Cân bằng lợi ích Mỹ-Trung thời Trump-Tập

Nguồn: David Lampton, “Balancing US–China interests in the Trump–Xi era”,
East Asia Forum, 10/12/2017

Người dịch: Huỳnh Hoa

Từ năm 1945 đến 2016, Hoa Kỳ sử dụng sức mạnh kinh tế, quân sự và hệ tư tưởng để xây dựng các thiết chế, các liên minh và các chế độ, góp phần vào tăng trưởng kinh tế toàn cầu và tránh né một cuộc chiến tranh giữa các cường quốc. Để làm được như vậy, Hoa Kỳ đã nuôi dưỡng sự trỗi dậy của một “chòm sao” các cường quốc mới; trong đó đáng chú ý có Trung Quốc – quốc gia mà giờ đây Hoa Kỳ phải thương lượng. Nếu Hoa Kỳ muốn lợi ích của mình được đáp ứng, Washington phải giành được sự hợp tác của Bắc Kinh hơn là thúc ép họ. Continue reading “Cân bằng lợi ích Mỹ-Trung thời Trump-Tập”

15/12/1791: Tuyên ngôn Nhân quyền Mỹ trở thành luật

Nguồn: The Bill of Rights becomes law, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1791, Virginia trở thành tiểu bang cuối cùng phê chuẩn Tuyên ngôn Nhân quyền, đưa mười tu chính án đầu tiên của Hiến pháp Mỹ trở thành luật và hoàn thành các cuộc cải cách khởi nguồn từ Tuyên ngôn Độc lập. Trước khi bang Massachusetts phê chuẩn Hiến pháp, điều họ cuối cùng đã thực hiện trong tháng 02/1788, những người ủng hộ phe Liên bang đã phải hứa sẽ tạo ra một bản Tuyên ngôn Nhân quyền nhằm sửa đổi Hiến pháp ngay khi thành lập chính phủ mới.

Các nhà phê bình Hiến pháp, chống lại phe Liên bang, những người sợ rằng một chính phủ liên bang quá mạnh sẽ chỉ trở thành một chế độ quân chủ khác, thứ họ vốn dĩ vừa mới thoát ra, tin rằng Hiến pháp đã trao quá nhiều quyền lực vào tay chính phủ liên bang bằng cách phác thảo quyền của chính phủ nhưng không mô tả quyền của các cá nhân do chính phủ quản lý. Lời hứa về một bản Tuyên ngôn Nhân quyền giúp xoa dịu quan ngại của phe chống Liên bang. Continue reading “15/12/1791: Tuyên ngôn Nhân quyền Mỹ trở thành luật”

Tại sao khu vực Núi Đền lại căng thẳng?

Nguồn:The trouble at Temple Mount”, The Economist, 17/11/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Sự rối loạn tại Núi Đền (Temple Mount) thuộc Jerusalem lại đang một lần nữa bùng lên. Bài viết này sẽ giải thích tại sao “Thành phố của Hòa bình” lại dễ biến động đến vậy.

Núi Đền ở Jerusalem là một trong những mảnh đất dễ bùng nổ xung đột nhất trên thế giới. Nó đã bắt đầu rung lên một lần nữa trong những tuần gần đây với việc các dân quân Do Thái đòi mở rộng quyền cầu nguyện, các vụ bạo loạn của người Palestine và việc giết hại nhiều người Israel trong các cuộc tấn công bằng dao hoặc xe. Nhà lãnh đạo Palestine Mahmoud Abbas đổ lỗi cho Israel vì đã khuấy động một cuộc chiến tranh tôn giáo; Thủ tướng Israel Binyamin Netanyahu cáo buộc ông Abbas kích động bạo lực; còn vua Abdullah II của Jordan đã rút đại sứ của mình khỏi Israel. Tại sao “Thành phố của Hoà bình” lại dễ biến động đến vậy? Continue reading “Tại sao khu vực Núi Đền lại căng thẳng?”

