Tại sao Fed nên hoãn tăng lãi suất?

janet.jpg

Nguồn: Anders Borg, “Why the Fed Should Postpone Rate Hikes”, Project Syndicate, 28/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tuần này, khi các thống đốc ngân hàng trung ương từ khắp nơi trên thế giới họp mặt tại Jackson Hole trong Hội nghị chuyên đề hàng năm về Chính sách kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang (Fed), một trong những chủ đề chính của cuộc thảo luận sẽ là thị trường chứng khoán toàn cầu đang bất ổn hiện nay. Có nhiều lý do, nhưng một trong số chúng rõ ràng là kỳ vọng rằng Fed sẽ bắt đầu tăng lãi suất – có lẽ vào khoảng tháng 9.

Các căn cứ cho việc tăng lãi suất là xác đáng. Nền kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng hàng năm là 3% trong năm 2015 và 2016, tương ứng là tỷ lệ lạm phát 0,1% và 1,5%. Khi một nền kinh tế dần ổn định, giảm bớt các biện pháp mở rộng là điều hợp lý, chẳng hạn như các biện pháp được áp dụng sau cuộc khủng hoảng năm 2008. Vì Fed rõ ràng đã tuyên bố sẽ đi theo các chính sách ít mở rộng hơn, nên uy tín của họ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nếu họ không thực hiện việc tăng lãi suất. Continue reading “Tại sao Fed nên hoãn tăng lãi suất?”

Chủ nghĩa tư bản có gây nên nghèo đói hay không?

capitalism

Nguồn: Ricardo Hausmann, “Does Capitalism Cause Poverty?”, Project Syndicate, 21/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Chủ nghĩa tư bản bị đổ lỗi cho nhiều vấn đề ngày nay: nghèo đói, bất bình đẳng, thất nghiệp, thậm chí cả sự ấm lên toàn cầu. Như Giáo hoàng Francis đã nói trong một bài phát biểu gần đây ở Bolivia: “Chúng ta không thể chịu đựng hệ thống này được nữa: nông dân không thể chịu nổi nó, công nhân không thể chịu nổi nó, các cộng đồng không thể chịu nổi nó, các dân tộc không thể chịu nổi nó. Tự thân trái đất – hay Đất mẹ, như Thánh Francis từng nói – cũng không còn chịu nổi nó.”

Nhưng liệu vấn đề khiến Đức Francis bận tâm có phải là hậu quả của những gì mà Ngài gọi là “chủ nghĩa tư bản không kiểm soát” hay không? Hay bởi sự thất bại đáng ngạc nhiên của chủ nghĩa tư bản khi cố gắng thực hiện những gì ta mong đợi? Một chương trình nghị sự nhằm thúc đẩy công bằng xã hội nên dựa vào chủ nghĩa tư bản được kiểm soát hay dựa vào việc xóa bỏ các rào cản ngăn chặn nó mở rộng? Continue reading “Chủ nghĩa tư bản có gây nên nghèo đói hay không?”

Quản lý mại dâm: Bài toán lâu đời của chính sách công

prostitute

Nguồn: Aryeh Neier, “The World’s Oldest Public Policy Puzzle,” Project Syndicate, 14/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Năm 1893, nhà soạn kịch George Bernard Shaw, người ủng hộ nhiệt tình cho quyền bầu cử và sự bình đẳng của phụ nữ, đã viết Mrs. Warren’s Profession (Nghề của bà Warren), một vở kịch với nhân vật chính là bà chủ của một vài nhà thổ. Vở kịch biện minh cho việc khai thác lợi nhuận từ kinh doanh mại dâm trên quan điểm nữ quyền.

