Thế giới hôm nay: 27/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Tập Cận Bình kêu gọi các sĩ quan quân đội tăng cường sẵn sàng chiến đấu vũ trang. Khi phát biểu bên lề Nhân Đại ở Bắc Kinh, Chủ tịch Trung Quốc cho biết đại dịch covid-19 đã tác động sâu sắc đến an ninh và sự phát triển của đất nước. Bất chấp mối lo ngại này, chính phủ tuần trước đã đề xuất với quốc hội là trong năm nay mức tăng chi tiêu quốc phòng sẽ là 6,6%, giảm so với 7,5% hồi năm ngoái.

Thành phố Vũ Hán của Trung Quốc, nơi coronavirus khởi phát, đã hoàn thành xét nghiệm 6,5 triệu người trong mười ngày. Chiến dịch này theo sau những lo ngại rằng covid-19 đã xuất hiện trở lại sau khi lệnh phong tỏa thành phố hồi tháng 1 dường như đã kiểm soát được dịch bệnh. Các quan chức tuyên bố khoảng 3 triệu xét nghiệm đã được tiến hành trước chiến dịch vừa rồi, trong một thành phố khoảng 11 triệu dân. Continue reading “Thế giới hôm nay: 27/05/2020”

Mỹ cần tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?

Nguồn:  Aaron L. Friedberg, “The United States Needs to Reshape Global Supply Chains”, Foreign Policy, 08/05/2020.

Biên dịch: Nguyễn Thanh Hải

Chính sách của Hoa Kỳ cần phải định hình lại quá trình toàn cầu hóa để làm giảm sức mạnh của Trung Quốc.

Đại dịch Covid-19 đã làm bộc lộ những mối nguy của việc năng lực sản xuất trong nước không đủ để đáp ứng nhu cầu về thiết bị y tế số lượng lớn trong trường hợp khẩn cấp, đặc biệt là khi nguồn cung đến từ một đối thủ tiềm năng như Trung Quốc. Những nỗ lực của các công ty Mỹ nhằm mở rộng sản xuất máy trợ thở trở nên khó khăn do phải nhập các bộ phận quan trọng từ Trung Quốc và các nơi khác. Các lệnh hạn chế xuất khẩu do Bắc Kinh đặt ra đã khiến nhân viên y tế trên khắp thế giới đối mặt với tình trạng thiếu nghiêm trọng khẩu trang và mặt nạ do chúng phần lớn được sản xuất tại Trung Quốc. Việc các mặt hàng thiết yếu do các công ty Mỹ sản xuất nhưng lại dựa vào nguồn nhân công giá rẻ tại Trung Quốc chính là một lời nhắc nhở đầy đau đớn về những mặt trái tiềm tàng của toàn cầu hóa. Continue reading “Mỹ cần tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu như thế nào?”

26/05/1940: Chiến dịch di tản khỏi Dunkirk ảnh hưởng thường dân

Nguồn: Britain’s Operation Dynamo gets underway as President Roosevelt makes a radio appeal for the Red Cross, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã tiết lộ tình cảnh thảm khốc của thường dân Bỉ và Pháp vốn phải gánh chịu hậu quả của giao tranh giữa Anh và Đức, lúc đó đang cố gắng đến được bờ biển phía bắc nước Pháp, và đề nghị Hội Chữ thập Đỏ giúp đỡ họ.

“Tối nay, trên những đường phố từng yên bình của Bỉ và Pháp, hàng triệu người đang di chuyển, chạy khỏi chính căn nhà của họ, mong thoát khỏi bom, đạn pháo và súng máy, không nơi trú ẩn, và gần như cũng chẳng có thức ăn,” FDR nói trên sóng radio. Continue reading “26/05/1940: Chiến dịch di tản khỏi Dunkirk ảnh hưởng thường dân”

Thế giới hôm nay: 26/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Nhật Bản chấm dứt tình trạng khẩn cấp. Thủ tướng Abe Shinzo tuyên bố những hạn chế sẽ được dỡ bỏ ở Tokyo và bốn tỉnh khác nơi vẫn còn áp dụng tình trạng này. Tình trạng khẩn cấp được áp dụng bảy tuần trước để đối phó với coronavirus. Nhật Bản đã vượt qua dịch tương đối thành công, nhưng tỉ lệ ủng hộ của ông Abe đã giảm xuống.

