Những ngày đen tối của nền dân chủ Campuchia

Nguồn: Kheang Un, “Rainsy days for Cambodian democracy”, East Asia Forum, 27/02/2017.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngày 11 tháng 2 năm 2017, Sam Rainsy đã từ chức lãnh đạo Đảng Cứu quốc Campuchia (CNRP). Rainsy đã nói rõ với công chúng rằng việc ông từ chức là một “biện pháp phủ đầu” để cứu CNRP khỏi bị giải thể khi Thủ tướng Hun Sen đe dọa sẽ ban hành luật mới có thể giải tán bất kỳ đảng phái chính trị có lãnh đạo là tội phạm bị kết án.

Một tuần sau đó, Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) thực sự đã ban hành một luật mới nhằm sửa đổi Luật chính đảng. Những sửa đổi mới này, cùng với những điều khác, cấm bất kỳ cá nhân bị kết án nào được tham gia tranh cử và giải tán bất kỳ đảng phái chính trị nào có lãnh đạo là tội phạm bị kết án. Những sửa đổi này được cho là nhắm vào CNRP, đảng đối lập chính. Continue reading “Những ngày đen tối của nền dân chủ Campuchia”

16/04/1972: Mỹ tiếp tục đánh bom Hà Nội và Hải Phòng

Nguồn: United States resumes bombing of Hanoi and Haiphong, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1972, trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn Chiến dịch Nguyễn Huệ của Bắc Việt, Mỹ đã mở lại đợt đánh bom Hà Nội và Hải Phòng sau bốn năm yên lặng.

Trong lần đầu tiên sử dụng B-52 không kích Hà Nội và Hải Phòng, và trong đợt tấn công đầu tiên chống lại cả hai thành phố kể từ tháng 11/1968, 18 máy bay B-52 và khoảng 100 máy bay ném bom của Hải quân và Không quân Mỹ đã tấn công bãi chứa gần bến cảng Hải Phòng. 60 máy bay khác thì đánh bom các kho xăng ở gần Hà Nội, theo sau là một đợt tấn công khác vào cuối buổi chiều. Phát ngôn viên Nhà Trắng tuyên bố rằng Mỹ sẽ ném bom các mục tiêu quân sự ở bất cứ nơi nào trên đất Việt Nam, nhằm giúp lực lượng miền Nam chống lại sự tấn công của lực lượng cộng sản. Continue reading “16/04/1972: Mỹ tiếp tục đánh bom Hà Nội và Hải Phòng”

Các nhân vật người Vĩnh Long trong Phong trào Đông Du

 

Tác giả: Võ Hoàng Phong

  1. Đặt vấn đề

Với cái nhìn lịch sử, chúng ta biết đến Phan Bội Châu ở tư cách là một lãnh tụ của phong trào giải phóng dân tộc, “một bậc anh hùng, một vị thiên sứ, đấng xả thân vì nền độc lập, được hai mươi triệu đồng bào trong vòng nô lệ tôn kính”. Trong cuộc đời cách mạng của cụ, có thể nói “thời huy hoàng” nhất đó là khoảng thời gian cụ dẫn dắt phong trào Đông Du và cũng không quá khi nói phong trào Đông Du có sức ảnh hưởng to lớn đến tiến trình giải phóng dân tộc. Bởi lẽ, sau khi phong trào tan rã thì những nhân vật đã từng tham gia phong trào Đông Du, họ là những nền tảng cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời năm 1930, đơn cử là ông Đặng Ngọ Sinh (Đặng Thúc Hứa) và ông Lưu Khai Hồng (Võ Tùng)…Đến năm 1946, một nhân vật của phong trào Đông Du cũng đã được bầu Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa đó là ông Đỗ Văn Y. Continue reading “Các nhân vật người Vĩnh Long trong Phong trào Đông Du”

15/04/1998: Pol Pot qua đời

Nguồn: Pol Pot dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1998, Pol Pot, “kiến trúc sư” đứng sau những cánh đồng chết của Campuchia, đã qua đời vì nguyên nhân tự nhiên trong khi đang thụ án tù chung thân do chính chế độ Khmer Đỏ của ông ta tuyên phạt.

