Tại sao không thể làm ngơ trước vụ ám sát Hardeep Singh Nijjar ở Canada?

Nguồn: Gideon Rachman, “Why the west cannot turn a blind eye to a murder in Canada,” Financial Times, 02/10/2023

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Bỏ qua việc các chính phủ nước ngoài nhúng tay vào các vụ ám sát sẽ gây ra rủi ro lớn cho an ninh quốc gia và ổn định xã hội.

Khi chào đón Narendra Modi đến Washington hồi tháng 6, Joe Biden nói, “Giữa chúng ta có sự tôn trọng lẫn nhau rất lớn vì cả hai nước đều là những nền dân chủ.” Tuyên bố chung do các nhà lãnh đạo Mỹ và Ấn Độ đưa ra nhấn mạnh niềm tin chung của họ rằng “trật tự quốc tế dựa trên luật lệ phải được tôn trọng.”

Tuyên bố đó được đưa ra vào ngày 22/06, bốn ngày sau vụ ám sát Hardeep Singh Nijjar, người đã bị bắn tới 34 viên đạn trong một bãi đậu xe ở Vancouver. Continue reading “Tại sao không thể làm ngơ trước vụ ám sát Hardeep Singh Nijjar ở Canada?”

12/04/1917: Canada chiếm được Sườn núi Vimy

Nguồn: Canadians capture Vimy Ridge in northern France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, sau ba ngày chiến đấu ác liệt và chịu hơn 10.000 thương vong, Quân đoàn Canada đã chiếm được khu vực Sườn núi Vimy ở miền bắc nước Pháp, trước đây do quân Đức trấn giữ.

Nhiều nhà sử học xem chiến thắng tại Sườn núi Vimy trong Thế chiến I là một khoảnh khắc vĩ đại đối với Canada, khi nước này thoát khỏi cái bóng của Anh, và đạt được thành tích quân sự của riêng mình. Nhờ chiến thắng này – bất chấp những thất bại trong đợt tấn công lớn hơn của phe Hiệp ước – lực lượng Canada đã xây dựng được cho mình danh tiếng về tính hiệu quả và sức mạnh trên chiến trường. Continue reading “12/04/1917: Canada chiếm được Sườn núi Vimy”

02/05/1670: Vua Charles II ban đặc quyền cho Công ty Vịnh Hudson

Nguồn: King Charles II grants charter to Hudson’s Bay Company, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1670, Vua Charles II của Anh đã cấp sắc lệnh trao đặc quyền vĩnh viễn cho Công ty Vịnh Hudson (Hudson’s Bay Company), được thành lập bởi một nhóm các nhà thám hiểm người Pháp, những người đã mở đường cho hoạt động buôn bán lông thú béo bở ở Bắc Mỹ cho các thương gia London. Sắc lệnh này không chỉ trao cho họ thế độc quyền thương mại mà còn cả quyền kiểm soát khu vực rộng lớn xung quanh Vịnh Hudson của Bắc Mỹ.

Mặc dù phải đối mặt với tranh chấp từ các thương nhân người Anh và người Pháp khác trong khu vực, Công ty Vịnh Hudson đã rất thành công trong việc khai thác vùng đất sẽ trở thành miền đông Canada sau này. Trong thế kỷ 18, họ đã giành được lợi thế so với người Pháp, nhưng cũng bị chỉ trích mạnh mẽ ở Anh vì liên tục thất bại trong việc tìm kiếm một lối đi phía tây bắc để ra khỏi Vịnh Hudson. Continue reading “02/05/1670: Vua Charles II ban đặc quyền cho Công ty Vịnh Hudson”

21/01/1977: Tổng thống Carter ân xá cho những người trốn nghĩa vụ quân sự

Nguồn: President Carter pardons draft dodgers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, Tổng thống Jimmy Carter đã quyết định ân xá vô điều kiện cho hàng trăm nghìn người đàn ông trốn nghĩa vụ quân sự trong Chiến tranh Việt Nam.