14/12/1961: Kennedy định tăng viện trợ cho Nam Việt Nam

Nguồn: Kennedy announces intent to increase aid to South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1961, trong một cuộc trao đổi thư công khai với Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa Ngô Đình Diệm, Tổng thống John F. Kennedy đã chính thức tuyên bố rằng Mỹ sẽ tăng viện trợ miền Nam, bao gồm việc mở rộng cam kết của quân đội Mỹ. Lo lắng trước những tiến bộ gần đây của phong trào nổi dậy của cộng sản tại miền Nam, Kennedy viết, “Chúng tôi sẽ nhanh chóng tăng cường hỗ trợ cho nỗ lực quốc phòng của các ông.”

Cố vấn quân sự của Kennedy, Tướng Maxwell D. Taylor, và Trợ lý Đặc biệt về An ninh Quốc gia Walt W. Rostow vừa trở về từ một chuyến đi thực địa ở Sài Gòn và kêu gọi Tổng thống Mỹ tăng cường hỗ trợ kinh tế và cố vấn quân sự cho Diệm. Sự hỗ trợ quân sự bao gồm việc các cố vấn quân sự Mỹ đào tạo chuyên sâu các đội quân tự vệ địa phương. Continue reading “14/12/1961: Kennedy định tăng viện trợ cho Nam Việt Nam”

Tập Cận Bình sợ điều gì?

Nguồn: Andrew J. Nathan, “What Is Xi Jinping Afraid Of?” Foreign Affairs, 08/12/2017.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Chế độ của Trung Quốc bất an hơn vẻ bề ngoài

Ông Tập Cận Bình (Xi Jinping) sợ điều gì? Trong mấy năm trước khi diễn ra đại hội lần thứ 19 của đảng Cộng sản Trung Quốc tháng 10 vừa qua, chính phủ của ông Tập đã siết chặt sự kiểm soát các luật sư, học giả, người hoạt động xã hội dân sự và trí thức công. Chính phủ Trung Quốc cũng gia tăng quản lý báo chí truyền thông trong lúc nâng cao mức độ tuyên truyền về sự xuất sắc của sự lãnh đạo của ông Tập và đòi hỏi các đảng viên và cán bộ nhà nước phải trung thành nhiều hơn nữa. Chiến dịch chống tham nhũng đã tiếp tục nhổ bật gốc nhiều quan chức cao cấp, những người tỏ ra không đủ trung thành cá nhân với ông Tập. Continue reading “Tập Cận Bình sợ điều gì?”

13/12/1642: Tasman phát hiện ra New Zealand

Nguồn: Tasman discovers New Zealand, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1642, hoa tiêu người Hà Lan Abel Tasman đã trở thành nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên tìm thấy quần đảo Nam Thái Bình Dương mà ngày nay chúng ta gọi là New Zealand. Trong nỗ lực duy nhất nhằm đặt chân lên đảo, một số thủy thủ trong đoàn của Tasman đã bị giết bởi các chiến binh từ một bộ tộc thuộc Đảo Nam (South Island), những người cho rằng tiếng kèm trumpet của người châu Âu chính là tín hiệu bắt đầu một trận chiến. Continue reading “13/12/1642: Tasman phát hiện ra New Zealand”

Nội dung, tác động và triển vọng của Hiệp định CPTPP

Nguồn: Pradumna B.Rana & Ji Xianbai, “TPP’s Resurrection: Will it Be Finally Ratified”, RSIS Commentary, 17/11/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Hồng Nhung | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày 11 tháng 11, bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC ở Việt Nam, 11 quốc gia thuộc vành đai Thái Bình Dương quyết định tiếp tục duy trì Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mặc dù Mỹ đã rút khỏi Hiệp định này chỉ 3 ngày sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức. Thỏa thuận được đổi tên thành Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) để phản ánh sự đồng thuận mới giữa các thành viên sau 4 vòng đàm phán từ khi Mỹ rút khỏi Hiệp định. Liệu CPTPP có còn là một “thỏa thuận chất lượng cao” hay không? Và liệu lần này hiệp định có được phê chuẩn hay không? Continue reading “Nội dung, tác động và triển vọng của Hiệp định CPTPP”

