Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P1)

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Lời mở đầu

Đại hội Đảng XII (28/1/2016) nhận định: “tình hình thế giới thay đổi nhanh chóng, diễn biến rất phức tạp, khó lường”. Trong bài phát biểu tại Hội nghị Ngoại giao 30, Tổng Bí thư Nguyễn Phú trọng nhấn mạnh: “Chúng ta cần thường xuyên theo dõi sát các diễn biến và dự báo đúng chiều hướng phát triển của tình hình bên ngoài và nhất là đánh giá thật kỹ các tác động đến Việt Nam, để không bị động, bất ngờ và có đối sách đúng”.  

Khi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung nổ ra (6/7/2018), có người cảnh báo: “trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết”, trong khi người khác ví von: “Nhật, Pháp đánh nhau và hành động của chúng ta”. Khi cuộc chiến bước sang giai đoạn hai (từ 24/9/2018), người ta giật mình nhận ra chiến tranh thương mại chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”. Những góc khuất của một cuộc đối đầu Mỹ-Trung bắt đầu lộ diện: chiến tranh tiền tệ, trừng phạt tài chính, chiến tranh mạng, cấm vận công nghệ, cô lập ngoại giao, chạy đua vũ trang, đối đầu quân sự. Đó là các mảnh ghép của một chiến lược tổng thể Mỹ đang nhắm vào Trung Quốc, từ “đối tác chiến lược” (theo constructive engagement) nay trở thành “đối thủ chiến lược số một”. Continue reading “Việt Nam và đối đầu Mỹ-Trung (P1)”

04/12/1942: Tín đồ Thiên Chúa giáo trợ giúp người Do Thái Ba Lan

Nguồn: Polish Christians come to the aid of Polish Jews, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, ở Warsaw, một nhóm tín đồ Thiên Chúa giáo Ba Lan đã bất chấp mạng sống của mình khi thành lập Hội đồng Hỗ trợ người Do Thái (Council for the Assistance of the Jews). Đứng đầu tổ chức này là hai người phụ nữ, Zofia Kossak và Wanda Filipowicz.

Kể từ khi Đức xâm lược Ba Lan vào năm 1939, dân Do Thái hoặc là bị đẩy vào các khu ổ chuột (ghetto), hoặc bị đưa đến các trại lao động tập trung, hoặc bị sát hại. Nhà ở và cửa hiệu Do Thái bị tịch thu và các hội đường (synagogues) bị đốt trụi. Quyết định về số phận của người Do Thái cuối cùng cũng bị tiết lộ vào tháng 06/1942, khi một tờ báo ngầm của Warsaw, tờ Lữ đoàn Giải phóng (Liberty Brigade), công bố rằng hàng chục ngàn người Do Thái đã bị giết bằng khí độc tại Chelmno, một trại tử thần ở Ba Lan, gần bảy tháng sau khi việc thảm sát tù nhân bắt đầu. Continue reading “04/12/1942: Tín đồ Thiên Chúa giáo trợ giúp người Do Thái Ba Lan”

Sự nguy hiểm khi Putin không được lòng dân

Nguồn: Tikhon Dzyadko, “The Danger of an Unpopular Putin”, Project Syndicate, 31/10/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chỉ bảy tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lần thứ tư đắc cử tổng thống, với 77% số phiếu bầu. Nhưng theo một cuộc thăm dò do Trung tâm Nghiên cứu Công luận Nga tiến hành, giả sử một cuộc bầu cử tổng thống được tổ chức ngay bây giờ, Putin có lẽ sẽ chỉ nhận được 47% số phiếu bầu, buộc ông phải bước vào một cuộc bầu cử vòng hai. Đây là một tình trạng nguy hiểm đối với nước Nga và thế giới.