Tổng cộng đã có khoảng 100.000 thanh niên Mỹ trốn ra nước ngoài vào cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970 để tránh phải đi quân dịch. 90% số này đã đến Canada, nơi sau một số tranh cãi ban đầu, cuối cùng họ đã được chào đón với tư cách là người nhập cư. Trong khi đó, những người khác tìm cách lẩn trốn ngay tại nước Mỹ. Ngoài nhóm trốn đi nghĩa vụ thì một con số tương đối nhỏ – khoảng 1.000 người đào ngũ từ lực lượng vũ trang Mỹ cũng hướng đến Canada. Về mặt kỹ thuật, chính phủ Canada bảo lưu quyền truy tố những người đào ngũ, nhưng trên thực tế, họ đã ngó lơ những người này, thậm chí còn hướng dẫn các nhân viên biên phòng không hỏi quá nhiều câu hỏi. Continue reading “21/01/1977: Tổng thống Carter ân xá cho những người trốn nghĩa vụ quân sự”

06/12/1917: Vụ nổ Halifax

Nguồn: The Great Halifax Explosion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1917, lúc 9:05 sáng, tại bến cảng Halifax ở tỉnh Nova Scotia của Canada, vụ nổ nhân tạo kinh hoàng nhất trong thời kỳ tiền nguyên tử đã xảy ra khi Mont Blanc, một tàu vũ khí của Pháp, phát nổ chỉ 20 phút sau khi va chạm với một tàu khác.

Khi Thế chiến I nổ ra ở châu Âu, thành phố cảng Halifax ngày càng trở nên nhộn nhịp với rất nhiều con tàu chở theo binh lính, hàng cứu trợ và đạn dược vượt qua Đại Tây Dương. Sáng ngày 06/12, tàu Imo của Na Uy rời cảng Halifax để lên đường đến Thành phố New York. Cùng lúc đó, tàu Mont Blanc của Pháp, với khoang hàng chứa đầy các loại bom đạn dễ phát nổ – 2.300 tấn axit picric, 200 tấn thuốc nổ TNT, 35 tấn xăng có trị số octan cao và 10 tấn bông thuốc súng – đang cố gắng đi qua bến cảng chật hẹp để tham gia vào một đoàn tàu sẽ hộ tống nó qua Đại Tây Dương. Continue reading “06/12/1917: Vụ nổ Halifax”

Ai đã giết chết công ty công nghệ vĩ đại nhất Canada?

Tác giả: Huỳnh Lộc

Điều trùng hợp là trong khi Nortel dần lụn bại, người ta lại chứng kiến sự vươn lên của một tên tuổi viễn thông khác từ Trung Quốc. Không ai khác, chính là Huawei.

Khoảng 800 tài liệu, gồm các file thuyết trình trước khách hàng, dữ liệu phân tích nguyên nhân sụt giảm doanh thu, thông tin quan trọng liên quan đến kỹ thuật như mã nguồn, mọi dữ liệu nhạy cảm bậc nhất của tập đoàn Nortel đều được gửi đến Trung Quốc vào một ngày thứ 7, tháng 4/2004.

Trong thời kỳ đỉnh cao của Nortel năm 2000, công ty sản xuất thiết bị viễn thông này thuê 90.000 nhân lực và có giá trị vốn hóa 250 tỷ USD theo thời giá hiện nay, chiếm hơn 35% giá trị thị trường chứng khoán Canada. Continue reading “Ai đã giết chết công ty công nghệ vĩ đại nhất Canada?”

25/06/1993: Kim Campbell trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Canada

Nguồn: Kim Campbell becomes Canada’s first female prime minister, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1993, tại Ottawa, Kim Campbell đã tuyên thệ nhậm chức Thủ tướng Canada thứ 19, trở thành người phụ nữ đầu tiên nắm giữ chức vụ cao nhất của đất nước.

Sinh tại Port Alberni, British Columbia vào năm 1947, bà Campbell đã theo học ngành luật và khoa học chính trị trước khi tham gia chính trường Canada kể từ thập niên 1980. Năm 1986, bà trở thành đại diện của Đảng Bảo thủ trong cơ quan lập pháp của British Columbia, và hai năm sau đó thì được Thủ tướng Brian Mulroney bổ nhiệm làm Bộ trưởng Phụ trách Các vấn đề liên quan đến Cư dân Bản địa. Continue reading “25/06/1993: Kim Campbell trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Canada”

15/06/1846: Biên giới giữa Mỹ và Canada được thiết lập

Nguồn: U.S.-Canadian border established, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1846, đại diện của Anh và Hoa Kỳ đã ký Hiệp ước Oregon để giải quyết tranh chấp dai dẳng giữa hai nước về việc kiểm soát lãnh thổ Oregon. Hiệp ước đã quy định vĩ tuyến 49 từ dãy núi Rocky đến eo biển Georgia là ranh giới giữa Hoa kỳ và Canada thuộc Anh. Theo đó, Hoa Kỳ sẽ có quyền kiểm soát chính thức đối với các tiểu bang tương lai là Oregon, Washington, Idaho và Montana; Anh sẽ kiểm soát Đảo Vancouver và có quyền hàng hải đối với một phần của sông Columbia. Continue reading “15/06/1846: Biên giới giữa Mỹ và Canada được thiết lập”

