27/10/1940: De Gaulle thành lập Hội đồng Quốc phòng Đế chế

Nguồn: De Gaulle sets up the Empire Defense Council, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, tướng Charles de Gaulle, đã thay mặt Lực lượng Nước Pháp Tự do (Free French Forces) phát ngôn từ trụ sở tạm thời ở châu Phi xích đạo, kêu gọi mọi đàn ông và phụ nữ người Pháp ở khắp nơi trên thế giới tham gia cuộc đấu tranh bảo vệ lãnh thổ Pháp và “tấn công kẻ thù bất cứ khi nào có thể, huy động mọi nguồn lực quân sự, kinh tế, và đạo đức của chúng ta … để giúp công lý được trị vì.”

De Gaulle có một lịch sử lâu dài chiến đấu với người Đức. Ông đã sống sót sau nhiều lần bị thương ở Verdun trong Thế chiến I. Ông cũng từng trốn khỏi trại tù binh Đức năm lần, nhưng đều bị bắt lại. (Với chiều cao hơn 1m93, thật khó để de Gaulle có thể ngụy trang.) Continue reading “27/10/1940: De Gaulle thành lập Hội đồng Quốc phòng Đế chế”

15/10/1917: Mata Hari bị xử tử

Nguồn: Mata Hari executed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, Mata Hari, hình mẫu nguyên thủy của những nữ điệp viên quyến rũ, đã bị một đội hành quyết Pháp xử tử hình vì tội làm gián điệp tại Vincennes, bên ngoài Paris.

Mata Hari đặt chân đến Paris lần đầu tiên vào năm 1905 và sau đó nhanh chóng nổi danh là một nghệ sĩ biểu diễn những điệu vũ tuyệt đẹp lấy cảm hứng  từ châu Á. Cô đã sớm lưu diễn khắp châu Âu, kể lại câu chuyện về cách cô được sinh ra trong một ngôi đền Ấn Độ thiêng liêng và được dạy các vũ điệu cổ xưa từ một nữ tu, người đã đặt tên cho cô là Mata Hari, có nghĩa là “đôi mắt của ban ngày” trong tiếng Malay. Thực ra, Mata Hari sinh ra ở một thị trấn nhỏ ở bắc Hà Lan vào năm 1876, và tên thật của cô là Margaretha Geertruida Zelle. Continue reading “15/10/1917: Mata Hari bị xử tử”

06/10/1945: Pierre Laval cố gắng tự sát

Nguồn: Pierre Laval attempts suicide, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, cựu Thủ tướng Pháp và người ủng hộ chế độ Vichy, Pierre Laval, đã cố gắng tự tử vào ngày ông bị xét xử vì tội phản quốc. Nhưng ý định này đã thất bại.

Laval từng hai lần giữ chức Thủ tướng Pháp, nhiệm kỳ thứ hai của ông là từ tháng 06/1935 đến tháng 01/1936. Tuy nhiên, ông ta đã đánh mất quyền lực của mình, chủ yếu vì hành động xoa dịu nước Ý sau khi Mussolini cùng chế độ phát xít Ý xâm lược và chiếm đóng Ethiopia vào năm 1935. Đến khi quân Đức xâm lược Pháp vào năm 1940, Laval, một kẻ cơ hội, đã nhìn thấy hy vọng tìm lại quyền lực bằng cách ủng hộ một chính phủ bù nhìn lãnh đạo bởi Henri Philippe Petain, người mà khi Laval gia nhập vào tháng 06/1940, đã tưởng thưởng bằng cách đưa ông lên làm Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng. Continue reading “06/10/1945: Pierre Laval cố gắng tự sát”

25/09/1942: Trụ sở của Gestapo tại Na Uy bị ném bom

Nguồn: Gestapo headquarters targeted in Norway, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1942, các máy bay ném bom Anh đã phá hủy trụ sở của cảnh sát Mật vụ Đức, Gestapo, tại Na Uy. Họ đã không thành công, nhưng vẫn khiến cho một số lính Đức Quốc xã thiệt mạng.