Một tòa án Đức đã yêu cầu Volkswagen trả tiền bồi thường cho chủ nhân một chiếc minivan bị cài phần mềm được thiết kế để gian lận bài kiểm tra khí thải. Phán quyết này là đòn mới nhất giáng vào công ty trong vụ bê bối “dieselgate”, và mở đường cho hàng ngàn phán quyết khác tương tự. “Dieselgate” đã khiến VW phải đóng phạt hơn 30 tỷ euro (33 tỷ đô la). Continue reading “Thế giới hôm nay: 26/05/2020”

Vai trò của lực lượng Fulro trong Chiến tranh Việt Nam

Nguồn: William H. Chickering, “A War of Their Own”, The New York Times, 09/06/2017.

Lược dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Mùa xuân năm 1967, khi ấy tôi đang là cậu trung úy 22 tuổi của Lực lượng Đặc nhiệm đóng tại một căn cứ nằm trên một đỉnh đồi ở Việt Nam, gần biên giới với Campuchia. Những người lính bên cạnh tôi là người Thượng, một tộc người sống ở vùng cao, khác với người Kinh ở miền xuôi. Hầu như ai trong số này cũng là thành viên của một tổ chức phiến quân tên gọi Fulro, viết tắt tiếng Pháp của Front unifié de lutte des races opprimée hay Mặt trận Thống nhất Đấu tranh của các Sắc tộc bị Áp bức, với mục tiêu đuổi người Kinh ra khỏi vùng cao nguyên. Căn cứ của tổ chức là một nơi nào đó bên kia biên giới. Continue reading “Vai trò của lực lượng Fulro trong Chiến tranh Việt Nam”

25/05/1961: John F. Kennedy tuyên bố sẽ đưa người Mỹ lên mặt trăng

Nguồn: JFK asks Congress to support the space program, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1961, Tổng thống John F. Kennedy đã tuyên bố trước Quốc hội về mục tiêu đưa người Mỹ lên mặt trăng vào cuối thập niên và đề xuất hỗ trợ tài chính để tăng tốc chương trình không gian. Ông đã coi nhiệm vụ này là một ưu tiên quốc gia và là sứ mệnh mà tất cả người Mỹ cùng chia sẻ, tuyên bố rằng sẽ không phải là một người đặt chân lên mặt trăng, mà là cả nước Mỹ.

Ngày 12/04/1961, Liên Xô đã trở thành quốc gia đầu tiên đưa người vào không gian khi Yuri Gagarin thực hiện thành công chuyến bay vào vũ trụ với tàu Vostok 1. Ngày 05/05, một người Mỹ tên là Alan Shepard đã bay vào vũ trụ nhưng không bay quanh quỹ đạo trái đất như phi hành gia người Nga từng làm trước đó. Continue reading “25/05/1961: John F. Kennedy tuyên bố sẽ đưa người Mỹ lên mặt trăng”

Con đường tới thế giới bền vững

Tác giả: Lê Trung Kiên & Lê Đình Tĩnh

Trong bối cảnh tình hình thế giới ngày càng trở nên bất định, chủ nghĩa bảo hộ, dân túy gia tăng, tác động nhiều mặt tới quá trình  toàn cầu hóa, hội nhập và liên kết kinh tế, đồng thời đặt ra những vấn đề cơ bản về quản trị và mô hình phát triển của từng quốc gia. Sự xung đột giữa các mô hình phát triển khác nhau không chỉ ảnh hưởng tới triển vọng kinh tế toàn cầu mà còn liên quan tới đời sống của hảng tỷ người dân của các quốc gia liên quan. Tháng 1/2020, Tạp chí Foreign Affairs xuất bản Chuyên san “Con đường tới thế giới bền vững” tổng hợp hơn 20 bài báo đáng chú ý nhất đã xuất bản trên Tạp chí liên quan tới các chủ đề thảo luận của Hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Davos 2020. Bài viết này giới thiệu tóm lược các nội dung của Chuyên san trên liên quan đến chủ đề  mô hình phát triển kinh tế thế giới, các vấn đề đặt ra và giải pháp để ứng phó. Continue reading “Con đường tới thế giới bền vững”