09/11/1965: Sự kiện Great Northeast Blackout

Nguồn: The Great Northeast Blackout, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào lúc chạng vạng chiều tối ngày này năm 1965, sự cố mất điện lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ đã xảy ra khi toàn bộ tiểu bang New York, một số vùng của bảy tiểu bang lân cận và một phần của miền đông Canada đã hoàn toàn chìm trong bóng tối. Great Northeast Blackout (Mất điện vùng Đông Bắc) xảy ra ngay giữa giờ cao điểm, làm gián đoạn giao thông của hàng triệu người, khiến 800.000 người mắc kẹt trong hệ thống tàu điện ngầm New York, và hàng ngàn người khác bị kẹt trong các tòa nhà văn phòng, thang máy và tàu hỏa. 10.000 Vệ binh Quốc gia và 5.000 cảnh sát đã được huy động để ngăn chặn cướp bóc. Continue reading “09/11/1965: Sự kiện Great Northeast Blackout”

Thế giới hôm nay: 21/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Ông Boris Johnson đã gửi một bản yêu cầu, không ký tên, đến chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk yêu cầu gia hạn Brexit. Thủ tướng Anh cũng gửi một lá thư thứ hai – lần này kèm theo chữ ký – đề nghị EU bỏ qua yêu cầu thứ nhất của ông. Ông Johnson đã từ chối yêu cầu hoãn Brexit lại sau ngày 31 tháng 10. Song Quốc hội buộc ông phải làm vậy.

Donald Trump đã từ bỏ kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh G7 năm tới tại khu resort chơi golf của ông gần Miami, lấy lý do có “thái độ thù địch điên rồ và cảm tính” sau những chỉ trích rộng rãi rằng ông Trump đang cố gắng trục lợi từ chức vụ tổng thống. Ông nói ông không có kế hoạch kiếm lợi nhuận từ việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh. Cuộc họp bây giờ có thể sẽ được tổ chức ở Trại David. Continue reading “Thế giới hôm nay: 21/10/2019”

Thế giới hôm nay: 17/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Elizabeth Warren bắt đầu cảm thấy sức nóng từ các đối thủ Dân chủ trong cuộc tranh luận truyền hình trực tiếp giữa các ứng viên. Bà Warren, cùng với Joe Biden, là người có khả năng cao nhất nhận được đề cử của đảng Dân chủ vào năm 2020, đã bị tấn công về kế hoạch áp dụng “Y tế cho Tất cả” của bà. Các đối thủ ít có khả năng hơn, như Amy Klobuchar, nói bà Warren không giải thích chính xác nguồn tiền sẽ đến từ đâu.

Margrethe Vestager, ủy viên châu Âu về vấn đề cạnh tranh, đã yêu cầu Broadcom, một nhà sản xuất chip, tạm dừng các thỏa thuận độc quyền với các nhà sản xuất TV và modem trong khi nhà chức trách EU điều tra xem liệu công ty Mỹ có cản trở các đối thủ một cách không công bằng hay không. Các biện pháp tạm thời là nhằm mục đích ngăn chặn hành vi chống cạnh tranh trong các cuộc điều tra kéo dài. Bà Vestager cũng cho biết bà sẵn sàng sử dụng các biện pháp như vậy thường xuyên hơn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 17/10/2019”

Thế giới hôm nay: 07/10/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa giữa MỹTriều Tiên kết thúc không có tiến triển tại ngoại ô Stockholm. Nhà đàm phán chính của Triều Tiên nói với phóng viên rằng các cuộc đàm phán đã không đáp ứng được kỳ vọng. Nước này đã bắn thử một tên lửa đạn đạo từ tàu ngầm vào tuần trước. Mối quan hệ giữa hai nước đã chuyển từ mức ấm áp đáng ngạc nhiên sang sự lạnh lẽo quen thuộc.

