28/02/1987: Gorbachev kêu gọi ký hiệp ước vũ khí hạt nhân

Nguồn: Gorbachev calls for nuclear weapons treaty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1987, trong một thông báo đáng ngạc nhiên, lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev đã tuyên bố rằng nước ông sẵn sàng ký “ngay lập tức” một hiệp ước để giải trừ các tên lửa hạt nhân tầm trung của Mỹ và Liên Xô ở châu Âu. Đề xuất của Gorbachev đã dẫn đến một bước đột phá trong đàm phán và cuối cùng là đến việc ký kết Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF) vào tháng 12/1987.

Mikhail Gorbachev và Ronald Reagan đã phải vật lộn với vấn đề cắt giảm vũ khí hạt nhân ở châu Âu kể từ năm 1985, khi cả hai gặp mặt lần đầu tiên để thảo luận về vấn đề này. Cuộc họp tiếp theo vào năm 1986 đã được kỳ vọng sẽ đưa đến một thỏa thuận, nhưng đàm phán lại thất bại vì Gorbachev chỉ chịu ký INF khi Mỹ chấm dứt phát triển Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược (SDI, hay “Chiến tranh giữa các vì sao”). Continue reading “28/02/1987: Gorbachev kêu gọi ký hiệp ước vũ khí hạt nhân”

27/02/1962: Diệm sống sót sau âm mưu đảo chính

Nguồn: Diem survives coup attempt, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Tổng thống Ngô Đình Diệm đã sống sót sau một cuộc đảo chính khi hai phi công thuộc Không quân Việt Nam Cộng hòa, Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử, đã âm mưu giết ông và em trai Ngô Đình Nhu trong một vụ đánh bom và bắn phá dinh tổng thống. Continue reading “27/02/1962: Diệm sống sót sau âm mưu đảo chính”

26/02/1935: Hitler thành lập lực lượng không quân

Nguồn: Hitler organizes Luftwaffe, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1935, lãnh đạo Đức Quốc xã Adolf Hitler đã ký một sắc lệnh bí mật, cho phép thành lập Không quân (Luftwaffe) – đơn vị thứ ba trong của quân đội Đế chế (Wehrmacht), sau bộ binh (Heer) và hải quân (Kriegsmarine). Trong sắc lệnh này, Hitler bổ nhiệm Hermann Goering, một anh hùng không quân Đức từ Thế chiến I, đồng thời là quan chức cấp cao của Đức quốc xã, làm Tổng tư lệnh lực lượng không quân mới.

Khi Thế chiến I kết thúc, Hiệp ước Versailles đã cấm thành lập lực lượng không quân ở Đức. Nhưng vào năm 1926, một hãng hàng không dân sự tên Lufthansa đã được thành lập và huấn luyện bay cho những người sau này sẽ trở thành phi công của Luftwaffe. Continue reading “26/02/1935: Hitler thành lập lực lượng không quân”

25/02/1890: Ngày sinh Molotov

Nguồn: Molotov is born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1890, Vlacheslav Mikhaylovich Skryabin, Ngoại trưởng Liên Xô, người có bí danh cách mạng là Molotov, đã được sinh ra tại Kurkaka, Nga.

Molotov là người ủng hộ nhiệt thành các cuộc cách mạng Mác-xít ở Nga từ những ngày đầu tiên. Ông là một thành viên của Đảng Bolshevik vào năm 1906, từng bị bắt giữ hai lần vào năm 1909 và 1915 vì các hoạt động chính trị nhằm lật đổ Nga hoàng. Năm 1921, sau khi đảo chính thành công, Vladimir Lenin lên nắm quyền và chế độ Nga hoàng sụp đổ, Molotov lên làm thư ký Ủy ban Trung ương của chính quyền cách mạng. Sau khi Lenin qua đời năm 1924, Molotov đã giúp đưa Joseph Stalin lên thay thế. Khi Stalin đã nắm quyền, Molotov cũng trở thành ủy viên Bộ Chính trị, cơ quan hoạch định chính sách của Liên Xô. Continue reading “25/02/1890: Ngày sinh Molotov”