12/12/1987: Mỹ kêu gọi Tây Âu tăng chi tiêu quốc phòng

Nguồn: Shultz calls on European allies to increase defense spending, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, trong chuyến thăm chính thức đến Đan Mạch, Ngoại trưởng Mỹ, George Shultz, đa đưa ra một tuyên bố kêu gọi các đồng minh NATO của Mỹ ở Tây Âu tăng mạnh chi tiêu cho quốc phòng của họ. Shultz thẳng thắn thông báo với nước chủ nhà Đan Mạch rằng “điều quan trọng là tất cả chúng ta phải tăng đóng góp cho NATO, đảm bảo rằng chúng ta làm mọi thứ có thể để duy trì các giá trị của mình.” Lời kêu gọi này là nhằm phản ứng trực tiếp trước Hiệp ước INF mới được ký giữa Mỹ và Liên Xô. Continue reading “12/12/1987: Mỹ kêu gọi Tây Âu tăng chi tiêu quốc phòng”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P3)

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs,19/09/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Phần I;  Phần II

Tin giả

Đó là một ngày nóng bức, ngột ngạt, và viên sĩ quan phụ tá hàng đầu của Stalin, tướng Alexander Poskryobyshev, đang đổ mồ hôi nhễ nhại, cửa sổ của ông để mở nhưng bên ngoài những chiếc lá trên cành vẫn đứng yên. Là con trai của một người thợ giày, giống như ngài lãnh tụ mà ông đang phục vụ, văn phòng của Poskryobyshev nằm ngay ở mặt ngoài mà những vị khách nào vào diện kiến Stalin cũng phải đi qua, và lúc nào cũng vậy họ sẽ hỏi ông những câu hỏi như – “Ông biết vì sao ngài lãnh tụ gọi tôi vào không?”, “Tâm trạng của ông ấy bây giờ như thế nào?” – và ông chỉ trả lời ngắn gọn, “Ông sẽ biết thôi.” Ông ta là người không thể thay thế, trả lời mọi cuộc gọi đến và xử lý những đống giấy tờ đúng theo cách mà vị lãnh tụ mong muốn. Nhưng Stalin đã lệnh cho Lavrenti Beria, người đứng đầu lực lượng cảnh sát mật đáng sợ, bỏ tù người vợ thân yêu của Poskryobyshev vì đi theo “chủ nghĩa Trotsky” vào năm 1939. (Beria đã gửi một giỏ lớn trái cây cho 2 người con gái của họ; sau đó xử tử mẹ của chúng.) Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P3)”

11/12/1936: Edward VIII thoái vị

Nguồn: Edward VIII abdicates, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1936, sau chưa đầy một năm lên ngôi, Edward VIII trở thành vị vua đầu tiên của Anh tự nguyện từ bỏ ngôi vị. Ông đã lựa chọn thoái vị sau khi chính phủ Anh, công chúng và Giáo hội Anh giáo lên án quyết định kết hôn của ông với một phụ nữ Mỹ đã ly hôn tên là Wallis Warfield Simpson.

Tối ngày 11/12, ông đã có một bài phát biểu trên sóng radio giải thích rằng, “Tôi cảm thấy mình không thể gánh vác được gánh nặng trách nhiệm và thực hiện các nghĩa vụ của một nhà vua, như tôi mong muốn, mà không có sự trợ giúp và ủng hộ của người phụ nữ mà tôi yêu.” Sang ngày 12/12, em trai của ông, Công tước xứ York, lên ngôi và trở thành Vua George VI. Continue reading “11/12/1936: Edward VIII thoái vị”

Sao lại nói chữ quốc ngữ VN ‘rất nực cười’?