Đức xâm lược Na Uy vào tháng 04/1940, trong một chiến dịch tấn công chớp nhoáng (blitzkrieg), nhằm đáp trả việc quân Anh đặt mìn phong tỏa vùng biển Na Uy – vốn là hành động đáp trả của Anh khi Na Uy tiến hành mua bán quặng sắt với các nước phe Trục. Tuy nhiên, chỉ trong một tháng ngắn ngủi, lực lượng quân đội Anh và Pháp vốn đến Na Uy để hỗ trợ phòng thủ đã bị (Đức) đánh đuổi khỏi nước này. Đồng thời hoàng gia Na Uy cũng phải tháo chạy và thành lập một chính phủ lưu vong ở London. Continue reading “25/09/1942: Trụ sở của Gestapo tại Na Uy bị ném bom”

Những thịnh suy của phong trào cộng sản Pháp

Nguồn: Marc Lazar, “The Fertile Ground of French Communism”, The New York Times, 15/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm nay rất đặc biệt: vì Emmanuel Macron đã chiến thắng, vì sự có mặt của một đại diện đảng cực hữu ở vòng thứ hai, vì sự thất bại ngay từ vòng đầu tiên của hai đảng lớn nhất ở cánh tả và cánh hữu. Và cũng bởi vì màn thể hiện mạnh mẽ của Jean-Luc Mélenchon, người đứng đầu phong trào chính trị “Nước Pháp Bất Khuất”.

Ông Mélenchon, người cũng nhận được sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp (Parti communiste français – PCF), đã giành được 19,5% số phiếu trong vòng bầu cử đầu tiên, dù ông chỉ đứng thứ tư và không thể tham gia vào vòng thứ hai. Bằng cách từ chối công khai ủng hộ Macron (mà trong mắt của Mélenchon là một người tân tự do), nhưng lại đồng thời tuyên bố rằng Marine Le Pen cần phải bị phản đối, Mélenchon đã gây ra nhiều tranh cãi và làm xuất hiện nghi vấn về quan điểm thực sự của ông. Cả Macron lẫn François Fillon, ứng viên trung hữu, đều không hề do dự khi gọi Mélenchon là một người cộng sản. Dường như bóng ma của Chủ nghĩa Cộng sản đã quay trở lại Pháp một cách đột ngột trong thế kỷ 21. Continue reading “Những thịnh suy của phong trào cộng sản Pháp”

03/09/1939: Anh và Pháp tuyên chiến với Đức

Nguồn: Britain and France declare war on Germany, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1939, nhằm đáp trả cuộc xâm lược Ba Lan của Hitler, Anh và Pháp đã đồng thời tuyên chiến với Đức.

Nạn nhân đầu tiên của tuyên bố đó lại không phải là người Đức – mà là tàu Athenia của Anh, bị đánh chìm bởi một tàu ngầm U-30 của Đức, vì cho rằng con tàu Anh đã được vũ trang và rất hiếu chiến. Lúc bấy giờ có hơn 1.100 hành khách ở trên Athenia, 112 người trong số đó thiệt mạng, với 28 người là người Mỹ. Nhưng Tổng thống Roosevelt đã không nao núng trước bi kịch này; ông tuyên bố rằng không ai “lại suy nghĩ không thấu đáo hoặc sai lầm khi nói rằng Mỹ đang đưa quân đội tới các chiến trường châu Âu.” Người Mỹ vẫn tiếp tục trung lập. Continue reading “03/09/1939: Anh và Pháp tuyên chiến với Đức”

24/08/1572: Cuộc tàn sát ngày Thánh Bartholomew

Nguồn: Saint Bartholomew’s Day Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1572, vua Charles IX của Pháp, dưới sự ảnh hưởng của mẹ, Thái hậu Catherine de Medici, đã ra lệnh ám sát các nhà lãnh đạo Tin Lành Huguenot ở Paris, tạo ra một đợt thảm sát giết chết hàng chục ngàn người Huguenot khắp nước Pháp.

Hai ngày trước đó, Catherine đã ra lệnh giết Đô đốc Gaspard de Coligny, một nhà lãnh đạo Huguenot mà bà cho rằng đang dẫn con trai bà vào cuộc chiến với Tây Ban Nha. Tuy nhiên, Coligny chỉ bị thương, và Charles hứa sẽ điều tra vụ ám sát để xoa dịu những người Huguenot đang tức giận. Catherine sau đó đã thuyết phục vị vua trẻ rằng người Huguenot đang chuẩn bị nổi loạn, và ông đã cho phép người Thiên Chúa giáo được giết hại các lãnh đạo Huguenot. Hầu hết những người Huguenot này đang ở Paris vào thời điểm đó, để mừng lễ kết hôn giữa nhà lãnh đạo của họ, Henry xứ Navarre, với em gái của nhà vua, Margaret. Continue reading “24/08/1572: Cuộc tàn sát ngày Thánh Bartholomew”