Tuy không dâm ô, cũng không dùng ngôn ngữ tục tĩu, nhưng phải đến 8 năm sau khi kịch bản ra đời, nó mới được dàn dựng. Vở kịch mở màn ở London năm 1902 trong một nhà hát nhỏ, giới hạn người xem. Buổi biểu diễn tiếp theo ở New York năm 1905 thì bị cảnh sát vào lục soát. Continue reading “Quản lý mại dâm: Bài toán lâu đời của chính sách công”

Ý nghĩa lịch sử của Hòa ước Sèvres đối với Trung Đông

sevres-map

Nguồn: Nick Danforth, “Forget Sykes-Picot. It’s the Treaty of Sèvres That Explains the Modern Middle East”, Foreign Policy, 10/08/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chín mươi lăm năm trước, các nhà ngoại giao châu Âu đã nhóm họp tại một nhà máy sứ ở ngoại ô Sèvres của Paris, và ký một hiệp ước nhằm xây dựng lại Trung Đông từ đống tro tàn của Đế quốc Ottoman. Dù kế hoạch ấy nhanh chóng sụp đổ, và chúng ta hầu như chẳng nhớ gì đến nó, nhưng tương tự Thỏa thuận Sykes-Picot mà chúng ta không ngừng bàn luận, Hòa ước Sèvres ngắn ngủi này cũng có những hậu quả kéo dài cho tới ngày nay. Chúng ta nên xem xét một vài hậu quả trong số đó khi lễ kỷ niệm Hòa ước bị lãng quên này lặng lẽ trôi qua.

Năm 1915, khi quân đội Anh chuẩn bị tiến vào Istanbul thông qua bán đảo Gallipoli, chính quyền London đã in những chiếc khăn tay lụa báo trước sự kết thúc của Đế quốc Ottoman. Điều này có hơi quá sớm (bởi trận Gallipoli hóa ra lại là một chiến thắng hiếm hoi của người Ottoman trong Thế chiến I) nhưng đến năm 1920, sự tự tin của người Anh đã được chứng minh: với quân đội đồng minh chiếm đóng thủ đô Ottoman, đại diện các nước thắng trận đã ký một hòa ước với Ottoman bại trận, chia đế quốc thành những vùng chịu ảnh hưởng của châu Âu. Continue reading “Ý nghĩa lịch sử của Hòa ước Sèvres đối với Trung Đông”

Thao túng thị trường trở thành xu hướng toàn cầu

Treasury-Market-Manipulation

Nguồn: Stephen S. Roach, “Market Manipulation Goes Global”, Project Syndicate, 27/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Thao túng thị trường đã trở thành quy trình vận hành tiêu chuẩn trong chính sách trên toàn thế giới. Mọi con mắt đang đổ dồn về phía Trung Quốc, đất nước đang phải nỗ lực đối phó với nguy cơ vỡ bong bóng cổ phiếu. Nhưng những nỗ lực của chính quyền Trung Quốc dường như không phải là độc nhất. Và các nền kinh tế hàng đầu của phương Tây cũng đang làm những điều tương tự – chỉ là mặc một “bộ áo” khác cho sự thao túng của họ.

Hãy xem xét phương pháp nới lỏng định lượng (Quantitative Easing – QE) được sử dụng lần đầu tiên ở Nhật Bản vào đầu những năm 2000, sau đó là ở Hoa Kỳ sau năm 2008, rồi lại tiếp tục được áp dụng ở Nhật Bản một lần nữa vào năm 2013, và bây giờ là ở châu Âu. Trong tất cả các trường hợp này, nới lỏng định lượng cơ bản là một nỗ lực nhằm thao túng giá tài sản. Nó hoạt động chủ yếu là nhờ ngân hàng trung ương trực tiếp mua chứng khoán chính phủ dài hạn, qua đó làm giảm lãi suất dài hạn, khiến cho cổ phiếu trở nên hấp dẫn hơn. Continue reading “Thao túng thị trường trở thành xu hướng toàn cầu”

Tại sao lá cờ cũ của Hà Lan là biểu tượng phân biệt chủng tộc?