 

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Trung Quốc thời hiện đại có một học giả rất nổi tiếng là Quý Tiễn Lâm (季羡林Ji Xian-lin, 1911-2009), người được dư luận chính thống nước này tôn vinh là “Quốc học đại sư”, “Học giới Thái đẩu” (Siêu sao trong giới học thuật), “Quốc bảo” (Báu vật của nước nhà)… Cụ Quý chủ trương đề cao nền văn hóa truyền thống TQ, từng đưa ra thuyết “30 năm nước chảy bên Tây, 30 năm nước chảy bên Đông”, khẳng định trong thế kỷ XXI văn hóa TQ sẽ thay thế văn hóa phương Tây trở thành dòng chính trong văn hóa thế giới, chiếm địa vị lãnh đạo toàn cầu. Cụ còn đứng đầu phái chống lại việc cải cách chữ Hán ở TQ và vì thế càng được những người Hoa theo chủ nghĩa dân tộc hết lời ca ngợi. Continue reading “Sao lại nói chữ quốc ngữ VN ‘rất nực cười’?”

10/12/1941: Nhật thống trị Thái Bình Dương và Biển Đông

Nguồn: Japan becomes master of the Pacific and South China Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, 4.000 quân Nhật đã đổ bộ lên Quần đảo Philippines, trong khi máy bay Nhật đánh chìm các tàu chiến Anh là Prince of Wales Repulse. Guam, vùng lãnh thổ do Mỹ kiểm soát, cũng bị chiếm đóng. Thủ tướng Anh Winston Churchill cuối cùng phải lên tiếng: “Chúng ta đã mất quyền kiểm soát biển.”

Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng chỉ là một bước trong một kế hoạch lớn hơn để thống trị Thái Bình Dương, trong đó bao gồm việc đánh bại sự kháng cự về hải quân đầu tiên là của Mỹ và sau đó là của Anh. Đợt ném bom của Nhật lên đảo Guam, đảo Midway và đảo Wake diễn ra theo sau vụ tấn công vào hạm đội Mỹ tại Trân Châu Cảng. Các sân bay của Mỹ tại các nơi này đã bị phá hủy, cũng như các sân bay Clark và Iba ở Philippines, phá hủy hơn một nửa số máy bay của Mỹ dành cho vùng Viễn Đông. Continue reading “10/12/1941: Nhật thống trị Thái Bình Dương và Biển Đông”

Vương Hỗ Ninh: Nhà lý luận cung đình của Trung Quốc

Nguồn: Ryan Mitchell, “China’s Crown Theorist”, Foreign Affairs, 04/12/2017

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Ngày 25/10/2017 khi bảy người mặc âu phục đen bước lên sân khấu đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh để ra mắt các thành viên ủy ban thường vụ bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc, chỉ có một khuôn mặt gây ngạc nhiên. Đó là Vương Hỗ Ninh (Wang Huning) – một lý thuyết gia lâu năm của đảng, một cựu giáo sư về chính trị quốc tế trường đại học Phúc Đán (Fudan) ở Thượng Hải. Ít người dự đoán được ông Vương sẽ thăng tiến tới tầng cao nhất của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng bây giờ, vị học giả có thời ẩn dật, có tiếng trầm lặng và thận trọng, sẽ có uy quyền về ý thức hệ chỉ sau chủ tịch Tập Cận Bình. Continue reading “Vương Hỗ Ninh: Nhà lý luận cung đình của Trung Quốc”

09/12/1950: Harry Gold vào tù vì vụ gián điệp nguyên tử

Nguồn: Harry Gold sent to prison for his role in atomic espionage, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Harry Gold – người thú nhận đã làm trung gian giữa Klaus Fuchs –  nhà khoa học Anh đã lấy cắp thông tin tuyệt mật về bom nguyên tử – và các điệp viên Liên Xô, đã bị kết án 30 năm tù vì tội ác của mình. Việc bắt giữ và thú tội của Gold đã dẫn đến việc bắt giữ David Greenglass, người sau đó đã chỉ điểm anh rể và chị gái, Julius và Ethel Rosenberg.

