Tương lai nào cho Kurdistan?

Nguồn:What next for Kurdistan”, The Economist, 29/09/2017

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Việc tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý về độc lập của người Kurd ở Iraq là phần dễ dàng. Khó khăn sau cuộc bỏ phiếu ngày 25/9 lại liên quan đến con đường phía trước. Cuộc bỏ phiếu diễn ra ở ba tỉnh hợp thành khu vực Kurdistan ở Iraq, và ở các khu vực tiếp giáp thuộc Iraq mà các lực lượng người Kurd đã giành được từ tay Nhà nước Hồi giáo (IS). Đó là một thành công vang dội của phong trào ủng hộ độc lập, khi ủy ban bầu cử tuyên bố rằng 93% trong số 3,3 triệu phiếu đã ủng hộ độc lập. Nhưng mặc dù được coi là một bước hướng tới việc thành lập một nhà nước, kết quả này không mang tính ràng buộc. Các nhà lãnh đạo Iraq, những người trước đây đã đồng ý đàm phán về tình trạng của vùng lãnh thổ này, giờ đây bác bỏ các cuộc thảo luận đó với lý do cuộc trưng cầu dân ý là đơn phương, vi hiến và gây chia rẽ. Continue reading “Tương lai nào cho Kurdistan?”

29/11/1952: Eisenhower tới Hàn Quốc

Nguồn: Eisenhower goes to Korea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, nhằm thực hiện lời hứa đầy ấn tượng trong chiến dịch tranh cử của ông, Tổng thống mới được bầu Dwight D. Eisenhower đã tới Nam Triều Tiên (nay là Hàn Quốc) để cố gắng tìm ra chìa khóa chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên. Trong chiến dịch tranh cử Tổng thống năm 1952, ứng viên đảng Cộng hòa Eisenhower đã chỉ trích Chính sách đối ngoại của Truman, đặc biệt là về việc không có khả năng chấm dứt cuộc xung đột ở bán đảo Triều Tiên.

Ngày 24/10, Tổng thống Truman đã thách Eisenhower đưa ra một chính sách thay thế. Eisenhower đáp lại trong một tuyên bố đáng ngạc nhiên rằng nếu ông được bầu, ông sẽ đích thân đi đến Hàn Quốc để có cái nhìn cận cảnh về tình hình. Continue reading “29/11/1952: Eisenhower tới Hàn Quốc”

Nhật – Ấn và giấc mơ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Nguồn: J. Berkshire Miller, “How Abe and Modi Can Save the Indo-Pacific“, Foreign Affairs, 15/11/2017.

Biên dịch: Trần Quang

Nếu Mỹ mong muốn một “Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”, như Ngoại trưởng Rex Tillerson đã hối thúc và Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thảo luận trong cuộc gặp gần đây giữa họ ở Tokyo, thì sẽ không có 2 cường quốc nào quan trọng bằng Ấn Độ và Nhật Bản.

Hai nước này nằm trong số các quốc gia quan ngại nhất về an ninh trong khu vực và cũng ngày càng sẵn sàng cộng tác với nhau về vấn đề này. Mối quan hệ giữa 2 quốc gia – vốn xa xôi về mặt lịch sử và chiến lược – đã phát triển ngày càng mạnh mẽ dưới sự quản lý của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, với việc thường xuyên tổ chức các cuộc gặp gỡ cấp cao (Abe đã tới New Delhi để thăm Modi vào tháng 10/2017) kết hợp với những sự trao đổi ngày càng thường xuyên và sâu sắc hơn ở các cấp độ ngoại giao, quốc phòng và kinh doanh. Continue reading “Nhật – Ấn và giấc mơ Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”

28/11/1520: Magellan đến Thái Bình Dương

Nguồn: Magellan reaches the Pacific, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1520, sau khi vượt qua eo biển nguy hiểm ở phía dưới Nam Mỹ (mà hiện được đặt theo tên ông), thuyền trưởng người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã tiến vào Thái Bình Dương cùng với ba chiếc tàu, trở thành nhà thám hiểm người Châu Âu đầu tiên đến Thái Bình Dương từ Đại Tây Dương.