Tất nhiên, số liệu thăm dò ở Nga không nhất thiết phản ánh đúng sự cân bằng quyền lực thực sự. Nhưng sự suy giảm mạnh như vậy là một diễn tiến đáng chú ý, ít nhất là bởi người Nga, vốn còn nhớ rõ những hình phạt khắc nghiệt mà các nhà bất đồng chính kiến phải đối mặt thời Xô-viết, thường đưa ra những đánh  tích cực về lãnh đạo khi được thăm dò ý kiến. Continue reading “Sự nguy hiểm khi Putin không được lòng dân”

03/12/1818: Illinois thành tiểu bang thứ 21 của Hoa Kỳ

Nguồn: Illinois becomes the 21st state, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1818, Illinois được công nhận tư cách tiểu bang của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Mặc dù Illinois mang đến những thách thức khác thường cho những người nhập cư không quen thuộc với đất đai và thảm thực vật của khu vực này, nó đã phát triển thành một bang nhộn nhịp và đông đúc cư dân.

Những đồng cỏ kỳ lạ nhưng xinh đẹp nằm ở phía đông sông Mississippi và phía bắc Hồ Michigan đã tỏ ra là một thách thức khó khăn đối với làn sóng những người nhập cư đang di chuyển về phía tây. Vốn quen với những vùng đất có nhiều rừng như bang Kentucky và Tennessee, những người nhập cư đầu tiên đến Illinois không biết phải làm gì với những đồng cỏ trải dài rộng lớn không một bóng cây. Continue reading “03/12/1818: Illinois thành tiểu bang thứ 21 của Hoa Kỳ”

Văn học đương đại Trung Quốc là “rác rưởi”?

Tác giả:  Nguyễn Hải Hoành

Văn học đương đại Trung Quốc (VHĐĐTQ)[1] có lượng tác giả, tác phẩm và người đọc lớn nhất thế giới và đang phát triển nhanh, đồng thời tồn tại khá nhiều vấn đề. Hiện nay chính người TQ cũng chưa có một đánh giá tổng quan về nền văn học của họ. Vì vậy tìm hiểu VHĐĐTQ qua con mắt một nhà Hán học người nước ngoài có thể là điều bổ ích.

Cuối năm 2006, văn đàn TQ bỗng dậy sóng sau khi Báo Buổi sáng Trùng Khánh ngày 11/12 đăng bài Nhà Hán học người Đức nói VHĐĐTQ là rác rưởi. Nhà Hán học ấy tên là Wolfgang Kubin (trong hình).[2] Continue reading “Văn học đương đại Trung Quốc là “rác rưởi”?”

02/12/1823: Học thuyết Monroe được công bố

Nguồn: Monroe Doctrine declared, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1823, trong bài diễn văn thường niên trước Quốc hội, Tổng thống James Monroe đã tuyên bố một sáng kiến mới về chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ mà sau này được gọi là “Học thuyết Monroe.” Phần lớn là công trình của Ngoại trưởng John Quincy Adams, Học thuyết Monroe ngăn cấm sự can thiệp của Châu Âu vào Châu Mỹ, đồng thời khẳng định tính trung lập của Hoa Kỳ trong các cuộc xung đột trong tương lai của châu Âu. Continue reading “02/12/1823: Học thuyết Monroe được công bố”

Quan hệ Anh–Việt trước năm 1858: Góc nhìn của người Anh

Tác giả: Trần Ngọc Dũng

Bài viết này giải thích một phần nguyên nhân tại sao chính Pháp chứ không phải Anh là người nổ súng xâm lược Việt Nam, thông qua quá trình chuyển biến quan hệ Anh – Việt trước năm 1858. Những phân tích về vị trí, vai trò kinh tế, chính trị của Việt Nam ở Đông Á dưới góc nhìn của “người bên ngoài” – người Anh sẽ đem đến lời giải cho bước ngoặt của lịch sử này.