Người biểu tình xuống đường chống lại lệnh cấm đeo mặt nạ ở Hồng Kông đã phá hoại các cửa hàng và nhà ga. Vào tối thứ Sáu, toàn bộ hệ thống tàu điện ngầm đã ngừng hoạt động và nhiều nhà ga vẫn đóng cửa suốt cuối tuần. Vào Chủ nhật, hàng ngàn người tuần hành trong mưa lớn, trong đó nhiều người vẫn đeo mặt nạ một cách thách thức. Đụng độ giữa cảnh sát, người biểu tình và dân thường đã nổ ra ở nhiều nơi. Continue reading “Thế giới hôm nay: 07/10/2019”

Thế giới hôm nay: 12/09/2019

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã đến gặp Toàn quyền nước này để yêu cầu giải tán quốc hội và chính thức bắt đầu chiến dịch tổng tuyển cử cả nước. Ông Trudeau rất được ủng hộ trong những năm đầu của nhiệm kỳ đầu tiên nhưng đã bị ảnh hưởng trong năm nay bởi các cáo buộc can thiệp vào một vụ án hối lộ; Đảng Tự do của ông đang ngang tài ngang sức với đảng Bảo thủ trong các cuộc thăm dò ý kiến.

Một tòa phúc thẩm Scotland tuyên bố việc Thủ tướng Anh Boris Johnson yêu cầu đình chỉ Quốc hội Anh trong năm tuần (nhằm hạn chế các nghị sĩ ngăn chặn kế hoạch Brexit của ông) là bất hợp pháp. Nhưng tòa án đã không yêu cầu Quốc hội triệu tập trở lại. Tòa tối cao sẽ xem xét bản kháng cáo của vụ án này và một vụ kiện song song khác tại các tòa án Anh bắt đầu từ tuần tới. Continue reading “Thế giới hôm nay: 12/09/2019”

14/08/2003: Mất điện diện rộng ở Đông Bắc Hoa Kỳ

Nguồn: Blackout hits Northeast United States, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 2003, một sự cố đã làm mất điện trên khắp miền đông Hoa Kỳ và một số khu vực của Canada. Bắt đầu lúc 4:10 chiều giờ phía Đông, 21 nhà máy điện đã ngừng hoạt động chỉ sau ba phút. Năm mươi triệu người đã bị ảnh hưởng, bao gồm các cư dân của New York, Cleveland và Detroit, cũng như Toronto và Ottawa, Canada. Mặc dù các công ty điện lực đã có thể khôi phục nguồn điện tại một số khu vực sau ít nhất hai giờ, nhưng điện vẫn bị cắt ở những nơi khác trong hơn một ngày. Continue reading “14/08/2003: Mất điện diện rộng ở Đông Bắc Hoa Kỳ”

Quốc gia nào sở hữu Hành lang Tây Bắc?

Nguồn: Who owns the Northwest Passage?The Economist, 22/05/2019

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Mike Pompeo đã làm Canada nóng mặt hồi đầu tháng này khi ông nói trong một bài phát biểu tại Phần Lan rằng yêu sách của Canada đối với Hành lang Tây Bắc (Northwest Passage) là “bất hợp pháp”. Ông đã có mặt ở đó để tham dự phiên họp của Hội đồng Bắc Cực, một cơ quan được thành lập bởi tám quốc gia xung quanh Bắc Băng Dương để giải quyết những bất đồng và tranh chấp liên quan đến khu vực địa cực này. Nhưng nếu Canada không sở hữu Hành lang Tây Bắc (xem bản đồ), vậy thì là quốc gia nào? Continue reading “Quốc gia nào sở hữu Hành lang Tây Bắc?”

01/07/1867: Ngày quốc khánh Canada

Nguồn: Canadian Independence Day, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan

Vào ngày này năm 1867, vùng tự trị Canada, một liên minh bao gồm Nova Scotia, New Brunswick và các tỉnh tương lai Ontario và Quebec, được Vương quốc Anh chính thức công nhận với việc thông qua Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh (British North America Act).

