Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P3)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Giải mã đối đầu Mỹ-Trung: Xung đột giữa hai hệ thống 

Đối đầu Mỹ-Trung không chỉ là chiến tranh thương mại, mà còn là xung đột giữa hai hệ thống chính trị và hai mô hình phát triển khác nhau. Cuộc chiến thương mại chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”. Trước đây, người Mỹ do ngộ nhận về Trung Quốc, nên đã theo đuổi chủ trương hợp tác suốt bốn thập niên. Người Trung Quốc cũng do ngộ nhận về Mỹ nên đã bị động và bất ngờ về cuộc chiến thương mại, nay đang leo thang trở thành một cuộc chiến tổng lực (chưa thấy điểm dừng). Chắc Bắc Kinh đang đau đầu tìm cách đối phó, sau khi đã cay đắng nhận ra rằng hệ thống tuyên truyền một chiều của họ (do thiếu phản biện) đã góp phần làm cho họ ngộ nhận và nhầm lẫn trong cách đánh giá về chính quyền Trump, làm vô hiệu hóa công tác nghiên cứu chiến lược. Theo Fox News, đại sứ Trung Quốc Thôi Thiên Khải tuy đã ở Washington 5 năm, nhưng phải thừa nhận là vẫn chưa hiểu Trump, “Chúng tôi không thực sự biết Mỹ muốn nhắm vào những ưu tiên nào…rất khó hiểu”. Continue reading “Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P3)”

14/12/1799: George Washington qua đời

Nguồn: George Washington dies, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1799, George Washington, nhà lãnh đạo cách mạng và tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ, qua đời vì bệnh viêm thanh quản cấp tính tại tư gia ở Mount Vernon, Virginia, hưởng thọ 67 tuổi.

George Washington sinh năm 1732 trong một gia đình nông dân ở hạt Westmoreland, Virginia. Kinh nghiệm quân sự trực tiếp đầu tiên của ông là một trung tá trong lực lượng dân quân thuộc địa Virginia năm 1754, khi ông dẫn đầu một đội viễn chinh nhỏ chống lại quân Pháp tại thung lũng sông Ohio nhân danh thống đốc bang Virginia. Hai năm sau, Washington nắm quyền chỉ huy lực lượng phòng thủ biên giới phía tây Virginia trong Chiến tranh Pháp và Người Da đỏ. Sau khi chiến trường của cuộc chiến chuyển đến nơi khác, ông đã rời quân ngũ, trở về với cuộc sống của một người trồng rừng, và đảm nhiệm một ghế trong Viện Thứ dân Virginia. Continue reading “14/12/1799: George Washington qua đời”

Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P1)

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Đừng hỏi tổ quốc làm gì cho bạn. Hãy hỏi bạn có thể làm gì cho tổ quốc.

J.F. Kennedy

Lời giới thiệu

Lý Nhân Tông là  vị Vua giữ ngôi cao lâu dài nhất trong lịch sử nước ta, với 56 năm trị vì, đất nước được thái bình thịnh vượng; lại có các tướng giỏi như Thái phó Lý Đạo Thành, Thái úy Lý Thường Kiệt phụ giúp, lập nên võ công hiển hách, phạt Tống, bình Chiêm; khiến lân bang phải nể sợ. Bấy giờ nước ta bị mất một số đất vào tay nhà Tống; qua tháng năm dài, khi dùng binh đe dọa, khi thư từ ngoại giao, nhà vua kiên trì đòi đất. Có lúc Vua đích thân gửi thư cho Vua Triết Tông nhà Tống, nội dung với lòng thiết tha tấc đất của tổ tiên, có đoạn như sau: Continue reading “Cuộc đấu tranh đòi đất đầu tiên trong bang giao Việt-Trung (P1)”

13/12/2000: Al Gore thừa nhận thất bại trong bầu cử Tổng thống

Nguồn: Al Gore concedes presidential election, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2000, Phó Tổng thống Al Gore miễn cưỡng thừa nhận thất bại trước Thống đốc bang Texas, George W. Bush, trong nỗ lực giành chức Tổng thống sau nhiều tuần lễ tranh cãi pháp lý về việc đếm lại phiếu bầu ở bang Florida.

Trong một bài phát biểu được truyền hình từ văn phòng của ông bên cạnh Nhà Trắng, Gore nói rằng dù thất vọng sâu sắc và không đồng ý với phán quyết của Tòa án Tối cao mà theo đó đã khiến chiến dịch tranh cử của ông phải kết thúc, thì “hận thù đảng phái phải được đặt sang một bên.” Continue reading “13/12/2000: Al Gore thừa nhận thất bại trong bầu cử Tổng thống”

Tại sao Việt Nam hủy giao lưu quốc phòng với Mỹ?

