19/04/1949: Đoàn xiếc Liên Xô châm biếm nước Mỹ

Nguồn: Soviet clowns lampoon U.S. foreign policy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1949, trong đêm khai mạc show diễn mùa xuân của Đoàn xiếc Moskva nổi tiếng, các chú hề và ảo thuật gia đã đưa ra hàng loạt những câu chuyện châm biếm nhắm vào nước Mỹ. Dù đó chỉ là một khía cạnh tương đối nhỏ trong toàn bộ Chiến tranh Lạnh, show diễn này đã chứng tỏ rằng ngay cả yếu tố hài hước cũng đóng vai trò nhất định trong cuộc chiến giữa Mỹ và Liên Xô.

Hầu hết những câu chuyện công kích trong đêm khai mạc show diễn đến từ một trong những chú hề nổi tiếng nhất của Liên Xô, Konstantin Berman. Anh ta bắt đầu phần diễn của mình bằng cách ném một chiếc boomerang, mà anh so sánh với các hoạt động trong Kế hoạch Marshall của Mỹ (một kế hoạch phục hồi kinh tế được thiết kế để bơm hàng tỷ USD vào các nền kinh tế của Tây Âu). “Mỹ viện trợ cho châu Âu,” Berman công bố. “Đây là đồng USD.” Đám đông nhất loạt hoan hô khi chiếc boomerang “USD” quay trở lại tay chú hề. Sau đó, anh ta tiếp tục bằng tiết mục phát thanh, nhưng tất cả những gì người ta có thể nghe được là tiếng chó sủa. “Đây là Đài Tiếng nói Hoa Kỳ”. Continue reading “19/04/1949: Đoàn xiếc Liên Xô châm biếm nước Mỹ”

17/04/1969: ‘Kiến trúc sư’ của Mùa xuân Praha từ chức

Nguồn: Architect of Czechoslovakia’s Prague Spring resigns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1969, Alexander Dubcek, nhà lãnh đạo cộng sản đã đưa ra một chương trình cải cách rộng rãi ở Tiệp Khắc, bị lực lượng Liên Xô đang chiếm đóng đất nước buộc phải từ chức Bí thư Thứ nhất Đảng Cộng sản Tiệp Khắc. Gustav Husak, một chính trị gia thân Liên Xô đã được chỉ định lên thay thế Dubcek, tái thiết lập chế chế độ độc tài cộng sản tại nhà nước vệ tinh của Liên Xô.

Xu hướng tự do hóa ở Tiệp Khắc bắt đầu từ năm 1963, và đến năm 1968 thì đạt đến đỉnh điểm sau khi Dubcek lên thay thế Antonin Novotny làm Bí thư Thứ nhất của đảng. Ông đã đưa ra một loạt các cải cách chính trị và kinh tế sâu rộng, bao gồm gia tăng tự do ngôn luận và chấm dứt kiểm duyệt nhà nước. Nỗ lực của Dubcek để thiết lập “chủ nghĩa cộng sản với khuôn mặt con người” đã được ủng hộ trên khắp đất nước và giai đoạn tự do hóa ngắn ngủi này đã được gọi là “Mùa xuân Praha.” Continue reading “17/04/1969: ‘Kiến trúc sư’ của Mùa xuân Praha từ chức”

15/04/1912: Tàu Titanic bị chìm

Nguồn: Titanic sinks, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1912, lúc 2:20 sáng, con tàu Anh Titanic đã chìm xuống Bắc Đại Tây Dương, cách Newfoundland, Canada khoảng 400 dặm về phía nam. Con tàu khổng lồ với 2.200 hành khách và thủy thủ đoàn đã va vào một tảng băng trôi trước đó hai tiếng rưỡi.

Ngày 10/04, RMS Titanic, một trong những tàu biển lớn nhất và sang trọng nhất từng được chế tạo, đã rời Southampton, Anh, trên chuyến hải trình đầu tiên của mình qua Đại Tây Dương. Titanic được thiết kế bởi thợ đóng tàu người Ireland William Pirrie, được chế tạo tại Belfast, và được cho là con tàu nhanh nhất thế giới lúc bấy giờ. Con tàu dài 883 ft (từ mũi tàu đến đuôi) với phần thân được chia thành 16 khoang, được cho là không thể thấm nước. Bởi vì bốn trong số các khoang này có thể bị ngập mà không ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tàu nổi, Titanic đã được cho là “không thể chìm.” Continue reading “15/04/1912: Tàu Titanic bị chìm”

14/04/1945: Tập đoàn quân số 5 của Mỹ tham chiến tại Ý

Nguồn: U.S. Fifth Army joins in Italian offensive, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1945, Tập đoàn quân số 5 của Mỹ đã liên minh với quân Anh nhằm ngăn chặn đợt tấn công của người Đức vào Ý.

