David Cameron là một thất bại thảm họa và lịch sử

cameron

Nguồn: Alex Masie, “David Cameron Was a Historic and Disastrous Failure”, Foreign Policy, 24/06/2016

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vị Thủ tướng muốn cách tân Đảng Bảo thủ và thống nhất Vương quốc Liên hiệp Anh. Nhưng ông chỉ đạt được điều ngược lại.

Đây là cách mà một cuộc đời chính trị kết thúc, với một sự sụp đổ, chứ không phải một tiếng phanh nhỏ. Chỗ đứng của David Cameron trong lịch sử giờ đã chắc chắn. Ông là người đã lôi Liên hiệp Anh ra khỏi Liên minh châu Âu. Trong khi chúng ta phải chờ xem ảnh hưởng tổng thể của cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 như thế nào, Cameron vẫn có thể được nhớ tới như là vị thủ tướng đã đứng đằng sau sự khởi đầu cho sự sụp đổ của Liên hiệp Anh. Nước Scotland độc lập, một ý tưởng đã bị đánh bại hai năm trước, bây giờ đã quay trở lại.

Nhiệm kỳ 10 năm lãnh đạo Đảng bảo thủ của Cameron và 6 năm với tư cách thủ tướng giờ chỉ được gói gọn trong thực tế trên. Những di sản khác không còn quan trọng, không gì khác sẽ được người ta nhớ tới. Cameron đánh cược tất cả với một vòng xúc xắc, và ông đã mất tất cả. Continue reading “David Cameron là một thất bại thảm họa và lịch sử”

Đằng sau làn sóng Trung Quốc mua doanh nghiệp Đức

A robot arm of German industrial robot maker Kuka is pictured at the company's stand in Hanover

Tác giả: Nguyễn Hữu Tráng

Theo một tài liệu nghiên cứu mới đây của Công ty tư vấn E&Y thì bức tranh về việc người Trung Quốc mua hoặc tham gia cổ đông vào các doanh nghiệp Đức nghiêm trọng hơn hình dung của nhiều người.

Năm 2016 người Trung Quốc chi 111 tỷ đô la để mua các doanh nghiệp của Mỹ và Châu Âu. Từ tháng một đến tháng sáu năm nay họ đã mua hoặc tham gia 27 doanh nghiệp Đức, trong khi cả năm ngoái chỉ là 39. Năm 2015 họ chi 526 triệu đô la, sáu tháng đầu năm nay đã lên đến 10,8 tỷ đô la. Continue reading “Đằng sau làn sóng Trung Quốc mua doanh nghiệp Đức”

Tác động của TPP tới vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác Đông Á

TPP+Logo

Tác giả: Trần Thị Bảo Hương

Tóm tắt: Toàn cầu hóa và hội nhập là hai xu thế phát triển song song của thời đại trong bối cảnh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Một loạt các cơ chế hợp tác trên cơ sở lấy Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) làm trung tâm là biểu hiện cụ thể của hội nhập khu vực ở Đông Á. Do đặc thù riêng, hơn 15 năm qua,ASEAN luôn đóng vai trò chủ đạo trong tiến trình hợp tác khu vực. Tuy nhiên, xuất phát từ nhiều yếu tố, vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác khu vực ngày càng suy giảm. Trong những năm gần đây, dưới nỗ lực thúc đẩy của Hoa Kỳ, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) phát triển tương đối nhanh và mạnh, đồng thời có xu thế áp đảo các khuôn khổ hợp tác kinh tế hiện có trong khu vực do ASEAN khởi xướng, do đó trở thành một biến số mới khá quan trọng đối với vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác Đông Á. Bài viết này chủ yếu phân tích ảnh hưởng của TPP đối với vai trò chủ đạo của ASEAN trong tiến trình hợp tác khu vực Đông Á. Continue reading “Tác động của TPP tới vai trò chủ đạo của ASEAN trong hợp tác Đông Á”