Trước đó, mặc dù người Anh đã chuyển quan điểm nhìn nhận Việt Nam từ chỗ như một thị trường trung gian, bổ trợ cho hai thị trường tiềm năng Trung Quốc, Nhật Bản cho đến như một căn cứ có thể khống chế toàn bộ vùng biển Đông, con đường thương mại nối Ấn Độ Dương với Trung Quốc, và bàn đạp cho việc tiếp cận Trung Quốc từ phía Nam. Tuy nhiên, trong so sánh với tiềm năng của Xiêm, Singapore hay Hồng Kông, người Anh đã không lựa chọn Việt Nam, điều này phần nào dẫn đến việc Pháp có thể tiếp cận và tấn công xâm lược Việt Nam năm 1858. Continue reading “Quan hệ Anh–Việt trước năm 1858: Góc nhìn của người Anh”

01/12/1919: Vương quốc mới ra đời ở vùng Balkans

Nguồn: New state declared in the Balkans, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1919, ba tuần sau hiệp định đình chiến, cùng ngày mà quân đội phe Hiệp Ước tiến vào Đức lần đầu tiên, một quốc gia mới được tuyên bố thành lập ở Belgrade, Serbia.

Khi các đế chế Áo và Đức bị đánh bại, “Vương quốc mới của người Serbia, Croatia và Slovenia” nổi lên từ tro tàn, được ủng hộ  bởi lời hứa từ Hội Quốc Liên rằng sẽ hỗ trợ cho các dân tộc thiểu số ở châu Âu. Vương quốc mới thành lập gồm khoảng 500.000 người Hungary và số người Đức tương tự, cùng hàng chục ngàn người Romania, người Albania, người Bungary và người Ý. Continue reading “01/12/1919: Vương quốc mới ra đời ở vùng Balkans”

30/11/1939: Liên Xô tấn công Phần Lan

Nguồn: USSR attacks Finland, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1939, Hồng quân đã vượt biên giới Liên Xô-Phần Lan với 465.000 lính và 1.000 máy bay. Helsinki bị không kích, và 61 người Phần Lan đã bị thiệt mạng, khiến người Phần Lan đứng dậy chiến đấu, thay vì đầu hàng.

Lực lượng áp đảo của Liên Xô khiến hầu hết các quốc gia phương Tây, cũng như chính Liên Xô, tin rằng cuộc xâm chiếm Phần Lan sẽ là một cuộc dạo chơi. Các binh sĩ Liên Xô thậm chí còn mặc đồng phục mùa hè, mặc dù mùa đông Scandinavia đã bắt đầu; bởi họ cho rằng sẽ không có hoạt động ngoài trời nào, chẳng hạn như chiến đấu. Continue reading “30/11/1939: Liên Xô tấn công Phần Lan”

Hiểu và đánh bại cuộc nổi dậy trên Biển Đông của Trung Quốc

Tác giả: Hunter Stires | Biên dịch: Văn Cường

Trung Quốc đang coi hải phận ở Biển Đông như thể đó là một vùng lãnh thổ đất liền. Mỹ thì sao?

Sự chi phối của một hệ thống quốc tế giúp duy trì nguyên tắc pháp lý và triết lý về “quyền tự do trên biển” là một trong những lợi ích quốc gia quan trọng nhất dù không được biết đến rộng rãi của Mỹ. Việc bảo toàn trật tự trên biển mang tính tự do và cởi mở là nhu cầu cấp thiết đối với một quốc gia mà khả năng kết nối của họ với hơn 80% dân số thế giới phụ thuộc vào vận tải biển. Trong gần 4 thế kỷ, theo nguyên tắc pháp lý (sau đó được hệ thống hóa thành Công ước Liên hợp quốc về Luật biển), các đại dương được coi là một tài sản chung, mà ở đó chủ quyền quốc gia bị giới hạn và hoàn toàn dựa vào tài sản kề gần đất liền. Tuy nhiên, cấu trúc có ý nghĩa sống còn này đang bị đe dọa nghiêm trọng ở Biển Đông. Continue reading “Hiểu và đánh bại cuộc nổi dậy trên Biển Đông của Trung Quốc”