Tập đoàn quân số 5 – hiện đang nằm dưới quyền chỉ huy của Tướng Lucian K. Truscott (Tướng Mark Clark, cựu chỉ huy quân đoàn, đã được bổ nhiệm làm chỉ huy quân đội Đồng Minh ở Ý) – bắt đầu tiến vào bán đảo Italia, chiếm Massa và băng qua sông Frigido. Sau khi vấp phải phản kháng đáng kể của kẻ thù ở vùng núi, Tập đoàn quân số 5 đã đánh bại người Đức khi chiến đấu ở vùng đồng bằng. Continue reading “14/04/1945: Tập đoàn quân số 5 của Mỹ tham chiến tại Ý”

12/04/1864: Thảm sát tại Pháo đài Pillow

Nguồn: The Fort Pillow Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, trong nội chiến Hoa Kỳ, Thiếu tướng của Hợp bang miền Nam, Nathan Bedford Forrest, đã cùng quân đôi của mình tấn công khu đồn trú bị cô lập của Liên minh miền Bắc tại Pháo đài Pillow, Tennessee, nhìn ra sông Mississippi. Vốn là một phần quan trọng trong hệ thống phòng thủ bên sông của phe Hợp bang, pháo đài đã bị lực lượng Liên minh chiếm vào năm 1862. Trong số 500 lính Liên minh bảo vệ pháo đài, có hơn một nửa là người Mỹ gốc Phi. Continue reading “12/04/1864: Thảm sát tại Pháo đài Pillow”

10/04/1941: Croatia tuyên bố độc lập

Nguồn: Croatia declares independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, quân xâm lược Đức và Ý tại Nam Tư đã thành lập Nhà nước Độc lập Croatia (Independent State of Croatia, bao gồm cả Bosnia và Herzegovina) và trao cho nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa quốc gia của phong trào Ustase (phong trào nổi dậy thân phát xít), Ante Pavelic, quyền kiểm soát một chính thể thực chất là một chế độ bù nhìn của phe Trục.

Ustase đã bắt đầu một cuộc bức hại không ngừng những người Serbia, người Do Thái, người Gypsies (di gan), và cả những người Croat chống phát xít. Đã có khoảng 350.000 đến 450.000 nạn nhân bị thảm sát, và trại tập trung Jasenovac đã trở nên nổi tiếng như một lò sát sinh. Continue reading “10/04/1941: Croatia tuyên bố độc lập”

Hình ảnh ‘vua hổ’ và ‘hầu vương’ trong Mao Trạch Đông

Nguồn: Roderick MacFarquhar, “How Mao Molded Communism to Create a New China“, The New York Times, 23/10/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Trong thời khắc cuối đời, khi đang hấp hối vì căn bệnh xơ cứng teo cơ (bệnh Lou Gehrig), Mao Trạch Đông tuyên bố hai thành tựu của mình là gồm đưa cách mạng cộng sản đi đến chiến thắng và phát động Cách mạng Văn hoá. Bằng cách nhấn mạnh những giai đoạn này, ông cũng nhấn mạnh mâu thuẫn suốt đời trong thái độ của ông đối với cách mạng và quyền lực nhà nước.

Mao định hình chủ nghĩa cộng sản cho phù hợp với hai khía cạnh tính cách của mình. Nói như người Trung Quốc, ông vừa là một vị vua hổ, vừa là một hầu vương.

Continue reading “Hình ảnh ‘vua hổ’ và ‘hầu vương’ trong Mao Trạch Đông”

08/04/1945: Bonhoeffer, nhà thần học chống Hitler, bị treo cổ

Nguồn: Defiant theologian Dietrich Bonhoeffer is hanged, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, mục sư Đạo Luther và nhà thần học Dietrich Bonhoeffer đã bị treo cổ tại Flossenburg, chỉ vài ngày trước khi người Mỹ tiến vào giải phóng trại tù. Những lời cuối cùng của người chống Chủ nghĩa phát xít 39 tuổi đầy dũng cảm này là “Đây là kết thúc – nhưng với tôi, nó là khởi đầu của cuộc sống.”