24/05/1917: Anh đưa vào sử dụng hệ thống hộ tống tàu biển

Nguồn: British naval convoy system introduced, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trước thành công ngoạn mục của tàu ngầm U-boat của Đức và các cuộc tấn công của chúng nhắm vào các tàu phe Hiệp Ước và các nước trung lập trên biển, Hải quân Hoàng gia Anh đã đưa vào sử dụng một hệ thống hộ tống mới, theo đó tất cả các tàu buôn đi qua Đại Tây Dương sẽ đi thành từng nhóm dưới sự bảo vệ của Hải quân Anh.

Trong hơn ba năm trong Thế chiến I, các lãnh đạo Hải quân Hoàng gia Anh kiên quyết chống lại việc tạo ra một hệ thống hộ tống, tin rằng họ không nên chuyển tàu biển và các nguồn lực khác ra khỏi hạm đội hùng mạnh của mình, do chúng có thể được cần đến trong các trận chiến. Tuy nhiên, ảnh hưởng của các tàu ngầm U-Boat và các cuộc tấn công của chúng vào các tàu buôn – của nước tham chiến lẫn trung lập – thực sự rất tàn khốc. Continue reading “24/05/1917: Anh đưa vào sử dụng hệ thống hộ tống tàu biển”

Tóm lược lịch sử Nghĩa sĩ miếu ở Paris

Tác giả: Nguyễn Văn Nghệ

Ngày 09/06/2020 tới đây sẽ đánh dấu kỷ niệm 100 năm ngày khánh thành Nghĩa sĩ miếu tại Paris (Pháp). Khi Thế chiến I nổ ra, nhiều người Việt Nam tùng chinh sang giúp nước Pháp chống lại quân Đức và có hơn 1.500 người vừa lính vừa thợ hy sinh. Sau khi chiến tranh chấm dứt, Chính phủ Pháp nghĩ quân sĩ nước ta tùng chinh trận vong, tiếng thơm việc nghĩa không thể mai một nên mới bàn dựng một ngôi miếu để thờ  binh sĩ Việt Nam trận vong trong cuộc chiến. Địa điểm được dựng là Nogent sur Marne và miếu được đặt tên là “Nghĩa sĩ miếu” (có người gọi là “Nghĩa sĩ từ”). Bên trên mái trước ngôi miếu và bên trên bình phong trước miếu đều có ba chữ Hán “Nghĩa sĩ miếu”. Người Pháp gọi là Temple du Souvenir Indochinois (Đền Tưởng niệm người Đông Dương). Continue reading “Tóm lược lịch sử Nghĩa sĩ miếu ở Paris”

Attila the Hun: Người cai trị đế chế người Hung

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Attila (410 SCN – 453 SCN) là lãnh đạo của đế chế người Hung, người đã chỉ huy người Hung và những dân tộc lệ thuộc của họ trong bốn cuộc tấn công lớn, gồm hai lần tấn công phía đông và hai lần khác vào phía tây của đế chế La Mã.