20/08/1944: Anh hỗ trợ lực lượng Kháng chiến Pháp

Nguồn: Brits launch Operation Wallace and aid French Resistance, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, 60 binh sĩ Anh, chỉ huy bởi Thiếu tá Roy Farran, đã tiến đánh về phía đông từ Rennes đến Orleans, xuyên qua khu rừng bị Đức chiếm đóng và buộc người Đức phải rút lui. Anh cũng đã giúp đỡ quân Kháng chiến Pháp trong cuộc chiến giải phóng của họ. Được đặt tên là Chiến dịch Wallace, lần tiến quân về phía đông này chỉ là một sự kiện khác trong chuỗi thất bại của người Đức ở Pháp.

Người Đức vốn đã mất Normandy và đã rút lui khỏi miền nam nước Pháp. Hầu hết các binh sĩ Đức ở phía tây đều bị mắc kẹt – hoặc bị giết chết hoặc bị bắt làm tù binh – trong sự kiện được gọi là “Trận Falaise Pocket,” diễn ra ở một vùng đất xung quanh thị trấn Falaise nằm ở miền đông, vốn được bao quanh bởi quan đội Đồng Minh. Continue reading “20/08/1944: Anh hỗ trợ lực lượng Kháng chiến Pháp”

03/08/1940: Ý tấn công thuộc địa Somaliland của Anh

Nguồn: Italians move on British Somaliland, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, Ý đã bắt đầu cuộc tấn công vào thuộc địa Somaliland của Anh, ở Đông Phi, tiếp giáp với thuộc địa Somaliland của Ý.

Kể từ năm 1936, Ý đã chiếm một phần Đông Phi, và sang đến năm 1940, khi nước này chính thức tham chiến, quân đội của họ đã có số lượng vượt xa lực lượng của Anh trong khu vực. Dù có ưu thế vượt trội về số lượng, Ý vẫn triển khai tấn công khá chậm, vì sợ rằng cuộc phong tỏa của Anh ở Bắc Phi sẽ ngăn cản những nguồn cung cần thiết để họ duy trì cuộc chiến, như nhiên liệu và vũ khí. Nhưng nếu Ý muốn giành được nhiều lãnh thổ hơn, họ buộc phải hành động khi con số lính Anh vẫn còn tương đối nhỏ.

Continue reading “03/08/1940: Ý tấn công thuộc địa Somaliland của Anh”

26/07/1941: Mỹ phong tỏa tài sản của Nhật

Nguồn: United States freezes Japanese assets, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin Roosevelt đã ra lệnh tịch thu tất cả tài sản của Nhật Bản ở Mỹ để trả đũa việc Nhật chiếm đóng vùng Đông Dương thuộc Pháp.

Ngày 24/07, Tokyo đã quyết định tăng cường vị thế của mình trong cuộc xâm lược Trung Quốc bằng cách di chuyển qua Đông Nam Á. Do Pháp đã chiếm một phần trong khu vực, và Đức, một đồng minh của Nhật, giờ đây đã kiểm soát hầu hết nước Pháp thông qua chính phủ “bù nhìn” của Petain, nên Pháp đã “đồng ý” để Nhật chiếm đóng các thuộc địa ở Đông Dương. Theo đó, người Nhật sẽ chiếm căn cứ hải quân Cam Ranh – chỉ cách Philippines 800 dặm, nơi có căn cứ của Mỹ, và cũng rất gần căn cứ của Anh tại Singapore. Continue reading “26/07/1941: Mỹ phong tỏa tài sản của Nhật”

19/07/1799: Phiến đá Rosetta được tìm thấy

Nguồn:Rosetta Stone found, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1799, trong chiến dịch xâm lược Ai Cập của Napoleon Bonaparte, một người lính Pháp đã phát hiện ra một phiến đá bazan màu đen có chạm khắc những ký tự cổ xưa ở gần thị trấn Rosetta, cách Alexandria khoảng 35 dặm về phía bắc. Phiến đá có hình dạng kỳ lạ, chứa các đoạn văn được viết bằng ba thứ tiếng khác nhau: chữ Hy Lạp, chữ tượng hình Ai Cập và chữ phổ thông Ai Cập. Những chữ Hy Lạp cổ đại trên Phiến đá Rosetta cho các nhà khảo cổ biết rằng nó đã được chạm khắc bởi các thầy tư tế, nhằm tôn vinh vị vua của Ai Cập, Ptolemy V, vào thế kỷ thứ hai trước công nguyên. Ngạc nhiên hơn, đoạn văn viết bằng tiếng Hy Lạp đã nói rằng ba đoạn văn đều có cùng ý nghĩa. Như vậy, phiến đá này đã trở thành chìa khóa để giải quyết câu đố của chữ tượng hình, một ngôn ngữ đã bị “chết” trong gần 2.000 năm. Continue reading “19/07/1799: Phiến đá Rosetta được tìm thấy”

