12/12/1963: Kenya tuyên bố độc lập khỏi Anh

Nguồn: Kenya declares independence from Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1963, Kenya chính thức tuyên bố độc lập khỏi Anh. Quốc gia Đông Phi này theo đó đã được giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân, nhưng cuộc đấu tranh vì dân chủ còn lâu mới kết thúc.

Một thập niên trước đó, vào năm 1952, cuộc nổi dậy có tên gọi Khởi nghĩa Mau Mau (Mau Mau Uprising) đã làm rung chuyển thuộc địa của Anh ở châu Phi. Người Anh không chỉ chi tới 55 triệu bảng để trấn áp cuộc nổi dậy, mà còn thực hiện nhiều đợt tàn sát dân thường, ép hàng trăm nghìn người Kenya phải vào trại tập trung và đình chỉ các quyền tự do dân sự ở nhiều thành phố. Continue reading “12/12/1963: Kenya tuyên bố độc lập khỏi Anh”

11/12/1997: Nghị định thư Kyoto được thông qua

Nguồn: Kyoto Protocol first adopted in Japan, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1997, tại Kyoto, Nhật Bản, Liên Hiệp Quốc đã chính thức thông qua một hiệp ước mới nhằm mục đích hạn chế phát thải khí nhà kính. Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu là một nỗ lực mang tính cách mạng nhằm ngăn chặn biến đổi khí hậu, một nỗ lực đáng ngưỡng mộ đã mang về nhiều kết quả khác nhau.

Trong thập niên 1980-1990, cộng đồng quốc tế bắt đầu nhận thức đầy đủ hơn về các tác động của biến đổi khí hậu và ảnh hưởng do các hoạt động của con người lên môi trường. Theo Nghị định thư Kyoto, các quốc gia khác nhau sẽ cam kết thực hiện các hành động khác nhau. Một số quốc gia đã xác lập mục tiêu ràng buộc về giảm phát thải carbon dioxide, methane và các khí nhà kính, trong khi những quốc gia khác, bao gồm cả các quốc gia phát thải lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, lại không có các mục tiêu rõ ràng. Nhóm nước không thể đạt được mục tiêu quốc gia của mình có thể lựa chọn đóng góp cho việc cắt giảm phát thải ở “nhóm nước đang phát triển” qua những việc như đầu tư vào cơ sở hạ tầng giảm phát thải hoặc sử dụng biện pháp “thương mại hóa” khí thải khi mua lại hạn ngạch phát thải carbon của nước khác. Continue reading “11/12/1997: Nghị định thư Kyoto được thông qua”

09/12/1979: WHO chứng nhận đã tiêu diệt được bệnh đậu mùa

Nguồn: Smallpox is officially declared eradicated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, một ủy ban các nhà khoa học tuyên bố rằng bệnh đậu mùa đã bị tiêu diệt hoàn toàn. Căn bệnh khiến 30% số người mắc có nguy cơ tử vong này là căn bệnh truyền nhiễm ở người duy nhất chính thức bị tiêu diệt.

Một thứ bệnh tương tự như đậu mùa đã tàn phá nhân loại suốt hàng nghìn năm, với trường hợp nhiễm bệnh sớm nhất được ghi nhận trong các tài liệu của Ấn Độ từ thế kỷ 2 TCN. Người ta tin rằng Pharaoh Ai Cập Ramses V đã chết vì bệnh đậu mùa vào năm 1145 TCN. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy virus đậu mùa dường như chỉ mới xuất hiện năm 1580 SCN. Ngoài ra, một kiểu tiêm chủng – đưa một lượng nhỏ virus vào cơ thể nhằm gây bệnh nhẹ, từ đó phát triển khả năng miễn dịch — đã phổ biến tại Trung Quốc vào thế kỷ 16. Continue reading “09/12/1979: WHO chứng nhận đã tiêu diệt được bệnh đậu mùa”

07/12/1993: Nổ súng trên chuyến tàu của Đường sắt Long Island

Nguồn: Shooter opens fire on Long Island Railroad train, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, một người đàn ông tên là Colin Ferguson đã nổ súng trên một chuyến tàu thuộc Đường sắt Long Island khởi hành từ Thành phố New York, khiến 6 người thiệt mạng và 19 người khác bị thương.