Khmer Đỏ, tổ chức do Pol Pot xây dựng trong các khu rừng của Campuchia vào những năm 1960, đã ủng hộ một cuộc cách mạng cộng sản cực đoan, nhằm xóa sạch ảnh hưởng của phương Tây ở Campuchia và thành lập một xã hội thuần nông. Năm 1970, với sự trợ giúp từ quân đội Bắc Việt Nam và lực lượng Việt Cộng, du kích Khmer Đỏ đã bắt đầu một cuộc nổi dậy quy mô lớn chống lại lực lượng của chính phủ Campuchia, và sớm giành quyền kiểm soát gần 1/3 đất nước. Continue reading “15/04/1998: Pol Pot qua đời”

14/04/1865: Abraham Lincoln bị ám sát

Nguồn: President Lincoln is shot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1865, tại Nhà hát Ford ở Washington, D.C., John Wilkes Booth, một diễn viên và người ủng hộ Hợp bang miền Nam (Confederate) đã khiến Tổng thống Abraham Lincoln bị thương nghiêm trọng. Vụ tấn công diễn ra chỉ năm ngày sau khi vị Tướng miền Nam, Robert E. Lee, và quân đội của ông đầu hàng tại Appomattox, chính thức chấm dứt Nội chiến Mỹ.

Booth vẫn sống ở miền Bắc trong suốt thời chiến, dù bản thân luôn ủng hộ phe miền Nam. Ban đầu, ông ta đã lên kế hoạch bắt Tổng thống Lincoln và đưa ông đến Richmond, thủ đô của Hợp bang. Tuy nhiên, vào ngày 20/03/1865, ngày dự định thực hiện vụ bắt cóc, Tổng thống lại không xuất hiện tại nơi mà Booth và sáu đồng phạm khác chờ đợi. Hai tuần sau, Richmond rơi vào tay Liên minh miền Bắc (Union). Sang tháng 04, quân đội Hợp bang đã gần như sụp đổ trên toàn miền Nam, Booth liền thực hiện một kế hoạch tuyệt vọng nhằm cứu vãn. Continue reading “14/04/1865: Abraham Lincoln bị ám sát”

Khía cạnh chính trị của việc ‘tiêu diệt lịch sử’

Nguồn: Richard N. Haass, “The Politics of Historicide”, Project Syndicate, 24/02/2017.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong một thế giới hỗn độn, Trung Đông đang nổi bật hơn cả. Trật tự từ sau Thế chiến I đang đổ vỡ khắp khu vực. Nhân dân Syria, Iraq, Yemen, và Libya đã phải trả một cái giá khổng lồ. Nhưng không phải chỉ tương lai hay hiện tại của khu vực này bị ảnh hưởng. Một nạn nhân nữa của bạo lực ngày hôm nay chính là quá khứ.

Nhà nước Hồi giáo (ISIS) quyết định sẽ phá hủy những thứ mà nó cho là không đủ tính Hồi giáo. Điển hình nhất là ngôi Đền Bal tuyệt đẹp ở Palmyra, Syria.  Khi tôi viết bài này, thành phố Mosul ở phía bắc Syria đang được giải phóng sau hơn hai năm nằm dưới quyền kiểm soát của ISIS. Tuy vậy, điều này sẽ không xảy ra đủ sớm để cứu vãn được những bức điêu khắc đã bị phá hủy, các thư viện bị thiêu rụi, hay những lăng tẩm bị cướp phá. Continue reading “Khía cạnh chính trị của việc ‘tiêu diệt lịch sử’”

13/04/1990: Liên Xô thừa nhận gây ra Thảm sát Katyn

Nguồn: Soviets admit to Katyn Massacre, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1990, Chính quyền Liên Xô đã chính thức thừa nhận gây ra Thảm sát Katyn trong Thế chiến II, khiến 5.000 quan chức quân đội Ba Lan bị giết chết và được chôn trong khu mộ tập thể ở rừng Katyn. Hành động thừa nhận này là một phần trong lời hứa của Mikhail Gorbachev nhằm trở nên thẳng thắn và công bình hơn đối với lịch sử của Liên Xô.

Năm 1939, Ba Lan bị xâm lược bởi phát xít Đức từ phía Tây và bởi quân đội Liên Xô từ phía Đông. Trong mùa xuân năm 1940, hàng ngàn quan chức quân đội Ba Lan đã bị lực lượng cảnh sát mật của Liên Xô bắt giữ, đưa tới rừng Katyn bên ngoài Smolensk. Họ bị thảm sát, và chôn trong một ngôi mộ tập thể. Năm 1941, Đức tấn công Liên Xô và chiếm vùng lãnh thổ Ba Lan mà người Liên Xô đang nắm giữ. Năm 1943, khi cuộc chiến chống Liên Xô trở nên tồi tệ, người Đức tuyên bố họ đã khai quật được hàng ngàn xác chết trong rừng Katyn. Continue reading “13/04/1990: Liên Xô thừa nhận gây ra Thảm sát Katyn”

Tầm quan trọng của Hiệp ước Rome là gì?

