

Nguồn: Haitian independence proclaimed, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1803, hai tháng sau khi đánh bại lực lượng thực dân của Napoléon Bonaparte, Jean-Jacques Dessalines đã tuyên bố độc lập cho Saint-Domingue, đổi tên thành Haiti theo tên tiếng Arawak ban đầu.  

Năm 1791, một cuộc nổi dậy của các nô lệ đã nổ ra trên thuộc địa này của Pháp, và Toussaint-Louverture – một nô lệ trước đây – đã lãnh đạo phiến quân. Với tài năng quân sự bẩm sinh, Toussaint đã tiến hành một cuộc chiến tranh du kích hiệu quả chống lại chính quyền thực dân của hòn đảo này. Continue reading “01/01/1803: Haiti tuyên bố độc lập”

31/12/1961: Kennedy và Khrushchev chúc mừng năm mới lẫn nhau

Nguồn: Kennedy and Khrushchev exchange holiday greetings, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã đưa ra một tuyên bố bày tỏ “những lời chúc chân thành” của ông và người dân Mỹ tới Lãnh đạo Nikita Khrushchev và nhân dân Liên Xô cho một năm mới an lành và thịnh vượng. Đó là thời kỷ đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ và Liên Xô đang mắc kẹt trong một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân.

Gọi năm 1961 là “năm rắc rối” giữa hai siêu cường, Kennedy nói rằng ông “tha thiết hy vọng” năm 1962 sẽ chứng kiến mối quan hệ được cải thiện giữa hai nước. Kennedy sau đó nói với Khrushchev rằng ông tin rằng trách nhiệm đạt được hòa bình thế giới được đặt trên vai họ. Continue reading “31/12/1961: Kennedy và Khrushchev chúc mừng năm mới lẫn nhau”

30/12/1994: Nhà vận động chống phá thai tiến hành thảm sát

Nguồn: An anti-abortion activist goes on a murder spree, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1994, John Salvi III đã xông vào hai phòng khám chuyên phá thai ở Brookline, Massachusetts và bắn hai nhân viên bằng súng trường, giết hai nhân viên lễ tân và làm bị thương năm nhân viên khác. Anh ta bị bắt vào ngày hôm sau sau khi bắn 23 phát súng vào một phòng khám ở Norfolk, Virginia.

Trước khi tiến hành đợt thảm sát, Salvi từng làm việc tại một thẩm mỹ viện ở New Hamsphire và được những người quen biết mô tả là một “gã đàn ông lập dị”. Bất chấp cách hành xử ngày càng bất thường của Salvi, bố mẹ anh ta kiên quyết không đưa con đi điều trị chuyên khoa. Khi trạng thái tinh thần của Salvi chuyển biến xấu, anh ta trở thành một nhà hoạt động chống nạo phá thai nhiệt tình. Continue reading “30/12/1994: Nhà vận động chống phá thai tiến hành thảm sát”

28/12/1908: Trận động đất tồi tệ nhất châu Âu

Nguồn: Worst European earthquake, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Lúc bình minh ngày này năm 1908, trận động đất kinh hoàng nhất từng được ghi nhận trong lịch sử châu Âu đã làm rung chuyển Eo biển Messina ở miền nam nước Ý, san bằng hai thành phố: Messina ở Đảo Sicily và Reggio di Calabria ở đất liền Ý. Trận động đất và sóng thần theo sau đó đã giết chết khoảng 100.000 người.

Sicily và Calabria được gọi là la terra ballerina/the dancing land – vùng đất khiêu vũ, vì các hoạt động địa chấn định kỳ diễn ra tại khu vực. Năm 1693, 60.000 người đã bị giết ở miền nam Sicily bởi một trận động đất, và vào năm 1783, phần lớn bờ biển Tyrrenian xứ Calabria đã bị san bằng bởi một trận động đất lớn khiến 50.000 người thiệt mạng. Continue reading “28/12/1908: Trận động đất tồi tệ nhất châu Âu”

27/12/1979: Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan

Nguồn: Soviets take over in Afghanistan, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1979, trong một nỗ lực nhằm ổn định tình hình chính trị hỗn loạn tại Afghanistan, Liên Xô đã đem 75.000 quân vào nước này để đưa Babrak Karmal lên làm nhà lãnh đạo mới của đất nước. Tuy nhiên, chính phủ mới cùng sự hiện diện áp đảo của Liên Xô đã không thành công trong việc dập tắt quân phiến loạn chống chính phủ. Do vậy, sự can thiệp quân sự 10 năm của Liên Xô tại Afghanistan đã trở thành một quá trình đầy đau đớn, mất mát  và cuối cùng không mang lại kết quả gì.

Điều trớ trêu là Karmal đã lật đổ và sát hại một lãnh đạo cộng sản Afghanistan khác là Hafizullah Amin để giành quyền lực. Trước đó, chính quyền của Amin không được lòng dân và đã trở nên bất ổn sau khi cố gắng thiết lập một chế độ cộng sản hà khắc, tuyên bố nền cai trị độc đảng và bãi bỏ hiến pháp Afghanistan. Người Hồi giáo nước này đã từ chối thừa nhận sự cai trị của Amin và thành lập một lực lượng phiến quân mang tên Mujahideen. Continue reading “27/12/1979: Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan”

26/12/1944: Patton giải cứu quân Đồng minh ở Bastogne

Nguồn: Patton relieves Bastogne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, Tướng George S. Patton đã sử dụng một chiến lược táo bạo để giải cứu các lính Đồng minh đang bị bao vây ở Bastogne, Bỉ, trong Trận Bulge khốc liệt.

Chiếm Bastogne là mục tiêu quan trọng nhất của Đức trong Trận Bulge, một cuộc tấn công xuyên qua rừng Ardennes. Chiếm được Bastogne sẽ kiểm soát được ngã ba đường tại một khu vực vốn gồ ghề và ít đường đi; nó sẽ mở ra một cửa ngõ giá trị giúp quân Đức xâm nhập xa hơn về phía bắc. Continue reading “26/12/1944: Patton giải cứu quân Đồng minh ở Bastogne”