Ferguson là người gốc Jamaica, mắc bệnh tâm thần, từng sống nhiều năm ở Bờ Tây trước khi chuyển đến New York vào năm 1993. Ngày 07/12/1993, anh ta lên chuyến tàu lúc 5:33 chiều tại Ga Penn, mang theo một khẩu súng lục tự động, và khi tàu đến gần trạm Garden City, Ferguson bắt đầu chạy dọc con tàu và ngẫu nhiên xả xúng vào các hành khách. Continue reading “07/12/1993: Nổ súng trên chuyến tàu của Đường sắt Long Island”

05/12/1872: Bí ẩn tàu Mary Celeste

Nguồn: The Mary Celeste, a ship whose crew mysteriously disappeared, is spotted at sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1872, Dei Gratia, một chiến tàu hai buồm của Anh dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng David Morehouse, đã phát hiện tàu Mary Celeste đang di chuyển một cách thất thường gần Quần đảo Azores ở Đại Tây Dương. Con tàu Mỹ bấy giờ vẫn trong điều kiện rất tốt, tất cả hàng hóa và vật tư của nó vẫn còn nguyên, nhưng không có một bóng người nào ở trên tàu. Continue reading “05/12/1872: Bí ẩn tàu Mary Celeste”

04/12/1917: Báo cáo về hiện tượng “sốc đạn pháo”

Nguồn: Psychiatrist reports on the phenomenon of shell shock, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, trước hội đồng Đại học Y khoa Hoàng gia Anh, bác sĩ tâm thần nổi tiếng W.H. Rivers đã trình bày bản báo cáo The Repression of War Experience (Sự tàn phá của Trải nghiệm Chiến tranh), dựa trên nghiên cứu của ông tại Bệnh viện Chiến tranh Craiglockhart dành cho các sĩ quan bị suy nhược thần kinh. Craiglockhart, tọa lạc gần Edinburgh, là một trong những bệnh viện nổi tiếng nhất chuyên chữa trị cho những người lính bị chấn thương tâm lý do hậu quả của từ quá trình phục vụ trên chiến trường. Continue reading “04/12/1917: Báo cáo về hiện tượng “sốc đạn pháo””

02/12/2001: Tập đoàn Enron nộp đơn xin bảo hộ phá sản

Nguồn: Enron files for bankruptcy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2001, Tập đoàn Enron chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 Luật Phá sản tại một tòa án ở New York, khởi đầu cho một trong những bê bối kinh tế lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Là một tập đoàn chuyên về năng lượng đặt trụ sở tại Houston, Texas, Enron được thành lập vào năm 1985 sau sự hợp nhất của hai công ty khí đốt, Houston Natural Gas và Internorth. Dưới thời Chủ tịch kiêm CEO Kenneth Lay, Enron đã vươn lên vị trí thứ bảy trong danh sách 500 công ty hàng đầu của tạp chí Fortune. Năm 2000, tập đoàn có tổng cộng 21.000 nhân viên và đạt doanh thu 111 tỷ USD. Tuy nhiên, trong năm tiếp theo, giá cổ phiếu của Enron bắt đầu lao dốc nghiêm trọng, giảm từ 90,75 đô la vào tháng 08/2000 xuống còn 0,26 đô la lúc đóng cửa phiên giao dịch ngày 30/07/2001. Continue reading “02/12/2001: Tập đoàn Enron nộp đơn xin bảo hộ phá sản”

30/11/1989: Nữ sát nhân hàng loạt Aileen Wuornos bị bắt tại Florida

Nguồn: Female serial killer strikes in Florida, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Richard Mallory, một chủ cửa hàng ở Palm Harbour, Florida, được nhìn thấy lần cuối khi đi cùng Aileen Wuornos. Ngày hôm sau, chiếc ô tô của anh ta – bên trong có ví tiền, vài bao cao su và một chai vodka rỗng – được tìm thấy bị bỏ rơi ở một khu vực hẻo lánh của Bãi biển Ormond. Gần hai tuần sau, thi thể của Mallory xuất hiện trong một bãi phế liệu ở Bãi biển Daytona với ba viên đạn trên ngực.