Trong suốt thế kỷ 19, quan hệ thuộc địa đã nhường chỗ cho sự tự chủ ngày càng tăng đối với một Canada đang phát triển. Vào năm 1841, vùng Thượng và Hạ Canada – hiện là Ontario và Quebec – được hợp nhất thành một tỉnh duy nhất bởi Đạo luật Liên minh (Act of Union). Vào những năm 1860, một phong trào đòi thành lập liên bang Canada rộng lớn hơn đã nảy sinh từ nhu cầu phòng thủ chung, mong muốn có một hệ thống đường sắt quốc gia, và sự cần thiết phải tìm ra giải pháp cho vấn đề xung đột giữa Pháp và Anh. Continue reading “01/07/1867: Ngày quốc khánh Canada”

10/02/1763: Chiến tranh Bảy năm kết thúc

Nguồn: The French and Indian War ends, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1763, Chiến tranh Bảy năm, cuộc xung đột toàn cầu mà người Mỹ gọi là Chiến tranh với Pháp và người Da đỏ, kết thúc bằng việc ký kết Hiệp ước Paris giữa Pháp, Anh và Tây Ban Nha.

Đầu những năm 1750, việc Pháp bành trướng sang thung lũng sông Ohio đã liên tục khiến nước này rơi vào xung đột vũ trang với các thuộc địa của Anh. Năm 1756, Anh chính thức tuyên chiến. Continue reading “10/02/1763: Chiến tranh Bảy năm kết thúc”

Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao là gì?

Nguồn: What is the Vienna Convention?”, The Economist, 23/01/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Hồi đầu tháng này thủ tướng Canada Justin Trudeau đã cáo buộc Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế bằng cách thẩm vấn Michael Kovrig, người đang được Bộ ngoại giao Canada biệt phái sang làm việc cho một tổ chức quốc tế khi Trung Quốc bắt giữ ông này hồi tháng 12. Các vụ bắt giữ ông Kovrig và Michael Spavor, một doanh nhân người Canada, diễn ra sau khi Canada bắt giữ bà Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chính của Huawei, theo yêu cầu của Hoa Kỳ. Ông Trudeau nói khi thẩm vấn ông Kovrig, Trung Quốc đã không tôn trọng các nguyên tắc miễn trừ ngoại giao theo Công ước Vienna. Trung Quốc thẳng thừng bác bỏ cáo buộc này. Năm ngoái, Trung Quốc đã buộc tội Canada vi phạm chính công ước này bằng cách tổ chức viết một lá thư có chữ ký của 15 vị đại sứ phản đối sự đối xử của Trung Quốc đối với người thiểu số Hồi giáo. Vậy Công ước Vienna là gì? Continue reading “Công ước Vienna về quan hệ ngoại giao là gì?”

10/10/1970: Khủng hoảng tháng Mười ở Canada

Nguồn: October Crisis in Canada, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1970, trong cuộc khủng hoảng tháng 10, Mặt trận Giải phóng Quebec (FLQ), một nhóm ly khai quân sự, đã bắt cóc Bộ trưởng Lao động Quebec Pierre Laporte ở Montreal. Năm ngày trước đó, những kẻ khủng bố thuộc FLQ đã bắt giữ ủy viên thương mại Anh quốc James Richard Cross. Để đổi lấy mạng sống của những người này, FLQ đã yêu cầu phóng thích hai mươi thành viên FLQ bị kết án với nhiều tội danh khác nhau, bao gồm bắt cóc, đánh bom và trộm cắp vũ khí. Continue reading “10/10/1970: Khủng hoảng tháng Mười ở Canada”

13/09/1759: Anh giành chiến thắng tại Đồng bằng Abraham

Nguồn: Britain victorious on the Plains of Abraham, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1759, trong Chiến tranh Bảy năm, một cuộc xung đột toàn cầu, vốn được người Mỹ gọi là Chiến tranh Pháp – Bản địa (French and Indian War), quân Anh dưới quyền Tướng James Wolfe đã giành được một thắng lợi ấn tượng khi họ chiếm được Thành phố Quebec, đánh bại lực lượng Pháp của Hầu tước de Montcalm tại Đồng bằng Abraham (Plains of Abraham). Bản thân Wolfe cũng bị tử thương trong trận chiến, nhưng chiến thắng của ông đã giúp người Anh giành ưu thế vượt trội tại Canada. Montcalm cũng đã thiệt mạng trong trận đánh này.

Vào đầu thập niên 1750, việc quân Pháp bắt đầu xâm lấn Thung lũng Sông Ohio đã nhiều lần khiến họ xung đột vũ trang với các thuộc địa của Anh. Năm 1756 – chính thức là năm đầu tiên trong Chiến tranh Bảy Năm – người Anh đã phải chịu một loạt thất bại trước người Pháp cùng liên minh hùng mạnh gồm các tộc người Mỹ bản địa của họ. Continue reading “13/09/1759: Anh giành chiến thắng tại Đồng bằng Abraham”