Hai dòng họ Lý vượt biển tới Triều Tiên thế kỉ 12-13

lltuong

Tác giTrần Vinh

Vị trí nước ta khá xa nước Cao Li (Triều Tiên và Đại Hàn ngày nay), nhưng cùng chịu ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa rất sâu sắc, nhất là về văn tự và nền đạo đức Khổng Mạnh. Cũng vì ‘thiên triều’ Trung Hoa là trung tâm các phiên quốc phải quy về, cho nên sứ giả nước Việt đã từng gặp gỡ sứ giả Cao Li. Chuyện kể học giả kiệt xuất Lê quý Đôn thi đậu tiến sĩ, làm quan đời vua Lê Hiển Tông; năm 1760-1762, ông đi sứ Tầu, đã cùng các danh sĩ Tầu và sứ thần các nước Nhật Bản, Cao Li xướng họa và được họ khâm phục. Riêng vị sứ thần Cao Li là trạng nguyên Hồng Khải Hi đã tặng quan sứ nước Việt một chiếc quạt và một bài thơ. Trạng nguyên Lê Quý Đôn làm thơ tặng lại:

Tản Viên khái tự Tùng sơn tú

Áp Lục ưng đồng Nội thủy trường…  Continue reading “Hai dòng họ Lý vượt biển tới Triều Tiên thế kỉ 12-13”

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

wto

Tác giả: Nguyễn Thị Tâm

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) ra đời từ tổ chức tiền thân là Hiệp định Chung về Thuế quan và Mậu dịch (General Agreement on Tariffs and Trade – GATT). WTO được thành lập theo Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới ký tại Marrakesh (Marốc) ngày 15/04/1994, và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/1995. Đây là tổ chức quốc tế duy nhất đề ra những nguyên tắc thương mại giữa các quốc gia trên thế giới. Trọng tâm của WTO chính là các hiệp định đã và đang được các nước đàm phán và ký kết. WTO có trụ sở chính ở Geneva, Thụy Sĩ. Cho tới tháng 7 năm 2016, tổ chức này có 162 nước thành viên. Vào ngày 11/01/2007, Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức này. Continue reading “Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)”

Tại sao Anh ‘ngán’ người được EU giao phụ trách đàm phán Brexit?

56-Why Britain is unenthusiastic about Michel Barnier’s Brexit job

Nguồn:Why Britain is unenthusiastic about Michel Barnier’s Brexit job“, The Economist, 28/7/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đó là một “tuyên bố chiến tranh”, theo cách nói sống động trên báo chí Anh. Michel Barnier, chính trị gia người Pháp hoạt ngôn với mái tóc bạc vừa được bổ nhiệm để dẫn dắt lực lượng đặc nhiệm về Brexit thuộc Ủy ban châu Âu, có thể trông không giống như một người phù hợp để lâm trận. Nhưng quyết định của Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban, bổ nhiệm một người nổi tiếng vì những bất đồng của mình với nước Anh để làm một công việc vốn hứa hẹn sẽ tạo ra nhiều bất đồng hơn nữa, chắc chắn trông giống như một sự khiêu khích. Continue reading “Tại sao Anh ‘ngán’ người được EU giao phụ trách đàm phán Brexit?”

Trump: Mỗi năm người Mỹ làm việc không công 4 tháng rưỡi

trumptax

Tác giả: Donald Trump

Sự thật nghịch lý là thuế suất hiện nay quá cao còn tiền thu từ thuế thì quá thấp và cách hợp lý nhất để tăng thu về lâu về dài là giảm ngay thuế suất – Tổng thống John F. Kennedy

Mười sáu tiếng đầu tiên trong tuần làm việc 40 giờ của bạn là số giờ bạn làm không công. Nói

khác đi, 4 tháng rưỡi đầu của cả năm, bạn làm việc tuyệt đối không công – chính phủ sung công đến tận đồng xu cuối cùng trong số tiền mà bạn phải vất vả mới kiếm được dưới hình thức thuế. Thật kinh khủng.

Tất cả sự cướp bóc kinh tế này đã là đủ chướng tai gai mắt rồi, song điều khiến ta giận sôi gan không kém là việc chính phủ cũng cướp đi của bạn một lượng thời gian và tự do. Hãy hình dung mỗi tuần bạn sẽ có thêm 16 tiếng để dành cho gia đình, hoặc làm tình nguyện thêm 16 tiếng mỗi tuần cho hội từ thiện mà bạn yêu thích, hoặc dùng 16 tiếng dư ra mỗi tuần ấy để phát triển công việc kinh doanh hay đầu tư cho dự án khởi nghiệp tiếp theo. Continue reading “Trump: Mỗi năm người Mỹ làm việc không công 4 tháng rưỡi”

Trút gánh nặng khỏi Thế Hệ Facebook

facebgen

Nguồn: Mohamed A. El-Arian, “Unburdening the Facebook Generation”, Project Syndicate, 18/07/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Một lần nữa, những người trẻ tuổi lại phải chịu thiệt thòi về chính trị. Kết quả cuộc trưng cầu dân ý Brexit của nước Anh một lần nữa nhắc nhở chúng ta về sự chia rẽ ngày càng lớn giữa các thế hệ, xuất hiện từ quan điểm chính trị, cho tới mức thu nhập, và chủng tộc.