Tác giả: Lê Hồng Hiệp

Giữa tháng 10 năm 2018, nhà nghiên cứu Việt Nam Carlyle A. Thayer đưa tin rằng Việt Nam đã lặng lẽ hủy bỏ mười lăm hoạt động giao lưu quốc phòng với Hoa Kỳ đã được lên kế hoạch cho năm 2019, bao gồm các trao đổi về lục quân, hải quân và không quân. Nếu xét sự hợp tác chiến lược mạnh mẽ giữa hai nước trong những năm gần đây, bất chấp những bất định mà chính quyền Trump tạo ra, thì quyết định của Việt Nam đã khiến nhiều người băn khoăn. Vậy điều gì có thể lý giải cho sự thay đổi thái độ đột ngột này của Việt Nam? Continue reading “Tại sao Việt Nam hủy giao lưu quốc phòng với Mỹ?”

12/12/1901: Marconi gửi tín hiệu radio xuyên Đại Tây Dương

Nguồn: Marconi sends first Atlantic wireless transmission, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1901, nhà vật lý người Ý và người tiên phong trong lĩnh vực radio Guglielmo Marconi đã thành công trong việc gửi tín hiệu vô tuyến đầu tiên xuyên Đại Tây Dương, bác bỏ những người dèm pha nói rằng độ cong của bề mặt trái đất sẽ hạn chế việc truyền tải tín hiệu trong phạm vi chỉ 200 dặm hoặc ít hơn. Thông điệp được truyền đi – chỉ đơn giản là tín hiệu mã Morse cho chữ cái “s” – đã di chuyển hơn 2.000 dặm từ Poldhu ở Cornwall, Anh, tới Newfoundland, Canada. Continue reading “12/12/1901: Marconi gửi tín hiệu radio xuyên Đại Tây Dương”

Tại sao Eritrea được gọi là ‘Triều Tiên của Châu Phi’?

Nguồn: Why Eritrea is called Africa’s North Korea, The Economist, 14/08/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Eritrea đã có một vài điều tiếng không hay trong những năm qua. Chiến tranh giải phóng với nước Ethiopia láng giềng, bắt đầu từ những năm 1960 và chỉ kết thúc vào năm 1991, là một trong những cuộc xung đột dài nhất của châu Phi. Sau đó, với tư cách là một quốc gia mới độc lập, đất nước này lại lâm vào chiến tranh với Ethiopia từ năm 1998 đến năm 2000, một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất trong lịch sử lục địa và chỉ mới chính thức kết thúc vào ngày 08 tháng 07 năm nay. Eritrea là quốc gia có số lượng người tị nạn lớn nhất từ châu Phi tới châu Âu từ năm 2014 đến 2016. Trong thập niên vừa qua, có nhiều người rời bỏ Eritrea đến mức nó đã được gọi là quốc gia bị sụt giảm dân số nhanh nhất thế giới. Nước này từng được ví như Cuba và Đông Đức cũ. Nhưng trong những năm gần đây, không có tên gọi nào tỏ ra dai dẳng (hay gây nhiều tranh cãi) hơn biệt danh “Triều Tiên của Châu Phi”. Continue reading “Tại sao Eritrea được gọi là ‘Triều Tiên của Châu Phi’?”

11/12/1946: Thành lập UNICEF

Nguồn: UNICEF founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, sau Thế chiến II, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã quyết định bỏ phiếu thành lập Quỹ Khẩn cấp Nhi đồng Quốc tế Liên Hiệp Quốc (United Nations International Children’s Emergency Fund, UNICEF), một tổ chức giúp đỡ và cứu trợ trẻ em sống ở các nước bị tàn phá bởi chiến tranh.

Sau cuộc khủng hoảng lương thực và y tế cuối thập niên 1940, UNICEF tiếp tục vai trò của mình như một tổ chức cứu trợ cho trẻ em tại các quốc gia gặp khó khăn và trong những năm 1970 đã trở thành tổ chức ủng hộ quyền trẻ em. Continue reading “11/12/1946: Thành lập UNICEF”