Vụ bắt giữ Gold là một phần trong cuộc điều tra khổng lồ của FBI nhắm vào hoạt động gián điệp của Liên Xô, cụ thể là việc ăn cắp bí mật nguyên tử. Gold, nhà hóa học 39 tuổi, đã làm quen với nhà khoa học nguyên tử Anh Klaus Fuchs trong những chuyến đi của ông này tới Mỹ trong Thế chiến II. Fuchs làm việc tại phòng thí nghiệm Los Alamos thuộc Dự án Manhattan, chương trình tối mật của Mỹ nhằm phát triển vũ khí nguyên tử. David Greenglass cũng đã làm việc tại Los Alamos. Continue reading “09/12/1950: Harry Gold vào tù vì vụ gián điệp nguyên tử”

08/12/1969: Nixon tuyên bố Chiến tranh VN sắp kết thúc

Nguồn: Nixon declares Vietnam War is ending, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, tại một cuộc họp báo, Tổng thống Richard Nixon nói rằng “Chiến tranh Việt Nam đang đi đến hồi nhờ kế hoạch mà chúng ta đã khởi xướng.” Tại một hội nghị khác ở Midway vào tháng Sáu, Nixon tuyên bố rằng Mỹ sẽ theo đuổi một kế hoạch mới mà ông gọi là “Việt Nam hóa chiến tranh” (Vietnamization).

Theo nội dung của kế hoạch này, các lực lượng Nam Việt Nam sẽ được xây dựng để họ có thể tự chịu trách nhiệm về chiến tranh. Khi lực lượng miền Nam bắt đầu thành thạo hơn, người Mỹ sẽ rút khỏi chiến trường và trở về nước. Continue reading “08/12/1969: Nixon tuyên bố Chiến tranh VN sắp kết thúc”

Địa lý học lịch sử Việt Nam: Trăm năm một thoáng nhìn

Tác giả: Trần Trọng Dương

Năm 1964, GS Đào Duy Anh xuất bản cuốn sách kinh điển về địa lý học lịch sử “Đất nước Việt Nam qua các đời”. Đào Duy Anh trở thành người được biết/ nhắc đến nhiều nhất bởi ông đã đặt một viên gạch quan trọng cho chuyên ngành khoa học cơ bản, vừa cao sang vừa hẻo lánh và “kén người” ấy. Kể từ sau cuốn chuyên luận, ngành địa lý học lịch sử ở Việt Nam cũng đã đi qua nhiều chặng đường khác nhau, với nhiều ngả rẽ khác nhau. Bài giới thiệu này, thay vì ngợi ca các giá trị của cuốn sách “Đất nước Việt Nam qua các đời” của cố GS Đào Duy Anh, sẽ trình bày những sở kiến sở độc của người viết về chuyên ngành rộng lớn mà thâm sâu này. Continue reading “Địa lý học lịch sử Việt Nam: Trăm năm một thoáng nhìn”

07/12/1964: Tình hình xấu đi ở miền Nam Việt Nam

Nguồn: Situation deteriorates in South Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1964, tình hình ở miền Nam Việt Nam đã xấu đi khi Việt Cộng tấn công và chiếm giữ trụ sở huyện An Lão và phần lớn vùng thung lũng xung quanh, nằm cách Sài Gòn 300 dặm về phía đông bắc.