29/11/1968: Cộng sản thề phá hủy Chương trình Phụng Hoàng

Nguồn: Communists vow to smash Phoenix program, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, lãnh đạo Việt Cộng đã ra mệnh lệnh phá hủy Chương trình Phụng Hoàng (Phoenix program). Đài phát thanh Hà Nội đã phát sóng một chỉ thị của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam kêu gọi một cuộc tấn công nhằm “tiêu diệt hoàn toàn” lực lượng liên quân, đồng thời nhấn mạnh việc phải xóa sổ Chương trình Phụng Hoàng.

Chương trình Phụng Hoàng là một sáng kiến an ninh cấp xã ấp do Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) điều hành dựa trên cơ sở tập trung, thu thập thông tin tình báo nhằm xác định và loại bỏ cơ sở Việt Cộng- nhất là đảng viên và cán bộ chính trị cấp cao của Mặt trận Dân tộc. Continue reading “29/11/1968: Cộng sản thề phá hủy Chương trình Phụng Hoàng”

Tranh chấp Biển Đông: Quá khứ, hiện tại và tương lai

Tác giả: James R. Holmes | Biên dịch: Đinh Nho Minh

The South China Sea Disputes: Past, Present, and Future. Tác giả: Nalanda Roy. Lanham, Maryland: Lexington Books, 2016. Bìa cứng: 161 trang.

Nalanda Roy, một giáo sư về Khoa học Chính trị ở Đại học Armstrong tại Savannah, bang Georgia, đã soạn một cuốn sách về lịch sử tranh chấp Biển Đông. Roy đã đưa được nhiều thông tin vào một cuốn sách mỏng tới mức cuốn sách tạo ra cảm giác căng cứng. Cách tác giả trình bày dữ liệu tạo ấn tượng mạnh cho độc giả, hay ít nhất là với người viết bài điểm sách này. Roy có nhắc qua những sự kiện như chiến dịch bồi đắp và gia cố Đá Vành Khăn của Trung Quốc, cung cấp những chi tiết căn bản nhất. Và rồi cứ thế bà ấy điểm qua hết sự kiện này đến sự kiện khác. Cách viết này đã làm sáng tỏ nhiều điều về tình hình chính trị và chiến lược ở Đông Nam Á. Continue reading “Tranh chấp Biển Đông: Quá khứ, hiện tại và tương lai”

28/11/1965: Philippines đồng ý gửi quân sang Nam Việt Nam

Nguồn: The Philippines agrees to send troops to South Vietnam, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1965, Tổng thống đắc cử Ferdinand Marcos của Philippines tuyên bố rằng ông sẽ gửi quân đội sang miền Nam Việt Nam, để đáp lại lời kêu gọi thành lập đội quân “nhiều lá cờ” tại Việt Nam của Tổng thống Lyndon Johnson. Continue reading “28/11/1965: Philippines đồng ý gửi quân sang Nam Việt Nam”

Interpol là gì?

Nguồn: What is Interpol?”, The Economist, 22/11/2018.

Biên dịch: Phan Nguyên

Đó có thể là cốt truyện của một bộ phim hấp dẫn. Ngay sau khi hạ cánh ở Trung Quốc, người đứng đầu một tổ chức chống tội phạm quốc tế gửi một biểu tượng hình con dao cho vợ. Vài phút sau, ông ta biến mất. Trong những tuần sau đó, một người Nga có quan hệ với một chế độ chuyên chế tiến đến gần việc giành quyền kiểm soát tổ chức này, gây ra quan ngại trên toàn cầu. Đây có phải là một câu chuyện hư cấu không? Không, đó là Interpol. Nhưng Interpol có nhiệm vụ gì, và tại sao nó bị ngập chìm trong nhiều tranh cãi đến vậy? Continue reading “Interpol là gì?”