20150627_usp505

Nguồn:How an old Dutch flag became a racist symbol”, The Economist, 22/6/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Các phần tử phản động thường thích thú với những lá cờ không còn tồn tại. Dylann Roof, một kẻ 21 tuổi theo thuyết Người da trắng thượng đẳng vừa bị bắt vì tội giết chín người Mỹ gốc Phi tại một nhà thờ ở Charleston vào tuần trước, từng đăng hình ảnh của một vài lá cờ như thế lên mạng internet. Trên một trang web mà hắn tạo ra để quảng bá các quan điểm phân biệt chủng tộc của mình (hiện đã bị gỡ bỏ), có hình ảnh hắn đang cầm lá cờ cũ nổi tiếng của Mỹ: cờ Liên minh miền Nam Hoa Kỳ, đại diện cho phe ủng hộ chế độ nô lệ trong cuộc nội chiến Mỹ. Thêm nữa, trong một bài đăng trên Facebook, Roof mặc một chiếc áo khoác in hình lá cờ cũ của Rhodesia (nay là Zimbabwe) và lá cờ thời phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Trong đó, lá cờ cũ của Nam Phi là gây tò mò nhất, vì nó được dựa trên một lá cờ cũ của Cộng hòa Hà Lan hồi thế kỷ 18. Kỳ lạ hơn nữa, chính lá cờ cũ đó của Hà Lan cũng mang ẩn ý về sự phản động và phân biệt chủng tộc. Tại sao lại như vậy? Continue reading “Tại sao lá cờ cũ của Hà Lan là biểu tượng phân biệt chủng tộc?”

Đằng sau bế tắc về khủng hoảng nợ Hy Lạp

_81134789_81134788

Nguồn: Jeffrey D. Sachs,Down and Out in Athens and Brussels,” Project Syndicate, 11/07/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Thảm họa tại Hy Lạp được thế giới chú ý vì hai lý do. Thứ nhất, chúng ta đau khổ khi thấy một nền kinh tế sụp đổ ngay trước mắt, với những dòng người xếp hàng chờ cứu trợ và rút tiền vốn chưa từng xuất hiện kể từ sau cuộc Đại Suy thoái. Thứ hai, chúng ta hoảng sợ trước thất bại của vô số các nhà lãnh đạo và tổ chức – các chính trị gia, Ủy ban châu Âu, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) – trong việc ngăn chặn một tình trạng hỗn loạn đã chậm rãi diễn ra trong nhiều năm qua.

Nếu sự quản lý yếu kém này vẫn tiếp tục, không chỉ Hy Lạp mà còn cả khối châu Âu thống nhất sẽ bị suy yếu nghiêm trọng. Để cứu lấy Hy Lạp và châu Âu, gói cứu trợ tài chính mới phải bao gồm hai việc lớn nhưng chưa được thống nhất. Continue reading “Đằng sau bế tắc về khủng hoảng nợ Hy Lạp”

Cuộc hôn nhân Nga – Trung và trật tự “Đại Á – Âu”

8BFDBBC6-36C6-4E92-99CA-3BC52DE92521_mw1024_s_n

Nguồn: Robert Skidelsky, “The Sino – Russian Marriage”, Project Syndicate, 18/6/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Người Trung Quốc là những người ý thức sâu sắc về lịch sử nhất. Trong cuộc tranh giành quyền lực của mình, Mao Trạch Đông đã sử dụng binh pháp của Tôn Tử, người sống vào khoảng năm 500 trước Công nguyên; Nho giáo, cũng xuất hiện trong khoảng thời gian đó, hiện vẫn nắm giữ vị trí trung tâm trong tư duy xã hội Trung Quốc, bất chấp những nỗ lực đầy tàn nhẫn của Mao Trạch Đông nhằm kiềm chế nó.

Vì vậy, khi Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến “Con đường tơ lụa mới” vào năm 2013, chẳng có ai ngạc nhiên bởi những viện dẫn lịch sử của họ. “Hơn hai ngàn năm trước,” Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nước Trung Quốc (NDRC) giải thích, “những người Á – Âu siêng năng và can đảm đã khám phá và mở ra một số tuyến đường giao lưu thương mại và văn hóa, nhờ đó đã liên kết các nền văn minh lớn của châu Á, châu Âu, và châu Phi, mà thế hệ sau này gọi chung là Con đường tơ lụa.” Ở Trung Quốc, sử cũ thường được viện dẫn để hỗ trợ cho học thuyết mới. Continue reading “Cuộc hôn nhân Nga – Trung và trật tự “Đại Á – Âu””