Quân đội miền Nam chỉ giành được quyền kiểm soát sau khi quân tiếp viện được trực thăng Mỹ đưa đến. Trong cuộc giao tranh, đã có hai cố vấn người Mỹ thiệt mạng. Hơn 300 lính miền Nam gặp thương vong và khoảng 7.000 dân làng bị buộc phải bỏ nhà cửa. Continue reading “07/12/1964: Tình hình xấu đi ở miền Nam Việt Nam”

Tầm quan trọng của ‘Bộ Tứ’ trong an ninh châu Á

Nguồn: Brahma Chellaney, “Asia’s New Entente”, Project Syndicate, 03/11/2017.

Biên dịch: Lê Thành Đạt | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có chuyến công du tới các nước châu Á trong bối cảnh tình hình an ninh khu vực đang diễn biến hết sức nóng bỏng. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, người đã công nhận rằng “trọng  tâm của thế giới đang dịch chuyển dần về trung tâm khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”, đã kêu gọi các cường quốc dân chủ trong khu vực này cần tiếp tục theo đuổi một chính sách “can dự và hợp tác chặt chẽ hơn”. Những cường quốc này, bao gồm cả nước Mỹ của Donald Trump, cần lưu tâm đến lời kêu gọi này. Trên thực tế, chỉ có một liên minh các nền dân chủ  mới có thể bảo đảm sự hình thành một trật tự dựa trên luật lệ và một sự cân bằng quyền lực ổn định tại khu vực năng động nhất thế giới về kinh tế này. Continue reading “Tầm quan trọng của ‘Bộ Tứ’ trong an ninh châu Á”

06/12/1921: Nước Ireland Tự do được thành lập

Nguồn: Irish Free State declared, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1921, Nước Ireland Tự Do (Irish Free State) – chiếm 4/5 diện tích Ireland, đã được tuyên bố thành lập, chấm dứt cuộc đấu tranh kéo dài năm năm của người Ireland nhằm giành độc lập từ Anh. Giống như các quốc gia giành độc lập từ Đế quốc Anh khác, Ireland vẫn là một phần thuộc Khối Thịnh Vượng Chung Anh, về mặt hình thức là dưới quyền nhà vua Anh. Nước Ireland Tự do sau đó đã cắt đứt quan hệ với Anh và được đổi tên thành Eire, và bây giờ được gọi là Cộng hòa Ireland.

Người Anh bắt đầu cai trị đảo Ireland từ thế kỷ 12, và Nữ hoàng Elizabeth I của Anh đã khuyến khích người Tin lành Scotland di cư quy mô lớn sang Ireland trong thế kỷ 16. Trong những thế kỷ tiếp theo, hàng loạt cuộc nổi dậy của người Công giáo Ireland đã bị đè bẹp khi mà người Ireland gốc Anh trở nên thống trị trước cộng đồng Công giáo đa số. Continue reading “06/12/1921: Nước Ireland Tự do được thành lập”

Vì sao chủ nghĩa dân tộc dân túy trỗi dậy vào lúc này?

Nguồn: Francis Fukuyama, “Why Populist Nationalism Now?”, The American Interest, 30/11/2017

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Có ba lý do tại sao chúng ta đang chứng khiến sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc dân túy vào nửa sau của thập niên 2010: kinh tế, chính trị và văn hóa.

Những nguồn gốc kinh tế của chủ nghĩa dân túy đã được chú ý và bàn luận rộng rãi. Lý thuyết thương mại nói với chúng ta rằng, tính gộp lại tất cả các quốc gia tham gia vào cơ chế thương mại tự do đều giàu có lên; nhưng cũng chính lý thuyết ấy nói với chúng ta rằng không phải mọi cá nhân ở mỗi quốc gia đó đều khá giả lên: những người lao động kỹ năng thấp ở các nước giàu sẽ thua thiệt trước những công nhân cũng có kỹ năng thấp nhưng được trả công thấp hơn ở các nước nghèo. Continue reading “Vì sao chủ nghĩa dân tộc dân túy trỗi dậy vào lúc này?”