Nguồn:The significance of the Treaty of Rome”, The Economist, 24/03/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Được ký 60 năm trước đây, hiệp ước này đã khai sinh ra Liên minh châu Âu hiện đại.

Vào ngày 25/03/2017, người đứng đầu chính phủ các nước thuộc Liên minh Châu Âu đã tập hợp tại sảnh Sala Degli Orazi e Curiazi tráng lệ của tòa nhà Palazzo dei Conservatori tại Rome để đưa ra một tuyên bố trang nghiêm về sự thống nhất. Thời điểm đó mang đầy tầm quan trọng: đúng 60 năm trước, khi đám đông trông ngóng tụ tập dưới những chiếc ô bên ngoài Piazza del Campidoglio, các đại sứ đặc mệnh toàn quyền từ sáu nước Tây Âu – Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg – đã tụ họp trong cùng một căn phòng để ký Hiệp ước Rome.

Hiệp ước năm 1957 này đã thành lập các thể chế tạo thành Cộng đồng Kinh tế châu Âu – bao gồm Uỷ ban châu Âu, Hội đồng Bộ trưở ng, Nghị viện Châu Âu và Tòa án Công lý Châu Âu (ECJ) – mà về sau trở thành Liên minh châu Âu (EU). (Một hiệp ước thứ hai được ký ngày hôm đó đã tạo ra Cộng đồng Năng lượng Nguyên tử châu Âu, sau đó được sáp nhập vào EU). Vậy tầm quan trọng của Hiệp ước Rome là gì? Continue reading “Tầm quan trọng của Hiệp ước Rome là gì?”

Lê Duẩn: Nhân vật lớn của lịch sử Việt Nam

Tác giả: Phạm Quốc Sử

Trong lịch sử Việt Nam hiện đại, Lê Duẩn (1907 – 1986) là một trong số ít nhân vật có tầm vóc, ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của đất nước.

Không giống với các mẫu nhân vật được phản ánh qua sách báo, truyền thông có phần lý tưởng hóa, mang nhiều yếu tố huyền thoại, có vẻ như ông là con người hiện thực hơn, chung đúc, hội tụ được nhiều phẩm chất, tính cách của con người Việt Nam. Điều đó khiến cho ở ông thể hiện rất rõ bóng dáng dân tộc: Vừa gan lì, ý chí, lại vừa giàu cảm xúc, dễ tha thứ. Có vẻ như ông là nhân vật thuần Việt, ít chịu ảnh hưởng bởi nước ngoài, mặc dù vẫn phải chịu tiếng rằng có lúc thân Trung hay thân Xô. Ông cũng là người không có thiên hướng che dấu tình cảm, mà để tính cách bộc lộ. Ông là một trong số hiếm lãnh đạo tối cao ở Việt Nam không để lại hồi ký. Ông mặc cho lịch sử tìm hiểu, phán xét mà không tự cung cấp hay định hướng thông tin cho người đời, cho hậu thế đánh giá về mình.  Continue reading “Lê Duẩn: Nhân vật lớn của lịch sử Việt Nam”

12/04/1945: Franklin Delano Roosevelt qua đời

Nguồn: Roosevelt dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1945, trong căn nhà của ông ở Warm Springs, Georgia, Franklin Delano Roosevelt đã qua đời vì một cơn xuất huyết não. Là người duy nhất làm Tổng thống Mỹ suốt bốn nhiệm kỳ, Roosevelt luôn được ghi nhớ –bởi bằng hữu cũng như kẻ thù – nhờ vào chính sách xã hội “Kinh tế mới” (New Deal) và vai trò lãnh đạo của ông trong thời chiến.