Mallory là nạn nhân đầu tiên trong số bảy vụ giết người mà Aileen Wuornos thực hiện trong vòng một năm. Có lẽ vì là một trong số ít những nữ sát nhân hàng loạt khét tiếng, người ta đã đặt biệt danh cho ả, một cách không chính xác, là “nữ sát nhân hàng loạt đầu tiên của Mỹ.” Wuornos đã trở nên nổi tiếng nhờ những lần xuất hiện trên các talk show và trong một bộ phim tài liệu, The Selling of a Serial Killer. Continue reading “30/11/1989: Nữ sát nhân hàng loạt Aileen Wuornos bị bắt tại Florida”

28/11/1943: Khai mạc Hội nghị Tehran trong Thế chiến II

Nguồn: FDR attends Tehran Conference, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Tổng thống Franklin Delano Roosevelt cùng với Thủ tướng Anh Winston Churchill và nhà lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin đã gặp nhau tại một hội nghị ở Iran để thảo luận về chiến lược giành chiến thắng trong Thế chiến II và các điều khoản tiềm năng cho một hiệp ước hòa bình.

Tehran, thủ đô Iran, được chọn làm địa điểm đàm phán phần lớn là bởi tầm quan trọng chiến lược của nó đối với quân Đồng minh. Mỹ có thể tiếp tế cho Liên Xô thông qua Iran bất chấp việc người Đức đang kiểm soát hầu hết châu Âu, Balkan và Bắc Phi, và các cuộc tấn công của tàu ngầm U-boat của Đức nhắm vào tàu của Đồng minh ở Đại Tây Dương và Biển Bắc đã khiến hoạt động vận tải trở nên nguy hiểm. Continue reading “28/11/1943: Khai mạc Hội nghị Tehran trong Thế chiến II”

27/11/1954: Gián điệp Alger Hiss ra tù

Nguồn: Accused spy Alger Hiss released from prison, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, sau 44 tháng ngồi tù, cựu viên chức chính phủ Hoa Kỳ Alger Hiss đã được trả tự do và một lần nữa tuyên bố rằng mình vô tội trước mọi cáo buộc dẫn đến việc ông phải ngồi tù.

Là một trong những nhân vật nổi tiếng nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hiss bị kết tội khai man vào năm 1950 vì đã nói dối trước đại bồi thẩm đoàn liên bang. Cụ thể, ông ta được cho là đã che giấu việc đồng lõa chuyển các tài liệu bí mật của chính phủ cho Whittaker Chambers, người sau đó chuyển tiếp các tài liệu này cho các đặc vụ của Liên Xô. Continue reading “27/11/1954: Gián điệp Alger Hiss ra tù”

25/11/1952: “The Mousetrap” của Agatha Christie công diễn mở màn tại London

Nguồn: “The Mousetrap” opens in London, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, “The Mousetrap” (Bẫy chuột), vở kịch trinh thám do tiểu thuyết gia kiêm biên kịch Agatha Christie sáng tác, đã công diễn mở màn tại Nhà hát Ambassadors của London. Án mạng bí ẩn “ai-mới-thực-sự-là-thủ-phạm” cực kỳ cuốn hút này sẽ trở thành vở kịch được trình diễn liên tục dài nhất trong lịch sử.