24/2/1968: Quân đội Việt Nam CH tái chiếm Huế

Nguồn: Hue recaptured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, quân đội miền Nam Việt Nam đã tái chiếm được Kinh thành Huế. Mặc dù hơn một tuần sau đó Trận Mậu Thân tại Huế mới chính thức được tuyên bố kết thúc, nhưng nó đã là trận đánh lớn cuối cùng của Chiến dịch Tết Mậu Thân.

Rạng sáng ngày mùng một Tết Mậu Thân, lực lượng Việt Cộng được hỗ trợ bởi một lượng lớn quân đội miền Bắc, đã thực hiện đợt tấn công phối hợp lớn nhất và hiệu quả nhất trong chiến tranh Việt Nam, đánh vào trung tâm của bảy thành phố lớn nhất miền Nam Việt Nam và tấn công 30 tỉnh lị từ đồng bằng sông Cửu Long đến khu vực phi quân sự. Huế, Đà Lạt, Kontum, Quảng Trị là những thành phố bị chiếm trong bốn ngày đầu tiên của đợt tấn công; ở phía bắc, năm tỉnh lị đều bị chiếm. Việt Cộng cũng chiếm được nhiều sân bay và căn cứ của đồng minh. Continue reading “24/2/1968: Quân đội Việt Nam CH tái chiếm Huế”

23/02/1955: Hội đồng SEATO nhóm họp lần đầu tiên

Nguồn: First council meeting of SEATO, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1955, trong cuộc họp hội đồng đầu tiên của Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO), Ngoại trưởng John Foster Dulles tuyên bố Mỹ cam kết bảo vệ khu vực khỏi sự xâm lăng của cộng sản. Cuộc họp và sự tham gia của Mỹ vào SEATO đã trở thành cơ sở để nước này hoạt động tích cực hơn tại Việt Nam.

SEATO được thành lập tại Manila năm 1954, trong một cuộc họp mà Dulles đứng ra kêu gọi. Sau đó, Mỹ, Anh, Pháp, Úc, New Zealand, Thái Lan, Pakistan và Philippines trở thành các thành viên của tổ chức phòng thủ khu vực này. Mỹ thành lập SEATO chủ yếu là để phản ứng trước “tình hình đang xấu đi” tại Đông Nam Á. Continue reading “23/02/1955: Hội đồng SEATO nhóm họp lần đầu tiên”

22/02/1946: Kennan gửi ‘Bức điện Dài’ về Bộ Ngoại giao Mỹ

Nguồn: George Kennan sends “long telegram” to State Department, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, George Kennan, Đại biện lâm thời của Mỹ tại Moskva, đã gửi một bức điện dài 8.000 từ đến Bộ Ngoại giao, trong đó nêu lên quan điểm của ông về Liên Xô và chính sách của Mỹ đối với nước này. Phân tích của Kennan trở thành một trong những nền tảng có ảnh hưởng nhất đối với chính sách ngăn chặn của Mỹ trong thời chiến tranh Lạnh.

Kennan là một trong những nhà ngoại giao đầu tiên làm việc tại Đại sứ quán của Mỹ ở Liên Xô vào năm 1933. Dù thường thể hiện sự tôn trọng đối với nhân dân Nga, nhưng các đánh giá của ông về chế độ cộng sản của Liên Xô lại rất tiêu cực và khắc nghiệt. Suốt Thế chiến II, Kennan vẫn luôn tin rằng sự thân thiện và hợp tác với lãnh đạo Liên Xô Joseph Stalin của Tổng thống Franklin D. Roosevelt là hoàn toàn không đúng. Chưa đầy một năm sau cái chết của Roosevelt, Kennan, khi đó đang là Đại biện lâm thời của Mỹ tại Moskva, đã trình bày quan điểm của mình trong bài viết được gọi là Bức điện Dài (The Long Telegram) Continue reading “22/02/1946: Kennan gửi ‘Bức điện Dài’ về Bộ Ngoại giao Mỹ”