27/11/1940: Cảnh vệ Sắt thảm sát chính phủ cũ của Romania

Nguồn: Iron Guard massacres former Romanian government, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, hai tháng sau khi Tướng Ion Antonescu lên nắm quyền ở Romania và buộc Vua Carol II phải thoái vị, binh đoàn Cảnh vệ Sắt (Iron Guard) của Antonescu đã bắt giữ và hành quyết hơn 60 trợ lý của nhà vua lưu vong, bao gồm Nicolae Iorga, một cựu bộ trưởng và sử gia nổi tiếng.

Phong trào cánh hữu cực đoan Cảnh vệ Sắt được sáng lập bởi Corneliu Codreanu vào những năm 1920, bắt chước Đảng Quốc Xã của Đức về cả tư tưởng và phương pháp. Năm 1938, Vua Carol II thiết lập một chế độ độc tài cứng rắn hơn ở Romania và tìm mọi cách ngăn chặn các hoạt động của Cảnh vệ Sắt, cũng như hoạt động của phe cánh tả đối lập, Đảng Cộng sản Romania. Continue reading “27/11/1940: Cảnh vệ Sắt thảm sát chính phủ cũ của Romania”

Đánh bom Đường mòn Hồ Chí Minh

Nguồn: Merrill A. Mcpeak, “Bombing the Ho Chi Minh Trail”, The New York Times, 26/12/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Tôi đã dành cả năm 1967 bay trên bầu trời cùng Thunderbirds (Lôi Điểu), phi đội biểu diễn thuộc Không quân Hoa Kỳ, trong lòng canh cánh nỗi lo rằng chiến tranh Việt Nam sẽ kết thúc trước khi tôi kịp đặt chân đến đó. Những anh bạn phi công của tôi đều đang ở nơi tiền tuyến, còn tôi đây lại đang biểu diễn trước đám đông hò reo thay vì đối đầu quân địch – làm việc tuyển mộ thay vì chiến đấu – trong một nhiệm vụ mà tôi sẽ chẳng thể rời đi trước khi hoàn thành chuyến lưu diễn dài hai năm.

Nhưng tôi không cần phải lo lắng; cuộc chiến sẽ đợi tôi. Đến lượt mình, tôi được giao 269 nhiệm vụ, rất nhiều trong số chúng là tối mật, bởi đúng ra chúng tôi không được phép bay qua Lào. Nhưng chúng tôi vẫn cứ làm, và công việc chính của chúng tôi là ngăn chặn dòng phương tiện vận tải trên Đường mòn Hồ Chí Minh. Continue reading “Đánh bom Đường mòn Hồ Chí Minh”

26/11/1922: Khám phá lăng mộ Vua Tutankhamen

Nguồn: Archaeologists enter tomb of King Tut, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1922, tại Thung lũng các vị Vua của Ai Cập, nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter và Huân tước Carnarvon trở thành những người đầu tiên bước vào ngôi mộ của Vua Tutankhamen trong hơn 3.000 năm. Hầm mộ được niêm phong kín của Tutankhamen vẫn còn nguyên vẹn một cách kỳ diệu, và bên trong là một bộ sưu tập hàng ngàn cổ vật vô giá, bao gồm một chiếc quan tài bằng vàng chứa xác ướp của vị vua thiếu niên. Continue reading “26/11/1922: Khám phá lăng mộ Vua Tutankhamen”

Giải cứu nền dân chủ Mỹ

Nguồn: Joseph E. Stiglitz, “Can American Democracy Come Back?”, Project Syndicate, 06/11/2018.

Biên dịch: Nguyễn Tuấn Anh | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hoa Kỳ từ lâu đã trở thành cứ điểm của chế độ dân chủ. Nước này đã thúc đẩy dân chủ trên toàn thế giới. Vì sự nghiệp dân chủ, dù chịu tổn thất nặng nề nhưng Hoa Kỳ đã chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít ở châu Âu trong Thế chiến II. Bây giờ một cuộc chiến như vậy đang diễn ra tại nước Mỹ.