Khi Mousetrap được công diễn lần đầu vào năm 1952, Winston Churchill còn là Thủ tướng Anh, Joseph Stalin là lãnh đạo Liên Xô và Harry Truman là Tổng thống Mỹ. Agatha Christie, khi đó đã là một nữ tiểu thuyết gia trinh thám thành danh, dự định viết vở kịch cho Hoàng hậu Mary, vợ của Vua George V. Với tên gọi ban đầu là “Three Blind Mice” (Ba con chuột mù), vở kịch ra mắt trên đài phát thanh với độ dài chỉ 30 phút, vào ngày sinh nhật lần thứ 80 của Hoàng hậu vào năm 1947. Sau đó, Christie đã mở rộng tác phẩm của mình và đổi tên nó thành “The Mousetrap” – lấy cảm hứng từ thể loại kịch-trong-kịch từng xuất hiện trong “Hamlet” của William Shakespeare. Continue reading “25/11/1952: “The Mousetrap” của Agatha Christie công diễn mở màn tại London”

23/11/1959: ‘Người chim Alcatraz’ được thả khỏi phòng biệt giam

Nguồn: The Birdman of Alcatraz is allowed a small taste of freedom, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1954, Robert Stroud, tù nhân nổi tiếng với biệt danh “Người chim Alcatraz” (Birdman of Alcatraz) đã được thả khỏi phòng biệt giam, lần đầu tiên kể từ năm 1916. Stroud đã trở nên cực kỳ nổi tiếng khi tác giả Thomas Gaddis viết một cuốn tiểu sử đánh giá cao kiến thức điểu học của ông ta.

Stroud vào tù lần đầu tiên hồi năm 1909 vì đã sát hại một người pha chế rượu sau một cuộc ẩu đả. Khi gần mãn hạn tù tại Nhà tù Liên bang Leavenworth ở Kansas, ông ta lại đâm chết một lính canh vào năm 1916. Dù ông ta nói rằng mình hành động để tự vệ, Stroud vẫn bị tuyên án treo cổ. Lời cầu xin viết tay từ mẹ của Stroud gửi Tổng thống Woodrow Wilson đã khiến Stroud được giảm án xuống còn chung thân trong phòng biệt giam vĩnh viễn. Continue reading “23/11/1959: ‘Người chim Alcatraz’ được thả khỏi phòng biệt giam”

21/11/1864: TT Lincoln viết thư cho mẹ binh sĩ hi sinh trong Nội chiến

Nguồn: President Lincoln allegedly writes to mother of Civil War casualties, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1864, người ta tin rằng Tổng thống Abraham Lincoln đã viết một bức thư cho Lydia Bixby – bà góa phụ là mẹ của 5 người lính đã tử trận trong Nội chiến Mỹ. Một bản sao của bức thư sau đó được xuất bản trên Boston Evening Transcript vào ngày 25/11 và được ký tên “Abraham Lincoln”; tuy nhiên, bản gốc của bức thư chưa bao giờ được tìm thấy.

Bức thư có nội dung chia buồn với bà Bixby trước cái chết của 5 người con, những người đã chiến đấu để bảo vệ Liên minh miền Bắc trong Nội chiến. Tác giả bày tỏ “bất kỳ lời nói nào của tôi cũng đều yếu ớt và vô vọng trước nỗi mất mát quá lớn của bà.” Ông tiếp tục với lời cầu nguyện “Cha Trên Trời sẽ xoa dịu nỗi đau đớn của bà, và sẽ chỉ để lại ký ức trân quý về người thân yêu đã mất, cùng niềm tự hào xứng thuộc về bà, vì đã đặt một sự hy sinh quý giá như vậy trên bàn thờ Tự do.” Continue reading “21/11/1864: TT Lincoln viết thư cho mẹ binh sĩ hi sinh trong Nội chiến”

20/11/1923: Cấp bằng sáng chế cho đèn giao thông ba tín hiệu

Nguồn: Garrett Morgan patents three-position traffic signal, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1923, Văn phòng Sáng chế Mỹ đã cấp Bằng sáng chế số 1.475.074 cho đèn giao thông ba tín hiệu của nhà phát minh kiêm nhà báo 46 tuổi Garrett Morgan. Dù phát minh của Morgan không phải là đèn tín hiệu giao thông đầu tiên (chiếc đầu tiên đã được lắp đặt ở London vào năm 1868), nó vẫn là một bước đổi mới quan trọng: nhờ có thêm tín hiệu thứ ba ngoài Dừng và Đi, nó giúp điều phối các phương tiện băng qua đường một cách an toàn hơn so với loại đèn trước đó.