Attila cai trị đế chế người Hung từ năm 440 đến năm 453 SCN, ban đầu cùng với anh trai là Bleda, sau đó ông sát hại Bleda để độc tôn ngôi vị. Một ghi chép từ quan sát trực tiếp về Attila của nhà sử học người La Mã Priscus cho thấy ông là một người thông minh và rất giản dị trong cách ăn mặc, dù cũng có thể nổi cơn thịnh nộ bất cứ lúc nào. Continue reading “Attila the Hun: Người cai trị đế chế người Hung”

23/05/1934: Cảnh sát tiêu diệt cặp đôi tội phạm Bonnie và Clyde

Nguồn: Police kill famous outlaws Bonnie and Clyde, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1934, cặp đôi tội phạm khét tiếng Bonnie Parker và Clyde Barrow đã bị cảnh sát bang Texas và Louisiana bắn chết khi đang lái một chiếc xe mà họ đánh cắp gần Sailes, Louisiana.

Bonnie Parker đã gặp một Clyde Barrow đầy lôi cuốn ở Texas khi mới vừa 19 tuổi, lúc đó chồng cô ta (Bonnie kết hôn khi mới 16 tuổi) lại đang ngồi tù vì tội giết người. Ngay sau khi gặp nhau, Barrow đã phải vào tù vì tội ăn cướp. Parker đến thăm tình nhân mỗi ngày và lén tuồn một khẩu súng vào tù để giúp hắn trốn thoát, nhưng tên tội phạm sớm bị bắt ở Ohio và bị đưa trở lại nhà tù. Khi Barrow được ân xá vào năm 1932, hắn ngay lập tức liên lạc với Parker và cặp đôi bắt đầu một cuộc đời tội phạm cùng nhau. Continue reading “23/05/1934: Cảnh sát tiêu diệt cặp đôi tội phạm Bonnie và Clyde”

Đại Việt dưới thời vua Lý Cao Tông (1176-1210)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Niên hiệu: Trinh Phù:1176-1185; Thiên Tư Gia Thụy:1186—1201; Thiên Gia Bảo Hựu:1202-1204; Trị Bình Long Ứng:1205-1210.

Vào đầu năm 1176, Thái tử Long Cán lên ngôi, đổi niên hiệu là Trinh Phù, lúc mất đặt miếu hiệu là Cao Tông; tôn mẹ là Đỗ Thị làm Chiêu thiên chí lý hoàng thái hậu; dùng cậu là Đỗ An Di làm Thái sư đồng Bình chương sự,[1] Tô Hiến Thành làm Thái úy:[2]

Mùa xuân, tháng giêng, nămTrinh Phù thứ 1 [1176], đổi niên hiệu, đại xá thiên hạ. Toàn Thư, Bản Kỷ, quyển 4. Continue reading “Đại Việt dưới thời vua Lý Cao Tông (1176-1210)”

22/05/2017: Buổi biểu diễn của Ariana Grande bị đánh bom khủng bố

Nguồn: Manchester Arena bombed during Ariana Grande concert, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 2017, chỉ một lát sau khi Ariana Grande biểu diễn xong bài hát cuối cùng trong buổi hòa nhạc của cô tại sân vận động Manchester Arena, một kẻ đánh bom tự sát đã kích nổ tại khu vực sự kiện khiến 22 khán giả thiệt mạng và 116 người khác bị thương. ISIS đã nhận trách nhiệm về hành động khủng bố tồi tệ nhất này tại Anh kể từ sau vụ đánh bom tàu điện ngầm ở London vào năm 2005. Continue reading “22/05/2017: Buổi biểu diễn của Ariana Grande bị đánh bom khủng bố”

Đòn mới của Mỹ chống Huawei: Liệu có gậy ông đập lưng ông?

Nguồn: America’s latest salvo against Huawei is aimed at chipmaking in China“, The Economist, 22/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nước Mỹ đã trừng phạt Huawei không chỉ vì một số chính trị gia của họ sợ công ty thiết bị mạng khổng lồ này của Trung Quốc cho phép các cơ quan tình báo ở Bắc Kinh nghe lén các liên lạc của khách hàng. Công ty này, người đi đầu thế giới trong lĩnh vực viễn thông 5G của tương lai, cũng tượng trưng cho sự phát triển kinh tế và công nghệ của Trung Quốc. Tổng thống Donald Trump không thích nó một chút nào. William Barr, tổng chưởng lý của ông, đã cảnh báo rằng nước Mỹ có nguy cơ “phải từ bỏ vị trí dẫn đầu” cho Trung Quốc nếu không thể “chặn bước Huawei” trên con trường thống trị 5G.