Phân tích việc bắt giữ CFO Huawei Mạnh Vãn Chu

Tác giả: SinoInsider | Biên dịch: Phan Nguyên

Ngày 05/12/2018, các phương tiện truyền thông phương Tây đưa tin Giám đốc Tài chính (CFO) của Huawei, bà Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou), đã bị bắt tại Vancouver khi đang quá cảnh tại đây vào ngày 1 tháng 12, lúc chuẩn bị diễn ra bữa ăn tối giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình. Mạnh, con gái của người sáng lập hãng Huawei Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei), bị truy nã vì che đậy hành vi vi phạm lệnh trừng phạt đối với Iran và đối mặt với khả năng bị dẫn độ sang Hoa Kỳ

Theo các quan chức hàng đầu trong chính quyền Trump, Trump không hề biết rằng Mạnh đã bị bắt trước bữa tối. Tờ Financial Times cho biết chính phủ Trung Quốc đã biết về vụ bắt giữ trước bữa tối nhưng quyết định không nêu vấn đề trong bữa ăn vì ông Tập muốn tập trung vào việc cố gắng giải quyết căng thẳng thương mại. Continue reading “Phân tích việc bắt giữ CFO Huawei Mạnh Vãn Chu”

Brexit và bóng ma lịch sử

Nguồn: Harold James, “The Ghost of Brexit Past”, Project Syndicate, 04/12/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Liên minh châu Âu đã đạt được sự chấp thuận của các quốc gia thành viên đối với một thỏa thuận đặt ra các điều khoản cho việc Vương quốc Anh rút khỏi khối. Nhưng vẫn chưa rõ liệu phần lớn các nghị sĩ Anh có phê chuẩn thỏa thuận này hay không nếu xét việc thỏa thuận này dường như trao quyền quyết định các vấn đề của Anh vào tay châu Âu.

Người ta có thể giả định một cách hợp lý rằng thỏa thuận này sẽ bị từ chối bởi những người ủng hộ Brexit cứng rắn vốn coi thỏa thuận này thậm chí còn kém thỏa đáng hơn so với hiện trạng. Và tất nhiên có rất nhiều người phản đối Brexit dưới mọi hình thức. Tuy nhiên, bất chấp tất cả các sai sót của nó, thỏa thuận Brexit mà Thủ tướng Theresa May đã đàm phán với EU có khả năng sẽ xảy ra. Continue reading “Brexit và bóng ma lịch sử”

10/12/1917: Hội Chữ thập đỏ được trao Nobel Hòa bình

Nguồn: Red Cross is awarded Nobel Peace Prize, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1917, sau ba năm chiến tranh mà không có giải Nobel Hòa bình nào được trao, Ủy ban Nobel Na Uy đã trao giải thưởng năm 1917 cho Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (International Committee of the Red Cross – ICRC).

Từ sau sự bùng nổ của Thế chiến I, Ủy ban Nobel đã quyết định không trao giải thưởng hòa bình hàng năm, và tuyên bố chính thức rằng không có ứng cử viên xứng đáng nào được đề cử. Tuy nhiên, vào tháng 01 năm 1917, Giáo sư Louis Renault, một luật sư nổi tiếng, người từng đoạt giải Nobel Hòa bình (năm 1906, vì vai trò của ông trong việc mở rộng Công ước Geneva để điều chỉnh cả chiến tranh trên biển), đồng thời là chủ tịch đương nhiệm Hội Chữ thập đỏ Pháp, đã đề cử ICRC cho giải thưởng năm đó. Continue reading “10/12/1917: Hội Chữ thập đỏ được trao Nobel Hòa bình”

Việt Nam nên đối phó với chiến tranh thương mại như thế nào?

Tác giả: Hồ Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Trang, & Trần Ngọc Thơ

Lời mở đầu

Báo cáo World Economic Outlook tháng 10 năm 2018 cho thấy căng thẳng thương mại, với Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung là một trong những trung tâm, là một trong những rủi ro lớn nhất đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Mặc dù một số phân tích cho rằng Việt Nam là một trong những nước được hưởng lợi nhiều nhất từ chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, một phân tích của FT Confidential Research cho rằng Việt Nam là một trong những nước dễ bị tổn thương nhất trong chiến tranh thương mại do mức độ phụ thuộc lớn của nền kinh tế vào xuất khẩu.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích những tác động của chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đối với Việt Nam, cả về tích cực và tiêu cực. Chúng tôi cũng đưa ra nhìn nhận về quan điểm ứng phó với chiến tranh thương mại của giới lãnh đạo Việt Nam thông qua các phát biểu chính thức của thủ tướng. Cuối cùng, chúng tôi thảo luận một số điểm quan trọng mà Việt Nam cần chú ý trong chiến lược ứng phó với chiến tranh thương mại. Continue reading “Việt Nam nên đối phó với chiến tranh thương mại như thế nào?”