18/07/1918: Phe Hiệp ước phản công tại Marne

Nguồn: Allies begin major counter-offensive in Second Battle of the Marne, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, ba ngày sau khi Đức thất bại trong cuộc tấn công gần sông Marne, ở vùng Champagne của Pháp, phe Hiệp ước đã bắt đầu một cuộc phản công lớn, kết thúc Trận đánh thứ hai tại Marne và đã xoay chuyển tình hình – đem về chiến thắng cho quân Hiệp ước.

Sau khi lực lượng Đức, được chỉ huy bởi tướng Erich von Ludendorff, thất bại trong mục tiêu chiếm khu vực gần thành phố Reims vào ngày 15/07 – phần lớn là do chiến lược đánh lạc hướng của phe Hiệp ước, khi sử dụng một hàng phòng vệ giả để giữ cho hàng phòng vệ thật được an toàn trong đợt đánh bom sơ bộ của Đức – chỉ huy tối cao của phe Hiệp ước, Ferdinand Foch, đã cho phép tiến hành một cuộc phản công lớn. Cuộc phản công bắt đầu vào rạng sáng ngày 18/07/1918, được thực hiện bởi 24 sư đoàn quân đội Pháp, cũng như quân từ Mỹ, Anh, và Ý. Họ đã tiến lên trong 350 xe tăng nhằm chống lại quân Đức. Continue reading “18/07/1918: Phe Hiệp ước phản công tại Marne”

15/07/1789: Lafayette chỉ huy Vệ binh Quốc gia Paris

Nguồn: Lafayette selected colonel-general of the National Guard of Paris, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1789, chỉ một ngày sau khi ngục Bastille sụp đổ – đánh dấu sự ra đời của một chế độ cách mạng mới ở Pháp, nhà quý tộc người Pháp và anh hùng trong cuộc Cách mạng Mỹ, Marie-Joseph Paul Roch Yves Gilbert du Motier, Hầu tước xứ Lafayette, đã trở thành Đại tướng của Vệ binh Quốc gia Paris trong sự hoan nghênh nhiệt liệt. Lafayette đã trở thành cầu nối giữa Mỹ và Pháp trong thời điểm mà đôi khi còn được biết đến với tên gọi Thời đại Cách mạng (The Age of Revolutions).

Năm 19 tuổi, sự sẵn lòng phục vụ trong quân ngũ mà không cần tiền lương của chàng thanh niên Pháp trẻ tuổi đã giúp ông giành được sự tôn trọng của Quốc hội Mỹ, và Lafayette trở thành một vị tướng trong Quân đội Lục địa vào ngày 31/07/1777. Lafayette đã tham gia trận chiến ở Brandywine năm 1777, cũng như các trận chiến ở Barren Hill, Monmouth và Rhode Island năm 1778. Continue reading “15/07/1789: Lafayette chỉ huy Vệ binh Quốc gia Paris”

11/07/1945: Liên Xô đồng ý chuyển giao Tây Berlin

Nguồn: Soviets agree to hand over power in West Berlin, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, nhằm thực hiện các thoả thuận đã đạt được tại nhiều hội nghị thời chiến khác nhau, Liên Xô đã hứa sẽ chuyển giao quyền lực cho lực lượng của Anh và Mỹ ở Tây Berlin. Dù việc phân chia Berlin (và cả nước Đức) thành các khu vực chiếm đóng chỉ là biện pháp tạm thời sau chiến tranh, nhưng các đường phân chia đã nhanh chóng trở thành vĩnh viễn. Thành phố Berlin bị chia đôi đã trở thành một biểu tượng cho những căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh.