Morgan, con trai của hai người từng là nô lệ, sinh ra ở Kentucky vào năm 1877. Khi mới 14 tuổi, ông chuyển đến Ohio để tìm việc làm. Đầu tiên, ông làm thợ sửa đồ vặt ở Cincinnati; tiếp theo, ông chuyển đến Cleveland, tiếp tục với công việc thợ sửa máy may. Continue reading “20/11/1923: Cấp bằng sáng chế cho đèn giao thông ba tín hiệu”

18/11/1978: 909 người tự sát tập thể ở Jonestown

Nguồn: Mass suicide at Jonestown, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1978, Jim Jones, người sáng lập giáo phái Peoples Temple, đã khiến hàng trăm tín đồ của mình tự sát tập thể ngay tại ngôi làng của họ, nằm ở một vùng hẻo lánh của đất nước Nam Mỹ Guyana. Dù nhiều tín đồ của Jones sẵn lòng nuốt chất độc, số khác thực ra đã uống thuốc vì bị chĩa súng vào đầu. Số người chết tại Jonestown ngày hôm ấy là 909 người, một phần ba trong đó là trẻ em.

Jim Jones là một nhà truyền giáo rất có sức hút; trong thập niên 1950, ông ta đã thành lập Peoples Temple, một nhánh nhỏ thuộc Thiên Chúa Giáo, ở Indianapolis. Jones thường thuyết giảng chống lại sự phân biệt chủng tộc và giáo đoàn đa chủng tộc của ông ta đã nhanh chóng thu hút nhiều người Mỹ gốc Phi. Năm 1965, ông đưa các tín đồ đến định cư ở Ukiah, miền bắc California, sang năm 1971 thì chuyển đến San Francisco. Continue reading “18/11/1978: 909 người tự sát tập thể ở Jonestown”

16/11/1532: Francisco Pizarro đánh lừa Hoàng đế Inca Atahualpa

Nguồn: Francisco Pizarro traps Incan emperor Atahualpa, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1532, Francisco Pizarro, nhà thám hiểm và chinh phục người Tây Ban Nha, đã đánh lừa Hoàng đế Atahualpa của người Inca. Chỉ có chưa đến 200 lính chống lại vài nghìn người, Pizarro quyết định dụ Atahualpa đến tham gia bữa tiệc để tôn vinh hoàng đế, rồi sau đó nổ súng vào những người Inca không vũ trang. Lính của Pizarro tàn sát người Inca và bắt giữ Atahualpa, buộc ông phải cải đạo sang Thiên Chúa Giáo trước khi giết Hoàng đế.

Thời cơ khi ấy thật hoàn hảo cho Pizarro. Năm 1532, Đế chế Inca đã bị kéo vào một cuộc nội chiến khiến cho dân số ngày một suy giảm và lòng dân ngày một chia rẽ. Atahualpa, con trai của cựu vương Huayna Capac, vừa phế truất người anh cùng cha khác mẹ là Huascar, và đang còn trong quá trình thống nhất vương quốc của mình thì Pizarro đặt chân đến đế chế vào năm 1531, mang theo giấy ủy quyền của Vua Tây Ban Nha, Charles V. Trước đó, Pizarro đã hay biết về nội chiến Inca và bắt đầu tuyển mộ những người lính vẫn trung thành với Huascar. Continue reading “16/11/1532: Francisco Pizarro đánh lừa Hoàng đế Inca Atahualpa”