Một nỗ lực như vậy trước đây, cấm bán linh kiện do Mỹ sản xuất cho Huawei, bao gồm cả các chip (bộ vi xử lý) tiên tiến mà Huawei cần, không phải là đòn nốc-ao mà Nhà Trắng hy vọng thành công. Các nhà sản xuất chip vẫn có thể tiếp tục bán chip cho Huawei từ các nhà máy bên ngoài nước Mỹ. Vì vậy, vào ngày 15 tháng 5, chính quyền Trump đã mở rộng các hạn chế từ chip sang các công cụ được sử dụng để sản xuất chip, trong đó phần nhiều đến từ Mỹ. Nếu các nhà sản xuất chip lớn, như Công ty Sản xuất chất bán dẫn Đài Loan (TSMC), sử dụng thiết bị do Mỹ sản xuất, thì họ sẽ không còn có thể chế tạo các con chip theo thiết kế của Huawei ở bất cứ đâu trên thế giới. Continue reading “Đòn mới của Mỹ chống Huawei: Liệu có gậy ông đập lưng ông?”

An ninh năng lượng và ngoại giao năng lượng: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho VN

Tác giả: Vũ Lê Thái Hoàng* – Hàn Lam Giang**

 Tóm tắt: Năng lượng là nhân tố trọng yếu đối với an ninh – kinh tế của mỗi quốc gia. Đảm bảo an ninh năng lượng vì thế cũng trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu và ngoại giao năng lượng cũng được chú trọng hơn bao giờ hết. Đây được xem là lựa chọn chính sách đối ngoại phù hợp và cần thiết, đóng góp tích cực cho lợi ích quốc gia – dân tộc trên cả ba khía cạnh an ninh, phát triển và nâng cao vị thế.Với thế và lực của từng quốc gia kết hợp với những vận động của bối cảnh quốc tế, mức độ, hình thức triển khai các chiến lược năng lượng và ngoại giao năng lượng có thể linh hoạt, sáng tạo, từ đơn giản đến phức tạp, từ song phương đến đa phương, chủ yếu xoay quanh hai dạng: ngoại giao vì năng lượng và ngoại giao bằng năng lượng. Việt Nam đã xác định bảo đảm vững chắc, lâu dài an ninh năng lượng quốc gia mang tầm quan trọng chiến lược hàng đầu đối với phát triển kinh tế – xã hội, an ninh quốc gia, và nhấn mạnh vai trò của ngoại giao và đối ngoại năng lượng trong việc hiện thực hóa mục tiêu đó. Continue reading “An ninh năng lượng và ngoại giao năng lượng: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách cho VN”

21/05/1932: Earhart hoàn thành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương

Nguồn: Earhart completes transatlantic flight, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1932, năm năm sau ngày phi công người Mỹ Charles Lindbergh trở thành người đầu tiên thực hiện chuyến bay một mình xuyên Đại Tây Dương, nữ phi công Amelia Earhart đã trở thành người tiếp theo lập lại kỳ tích này khi bà hạ cánh ở Ireland sau khi bay qua Bắc Đại Tây Dương. Earhart đã bay hơn 2.000 dặm từ Newfoundland chỉ trong vòng 15 giờ. Continue reading “21/05/1932: Earhart hoàn thành chuyến bay xuyên Đại Tây Dương”

Thế giới hôm nay: 21/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Amphan, cơn bão mạnh nhất tấn công Ấn Độ và Bangladesh trong hơn một thập niên, đã đổ bộ vào Sundarbans, khu rừng ngập mặn giữa hai nước này. Siêu bão làm tốc mái các ngôi nhà và gây mất điện. Ở Bangladesh, khoảng 2,4 triệu người đã sơ tán đến nơi trú bão, trong số đó có hàng trăm người tị nạn Rohingya đang trú ở một hòn đảo trong Vịnh Bengal.