Trung – Mỹ cạnh tranh trong cuộc đua xuống đáy

race_to_the_bottom

Nguồn: David Shambaugh, “China and the US are now engaged in all-out competition”, South China Morning Post, 11/6/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Quan hệ Mỹ – Trung đã được mô tả một cách chính xác là mối quan hệ quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế. Đó cũng là mối quan hệ phức tạp và đáng lo ngại nhất. Hai gã khổng lồ này là hai cường quốc hàng đầu thế giới và được kết nối với nhau theo nhiều cách: song phương, khu vực và toàn cầu. Do đó, việc hiểu được động lực làm nền tảng và vận hành mối quan hệ đang thay đổi này là điều rất quan trọng.

Dù Washington và Bắc Kinh hợp tác trong những lĩnh vực họ có thể hợp tác, vẫn có sự cạnh tranh đang gia tăng đều đặn trong mối quan hệ giữa hai bên. Sự cân bằng giờ đây đã thay đổi, với cạnh tranh là yếu tố chi phối. Có nhiều lý do cho thực trạng này – và một trong số đó là vì an ninh bây giờ đã quan trọng hơn so với kinh tế trong mối quan hệ này. Continue reading “Trung – Mỹ cạnh tranh trong cuộc đua xuống đáy”

Đặng Tiểu Bình giúp tạo nên một Trung Quốc tham nhũng như thế nào?

State-TV-showed-Zhou-Yongkang-admitting-his-guilt-at-the-closed-door-trial-in-Tianjin1

Nguồn: Bao Tong, “How Deng Xiaoping Helped Create a Corrupt China,” The New York Times, 03/06/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Trong suốt tháng qua, tôi bị cấm trả lời phỏng vấn, vì vậy tôi viết bài báo này nhân dịp kỷ niệm lần thứ 26 ngảy xảy ra Sự kiện Thiên An Môn (04/06/1989), khi chính phủ đàn áp những người bất đồng chính kiến ở các thành phố trên khắp Trung Quốc.

Tin tức đáng chú ý trong những ngày này là chiến dịch chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Trong ba năm kể từ khi diễn ra Đại hội Đảng lần thứ 18, nơi bầu ra các nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện tại, chính phủ đã kêu gọi các cán bộ “đả hổ diệt ruồi” – một phép ẩn dụ có ý nhắm mục tiêu vào tất cả các loại tham nhũng, lớn và nhỏ.

Mặc dù chính phủ đã thường xuyên trấn áp tình trạng tham nhũng, nhưng chưa có một chiến dịch chống tham nhũng nào trên quy mô như vậy. Nhưng điều đó không có nghĩa là không có tham nhũng. Continue reading “Đặng Tiểu Bình giúp tạo nên một Trung Quốc tham nhũng như thế nào?”

Địa chính trị của việc đối phó với một Trung Quốc đang lên

xi-abe

Nguồn: Jeff Kingston, “The geopolitics of coping with a rising China,” The Japan Times, 30/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tuần trước, tôi đã xem xét tính logic và những hệ quả của “Học thuyết Abe,” theo đó Nhật Bản sẽ tăng cường liên minh với Mỹ bằng việc đồng ý mở rộng những hoạt động quân sự mà Nhật sẵn lòng tiến hành để hỗ trợ các chiến dịch an ninh toàn cầu của Mỹ. Đây không phải là một vấn đề đã được dàn xếp ổn thỏa trong nước, vì có rất ít người Nhật ủng hộ sự thay đổi lớn từ chủ nghĩa hòa bình và chủ nghĩa tối giản (về quân sự) được thể hiện trong “Học thuyết Yoshida” vốn là nền tảng của chính sách an ninh của Nhật Bản kể từ những năm 1950. Continue reading “Địa chính trị của việc đối phó với một Trung Quốc đang lên”