Ngày 20/09/1519, Magellan khởi hành từ Tây Ban Nha với nỗ lực tìm ra tuyến đường biển phía Tây đến Quần đảo Gia vị (tức Moluccas) giàu có  thuộc Indonesia ngày nay. Là chỉ huy của năm tàu và 270 người, Magellan đã giong buồm tới Tây Phi và sau đó đến Brazil, nơi ông tìm kiếm dọc bờ biển Nam Mỹ để tìm một eo biển đưa mình tới Thái Bình Dương. Continue reading “28/11/1520: Magellan đến Thái Bình Dương”

Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P1)

 

Nguồn: Stephen Kotkin, “When Stalin Faced Hitler – Who Fooled Whom?”, Foreign Affairs, 19/09/2017.

Biên Dịch: Nguyễn Hữu Toàn | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Cho tới trước năm 40 tuổi, Joseph Stalin đạt rất ít thành tựu. Ông sinh năm 1878 trong một gia đình nghèo ở Gori, Gruzia, nơi sau này trở thành một phần của đế chế Nga. Cha ông là một người thợ sửa giày và mẹ là thợ giặt và may vá. Thời thơ ấu của Stalin tính cả những lúc đau ốm và bất hạnh có thể xem là khá yên ấm. Kết quả học tập của ông được nhiều điểm tốt, và ở tuổi thiếu niên, nhiều bài thơ của ông đã được xuất bản trên các tạp chí uy tín ở Gruzia (một độc giả sau này hồi tưởng lại, “cho đến tận bây giờ những vần thơ đẹp đẽ, êm đềm này vẫn còn vang vọng trong tai tôi”.) Nhưng ông đã không tham gia kì thi cuối cấp tại trường dòng Tiflis và không thể tốt nghiệp. Thay vì trở thành mục sư, ông đã tham gia vào lực lượng cách mạng ngầm để chống lại sự áp bức của chế độ Nga Hoàng, sau đó ông trải qua 20 năm tiếp theo tổ chức cách mạng, ẩn nấp, ngồi tù và bị đày sang Siberia. Continue reading “Khi Stalin đối mặt Hitler: Ai hơn ai? (P1)”

27/11/1914: Hindenburg kỷ niệm Chiến dịch Warsaw

Nguồn: Hindenburg celebrates Warsaw campaign, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1914, Tổng Tư lệnh Đức Paul von Hindenburg đã đưa ra lời tuyên bố chiến thắng tại các chiến trường của Mặt trận phía Đông, tuyên dương chiến dịch của quân đội mình chống lại các lực lượng của Nga tại thành phố Warsaw, Ba Lan.

Ngày 01/11, Hindenburg được bổ nhiệm làm Tổng Tư lệnh của tất cả các binh sĩ Đức trên Mặt trận phía Đông; tham mưu trưởng của ông là Erich Ludendorff, người đã hỗ trợ ông giành được một vài chiến công trước đó chống lại các lực lượng Nga ở Đông Phổ. Continue reading “27/11/1914: Hindenburg kỷ niệm Chiến dịch Warsaw”

Nước Mỹ trong mắt người Pháp

 

 Tác giả: Hồ Anh Hải

Ngày nay, các tin tức về nước Mỹ luôn tràn ngập báo, đài, mạng khắp thế giới, tới mức dân chúng các nước biết về các ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ nhiều hơn biết về các nghị sĩ hoặc các nhà lãnh đạo của chính nước mình. Nhưng không dễ có được cái nhìn tổng quát về nước Mỹ, bởi lẽ đất nước này quá rộng lớn, nhất là quá đa dạng, đa nguyên, và sôi động, biến đổi, sáng tạo từng giờ từng phút. Để hiểu nước Mỹ thì không những chỉ đọc báo, nghe đài, xem truyền hình, lướt mạng, mà cần đọc những cuốn sách do các nhà thông thái viết. Dường như người Pháp, chứ không phải người Mỹ, viết được những cuốn sách hay nhất về nước Mỹ. Continue reading “Nước Mỹ trong mắt người Pháp”

26/11/1941: Đặc nhiệm Nhật lên đường đến Trân Châu Cảng

Nguồn: Japanese task force leaves for Pearl Harbor, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Đô đốc Chuichi Nagumo đã dẫn đầu Hạm đội Không quân Nhật Bản số 1, một nhóm tàu sân bay tấn công, hướng về Trân Châu Cảng, cùng với ý định rằng, “nếu đàm phán với Mỹ thành công, hạm đội sẽ ngay lập tức rút quân trở về.”