21/02/1972: Nixon thăm Trung Quốc

Nguồn: Nixon arrives in China for talks, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, trong một diễn biến bất ngờ, Tổng thống Richard Nixon đã có bước tiến đầu tiên đầy ấn tượng hướng tới bình thường hóa quan hệ với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa bằng việc đến Bắc Kinh trong vòng một tuần để hội đàm. Chuyến thăm lịch sử của Nixon đã bắt đầu một quá trình, tuy có phần chậm chạp, nhằm tái lập quan hệ ngoại giao Mỹ – Trung.

Năm 1971, dù còn đang sa lầy trong chiến tranh Việt Nam, nhưng Nixon đã khiến toàn thể dân Mỹ ngạc nhiên khi công bố về chuyến thăm Trung Quốc dự kiến diễn ra trong năm tiếp theo vì Mỹ chưa bao giờ chính thức công nhận CHND Trung Hoa sau cách mạng cộng sản thành công của Mao Trạch Đông năm 1949. Thực tế thì hai nước còn là những kẻ thù không đội trời chung. Cả hai đã chống lại nhau khi chiến đấu tại bán đảo Triều Tiên trong những năm đầu thập niên 1950, ngoài ra, CHND Trung Hoa còn viện trợ và gửi cố vấn cho quân đội miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến chống lại Mỹ. Continue reading “21/02/1972: Nixon thăm Trung Quốc”

20/02/1968: Quốc Hội Mỹ điều trần về chính sách Việt Nam

Nguồn: Hearings begin on American policy in Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã bắt đầu phiên điều trần về chính sách của Mỹ ở Việt Nam. Đây là hệ quả trực tiếp của Chiến dịch Tết Mậu Thân, khi lực lượng Việt Cộng được hỗ trợ bởi một lượng lớn quân đội miền Bắc, đã thực hiện đợt tấn công phối hợp lớn nhất và hiệu quả nhất trong cả cuộc chiến. Họ đã đánh vào trung tâm của bảy thành phố lớn nhất miền Nam Việt Nam và tấn công 30 tỉnh lị từ đồng bằng sông Cửu Long đến khu vực phi quân sự (DMZ).

Việc đánh giá tác động của đợt tấn công Tết Mậu Thân đã bắt đầu từ trước khi nó chính thức kết thúc. Về mặt quân sự, đợt tấn công này chắc chắn là một chiến thắng của đồng minh, nhưng về mặt tâm lý và chính trị, thì nó lại là một thảm họa. Continue reading “20/02/1968: Quốc Hội Mỹ điều trần về chính sách Việt Nam”

19/02/1945: Thủy quân Lục chiến Mỹ chiếm Iwo Jima

Nguồn: Marines invade Iwo Jima, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, Thủy quân Lục chiến Mỹ đã bắt đầu thực hiện Chiến dịch Detachment (Operation Detachment) nhằm chiếm Iwo Jima – một hòn đảo cằn cỗi ở Thái Bình Dương mà bấy giờ đang do pháo binh Nhật Bản chiếm đóng. Đối với người Mỹ, hòn đảo là vị trí chiến lược để xây dựng sân bay phục vụ việc ném bom Nhật Bản, vốn chỉ cách đó có 660 dặm.