09/12/1917: Jerusalem đầu hàng quân Anh

Nguồn: Jerusalem surrenders to British troops, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ rút khỏi khu vực chỉ sau một ngày chiến đấu, các quan chức đứng đầu Thánh Địa Jerusalem đã trao chìa khóa thành phố cho quân đội Anh.

Hai ngày sau đó, người Anh, dẫn đầu bởi Tướng Edmund Allenby, vị chỉ huy chuyển đến từ Mặt trận phía Tây hồi tháng 06 để tiếp quản Ai Cập, đã tiến vào Thánh Địa theo chỉ dẫn nghiêm ngặt của London để không tỏ ra thiếu tôn trọng đối với Thánh Địa, người dân và truyền thống của nơi này. Allenby đã đi bộ vào Jerusalem – với chủ đích thể hiện sự trái ngược với Hoàng đế Wilhelm (của Đức) khi ông tiến vào thành phố trên lưng ngựa vào năm 1898 – và đã không có lá cờ phe Hiệp Ước nào được giương lên ở thành phố, trong khi quân đội Hồi giáo từ Ấn Độ được phái đi bảo vệ địa danh tôn giáo Vòm đá thiêng (Dome of the Rock). Continue reading “09/12/1917: Jerusalem đầu hàng quân Anh”

Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P2)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Trò chơi quyền lực mới: Luật chơi mới   

Theo giáo sư Graham Allison (tác giả của thuyết “bẫy Thucydides”), Washington cho rằng Bắc Kinh đã thách thức Mỹ nhiều năm nay, và đã đến lúc Mỹ phải đáp lại. Các Tổng thống trước đây (như Bill Clinton, George Bush, và Barack Obama) về cơ bản đã ngộ nhận về thách thức của Trung Quốc. Quan điểm của Pence phản ánh “một chiến lược nghiêm túc đang hình thành để đối đầu với Trung Quốc”. Cuộc xung đột này đang “diễn ra từng bước” mà “không có văn bản chiến lược cốt lõi nào”. Lời tố cáo độc địa nhất trong diễn văn của Pence là “Trung Quốc can thiệp vào chính trị nội bộ của Mỹ và tác động đến bầu cử giữa kỳ vào 20/11/2018”. Continue reading “Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P2)”

08/12/1863: Lincoln công bố Tuyên ngôn Ân xá và Tái thiết

Nguồn: Lincoln issues Proclamation of Amnesty and Reconstruction, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, Tổng thống Abraham Lincoln đưa ra kế hoạch hòa giải của ông cho việc thống nhất Hoa Kỳ với Tuyên ngôn Ân xá và Tái thiết (Proclamation of Amnesty and Reconstruction).

Tính đến thời điểm đó trong cuộc Nội chiến, rõ ràng là Lincoln cần phải đề ra một số kế hoạch sơ bộ cho việc tái thiết sau chiến tranh. Quân đội Liên minh miền Bắc (Union) đã chiếm được phần lớn miền Nam, và một số tiểu bang đã sẵn sàng để xây dựng lại chính quyền của họ. Continue reading “08/12/1863: Lincoln công bố Tuyên ngôn Ân xá và Tái thiết”

07/12/1787: Delaware phê chuẩn Hiến pháp

Nguồn: Delaware ratifies the Constitution, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1787, Delaware trở thành tiểu bang đầu tiên phê chuẩn Hiến pháp Hoa Kỳ, thông qua một cuộc bỏ phiếu với toàn phiếu thuận.

Sự kiện quan trọng này xảy ra đúng một năm sau khi tờ Hampshire Herald công khai một tuyên bố của Thomas Grover trong đó liệt kê các yêu cầu được đưa ra bởi những người tham gia cuộc nổi loạn do Shays lãnh đạo. Nền kinh tế hậu chiến đã khiến người nông dân ở miền tây Massachusetts và khắp 13 tiểu bang rơi vào cảnh khốn cùng. Nhiều người không thể trả nợ bằng thứ tiền giấy không còn giá trị do chính phủ các tiểu bang ban hành. Thuyền trưởng Daniel Shays, một cựu chiến binh Quân đội Lục địa, đã dẫn đầu một cuộc tấn công vào kho vũ khí liên bang ở Springfield, Massachusetts, nhằm đóng cửa các tòa án nơi các luật sư đòi nợ kiện người mắc nợ. Continue reading “07/12/1787: Delaware phê chuẩn Hiến pháp”

Trung Quốc, Hoa Kỳ và tương lai Đông Nam Á

Tác giả: Chin-Hao Huang | Biên dịch: Đinh Nho Minh

China, the United States and the Future of Southeast Asia. David B. H. Denoon chủ biên. New York: New York University Press, 2017. Bìa mềm: 464 trang.