Trong một số hội nghị thời chiến, Mỹ, Anh và Liên Xô đã đồng ý rằng sau thất bại của Đức, nước này sẽ bị chia thành ba khu vực chiếm đóng. Berlin, thủ đô của Đức, cũng sẽ bị chia cắt tương tự. Tuy nhiên, khi chiến tranh ở châu Âu chấm dứt vào tháng 05/1945, quân đội Liên Xô đã hoàn toàn kiểm soát Đông Đức và toàn bộ Berlin. Một số quan chức Mỹ, những người xem Liên Xô là một mối đe dọa đang nổi lên đối với hòa bình sau chiến tranh ở châu Âu, tin rằng Liên Xô sẽ không bao giờ từ bỏ quyền kiểm soát bất cứ phần nào của Berlin. Continue reading “11/07/1945: Liên Xô đồng ý chuyển giao Tây Berlin”

Liệu Emmanuel Macron có thành công?

Nguồn: Dani Rodrik, “Can Macron Pull it Off?”, Project Syndicate, 09/05/2017.

Biên dịch: Nguyễn Hữu Quý An | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Chiến thắng của Emmanuel Macron trước Marine Le Pen cũng là chiến thắng tốt lành cần thiết của những người ủng hộ một xã hội mở, tự do và dân chủ trước những người bài ngoại theo chủ nghĩa bản địa. Nhưng cuộc chiến chống lại chủ nghĩa dân tuý hữu khuynh vẫn còn khá xa xôi mới đến đích chiến thắng.

Le Pen dành được hơn 1/3 số phiếu ở vòng bầu cử thứ hai, mặc dù chỉ có một đảng ngoài đảng Mặt trận Dân tộc của chính bà là đảng Debout la France – một đảng nhỏ của Nicolas Dupont Aignan – ủng hộ bà. Tỉ lệ tham gia bầu cử giảm rõ rệt so với kỳ bầu cử trước, cho thấy một lượng lớn các cử tri chán chường trước tình hình. Nếu Macron thất bại trong nhiệm kỳ 5 năm tới của mình, Le Pen và những người theo chủ nghĩa dân tuý bản địa sẽ trở lại mạnh mẽ hơn để báo thù ở châu Âu và nhiều nơi khác. Continue reading “Liệu Emmanuel Macron có thành công?”

04/07/1917: Quân đội Mỹ diễu hành tới mộ của Lafayette

Nguồn: U.S. troops march through Paris to Lafayette’s tomb, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, ngày quốc khánh Hoa Kỳ, quân đội nước này đã lần đầu tiên diễn hành trong Thế chiến I. Họ diễu hành qua các đường phố Paris để đến ngôi mộ của Hầu tước Lafayette, một nhà quý tộc người Pháp và là anh hùng trong Chiến tranh Cách mạng Mỹ.

Dù phần lớn quân Mỹ đã đến St Nazaire, Pháp, kể từ ngày 26/06/1916 – gần ba tháng sau khi Mỹ chính thức tuyên chiến vào đầu tháng 04 – họ hoàn toàn không có ảnh hưởng ngay lập tức trên các chiến trường của Thế chiến I. Đầu tiên, vì quân đội Mỹ có nhiều thành viên mới nhập ngũ, họ cần được đào tạo và phân bổ thành các tiểu đoàn một cách hiệu quả. Họ cũng cần phải củng cố lực lượng trước khi có đủ sức mạnh để đối đầu với Đức trên mặt trận phía Tây. Continue reading “04/07/1917: Quân đội Mỹ diễu hành tới mộ của Lafayette”

21/06/1779: Tây Ban Nha tuyên chiến với Anh

Nguồn: Spain declares war against Great Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1779, Tây Ban Nha đã tuyên chiến với Anh và tạo ra một liên minh trên thực tế với người Mỹ.

Vua Charles III của Tây Ban Nha không chấp nhận một hiệp định liên minh với Mỹ. Việc một đế quốc khuyến khích thuộc địa của một đế quốc khác nổi dậy là trò chơi nguy hiểm mà ông không muốn tham gia. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Pháp, Charles Gravier, bá tước xứ Vergennes, đã thương lượng một hiệp ước để Tây Ban Nha tham gia cuộc chiến chống lại người Anh. Trở thành đồng minh của đồng minh của Mỹ, Tây Ban Nha đã gián tiếp hậu thuẫn cuộc nổi dậy với một khoảng cách ngoại giao thận trọng. Continue reading “21/06/1779: Tây Ban Nha tuyên chiến với Anh”

17/06/1940: Quân Anh và Đồng Minh tiếp tục di tản khỏi Pháp

Nguồn: British and Allied troops continue the evacuation of France, as Churchill reassures his countrymen, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, quân Anh đã tiến hành di tản khỏi Pháp theo Chiến dịch Ariel, một cuộc di tản gần giống như chiến dịch di tản khỏi Dunkirk trước đó. Trong khi đó, Thủ tướng Anh Winston Churchill đã có bài phát biểu động viên trong một chương trình phát thanh quốc gia: “Dù có chuyện gì xảy ra ở Pháp … chúng ta cũng sẽ bảo vệ hòn đảo quê hương mình, và Đế Quốc Anh sẽ chiến đấu với tinh thần không chịu khuất phục cho đến khi lời nguyền Hitler được dỡ bỏ.”