Hai ngày sau khi Adolf Hitler trở thành Thủ tướng Đức, Dietrich Bonhoeffer, lúc bấy giờ đang là giảng viên tại Đại học Berlin, đã lên đài phát thanh tố cáo “nguyên tắc lãnh đạo” (Fuhrerprinzip) của Đức Quốc xã, một nguyên tắc lãnh đạo vốn đồng nghĩa với “chế độ độc tài.” Chương trình phát sóng của Bonhoeffer đã bị cắt ngang trước khi ông kịp kết thúc. Continue reading “08/04/1945: Bonhoeffer, nhà thần học chống Hitler, bị treo cổ”

07/04/1776: Mỹ lần đầu bắt giữ tàu chiến của Anh

Nguồn: U.S. Navy captures first British warship, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1776, Thuyền trưởng Hải quân John Barry, chỉ huy tàu chiến Lexington của Mỹ, đã trở thành người Mỹ đầu tiên bắt giữ tàu của Anh khi ông chiếm quyền kiểm soát tàu chiến HMS Edward ngoài khơi bờ biển Virginia. Việc bắt giữ Edward và hàng hóa trên tàu đã đưa Barry trở thành anh hùng dân tộc và nâng cao tinh thần cho lực lượng lục địa.

Sinh ra ở vùng biển Wexford, Ireland vào năm 1745, Barry đã tham gia phục vụ cho Quốc Hội Lục địa sau khi Cách mạng Mỹ bùng nổ. Quốc Hội đã mua tàu của Barry, Black Prince, mà sau đó đổi tên thành Alfred và đặt dưới quyền chỉ huy của Đại tá Esek Hopkins. Đây là con tàu đầu tiên treo cờ Mỹ, được treo bởi John Paul Jones. Continue reading “07/04/1776: Mỹ lần đầu bắt giữ tàu chiến của Anh”

05/04/1918: Đức kết thúc Chiến dịch Michael trong Thế chiến I

Nguồn: First stage of German spring offensive ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, Tướng Erich Ludendorff chính thức kết thúc Chiến dịch Michael, giai đoạn đầu tiên trong cuộc tấn công chính yếu cuối cùng của Đức trong Thế chiến I.

Là cuộc tấn công đáng kể đầu tiên của Đức vào các căn cứ của quân Hiệp ước trên Mặt trận phía Tây trong hơn một năm, Chiến dịch Michael bắt đầu vào ngày 21/03/1918, với một cuộc bắn phá kéo dài 5 tiếng đồng hồ của hơn 9.000 lính pháo binh Đức vào các vị trí của phe Hiệp ước gần sông Somme. Khi ấy, Quân đoàn 5 của Anh, với sự chuẩn bị kém cỏi, đã nhanh chóng bị áp đảo và buộc phải rút lui. Continue reading “05/04/1918: Đức kết thúc Chiến dịch Michael trong Thế chiến I”

03/04/1942: Nhật phát động cuộc tấn công lớn vào Bataan

Nguồn: Japanese launch major offensive against Bataan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, bộ binh Nhật Bản đã tiến hành một cuộc tấn công quan trọng vào quân Đồng Minh ở Bataan, bán đảo nằm chắn Vịnh Manila của Philippines.

Bắt đầu vào tháng 12/1941 dưới sự chỉ huy của Tướng Masaharu Homma, cuộc xâm lăng của Quân đoàn Nhật Bản thứ 14 đã buộc quân đội của Tướng Douglas MacArthur phải rút từ Manila, thủ đô của Philippines, về Bataan. Một phần nguyên nhân là do chiến lược của MacArthur không tốt. Continue reading “03/04/1942: Nhật phát động cuộc tấn công lớn vào Bataan”

01/04/1789: Hạ viện Mỹ bầu Chủ tịch đầu tiên

Nguồn: First U.S. House of Representatives elects speaker, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, trong kỳ họp tại thành phố New York, Hạ viện Hoa Kỳ nhiệm kỳ đầu tiên đã có được số đại biểu tối thiểu cần thiết và quyết định bầu nghị sĩ bang Pennsylvania, Frederick Augustus Conrad Muhlenberg, làm Chủ tịch Hạ viện đầu tiên.

Là một mục sư Đạo Luther và cựu chủ tịch Hội nghị toàn bang Pennsylvania nhằm phê chuẩn Hiến pháp Mỹ, Muhlenberg là con của Henry Augustus Muhlenberg và cháu của Johann Conrad Weiser, hai trong số những người Đức hàng đầu tại thuộc địa Pennsylvania. Anh trai của ông, Thiếu tướng John Peter Gabriel Muhlenberg, cũng phục vụ trong Hạ viện đầu tiên. Continue reading “01/04/1789: Hạ viện Mỹ bầu Chủ tịch đầu tiên”

31/03/1492: Người Do Thái bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha

Nguồn: Jews to be expelled from Spain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1492, tại Tây Ban Nha, nhà cầm quyền Công giáo đã ban hành một sắc lệnh hoàng gia trong đó tuyên bố rằng tất cả những người Do Thái từ chối cải đạo sang Công giáo sẽ bị trục xuất khỏi đất nước.