Gần 75% cử tri Anh tuổi từ 18-24 đã bầu “Ở lại” Liên minh châu Âu, để rồi bị áp đặt lựa chọn “Rời bỏ” bởi những cử tri già hơn. Và đây chỉ là một trong nhiều cách mà tương lai kinh tế của thế hệ mới và con cái của họ bị định đoạt bởi những người khác.

Tôi đã gần 60 tuổi, và tôi lo rằng thế hệ của chúng ta sẽ được ghi nhớ trong thế giới hiện đại – một cách thật  xấu hổ và đáng buồn – là thế hệ đã không hiểu về kinh tế. Continue reading “Trút gánh nặng khỏi Thế Hệ Facebook”

Tại sao Anh hoãn xây nhà máy điện nguyên tử khổng lồ?

55-The problem with Britain’s (planned) nuclear-power station

Nguồn:The problem with Britain’s (planned) nuclear-power station“, The Economist, 07/8/2016

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong nhiều năm, chính phủ Anh đã phải nóng lòng chờ đợi để EDF, một công ty điện được vận hành bởi Chính phủ Pháp, chấp thuận toàn bộ khoản đầu tư 18 tỷ EUR (24 tỷ USD) để xây dựng Hinkley Point C (HPC), một nhà máy điện hạt nhân ở tây nam nước Anh. Lợi ích liên quan là rất lớn. Nhà máy này sẽ là dự án cơ sở hạ tầng lớn nhất nước Anh, và có thể là nhà máy điện đắt nhất trong lịch sử. Nó có thể tạo ra hơn 25.000 việc làm và nhằm cung cấp 7% nhu cầu điện của nước Anh. Nó cũng là một biểu tượng mạnh mẽ của mối quan hệ đối tác công nghiệp giữa Anh với Pháp và Trung Quốc. Vì vậy, khi hội đồng quản trị của EDF vào ngày 28/7 cuối cùng đã quyết định tiến hành dự án, rượu sâm banh ở Somerset đã ngay lập tức được ướp lạnh. Vậy tại sao sau đó chính phủ mới của Theresa May lại đột nhiên dừng dự án này lại? Và điều này phải chăng có nghĩa là HPC sẽ có một số phận bi đát? Continue reading “Tại sao Anh hoãn xây nhà máy điện nguyên tử khổng lồ?”

Tập Cận Bình không phải là Mao Trạch Đông

ximao

Nguồn: Keyu Jin, “Xi Jinping is No Mao Zedong”, Project Syndicate, 04/08/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Gần như cả thế giới đều đang quan sát Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với nhiều quan ngại. Ông Tập không chỉ tái tập trung quyền lực vào tay của chính quyền trung ương; mà nhiều người còn tin rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông thực chất chính là một cuộc thanh trừng chính trị. Họ lo rằng Tập đang xây dựng một sự “súng bái cá nhân”, giống như những gì Mao Trạch Đông đã tạo nên, và cũng là điều thúc đẩy sự bùng nổ Cách mạng Văn hóa.

Tuy nhiên, sự thật lại khác xa điều chúng ta nghĩ. Dù đúng là ở một mức độ nào đó, Tập đang tập trung quyền lực, nhưng động cơ của ông là mong muốn giúp Trung Quốc mạnh lên – cả về chính phủ lẫn kinh tế. Để thành công, ông sẽ phải đưa một bộ máy quan liêu – vốn đã phần nào vượt khỏi tầm kiểm soát – trở lại trật tự. Continue reading “Tập Cận Bình không phải là Mao Trạch Đông”

Cái chết kỳ lạ của chủ nghĩa thế tục Thổ Nhĩ Kỳ

erdogan11

Nguồn: Shlomo Avineri, “The Strange Death of Turkish Secularism”, Project Syndicate, 22/07/2016

Biên dịch: Nguyễn Lương Sỹ |Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Hậu quả của cuộc đảo chính quân sự thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ đã làm dấy lên một câu hỏi căn bản: liệu Tổng thống Recep Tayyip Erdogan sẽ tiếp tục theo đuổi con đường chuyên chế của mình, có lẽ là kèm với một sự báo thù, hay ông sẽ giang tay ra với các đối thủ và nỗ lực hàn gắn rạn nứt sâu sắc trong xã hội Thổ Nhĩ Kỳ?