Từ tháng 02/1944, lính Mỹ đã bắt đầu gây áp lực lên hệ thống phòng vệ của Nhật tại Iwo Jima, bằng cách cho các máy bay ném bom B-24 và B-25 không kích hòn đảo trong suốt 74 ngày. Xét trong cả cuộc chiến thì đây là đợt ném bom dài nhất trước khi xâm lược, nhưng nó là cần thiết vì người Nhật đã tăng cường bảo vệ hòn đảo, cả ở trên bộ lẫn ngầm dưới mặt đất, với một mạng lưới các hầm ngầm. Trước khi thực sự đổ bộ, phía Mỹ đã triển khai một nhóm lính đặc công nước (lực lượng người nhái.) Khi quân Nhật bắn vào đội người nhái này, họ cũng làm lộ nhiều vị trí vũ khí “bí mật” của mình. Continue reading “19/02/1945: Thủy quân Lục chiến Mỹ chiếm Iwo Jima”

18/02/1943: Lãnh đạo kháng chiến ‘Hoa Hồng Trắng’ bị bắt

Nguồn: Nazis arrest White Rose resistance leaders, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, Hans Scholl và em gái Sophie, hai nhà lãnh đạo của nhóm thanh niên Đức Hoa Hồng Trắng (Weisse Rose), đã bị cảnh sát mật Gestapo bắt giữ vì chống đối chế độ Đức Quốc xã.

Hoa Hồng Trắng là tổ chức của sinh viên đại học (chủ yếu là sinh viên y khoa) nhằm chống lại Hitler và chế độ của hắn. Người sáng lập, Hans Scholl, là một cựu thành viên của Đoàn Thanh niên Hitler (Hitler Youth), nhưng sau đó đã trở nên căm ghét tư tưởng Đức Quốc Xã khi mục đích thực sự của nó dần lộ diện. Là sinh viên tại Đại học Munich trong năm 1940-1941, Scholl đã đọc về hai tác giả Công giáo La Mã, những người làm chuyển hướng hoàn toàn cuộc đời anh. Chuyển từ y học sang tôn giáo, triết học và nghệ thuật, Scholl đã tập hợp một nhóm bạn bè có cùng chí hướng, cùng là những người khinh thường Đức Quốc Xã, và Hoa Hồng Trắng ra đời. Continue reading “18/02/1943: Lãnh đạo kháng chiến ‘Hoa Hồng Trắng’ bị bắt”

17/02/1979: Trung Quốc xâm lược Việt Nam

Nguồn: China invades Vietnam, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1979, trước việc Việt Nam đưa quân vào Campuchia, Trung Quốc đã phản ứng bằng một cuộc xâm lược Việt Nam.

Căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc gia tăng đáng kể sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam vào năm 1975. Cố gắng để mở rộng ảnh hưởng của mình, Việt Nam đã thiết lập một sự hiện diện quân sự tại Lào; tăng cường mối quan hệ với đối thủ của Trung Quốc là Liên Xô; và lật đổ chế độ của Pol Pot tại Campuchia vào năm 1979. Continue reading “17/02/1979: Trung Quốc xâm lược Việt Nam”

16/02/1959: Castro tuyên thệ nhậm chức

Nguồn: Castro sworn in, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1959, Fidel Castro đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Cuba sau khi lãnh đạo một chiến dịch du kích buộc nhà độc tài cánh hữu Fulgencio Batista phải đi lưu vong. Castro, người trở thành Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Cuba sau khi Batista bị lật đổ vào tháng 01, đã thay thế Miro Cardona trên cương vị người đứng đầu chính phủ lâm thời mới của đất nước.

Castro sinh ra ở tỉnh Oriente, miền đông Cuba. Ông là con trai của một người nhập cư gốc Tây Ban Nha. Cha ông đã làm giàu từ việc xây dựng hệ thống đường sắt để vận chuyển mía. Castro tham gia hoạt động cách mạng khi còn là sinh viên. Năm 1947, ông cùng những người Dominica lưu vong và một số người Cuba cố gắng lật đổ nhà độc tài Dominica Rafael Trujillo nhưng đã thất bại. Continue reading “16/02/1959: Castro tuyên thệ nhậm chức”

15/02/1950: Xô – Trung ký hiệp ước liên minh

Nguồn: USSR and PRC sign mutual defense treaty, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1950, Liên Xô và CHND Trung Hoa (PRC), hai quốc gia cộng sản lớn nhất thế giới, đã tuyên bố ký một hiệp ước phòng thủ chung.