Tập sách mới nhất do David B.H. Denoon chủ biên tập hợp bài viết từ các chuyên gia nổi tiếng về an ninh và quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á. Điểm nhấn chung của tập sách này là: khi Đông Nam Á đang trở thành một trọng tâm mới trong gia tăng đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, các nước Đông Nam Á sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới vận động quyền lực đang thay đổi nhanh chóng ở khu vực?

Mức độ phát triển kinh tế và chính trị đa dạng cùng ưu tiên đối ngoại khác nhau của mười nước ASEAN khiến việc tìm được một chính sách chung của khu vực này đối với Trung Quốc và Hoa Kỳ trở nên khó khăn. Ở phần giới thiệu, Denoon thừa nhận rằng “mẫu hình hành vi của các thành viên ASEAN là khá đa dạng” (trang 6). Tuy nhiên, vẫn có một vài xu hướng chung. Continue reading “Trung Quốc, Hoa Kỳ và tương lai Đông Nam Á”

06/12/1972: Giao tranh tiếp diễn bất chấp hòa đàm Paris

Nguồn: Fighting continues in South Vietnam while negotiators talk in Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này nắm 1972, giao tranh ở miền Nam Việt Nam ngày càng khốc liệt trong khi cuộc hòa đàm bí mật ở Paris được tiếp tục sau 24 giờ tạm dừng. Giao tranh tiếp diễn là do cả hai bên đều cố gắng giành lợi thế ở vùng nông thôn để chuẩn bị cho khả năng đạt được lệnh ngừng bắn ở Paris. Continue reading “06/12/1972: Giao tranh tiếp diễn bất chấp hòa đàm Paris”

Những nạn nhân bị lãng quên của chất độc da cam

Nguồn: Viet Thanh Nguyen & Richard Hughes, “The Forgotten Victims of Agent Orange”, The New York Times, 15/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Phan Thanh Hung Duc, 20 tuổi, nằm đó bất động và lặng im, thân mình được che phủ bởi một chiếc áo thun trắng in hình một ngôi đền Campuchia trang trí công phu. Miệng anh há hốc, ngực nhô lên khó nhọc, tay chân thì dị dạng. Anh trông như thể đang bị đóng băng trong đau đớn cực hình. Duc là một trong hàng ngàn nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam.

Pham Thi Phuong Khanh, 21 tuổi, là một nạn nhân khác. Cô lặng lẽ kéo chiếc khăn che lại khuôn mặt mình khi một người khách đến thăm Làng Hòa Bình ở Bệnh viện Từ Dũ, TP. Hồ Chí Minh, bắt đầu chụp ảnh chiếc đầu to lớn của cô. Giống như Hung Duc, Khanh là nạn nhân của Chiến dịch Ranch Hand (Operation Ranch Hand) – một nỗ lực của quân đội Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, nhằm tiêu diệt nơi trú ẩn cũng như nguồn cung thực phẩm của kẻ thù bằng cách phun thuốc diệt cỏ. Continue reading “Những nạn nhân bị lãng quên của chất độc da cam”

05/12/1933: Thời kỳ cấm rượu ở Mỹ chấm dứt

Nguồn: Prohibition ends, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1933, bản Tu chính án 21 của Hiến pháp Hoa Kỳ được phê chuẩn, bãi bỏ Tu chính án 18 và chấm dứt kỷ nguyên cấm rượu toàn quốc ở Mỹ. Vào lúc 05 giờ 32 phút chiều, Utah đã trở thành tiểu bang thứ 36 phê chuẩn bản tu chính án, giúp đạt được tỷ lệ đa số cần thiết ba phần tư các bang phê chuẩn. Pennsylvania và Ohio đã phê chuẩn trước đó cùng ngày.

Phong trào cấm uống rượu bắt đầu vào đầu thế kỷ 19, khi những người Mỹ lo ngại về các tác động bất lợi của việc uống rượu đã bắt đầu hình thành các cộng đồng không uống rượu. Vào cuối thế kỷ 19, các nhóm này đã trở thành một lực lượng chính trị mạnh mẽ, thực hiện vận động ở cấp tiểu bang và kêu gọi cấm rượu trên phạm vi toàn quốc. Một số bang đã cấm sản xuất hoặc bán rượu trong phạm vi biên giới của mình. Continue reading “05/12/1933: Thời kỳ cấm rượu ở Mỹ chấm dứt”