Vẫn chưa thể kết luận được điều gì, nhưng nếu đánh giá từ các ví dụ lịch sử trước đây, thì những thử thách khắc nghiệt đối với các nhà lãnh đạo chuyên chế hay bán chuyên chế lại thường dẫn đến việc củng cố chế độ, chứ không phải là một sự ôn hòa lớn hơn. Và những động thái của Erdogan kể từ khi cuộc đảo chính thất bại – các quyết định bắt giữ hàng loạt và thanh trừng hàng ngàn binh sĩ, thẩm phán, cảnh sát và giáo viên được ban bố gần như ngay lập tức – dường như đã xác nhận kịch bản bi quan hơn trong hai kịch bản nói trên. Continue reading “Cái chết kỳ lạ của chủ nghĩa thế tục Thổ Nhĩ Kỳ”

Tại sao Việt Nam triển khai bệ phóng rocket ở Trường Sa?

tsa

Nguồn: Le Hong Hiep, “Understanding Vietnam’s rocket launcher deployment in the Spratlys”, The Straits Times, 17/08/2016.

Tuần trước, truyền thông quốc tế đưa tin rộng rãi rằng Việt Nam đã âm thầm triển khai một số lượng không rõ các bệ phóng rocket EXTRA trên năm thực thể thuộc quần đảo Trường Sa. Các hệ thống rocket di động tối tân này được cho là có khả năng bắn tới các đường băng và cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo lân cận được Trung Quốc xây dựng gần đây.

Mặc dù Bộ Ngoại giao Việt Nam bác bỏ những thông tin trên là “không chính xác”, nhưng Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh đã tuyên bố vào tháng Sáu năm nay rằng Hà Nội có quyền triển khai các vũ khí như vậy nhằm mục đích tự vệ. Continue reading “Tại sao Việt Nam triển khai bệ phóng rocket ở Trường Sa?”

Những vị khách Trung Quốc thô lỗ của Nữ hoàng Anh

ROYAL China 122252

Nguồn: Nina Khrusheva, “The Queen’s Chinese Guests from Hell”, Project Syndicate, 17/05/2016

Biên dịch: Ninh Thị Thanh Hà | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Paul McCartney đã hát vào gần nửa thế kỷ trước rằng: “Nữ hoàng là một quý bà xinh đẹp, nhưng cô ấy không có nhiều điều để nói”. Giờ đây, ở tuổi 90, Nữ hoàng Elizabeth II bỗng nhiên dường như quyết tâm chứng minh lời hát trên là không đúng.

Tại một bữa tiệc vườn mùa xuân ở sân Cung điện Buckingham – với sự sắp đặt cầu kỳ nhất có thể có – Nữ hoàng Anh gần đây đã không hài lòng với phái đoàn tháp tùng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến London trong chuyến thăm nhà nước năm 2015 của ông. Trong một cuộc đối thoại được ghi âm với chỉ huy Sở cảnh sát thủ đô, Lucy D’Orsi, Nữ hoàng đã gọi các quan chức Trung Quốc là “rất thô lỗ,” và bày tỏ sự cảm thông với “sự xui xẻo” của D’Orsi khi phải làm việc với họ. Continue reading “Những vị khách Trung Quốc thô lỗ của Nữ hoàng Anh”

Sự thất bại của di cư tự do

_87561217_migration1920

Nguồn: Robert Skidelsky, “The Failure of Free Migration”, Project Syndicate, 18/07/2016

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Phạm Trang Nhung

Cuộc tấn công khủng khiếp do một gã đàn ông Pháp gốc Tunisia tiến hành nhằm vào một đám đông ở Nice đang mừng Quốc khánh Pháp làm 84 người chết và hàng trăm người khác bị thương sẽ mang lại cho Marine Le Pen, nhà lãnh đạo của Mặt trận Quốc gia, sự gia tăng lợi thế lớn trong cuộc bầu cử tổng thống vào mùa xuân năm tới. Việc kẻ giết người, Mohamed Lahouaiej Bouhlel, có liên quan tới chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan hay không cũng không quan trọng. Trên khắp thế giới phương Tây, một sự kết hợp tai hại của sự mất an ninh tính mạng, kinh tế và văn hóa đã thúc đẩy cảm xúc và quan điểm chống nhập cư đúng vào thời điểm khi sự tan rã của các quốc gia hậu thuộc địa trên khắp thế giới Hồi giáo đang gây ra vấn đề người tị nạn trên một quy mô chưa từng thấy kể từ Thế chiến II. Continue reading “Sự thất bại của di cư tự do”