Roosevelt đắc cử nhiệm kỳ thứ ba vào năm 1940, với lời hứa duy trì sự trung lập của Mỹ trong các cuộc chiến ở nước ngoài: “Đừng để bất cứ người đàn ông hay phụ nữ nào phát biểu thiếu suy nghĩ hoặc nhầm lẫn rằng Mỹ đưa quân đội đến chiến trường châu Âu.” Nhưng khi cuộc chiến của Hitler lan rộng và sự tuyệt vọng của người Anh gia tăng, Tổng thống đã đấu tranh để Quốc Hội thông qua Chương trình Lend-Lease (Lend-Lease Act) vào tháng 03/1941, theo đó cam kết hỗ trợ tài chính cho Anh và các đồng minh khác. Continue reading “12/04/1945: Franklin Delano Roosevelt qua đời”

Triều Tiên có trở thành ‘Syria tiếp theo’ hay không?

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định phóng tên lửa hành trình tấn công sân bay quân sự Shayrat của Syria ngay trước khi ông bắt đầu cuộc hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tối hôm 6/4 vừa rồi có lẽ đã làm Trung Quốc thay đổi quan điểm về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên. Thời báo Hoàn Cầu ngày 10/4 ra xã luận dưới tiêu đề Triều Tiên có thể trở thành Syria tiếp theo hay không nhấn mạnh nếu Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân lần thứ sáu, Trung Quốc sẽ có phản ứng “quay ngoặt” chưa từng thấy. Toàn văn bài xã luận như sau:

Biên đội tàu sân bay Carl Vinson của Mỹ đang di chuyển về Tây Thái Bình Dương gần bán đảo Triều Tiên. Sau khi Mỹ bắn phá mục tiêu quân sự của Syria, động thái của tàu Carl Vinson đang thu hút sự quan tâm của nhiều người. Continue reading “Triều Tiên có trở thành ‘Syria tiếp theo’ hay không?”

Cơn nghiện đồng đô-la Mỹ

Nguồn: Carmen Reinhart, “Addicted to Dollars”, Project Syndicate, 02/03/2017.

Biên dịch: Trần Anh Phúc | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ khi Thế chiến II kết thúc, tỷ trọng của Hoa Kỳ trong GDP thế giới đã giảm từ gần 30% xuống còn khoảng 18%. Các nền kinh tế tiên tiến khác cũng trải qua các mức sụt giảm liên tục về tỉ trọng của mình trong chiếc bánh toàn cầu. Nhưng bạn sẽ không biết được điều đó nếu nhìn vào hệ thống tiền tệ quốc tế.

Cũng trong giai đoạn đó, tỷ trọng của Trung Quốc trong GDP thế giới tăng gấp gần 4 lần, đạt khoảng 16% (chỉ sau Mỹ), và các thị trường mới nổi hiện chiếm khoảng 60% sản lượng toàn cầu, từ mức khoảng 40% trong những năm ngay sau Thế chiến. Trong bối cảnh triển vọng tăng trưởng của các nền kinh tế tiên tiến vẫn ảm đạm, những xu hướng này có thể sẽ tiếp diễn – ngay cả khi đang diễn ra sự giảm tốc rõ rệt ở Trung Quốc và các thị trường mới nổi khác. Continue reading “Cơn nghiện đồng đô-la Mỹ”

11/04/1803: Talleyrand đề nghị bán Louisiana cho Mỹ

Nguồn: Talleyrand offers to sell Louisiana, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1803, trong một sự kiện bất ngờ của lịch sử ngoại giao, Ngoại trưởng Pháp Charles Maurice de Talleyrand đã đưa ra đề nghị bán toàn bộ Lãnh thổ Louisiana (Louisiana Territory) cho Mỹ.

Talleyrand hoàn toàn không phải kẻ ngốc. Là Ngoại trưởng của Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte, ông là một trong những người quyền lực nhất trên thế giới. Ba năm trước đó, Talleyrand đã thuyết phục Napoleon rằng ông có thể tạo ra một Đế chế Pháp ở Bắc Mỹ. Người Pháp từ lâu đã tuyên bố chủ quyền, dù khá mờ nhạt, đối với vùng đất rộng lớn nằm về phía tây sông Mississippi, được gọi là Lãnh thổ Louisiana. Năm 1800, Napoleon đã bí mật ký một hiệp ước với Tây Ban Nha, giúp người Pháp chính thức giành toàn quyền kiểm soát khu vực. Sau đó, ông bắt đầu đưa quân đội hùng mạnh của mình đến chiếm đóng New Orleans và tăng cường sự thống trị của nước Pháp. Continue reading “11/04/1803: Talleyrand đề nghị bán Louisiana cho Mỹ”