Sự trở lại của vấn đề Balkan

640px-Sarajevo_martyrs_memorial_cemetery_2009_2

Nguồn: Dominique Moisi, “The Return of the Balkan Question,” Project Syndicate, 22/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

“Chúng ta phải châu Âu hóa Balkan (tức bán đảo Ban-căng – NBT), để tránh việc Balkan hóa châu Âu.” Tôi đã viết những lời đó cùng với nhà khoa học chính trị người Pháp Jacques Rupnik vào năm 1991, ngay khi chiến tranh vừa nổ ra giữa các quốc gia kế thừa của Nam Tư. Cuộc chiến đó đã kéo dài đến cuối thập niên, lấy đi hàng ngàn sinh mạng, và hai lần yêu cầu sự can thiệp của NATO (ở Bosnia vào năm 1995 và Serbia vào năm 1999).

Gần một phần tư thế kỷ sau, các nước Balkan vẫn tiếp tục là mối đe dọa đối với hòa bình châu Âu, giống như vào đêm trước Thế chiến I và sau khi Chiến tranh Lạnh chấm dứt, lúc sự sụp đổ của Nam Tư không chỉ dẫn đến cuộc chiến tranh đầu tiên của châu Âu kể từ năm 1945, mà còn là sự trở lại của nạn diệt chủng. Continue reading “Sự trở lại của vấn đề Balkan”

Dân chủ tự do xuất hiện trong điều kiện nào?

 

Nguồn: Dani Rodrik & Sharun Mukand, “The Puzzle of Liberal Democracy,” Project Syndicate, 13/05/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Gần hai thập niên trước, nhà bình luận chính trị Fareed Zakaria đã viết một bài báo mang tính tiên tri có nhan đề “Sự trỗi dậy của nền Dân chủ Phi tự do”, trong đó, ông lo lắng về sự nổi lên của những kẻ chuyên quyền được lòng dân nhưng ít quan tâm đến pháp quyền và các quyền tự do dân sự. Các chính phủ có thể được bầu lên một cách tự do và công bằng, ông viết, nhưng vẫn thường xuyên vi phạm các quyền cơ bản của công dân họ.

Kể từ khi bài báo của Zakaria ra đời, các nền dân chủ phi tự do đã trở nên bình thường hơn chứ không còn là ngoại lệ. Theo báo cáo của tổ chức Ngôi nhà Tự do (Freedom House), hơn 60% các quốc gia trên thế giới có nền dân chủ bầu cử – chế độ mà trong đó các đảng chính trị cạnh tranh và lên nắm quyền thông qua các cuộc bầu cử thường xuyên được lịch trình sẵn – tăng từ khoảng 40% vào cuối những năm 1980. Nhưng đa số các nền dân chủ này đều không đảm bảo được sự bảo vệ bình đẳng trước pháp luật. Continue reading “Dân chủ tự do xuất hiện trong điều kiện nào?”

Tại sao Nhật ít hối lỗi về tội ác chiến tranh hơn Đức?

1404162737975.cached

Nguồn: Jeff Kingston, “Unlike Germany Japan’s right still wrong on wartime history”, The Japan Times, 09/05/2013.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Bóng ma của Nhật hoàng Hirohito

Dường như không còn lúc nào thích hợp hơn hiện tại để Nhật Bản ngẫm về quá khứ thời chiến của mình. Phần lịch sử chung của Nhật Bản với châu Á từ lâu đã là một nỗi đau kéo dài, chia rẽ người Nhật về những gì đã xảy ra và lý do của những điều ấy, một dòng quan điểm trốn tránh vấn đề trách nhiệm chiến tranh theo những cách khiến các nước láng giềng Đông Á, vốn đã phải chịu đựng nhiều nhất từ sự xâm lược và chinh phục của Nhật Bản, phản đối.

Vậy thì tại sao Thủ tướng Shinzo Abe và các nhà lập pháp khác của Đảng Dân chủ Tự do (Liberal Democcratic Party – LDP), cùng với Thị trưởng Osaka – Toru Hashimoto, lại khơi dậy vấn đề lịch sử của Nhật Bản vào thời điểm mà căng thẳng khu vực đang leo thang? Continue reading “Tại sao Nhật ít hối lỗi về tội ác chiến tranh hơn Đức?”