Uy tín của nền dân chủ Mỹ luôn có những vết nhơ nào đó. Từ lúc lập quốc Hoa Kỳ đã tồn tại dưới hình thái một nền dân chủ đại diện, nhưng chỉ một phần nhỏ công dân nước này – chủ yếu nam giới da trắng có tài sản- là đủ điều kiện để bỏ phiếu. Sau khi bãi bỏ chế độ nô lệ, những người da trắng ở miền Nam nước Mỹ đã đấu tranh chống quyền bỏ phiếu của người Mỹ gốc Phi gần một thế kỷ, sử dụng thuế khoán ​​và các bài kiểm tra khả năng đọc viết để ngăn người nghèo không tiếp cận được với lá phiếu. Quyền bầu cử của họ đã được định chế hóa gần nửa thế kỷ sau khi phụ nữ giành được quyền bỏ phiếu vào năm 1920. Continue reading “Giải cứu nền dân chủ Mỹ”

25/11/1970: Nhà văn Mishima tự sát

Nguồn: Mishima commits ritual suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1970, nhà văn Nhật Bản nổi tiếng thế giới Yukio Mishima tự sát sau khi thất bại trong việc giành sự ủng hộ của công chúng cho những niềm tin chính trị cực đoan của mình.

Sinh năm 1925, Mishima bị ám ảnh bởi những gì anh thấy là sự cằn cỗi về tâm linh của cuộc sống hiện đại. Ông yêu nước Nhật thời trước chiến tranh, với lòng yêu nước nồng nhiệt và các giá trị truyền thống, hơn là nước Nhật vật chất, Tây hóa kể sau năm 1945. Trên tinh thần này, ông đã thành lập Shield Society, một đội quân cá nhân gây tranh cãi gồm khoảng 100 sinh viên với mục đích bảo vệ hoàng đế trong trường hợp nổi dậy của phe cánh tả. Continue reading “25/11/1970: Nhà văn Mishima tự sát”

Vì sao khủng bố bỏ cuộc?

Tác giả: Quinton Temby | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Why Terrorists Quit: The Disengagement of Indonesian Jihadists. Tác giả: Julie Chernov Hwang. Ithaca, New York: Cornell University Press, 2018. Bìa cứng: 206 trang.

Theo một đề tài nghiên cứu nổi tiếng của David C. Rapoport, khủng bố có nhiều thế hệ. Tuy nhiên thế hệ “Tôn giáo cực đoan” sẽ khó phân tích hơn. Các phần tử Hồi giáo Thánh chiến của các thế hệ trước, bao gồm những kẻ không tặc trong vụ 11 tháng 9, dần được thay thế bởi thế hệ iGeneration. Với những phần tử trẻ này, những vụ khủng bố kiểu như 11 tháng 9 đã lỗi thời giống như buồng điện thoại và mạng dial-up. Thế hệ “Tôn giáo cực đoan” này dường như không có hồi kết.

Tuy nhiên, chúng ta biết rằng có những phần tử khủng bố cực đoan đã từ bỏ phong trào này. Đây là đề tài của cuốn sách Why Terrorists Quit: The Disengagement of Indonesian Jihadists (Vì sao khủng bố Bỏ cuộc: Từ bỏ Phong trào Hồi giáo Cực đoan ở Indonesia) của Julie Chernov Hwang. Cuốn sách của Hwang dựa nhiều vào tội phạm học hơn là khủng bố học với việc nghiên cứu tại sao tội phạm tự giác ngừng phạm tội. Tuy nhiên, nghiên cứu vì sao các phần tử khủng bố bỏ phong trào lại rất hiếm mặc dù những năm gần đây đã có nhiều tài trợ cho các chương trình thử nghiệm nhằm chống chủ nghĩa cực đoan bạo lực. Continue reading “Vì sao khủng bố bỏ cuộc?”