Chiến tranh Việt Nam qua hồi ức của một lính Mỹ

Nguồn: Marsh Carter, “At Quang Nam, a Raid and a Reckoning”, The New York Times,  24/01/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng 01/1967, tôi 26 tuổi, là Đại úy Thủy quân lục chiến Mỹ, chỉ huy một đại đội súng trường 224 người – Đại đội C, Tiểu đoàn I, Trung Đoàn I, Sư Đoàn I – đóng quân gần Đà Nẵng, gần biên giới với Bắc Việt Nam. Khi ấy, tôi đã ở đó được bốn tháng và đã dần có kinh nghiệm với các trận đánh nhỏ. Ở trong một đại đội súng trường – rõ ràng là mũi nhọn trong lưỡi dao chính sách của Mỹ – không tồn tại nhiều tư duy chiến lược. Những nhiệm vụ chiến thuật hàng ngày, được thiết kế để giúp chúng tôi đạt được các mục tiêu quân sự, đã chi phối hoạt động của đại đội.

Cuộc sống hàng ngày chỉ xoay quanh những cuộc tuần tra nhỏ và liên tục của các nhóm 15 đến 45 người, với nhiệm vụ tìm và diệt hoặc bắt sống du kích Việt Cộng. Chúng tôi thường lập ra một khu trại có thể được phòng vệ bởi một phần ba đại đội; những người còn lại sẽ đi tuần tra, hoặc nếu là mùa gặt, thì đảm bảo an ninh cho nông dân trong làng. Continue reading “Chiến tranh Việt Nam qua hồi ức của một lính Mỹ”

10/04/1918: Đại hội các dân tộc bị áp bức bế mạc tại Rome

Nguồn: Congress of Oppressed Nationalities closes in Rome, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Đại hội các dân tộc bị áp bức (Congress of Oppressed Nationalities) được tổ chức tại Rome từ tuần thứ hai của tháng 4, đã kết thúc vào ngày này năm 1918, sau khi đại diện của các Ủy ban Quốc gia từ Tiệp Khắc, Nam Slav (Nam Tư,) Rumani và Ba Lan đã tuyên bố họ có quyền trở thành “các quốc gia độc lập hoàn toàn” sau khi Thế chiến I kết thúc.

Lời kêu gọi của Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson cho “quyền dân tộc tự quyết” trong bài phát biểu 14 Điểm (Fourteen Points) nổi tiếng vào tháng 01/1918 đã mở đầu một năm quyết định trong lịch sử của nhiều dân tộc ở Trung và Đông Âu. Sự tham gia của Mỹ vào cuộc chiến mang lại hy vọng mới cho quân Đồng minh đang kiệt sức – Pháp Anh, và Ý – và khiến họ chịu tiếp nhận nhiều hơn các kế hoạch từ nhóm người Czech và Nam Slav đang chịu sự kiểm soát của Đế quốc Áo-Hung. Continue reading “10/04/1918: Đại hội các dân tộc bị áp bức bế mạc tại Rome”

Trung Quốc đánh giá cuộc gặp Trump – Tập

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sáng sớm ngày 08/04/2017 (giờ Bắc Kinh), ngay sau khi cuộc hội đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vừa kết thúc, trong tình hình hai bên Trung Quốc và Mỹ đều chưa đưa ra bất cứ thông tin chính thức nào về cuộc gặp này, Thời báo Hoàn cầu đã nhanh chóng công bố bài xã luận dưới tiêu đề Hội đàm Tập Cận Bình – Trump tiếp thêm động lực cho mối quan hệ phức tạp Trung – Mỹ. Việc Trung Quốc sớm khẳng định mặt tích cực của sự kiện trên có thể nhằm tạo vị thế cho nhà lãnh đạo của họ và cảnh báo dư luận thế giới đừng trông chờ vào việc ông Trump sẽ có thái độ cứng rắn với Trung Quốc.