Ảnh hưởng của Quốc Hội lên chính sách đối ngoại Hoa Kỳ

showdown-at-congress-corral-as-gun-control-debate-begins.si

Nguồn:Congress’s influence over foreign policy”, The Economist, 20/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hoàng Giang

Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu, đề xuất Quốc Hội đưa ra quyết định cuối cùng về bất kỳ thỏa thuận hạt nhân nào đạt được với Iran; còn Ủy ban Tài chính Thượng viện Mỹ đã quyết định rằng Quốc Hội nên bỏ phiếu “thuận hoặc không thuận” (up-or-down vote) về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), một thỏa thuận thương mại tự do giữa Mỹ và 11 quốc gia Thái Bình Dương khác.

Hầu hết người nước ngoài, và khá nhiều người Mỹ, vẫn cho rằng Tổng thống Mỹ là người điều hành chính sách đối ngoại của quốc gia. Điều đó là không đúng. Nhưng Quốc Hội cũng không chịu trách nhiệm hoàn toàn trong lĩnh vực đối ngoại. Điều mà Quốc Hội thường muốn là có được tiếng nói [trong vấn đề] trong khi lại từ chối chấp thuận các thỏa hiệp mà chính sách đối ngoại thường đòi hỏi. Vậy cơ quan lập pháp thực sự có ảnh hưởng gì lên các hoạt động đối ngoại của nước Mỹ? Continue reading “Ảnh hưởng của Quốc Hội lên chính sách đối ngoại Hoa Kỳ”

Dân chủ và tăng trưởng có loại trừ lẫn nhau?

Supporters at political rally with patriotic ribbon and Vote pin

Nguồn: Harold James, “Democracy Versus Growth?Project Syndicate, 24/4/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tình trạng bất ổn hiện nay của châu Âu đã khơi lại cuộc tranh luận cũ về việc hình thức chính phủ nào sẽ tạo ra hiệu quả kinh tế tốt hơn. Các chế độ chuyên chế, với khả năng ép buộc tiến hành những lựa chọn không phổ biến, liệu có hiệu quả hơn trong việc tạo ra tăng trưởng? Hay dân chủ tự do, với cơ chế kiểm soát và đối trọng, sẽ mang lại sự thịnh vượng vật chất lớn hơn?

Trong cuộc tranh luận này, các bằng chứng hỗ trợ dường như đã dao động từ bên này sang bên kia trong những thập niên gần đây. Trong những năm 1980, hoạt động kinh tế ở Chi-lê, dưới chế độ độc tài của Tướng Augusto Pinochet, và ở Singapore, dưới một chế độ ôn hòa hơn nhưng vẫn là chuyên chế của Lý Quang Diệu, là rất ấn tượng. Trong khi đó, các nước dân chủ của thế giới công nghiệp lại đang phải vật lộn với suy thoái và trì trệ. Continue reading “Dân chủ và tăng trưởng có loại trừ lẫn nhau?”

Sự đồng thuận của Mỹ về Trung Quốc đang dần đổ vỡ

america-us-china-e1415025915427

Nguồn: Hugh White, “America’s China consensus slowly unravels”, The Interpreter, 17/04/2015

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Trong một thời gian dài, suy nghĩ của Mỹ (và Úc) về Trung Quốc đã bị chi phối bởi một sự đồng thuận rộng rãi rằng, mặc dù có nhiều dấu hiệu cho thấy sự quyết đoán đang gia tăng, Bắc Kinh không phải là thách thức chính đến quyền lãnh đạo của Mỹ ở châu Á. Lập luận này cho rằng, dù có nói gì thì các nhà lãnh đạo của Trung Quốc đều biết rằng tương lai nền kinh tế của họ quá bấp bênh, hệ thống chính trị của họ quá mỏng manh, quân sự của họ quá yếu và các đồng minh của họ thì không đủ để cho phép họ tranh đua với ưu thế của Mỹ. Họ cũng biết rằng sự ổn định và thịnh vượng của Trung Quốc phụ thuộc vào trật tự khu vực mà chỉ có Mỹ mới có thể duy trì. Continue reading “Sự đồng thuận của Mỹ về Trung Quốc đang dần đổ vỡ”