Đàm phán về hiệp ước đã diễn ra tại Moskva giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc là Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, cùng Tổng Bí thư Joseph Stalin và Ngoại trưởng Andrei Vishinsky phía Liên Xô. Các điều khoản của hiệp ước nói rằng Liên Xô sẽ cung cấp một khoản tín dụng 300 triệu USD cho Trung Quốc. Nó cũng đề cập rằng Liên Xô sẽ trao trả cho Trung Quốc quyền kiểm soát một tuyến đường sắt lớn và thành phố Lữ Thuận/ Đại Liên ở Mãn Châu, vốn nằm trong số những phần mà quân Liên Xô chiếm đóng ở giai đoạn cuối của Thế chiến II. Continue reading “15/02/1950: Xô – Trung ký hiệp ước liên minh”

14/02/1779: Thuyền trưởng James Cook bị giết ở Hawaii

Nguồn: Captain Cook killed in Hawaii, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1779, thuyền trưởng James Cook, nhà thám hiểm và nhà hàng hải vĩ đại người Anh, đã bị người bản địa Hawaii giết chết trong chuyến hải trình thứ ba đến quần đảo Thái Bình Dương này.

Năm 1768, James Cook, một sĩ quan trắc địa của Hải quân Hoàng gia Anh, đã được thăng cấp lên trung úy và trở thành chỉ huy con tàu HMS Endeavour, bắt đầu một chuyến thám hiểm đưa các nhà khoa học đến Tahiti để theo dõi quỹ đạo của sao Kim. Năm 1771, ông trở lại Anh, sau khi đã tìm ra New Zealand và Úc, đồng thời đi vòng quanh thế giới. Continue reading “14/02/1779: Thuyền trưởng James Cook bị giết ở Hawaii”

13/02/1689: William và Mary trở thành Vua và Nữ hoàng Anh

Nguồn: William and Mary proclaimed joint sovereigns of Britain, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1689, sau Cách mạng Vinh quang, còn gọi là Cách mạng Không đổ máu, Mary, con gái của nhà vua bị lật đổ, đã cùng chồng là William xứ Orange tuyên bố trở thành Nhà vua và Nữ hoàng, cùng nhau trị vì Vương quốc Anh theo Tuyên ngôn Nhân quyền (Bill of Rights) của Anh năm 1689.

Năm 1677, William, hoàng tử Hà Lan, kết hôn với Mary, con gái của nhà vua tương lai James II. Sau khi James lên ngôi tại Anh năm 1685, người con rể William – vốn là người theo đạo Tin Lành – đã giữ liên hệ mật thiết với phe đối lập của vua James II, người vốn theo Công giáo. Năm 1688, khi hoàng tử James Francis Edward Stuart – người kế vị vua cha James – ra đời, bảy thành viên cấp cao của Nghị Viện liền cho mời William và Mary đến Anh. Continue reading “13/02/1689: William và Mary trở thành Vua và Nữ hoàng Anh”

12/02/2002: Slobodan Milosevic ra tòa vì tội ác chiến tranh

Nguồn: Milosevic goes on trial for war crimes, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2002, cựu Tổng thống Nam Tư, Slobodan Milosevic, đã phải ra trước Toà án Công lý Quốc tế (La Haye, Hà Lan) để bị xét xử vì tội diệt chủng và tội ác chiến tranh ở Bosnia, Croatia và Kosovo. Milosevic tự làm luật sư bào chữa cho mình trong phần lớn quá trình xét xử. Tuy nhiên, vụ án đã kết thúc mà không cần bản án nào, vì vào ngày 11/03/2006, “gã đồ tể vùng Balkan” được tìm thấy đã chết ở tuổi 64 vì một cơn đau tim ngay trong nhà tù.