2/3 nước Pháp bấy giờ đang bị quân Đức chiếm đóng, còn những binh lính nào của Anh và Đồng Minh không tham gia Chiến dịch Dynamo hay Cuộc di tản Dunkirk thì sẽ được đưa về nước. Từ Cherbourg và St. Malo, từ Brest, Nantes, Brits, Ba Lan và Canada, binh lính đã được giải cứu khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng nhờ những chiếc thuyền được gửi từ Anh. Continue reading “17/06/1940: Quân Anh và Đồng Minh tiếp tục di tản khỏi Pháp”

Sự chia rẽ tả – hữu đã đi đến hồi kết?

Nguồn: Ian Buruma, “The End of the Left/Right Divide?Project Syndicate, 08/05/2017.

Biên dịch: Phạm Hồng Anh | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Sau Cách mạng Pháp năm 1789, những nghị sĩ Quốc hội ủng hộ các thành quả cách mạng ngồi phía bên trái, trong khi những người phản đối cách mạng và khao khát trật tự cũ của chế độ quân chủ và nhà thờ thì tập hợp phía bên phải. Từ đó thuật ngữ chính trị “cánh tả” và “cánh hữu” ra đời. Nhiều nhà bình luận về cuộc bầu cử tổng thống Pháp đã chỉ ra rằng cách phân loại như vậy không còn phù hợp nữa với nền chính trị đương đại ở Pháp – hay ở bất cứ đâu. Emmanuel Macron tự hào rằng mình không thuộc cánh hữu cũng như cánh tả.

Marine Le Pen thuộc Đảng Mặt trận Dân tộc liên kết với cánh cực hữu thì phản đối: với bà, Macron, cựu bộ trưởng trong một chính phủ của Đảng Xã hội – là người cánh tả. Tuy nhiên, giống như Donald Trump, bà Le Pen mới chính là người tranh cử với tư cách “tiếng nói của nhân dân” (hàm ý tả khuynh – NBT) trong khi Macron, giống như Hillary Clinton, được mô tả là con rối của các ông trùm nhà băng, giới tinh hoa văn hóa, và các nhà tài phiệt quốc tế (hàm ý hữu khuynh – NBT). Continue reading “Sự chia rẽ tả – hữu đã đi đến hồi kết?”

16/05/1770: Louis XVI kết hôn với Marie Antoinette

Nguồn: Louis marries Marie Antoinette, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1770, tại Versailles, hoàng thái tử Pháp, Louis, đã kết hôn với Marie Antoinette, con gái của Nữ hoàng Áo Maria Theresa và Hoàng đế La Mã Thần Thánh Francis I. Người Pháp hy vọng cuộc hôn nhân này sẽ giúp tăng cường liên minh với Áo, kẻ thù lâu năm của họ. Năm 1774, sau khi vua Louis XV qua đời, Louis và Marie được tấn phong làm vua và hoàng hậu nước Pháp.

Ngay từ đầu, Louis đã không phải người thích hợp để xử lý các vấn đề tài chính nghiêm trọng mà ông nội của mình, vua Louis XV, để lại. Ngoài ra, hoàng hậu của ông cũng bị chỉ trích vì thói xa hoa, và sự tận tụy của bà đối với lợi ích của Áo, cũng như sự chống đối dành cho việc cải cách chế độ quân chủ. Ảnh hưởng của Marie lên chồng bà ngày càng mạnh mẽ, và dưới triều đại của cả hai, họ đã trở nên xa cách với người dân Pháp. Theo một câu chuyện nổi tiếng, Marie đã đáp lại thông tin rằng nông dân nghèo ở Pháp không có gì để ăn bằng lời tuyên bố “Hãy để họ ăn bánh ngọt.” Continue reading “16/05/1770: Louis XVI kết hôn với Marie Antoinette”