Bước đột phá trong quan hệ Việt – Mỹ

Vietnam 2

Nguồn: Alexander L. Vuving, “A Breakthrough in US-Vietnam Relations”, The Diplomat, 10/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bài liên quan: Đưa quan hệ Việt – Mỹ bước vào kỷ nguyên mới

Chuyến thăm gần đây của Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đánh dấu sự thay đổi đáng kinh ngạc trong quan hệ song phương giữa hai nước.

Nổi lên như là một trong những mối quan hệ song phương quan trọng nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, quan hệ Việt – Mỹ vừa trải qua một bước đột phá đáng kể trong thời gian gần đây. Bước đột phá này được thể hiện trong chuyến công du đến Washington của Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Trần Đại Quang trong các ngày từ 15 đến 20 tháng 3 vừa qua, một chuyến đi có phần ít được báo chí quốc tế chú ý. Có lẽ truyền thông ít quan tâm đến chuyến đi này vì nó được xem như một phần của các cuộc trao đổi thường xuyên ở cấp bộ trưởng giữa hai nước. Tuy nhiên, chuyến viếng thăm này của ông Quang đã vượt xa các trao đổi thông thường, và nội dung cuộc hội đàm của ông cho thấy một sự thay đổi về chất trong quan hệ Việt – Mỹ. Continue reading “Bước đột phá trong quan hệ Việt – Mỹ”

Sự trỗi dậy của làn sóng chống Hồi giáo

muslims-islamophobia

Nguồn: Jame Piscatori, “Islamophobia in the era of Islamic State”, East Asia Forum, 05/04/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong hàng thập kỷ qua, và nhất là kể từ sự kiện 11/9/2001, nhiều học giả, nhà hoạch định chính sách và nhà hoạt động đã đấu tranh chống lại những gì họ cho là những cuộc công kích không thể chấp nhận vào các tín đồ Hồi giáo và vào chính đạo Hồi. Hơn một thập kỷ trước khi Tổng thống Obama sử dụng cùng những lời tương tự, Tổng thống Bush đã nói về Cuộc chiến Chống Khủng bố rằng “Cuộc chiến của chúng ta … không phải là một cuộc chiến chống lại đạo Hồi”. Giờ đây, rất bình thường khi phân biệt giữa đạo Hồi với các tín đồ cực đoan của nó như cả hai Tổng thống đã làm, và cũng bình thường khi nghi vấn các ý kiến như “gốc rễ của cơn thịnh nộ Hồi giáo” hay “sự va chạm giữa các nền văn minh” như những lời giải thích về nguyên nhân của bạo lực. Continue reading “Sự trỗi dậy của làn sóng chống Hồi giáo”

Trung Quốc và “Mô hình Singapore”

lee-kuan-yew-and-deng

Nguồn: Minxin Pei, “The Real Singapore Model”, Project Syndicate, 26/03/2015.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Hiệu đính: Phạm Hồng Anh

Sự ra đi của Lý Quang Diệu, người cha lập quốc của Singapore, là một dịp để chúng ta suy nghĩ về di sản của ông – và có lẽ quan trọng hơn, để nhìn nhận xem liệu chúng ta đã hiểu đúng về di sản đó hay chưa.

Trong thời gian 31 năm làm thủ tướng, ông Lý đã tạo nên một bộ máy chính quyền độc nhất, cân bằng một cách tinh tế giữa chế độ chuyên chế với dân chủ và giữa chủ nghĩa tư bản nhà nước với thị trường tự do. Cách thức quản trị của ông Lý, được biết đến với tên gọi “Mô hình Singapore,” thường hay bị miêu tả sai thành hình ảnh một chế độ độc đảng độc tài đứng trên một nền kinh tế thị trường tự do. Continue reading “Trung Quốc và “Mô hình Singapore””