Đằng sau việc tạp chí nổi tiếng TQ bị ép đình bản

Yanhuang

Tác giả: Nguyễn Hải Hoành

Ngày 17/7/2016, tạp chí Viêm Hoàng Xuân Thu ở Trung Quốc (TQ) bất ngờ tự tuyên bố đình bản. Tin này đang làm dư luận TQ và quốc tế xôn xao bàn tán.

Viêm Hoàng Xuân Thu (Yanhuang Chunqiu, báo in và báo điện tử, sau đây viết tắt VHXT) là một tạp chí rất nổi tiếng ở TQ, chủ yếu vì từ ngày ra đời (1991) tới nay luôn luôn đăng những bài nhằm thức tỉnh người TQ suy nghĩ về các sai lầm trong quá khứ của Đảng Cộng sản TQ, chủ yếu dưới hình thức hồi ký, ghi chép, bình luận các vấn đề lịch sử “nhạy cảm” từng bị quan điểm chính thống của Đảng và Nhà nước TQ đánh giá sai lầm, lâu nay dư luận phổ biến nghi ngờ quan điểm đó nhưng rất ít người dám nói ra sự thật và phê phán một cách có lý trí. Continue reading “Đằng sau việc tạp chí nổi tiếng TQ bị ép đình bản”

Tại sao Đức Giáo hoàng lại đến thăm Đất Thánh?

Pope

Nguồn:Why the Pope is going to the Holy Land“, The Economist, 20/05/2014

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đức Giáo hoàng Francis sắp phải trải qua bài kiểm tra lớn nhất đối với các kỹ năng ngoại giao và giao tiếp của mình kể từ khi đảm nhận chức vụ cao nhất trong thế giới Thiên chúa giáo chỉ hơn một năm trước đây. Ngày 24/05/2014, Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm vùng Đất Thánh trong một chuyến đi kéo dài ba ngày, từ Jordan đến các vùng lãnh thổ Palestine và sau đó đến Israel. Đức Giáo Hoàng Francis sẽ theo bước những người tiền nhiệm của ông để đến thăm Bức tường phía Tây thành Jerusalem cũng như Đài tưởng niệm nạn diệt chủng Holocaust tại Yad Vashem. Khi Đức Giáo Hoàng Benedict thực hiện chuyến đi như vậy vào năm 2009, theo một cách nào đó Ngài đã khiến những người chủ nhà của mình thất vọng bằng cách đề cập chung chung đến “hàng triệu” người đã chết trong vụ thảm sát Holocaust (chứ không phải là con số chính xác 6 triệu người), và gọi nó là “bi kịch” chứ không phải là một tội ác. Điều đó cho thấy sự soi xét kỹ lưỡng đối với mỗi lời nói và cử chỉ của Đức Giáo Hoàng. Vậy tại sao Ngài lại đến thăm Đất Thánh? Continue reading “Tại sao Đức Giáo hoàng lại đến thăm Đất Thánh?”

#265 – Nguồn gốc Leninist của sự đàn áp xã hội dân sự

civilsocietyre

Nguồn: Anne Applebaum, “The Leninist Roots of Civil Society Repression”,  Journal of Democracy, 26(4), (2015), pp.21-27.

Biên dịch: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1947, Stefan Jêdrychowski, cựu chiến binh cộng sản, ủy viên Bộ Chính trị Ba Lan, và bộ trưởng trong chính phủ, đã viết một bản ghi nhớ với nhan đề có phần trịch thượng, “Ghi chú về tuyên truyền của các nước Anglo-Saxon.” Ông đưa ra rất nhiều lời chỉ trích – về ảnh hưởng của các dịch vụ tin tức Anh và Mỹ ở Ba Lan, và về thời trang và điện ảnh nước ngoài. Nhưng cuộc tấn công dai dẳng nhất của ông là nhằm vào Polska YMCA, chi hội Ba Lan của Hiệp hội Thanh niên Cơ Đốc (YMCA). Được thành lập ở Warsaw năm 1923 và sau đó bị Hitler cấm hoạt động, Polska YMCA đã khởi động lại vào tháng 4 năm 1945 với sự hỗ trợ của YMCA quốc tế ở Geneva, cùng với sự nhiệt tình trong nước. Continue reading “#265 – Nguồn gốc Leninist của sự đàn áp xã hội dân sự”