Hầu hết người Tây Ban Nha gốc Do Thái đã chọn con đường lưu vong thay vì từ bỏ tôn giáo và văn hoá của họ, và nền kinh tế Tây Ban Nha đã phải chịu tổn thất nặng nề khi mất đi một phần quan trọng trong lực lượng lao động của mình. Continue reading “31/03/1492: Người Do Thái bị trục xuất khỏi Tây Ban Nha”

30/03/1870: Tu chính án thứ 15 được thông qua

Nguồn: 15th Amendment adopted, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1870, sau khi được ba phần tư số tiểu bang phê chuẩn, Tu chính án thứ 15, trao quyền bầu cử cho người Mỹ gốc Phi (nam giới) đã được chính thức thêm vào Hiến pháp Mỹ. Được Quốc Hội thông qua một năm trước, Tu chính án viết rằng, “quyền bỏ phiếu của công dân Hoa Kỳ sẽ không bị bất kỳ chính quyền liên bang hay tiểu bang nào từ chối vì lý do chủng tộc, màu da, hoặc tình trạng nô lệ trước đó.” Một ngày sau khi Tu chính án thứ 15 được thông qua, Thomas Peterson-Mundy đến  từ Perth Amboy, New Jersey, đã trở thành người Mỹ gốc Phi đầu tiên bỏ phiếu theo quy định của tu chính án này. Continue reading “30/03/1870: Tu chính án thứ 15 được thông qua”

29/03/1917: Thủ tướng Thụy Điển từ chức vì thân Đức

Nguồn: Swedish prime minister resigns over WWI policy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Thủ tướng Hjalmar Hammarskjold của Thụy Điển – cha của vị Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc nổi tiếng, Dag Hammarskjold – đã từ chức sau khi chính sách trung lập nghiêm ngặt của ông trong Thế chiến I –  trong khi vẫn tiếp tục quan hệ thương mại với Đức, vi phạm lệnh phong tỏa của Đồng minh – dẫn đến nạn đói lan rộng và bất ổn chính trị ở Thụy Điển.

Hjalmar Hammarskjold có xuất thân là giáo sư chuyên ngành luật, sau đó chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực chính trị và từng là đại diện cho Thụy Điển tại Công ước Hague về Luật Quốc tế năm 1907. Năm 1914, ông được Vua Gustav V của Thụy Điển đề nghị trở thành Thủ tướng sau khi một chính phủ dân cử bị phản đối và bị đánh bại bởi các lực lượng bảo thủ. Từ khi bắt đầu nhiệm kỳ của mình, Hammarskjold đã theo đuổi một chính sách trung lập nghiêm ngặt trong chiến tranh, nhưng tiếp tục quan hệ thương mại với Đức và do đó làm cho đất nước và người dân của mình gặp khó khăn vì phong tỏa của Hải quân Đồng minh tại Biển Bắc, bắt đầu từ tháng 11/1914. Continue reading “29/03/1917: Thủ tướng Thụy Điển từ chức vì thân Đức”

28/03/1939: Nội chiến Tây Ban Nha kết thúc

Nguồn: Spanish Civil War ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, những thành viên phe Cộng hòa đang bảo vệ Madrid đã giương cờ trắng đầu hàng, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài ba năm ở Tây Ban Nha.

Năm 1931, Nhà vua Tây Ban Nha Alfonso XIII phê chuẩn việc tiến hành các cuộc bầu cử nhằm thành lập chính phủ Tây Ban Nha, và đại đa số cử tri đã quyết định từ bỏ chế độ quân chủ để theo đuổi một nền cộng hòa tự do. Alfonso sau đó đã bị lưu đày, và nền Cộng hòa Thứ hai, ban đầu bị thống trị bởi các nhà tự do thuộc tầng lớp trung lưu và các nhà xã hội chủ nghĩa trung dung, được thành lập. Trong 5 năm đầu của nền Cộng hòa, các tổ chức lao động và các lực lượng cánh tả đã tiến hành những cải cách tự do rộng khắp, và các vùng đất có tư tưởng độc lập như Catalonia và các tỉnh xứ Basque đã đạt được quyền tự chủ trong thực tế. Continue reading “28/03/1939: Nội chiến Tây Ban Nha kết thúc”

27/03/1945: Đức phóng những tên lửa V-2 cuối cùng

Nguồn: Germans launch last of their V-2s, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong nỗ lực cuối cùng để phóng những chiếc tên lửa V-2 còn lại của mình nhằm tấn công phe Đồng Minh, quân Đức đã phóng các tên lửa tầm xa này từ địa điểm phóng duy nhất còn lại của họ tại Hà Lan. Gần 200 thường dân ở Anh và Bỉ đã được thêm vào con số thương vong gây ra bởi V-2.