Brazil ghi nhận 1.179 trường hợp tử vong do covid-19 hôm thứ Ba, đánh dấu lần đầu tiên số người thiệt mạng hàng ngày của họ vượt 1.000. Tổng số người chết đã lên đến 17.971. Tổng thống Jair Bolsonaro, người đã bị chỉ trích vì xem thường đại dịch, bắt chước Tổng thống Mỹ Donald Trump khi quảng cáo hydroxychloroquine (thuốc sốt rét) như một liều thuốc thần chống covid-19. Các chuyên gia y tế khuyên không nên dùng thuốc này để điều trị bệnh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/05/2020”

Tác động của COVID-19 đến quan hệ Trung-Mỹ

Tác giả: Wang Jisi (Vương Tập Tư) ~ Giới thiệu: Minh Anh

Dịch COVID-19 đã đẩy mối quan hệ Trung-Mỹ vào một giai đoạn tồi tệ mới. Quan hệ thương mại song phương trên đà suy thoái, rơi vào trạng thái dường như đóng băng; sự thiếu hụt lòng tin chiến lược ngày càng nghiêm trọng; bầu không khí giữa hai bên ngột ngạt chưa từng có.

Sau khi Donald Trump lên cầm quyền, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc đã có sự thay đổi lớn. Từ năm 2009, quan hệ Trung-Mỹ dần phát triển theo chiều hướng tiêu cực, nghĩa là quan hệ hai nước bắt đầu thay đổi dưới thời Barack Obama, tuy nhiên nó đã không được thể hiện một cách rõ ràng như sau khi Donald Trump lên làm tổng thống. Các vấn đề trong quan hệ Trung-Mỹ hiện nay bao gồm va chạm kinh tế-thương mại, Hong Kong, Đài Loan, nhân quyền, Biển Đông, tách rời công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ… trên thực tế những vấn đề này đã xuất hiện trước khi Donald Trump lên cầm quyền. Continue reading “Tác động của COVID-19 đến quan hệ Trung-Mỹ”

20/05/1996: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ bảo vệ quyền của người đồng tính

Nguồn: Supreme Court defends rights of gays and lesbians in Romer v. Evans, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1996, trong một chiến thắng của phong trào dân quyền cho người đồng tính, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ – với sáu phiếu thuận và ba phiếu chống – đã bác bỏ một tu chính án của hiến pháp tiểu bang Colorado với nội dung ngăn bất cứ thành phố, thị trấn hoặc quận nào thuộc tiểu bang thực hiện bất cứ hoạt động lập pháp, hành pháp hoặc tư pháp nào để bảo vệ quyền của người đồng tính. Continue reading “20/05/1996: Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ bảo vệ quyền của người đồng tính”

Thế giới hôm nay: 20/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các quốc gia thành viên Tổ chức Y tế Thế giới nhất trí tổ chức một cuộc điều tra độc lập về covid-19. “Đánh giá vô tư, độc lập và toàn diện” sẽ xem xét vai trò của chính WHO trong cuộc khủng hoảng. Mỹ đặc biệt có vai trò quan trọng trong tổ chức liên chính phủ này. Giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết cuộc điều tra sẽ bắt đầu “sớm nhất có thể”.

Trung Quốc áp thuế trừng phạt ở mức hơn 80% lên lúa mạch nhập khẩu từ Úc. Bộ thương mại Trung Quốc nói đây là kết quả của một cuộc điều tra lâu  dài về khiếu nại chống bán phá giá, song cũng có thể là hành động Trung Quốc trả đũa vì Úc đã thúc đẩy cuộc điều tra nguồn gốc đại dịch covid-19. Tuần trước, Trung Quốc áp lệnh cấm nhập khẩu lên bốn nhà máy chế biến thịt của Úc. Continue reading “Thế giới hôm nay: 20/05/2020”