14/08/1784: Người Nga bắt đầu định cư tại Alaska

alaska

Nguồn: Russians settle Alaska”, History.com (truy cập ngày 14/08/2016)

Biên dịch: Nguyễn Ngọc Tường Ngân

Vào ngày này năm 1784, trên đảo Kodiak, Grigory Shelikhov, một nhà buôn lông thú người Nga, đã thành lập nên khu định cư Vịnh Ba Thánh (Three Saints Bay), khu định cư thường trực đầu tiên của Nga ở Alaska.

Người châu Âu khám phá ra Alaska năm 1741 khi một đoàn thám hiểm của Nga do nhà thám hiểm người Đan Mạch Vitus Bering lần đầu nhìn thấy đất liền Alaska. Các thợ săn của Nga sau đó đã nhanh chóng xâm nhập vào Alaska, khiến những người Aleut bản địa phải chịu nhiều tai họa do bị truyền nhiều căn bệnh lạ. Khu định cư Vịnh Ba Thánh đã được thành lập trên đảo Kodiak năm 1784, và Shelikhov sống ở đó trong hai năm với vợ và 200 người khác. Continue reading “14/08/1784: Người Nga bắt đầu định cư tại Alaska”

Con người hay thể chế: Đi tìm sự thật trong chính trị Trung Quốc

china_2394768b

Nguồn: Peter Mattis, “Man or machine: Seeking truth in Chinese politics“, War on the Rock, 07/07/2016

Biên dịch: Văn Cường

Không thể hiểu hoàn toàn chính sách của Trung Quốc khi không nhắc đến con người và quá trình qua đó nó được tạo ra. Nếu Washington có ý muốn định hình sự trỗi dậy của Trung Quốc, khi đó các nhà hoạch định chính sách của Mỹ cần phải hiểu được hệ thống đó hoạt động ra sao.

Việc theo dõi Chủ tịch Tập Cận Bình củng cố quyền lực kể từ khi ông trở thành Chủ tịch vào năm 2012 đã thúc đẩy nhiều nhà quan sát về Trung Quốc đi đến những quan điểm quá khích về các hoạt động chính trị và công tác hoạch định chính sách của Trung Quốc. Một mặt, một số nhà phân tích lập luận Tập Cận Bình đã sử dụng các sách lược theo chủ nghĩa Mao để tạo dựng một sự sùng bái cá nhân và quay trở lại chế độ cai trị độc đoán. Mặt khác, một số nhà phân tích đưa ra lý lẽ rằng Tập Cận Bình phần lớn không thích hợp ngoài việc ông được ủy nhiệm để hoàn thành những tham vọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Continue reading “Con người hay thể chế: Đi tìm sự thật trong chính trị Trung Quốc”

Đằng sau viện trợ nước ngoài của Nhật Bản

japanaid

Nguồn: Purnendra Jain, “Japanese foreign aid: what’s in it for Japan?“, East Asia Forum, 21/07/2016.

Biên dịch: Vũ Hiền

Viện trợ nước ngoài là một công cụ can dự quốc tế quan trọng trong bộ công cụ chính sách đối ngoại của Nhật Bản. Mặc dù Tokyo không còn là nhà tài trợ hàng đầu thế giới như những năm 1990, nhưng nước này vẫn đứng thứ tư thế giới vào năm 2015 với ngân sách viện trợ hàng năm gần 10 tỷ USD.

Không chỉ quy mô ngân sách viện trợ thay đổi mà cách suy nghĩ của Tokyo sau viện trợ nước ngoài cũng đã thay đổi. Trong những năm 1980, khi đó Nhật Bản trở thành một siêu cường về viện trợ, thì cũng là lúc những lời phê bình xuất hiện ở cả trong và ngoài nước về bản chất viện trợ “kiểu con buôn” của nước này. Tiền thường chảy vào tài khoản cá nhân của các nhà lãnh đạo chính trị tham nhũng ở châu Á và các dự án gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về môi trường. Continue reading “Đằng sau viện trợ nước ngoài của Nhật Bản”