Các nhà khoa học Đức đã bắt tay vào phát triển một loại tên lửa tầm xa kể từ thập niên 1930. Ngày 03/10/1942, họ đã phóng thử thành công V-2, một loại tên lửa 12 tấn có khả năng mang đầu đạn 1 tấn. Được bắn từ Peenemünde, một hòn đảo ngoài khơi bờ biển Baltic của Đức, những tên lửa này đã bay 118 dặm trong thử nghiệm đầu tiên. Continue reading “27/03/1945: Đức phóng những tên lửa V-2 cuối cùng”

26/03/1941: Ý tấn công Anh bằng ngư lôi có người lái

Nguồn: Naval warfare gets new weapon, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, người Ý tấn công hạm đội Anh tại Vịnh Suda, Crete, sử dụng đầu đạn ngư lôi có thể tách rời để đánh chìm tàu tuần dương của Anh. Đây là lần đầu tiên ngư lôi có người lái được sử dụng trong chiến tranh hải quân, và một vũ khí mới đã được thêm vào kho vũ khí của hải quân thế giới.

Loại ngư lôi có người lái này, còn được gọi là Chariot, rất đặc biệt. Chủ yếu được dùng để tấn công tàu của đối phương đang nằm trong cảng, Chariot cần có một “người điều khiển” để đưa chúng đến gần mục tiêu. Ngồi trên ngư lôi đặt trong một phương tiện có thể vận chuyển cả hai, người điều khiển sẽ hướng ngư lôi càng gần mục tiêu càng tốt, rồi sau đó trở về, thường là về tàu ngầm. Chariot thực sự là một bước tiến lớn; trước khi nó được phát triển, vũ khí gần nhất với Chariot là ngư lôi Kaiten của Nhật Bản – một loại “ngư lôi người,” nói cách khác là bom tự sát, với những nhược điểm hiển nhiên. Continue reading “26/03/1941: Ý tấn công Anh bằng ngư lôi có người lái”

25/03/1941: Nam Tư tham gia phe Trục

Nguồn: Yugoslavia joins the Axis, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, mặc dù đã tuyên bố trung lập, Nam Tư lại tham gia Hiệp ước Ba bên và tạo thành liên minh với các cường quốc phe Trục – Đức, Ý và Nhật.

Sau Thế chiến I, Nam Tư – một quốc gia thống nhất, một liên bang ẩn chứa nhiều bất ổn gồm người Serbia, Croatia và Slovenia – chính là phản ứng trước sự sụp đổ của Đế quốc Ottoman và Đế quốc Áo -Hung của Nhà Hapsburg. Những phần lãnh thổ thuộc hai nước này đã hợp thành Nam Tư. Đi theo chế độ quân chủ lập hiến, Nam Tư đã xây dựng quan hệ hữu nghị với Pháp và Tiệp Khắc trong những năm giữa hai thế chiến. Continue reading “25/03/1941: Nam Tư tham gia phe Trục”

24/03/1765: Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Đóng quân

Nguồn: Parliament passes the Quartering Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1765, Nghị viện Anh đã thông qua Đạo luật Đóng quân (Quartering Act) trong đó chỉ ra các địa điểm và điều kiện về chỗ ở của binh lính Anh tại các thuộc địa Mỹ.

Đạo luật Đóng quân năm 1765 yêu cầu các thuộc địa phải cung cấp các doanh trại làm nơi ở cho lính Anh. Nếu các doanh trại lính này không đủ để chứa tất cả những người lính, thì chính quyền địa phương phải thu xếp cho những người lính ở trong các quán trọ, kho giữ ngựa, quán rượu, quán ăn và nhà ở của những người bán rượu. Nếu vẫn còn những người lính không có chỗ ở sau khi tất cả các nơi trên đã kín chỗ, thì các thuộc địa phải chiếm hoặc thuê mướn, chuẩn bị các nơi ở phù hợp, như nhà cửa và chuồng trại bỏ trống, cho lực lượng của Nhà vua theo yêu cầu thực tế. Continue reading “24/03/1765: Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Đóng quân”