Nguyên văn bài xã luận nói trên như sau: Continue reading “Trung Quốc đánh giá cuộc gặp Trump – Tập”

Dân chủ hóa Việt Nam: Một cách nhìn không định kiến

Tác giả: Lê Vĩnh Triển

Môi trường chính trị Việt Nam tương đối khó nắm bắt. Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCS) nắm quyền kiểm soát chính trị một cách tuyệt đối như đã nêu trong hiến pháp của nước này. Điều đó thường dẫn đến việc đàn áp những người hoạt động chính trị và bất đồng chính kiến. Thành phần chính trị này có khuynh hướng chung là chống đảng cộng sản, họ tuy có thể khác nhau về cách thức hoạt động cũng như mục tiêu, nhưng thường chia sẻ quan điểm chung là ĐCS không hiệu quả trong việc quản lý kinh tế đất nước cũng như trong việc đối phó với sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Hầu hết những người này tin rằng ĐCS nên nhường bước và thậm chí cần được loại bỏ trong tương lai dân chủ của đất nước. Continue reading “Dân chủ hóa Việt Nam: Một cách nhìn không định kiến”

09/04/1940: Đức xâm lược Na Uy và Đan Mạch

Nguồn: Germany invades Norway and Denmark, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1940, nhiều tàu chiến Đức đã cập các cảng lớn của Na Uy, từ Narvik đến Oslo, đưa hàng ngàn quân lính vào xâm chiếm Na Uy. Cùng lúc đó, lực lượng Đức cũng chiếm Copenhagen và một số thành phố khác của Đan Mạch.

Quân Đức có thể vượt qua hệ thống mìn mà người Anh đã cho lắp đặt xung quanh các cảng Na Uy vì quân đồn trú ở các vùng này đã được lệnh cho phép người Đức tiến vào mà không chống cự. Lệnh này đến từ một vị chỉ huy Na Uy, người trung thành với cựu Ngoại trưởng Na Uy thân phát xít là Vidkun Quisling. Nhiều giờ sau cuộc đổ bộ, Đại sứ Đức ở Oslo yêu cầu Na Uy đầu hàng, nhưng chính phủ Na Uy đã từ chối. Người Đức liền đáp trả bằng một cuộc xâm lược nhảy dù và lập ra chế độ bù nhìn do Quisling lãnh đạo (cái tên Quisling sau này trở thành từ đồng nghĩa với “kẻ phản bội.”) Continue reading “09/04/1940: Đức xâm lược Na Uy và Đan Mạch”

Vai trò của Singapore trong tranh chấp Biển Đông

Biên dịch: Hoàng Lan

Là một quốc gia nhỏ bé, khan hiếm tài nguyên, Singapre luôn nhận thực không thể dựa vào sức mạnh bản thân để phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc gia. Đây chính là đặc trưng “văn hóa khủng hoảng” nước nhỏ của Singapre. Và đó chính là nguyên nhân khiến Singapre rất lo sợ cục diện cân bằng nước lớn ở Biển Đông bị phá vỡ.

Hiện nay, tranh chấp Biển Đông đang dần nguội đi, thái độ của Philippines – nước thúc đẩy đưa vấn đề biển Đông ra tòa án quốc tế, đã có sự chuyển biến mang tính mâu thuẫn, Tổng thống Duterte đã kết thúc chuyến thăm Trung Quốc, bày tỏ rõ ràng việc gác lại tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc, điều này đã khiến vấn đề Biển Đông phát triển theo hướng có lợi cho Trung Quốc. Tại thời điểm này, Singapore lại khiến người ta bất ngờ khi quan tâm sâu sắc vấn đề Biển Đông trong các hội nghị quốc tế. Continue reading “Vai trò của Singapore trong tranh chấp Biển Đông”

08/04/1778: John Adams đến Paris để thay thế Silas Deane

Nguồn: John Adams arrives in Paris to replace Silas Deane, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1778, Tổng thống tương lai, John Adams, đã đến Paris để thay thế cho cựu thành viên của Quốc hội Lục địa, Silas Deane, trên cương vị thành viên của đoàn ngoại giao đại diện cho lợi ích của nước Mỹ.

Deane đã được Quốc Hội triệu hồi sau khi ông này bị nhà ngoại giao Arthur Lee buộc tội chiếm đoạt các quỹ tại Pháp. Deane sinh ra và lớn lên ở Connecticut và học tập tại Yale; còn Arthur Lee là một người Virginia được hưởng nền giáo dục và con đường sự nghiệp của giới tinh hoa Anh khi cách mạng Mỹ nổ ra. Là người em ít được biết đến của Francis Lightfoot Lee và Richard Henry Lee, Arthur Lee đã rời thuộc địa (Mỹ) để ghi danh theo học trường nội trú quý tộc Eton ở Anh. Sau đó, ông tiếp tục học ngành y khoa tại Đại học Edinburgh nổi tiếng ở Scotland, và nhận bằng tốt nghiệp vào năm 1765. Continue reading “08/04/1778: John Adams đến Paris để thay thế Silas Deane”