Vào ngày 31/01/1946, Nam Tư (gồm Croatia, Montenegro, Slovenia, Serbia, Bosnia-Herzegovina và Macedonia) trở thành một nước cộng hòa liên bang, đứng đầu là lãnh tụ cộng sản Nguyên soái Tito. Tito qua đời vào tháng 05/1980 và Nam Tư, cùng với chủ nghĩa cộng sản, đã hoàn toàn sụp đổ chỉ trong vòng 10 năm tiếp theo. Continue reading “12/02/2002: Slobodan Milosevic ra tòa vì tội ác chiến tranh”

11/02/1778: Voltaire trở về quê nhà


Nguồn: Voltaire is welcomed home, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1778, khoảng 300 người đã đến chào mừng Voltaire khi ông trở lại Paris. Trước đó, ông đã sống lưu vong trong vòng 28 năm.

Voltaire sinh năm 1694, tên thật là Francois-Marie Arouet, trong một gia đình trung lưu ở Paris. Thời niên thiếu, ông theo học ngành luật, nhưng lại bỏ ngang để trở thành một nhà viết kịch. Voltaire làm nên tên tuổi của mình nhờ các tác phẩm bi kịch kinh điển. Ngoài ra, ông cũng sáng tác thơ. Năm 1717, ông bị bắt vì viết bài thơ trào phúng La Henriade – thiên anh hùng ca lên án chính trị và tôn giáo. Nhà thơ đã bị trừng phạt bằng án tù gần một năm trong ngục Bastille. Continue reading “11/02/1778: Voltaire trở về quê nhà”

10/02/1962: Liên Xô trao đổi tù nhân gián điệp với Mỹ

Nguồn: Soviets exchange American for captured Russian spy, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1962, Francis Gary Powers, phi công người Mỹ bị bắn rơi ở Liên Xô khi đang lái máy bay do thám của CIA vào năm 1960, đã được phía Liên Xô trao trả. Đổi lại, người Mỹ cũng sẽ thả một điệp viên Nga. Cuộc trao đổi tù nhân này đã kết thúc một trong những sự kiện kịch tính nhất của Chiến tranh Lạnh.

Francis Gary Powers từng là một phi công thuộc đội máy bay do thám U-2 của Mỹ vào cuối thập niên 1950. Từng được cho là “bất khả xâm phạm” trước hệ thống phòng không của Liên Xô, các máy bay U-2 đã thực hiện rất nhiều nhiệm vụ chụp ảnh căn cứ quân sự tại Nga. Ngày 01/05/1960, chiếc U-2 của Powers bị tên lửa Liên Xô bắn hạ. Powers đáng lẽ đã phải kích hoạt hệ thống tự hủy của máy bay (rồi tự tử bằng thuốc độc của CIA,) nhưng ông đã bị bắt giữ cùng toàn bộ phần còn lại của chiếc máy bay. Continue reading “10/02/1962: Liên Xô trao đổi tù nhân gián điệp với Mỹ”

09/02/1918: Ukraine ký hòa ước với Liên minh Trung tâm

Nguồn: Ukraine signs peace treaty with Central Powers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, lúc 2 giờ sáng tại Berlin, hòa ước đầu tiên của Thế chiến I đã được ký khi Ukraine – đất nước vừa mới tuyên bố độc lập –chính thức chấp nhận hòa hoãn với phe Liên minh Trung tâm.

Theo nội dung hòa ước, Liên minh Trung tâm (gồm chính phủ các nước Áo-Hung, Bulgaria, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ chính thức công nhận nền độc lập của Ukraine khỏi Nga. Họ cũng đồng ý viện trợ và bảo vệ quân sự cho Ukraine trước lực lượng Bolshevik đang xâm chiếm lãnh thổ nước này. Đổi lại, Cộng hòa Ukraine sẽ cung cấp 100 triệu tấn thực phẩm đến Đức. Continue reading “09/02/1918: Ukraine ký hòa ước với Liên minh Trung tâm”