15/11/1867: Mã chứng khoán đầu tiên ra đời

Nguồn: First stock ticker debuts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1867, mã chứng khoán đầu tiên đã chính thức lên sàn tại Thành phố New York. Sự ra đời của mã chứng khoán đã tạo ra một cuộc cách mạng trên thị trường nhờ khả năng cập nhật giá liên tục từng phút cho các nhà đầu tư trên khắp đất nước. Trước đây, thông tin từ Sàn Giao dịch Chứng khoán New York, được thành lập từ năm 1792, vẫn được truyền qua thư từ hoặc người đưa tin. Continue reading “15/11/1867: Mã chứng khoán đầu tiên ra đời”

14/11/1985: Núi lửa Nevado del Ruiz phun trào ở Colombia

Nguồn: Volcano erupts in Colombia and buries nearby towns, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1985, một vụ phun trào núi lửa ở Colombia đã giết chết tổng cộng hơn 20.000 người sau khi các thị trấn lân cận ngọn núi bị chôn vùi trong bùn đất, băng và dung nham.

Núi lửa Nevado del Ruiz nằm ở trung tâm miền bắc của Colombia. Trước đây hàng thế kỷ, nhiều vụ phun trào khác nhau đã hình thành các vũng bùn lớn trong khu vực thung lũng bên dưới núi lửa. Sau đó thì ngọn núi ngừng phun trào suốt một thời gian dài, và người ta bắt đầu xây dựng các thị trấn, sinh sống trên các khu vực có bùn và băng tích tụ gần miệng núi lửa. Continue reading “14/11/1985: Núi lửa Nevado del Ruiz phun trào ở Colombia”

13/11/1909: Bê bối Ballinger-Pinchot nổ ra

Nguồn: Ballinger-Pinchot scandal erupts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1909, Bê bối Ballinger-Pinchot đã nổ ra khi tạp chí Colliers cáo buộc Bộ trưởng Nội vụ Richard Ballinger thực hiện những giao dịch mờ ám tại các mỏ than Alaska. Đây thực chất là cuộc xung đột nảy sinh từ những ý tưởng trái ngược nhau về cách tốt nhất để sử dụng và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên ở miền Tây nước Mỹ.

Ballinger được bổ nhiệm bởi Tổng thống William Taft, người kế nhiệm vị Tổng thống theo chủ nghĩa bảo tồn Theodore Roosevelt. Roosevelt đã phát triển hầu hết các chính sách thân thiện với môi trường của mình với sự hỗ trợ từ Trưởng Cục Kiểm lâm Gifford Pinchot. Đến năm 1909, Roosevelt, Pinchot và các nhà bảo tồn khác lo sợ rằng Taft (thật ra cũng là một đảng viên Cộng hòa) và Ballinger đang phá hoại một cách có hệ thống thành tựu của chính quyền tiền nhiệm bằng cách cho phép tái khai thác các vùng đất công mà trước đó đã bị đóng cửa. Continue reading “13/11/1909: Bê bối Ballinger-Pinchot nổ ra”

11/11/1778: Thảm sát Thung lũng Anh đào

Nguồn: Poor leadership leads to Cherry Valley Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1778, vị Đại tá của phe Ái Quốc, Ichabod Alden, đã từ chối tin vào thông tin tình báo về một lực lượng quân địch đang đến gần. Kết quả là, trong sự kiện mà ngày nay được biết đến với tên gọi Thảm sát Thung lũng Anh đào (Cherry Valley Massacre), một lực lượng gồm lính Trung Quân và người Mỹ bản địa đã bất ngờ tấn công giữa đêm tuyết, giết chết hơn 40 lính Ái Quốc, gồm cả Alden, và bắt giữ thêm ít nhất 70 tù nhân. Cuộc tấn công diễn ra ở phía đông Cooperstown, New York, thuộc Hạt Otsego ngày nay. Continue reading “11/11/1778: Thảm sát Thung lũng Anh đào”