Đàm phán đã diễn ra suốt nhiều tháng. Người Nhật muốn chấm dứt các lệnh cấm vận kinh tế của Mỹ. Người Mỹ muốn Nhật rút khỏi Trung Quốc và Đông Nam Á – và từ bỏ Hiệp ước Tam cường (Tripartite “Axis” Pact) với Đức và Ý như là điều kiện cần trước khi cấm vận có thể được dỡ bỏ. Không bên nào chịu nhượng bộ. Continue reading “26/11/1941: Đặc nhiệm Nhật lên đường đến Trân Châu Cảng”

Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu

Tác giả: Nguyễn Đăng Thắng | Nguồn: Dự án Đại sự ký Biển Đông

Sau gần 15 năm kể từ ngày ký Tuyên bố Ứng xử các Bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC) tháng 11/2002,[1] Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN – Trung Quốc tại Manila (Philippines) ngày 06/8/2017 đã chính thức thông qua khung của một Bộ quy tắc Ứng xử (gọi tắt là COC)[2] nhằm điều chỉnh các hành vi, hoạt động tại Biển Đông.[3] Đây là thành quả bước đầu của cả một quá trình lâu dài trong việc thực hiện khoản 10 của DOC [4] và chỉ đạt được sau những diễn biến căng thẳng tại khu vực thời gian qua, chủ yếu bắt nguồn từ các hành vi thúc đẩy yêu sách biển không phù hợp luật pháp quốc tế của một quốc gia tại Biển Đông. Chính vì vậy, không có gì là ngạc nhiên khi “sự kiện này” được chào đón rộng rãi và thu hút sự chú ý của giới học giả, bình luận. Continue reading “Đàm phán COC: Một số câu hỏi ban đầu”

25/11/1918: Chỉ huy của Đức ở Đông Phi đầu hàng

Nguồn: German commander in East Africa surrenders, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, hai tuần sau hiệp định đình chiến kết thúc Thế chiến I ở châu Âu, Đại tá Paul von Lettow-Vorbeck của Đức cuối cùng đã ra lệnh cho quân đội của mình đầu hàng tại khu vực Đông Phi mà Đức đang chiếm đóng.

Là một bậc thầy về chiến tranh du kích, nổi tiếng vì những chiến dịch dũng cảm và hành động đáng khâm phục, Lettow-Vorbeck nổi lên trong Thế chiến I như là nhà chỉ huy quân đội duy nhất bất khả chiến bại ở cả hai bên cuộc xung đột. Ngay từ đầu, vị Đại tá đã biết sự thống trị của Hải quân Anh trên biển có nghĩa là sẽ có rất ít quân tiếp viện được đưa đến từ quê nhà, và kết quả là, nỗ lực chiến tranh của Đức ở các thuộc địa châu Phi sẽ phải được thực hiện theo sáng kiến của riêng ông. Continue reading “25/11/1918: Chỉ huy của Đức ở Đông Phi đầu hàng”

24/11/1944: Mỹ mở đợt không kích B-29 vào Tokyo

Nguồn: U.S. B-29s raid Tokyo, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1944, 111 máy bay ném bom B-29 Superfortress của Mỹ đã tấn công Tokyo. Đây là đợt không kích đầu tiên kể từ cuộc đột kích của Đại Úy Jimmy Doolittle vào năm 1942. Mục tiêu của chiếc dịch này là nhà máy sản xuất máy bay Nakajima (Nakajima Aircraft Works).

Mùa thu năm 1944 đã chứng kiến một đợt đánh bom chiến lược kéo dài lên Nhật Bản. Nó bắt đầu với một chuyến bay trinh sát tới Tokyo bởi chiếc Tokyo Rose, một máy bay ném bom B-29 Superfortress lái bởi Đại úy Ralph D. Steakley, người đã chụp hơn 700 bức ảnh khu vực bị đánh bom trong vòng 35 phút. Sau đó, bắt đầu vào tuần đầu tiên của tháng 11, Mỹ đã tiến hành hàng loạt các cuộc đột kích B-29, thả hàng trăm tấn chất nổ lên Iwo Jima nhằm khiến cho các máy bay chiến đấu của Nhật Bản tại đây không thể cất cánh và trở nên vô dụng trong việc phản công. Sau đó, họ bay đến Tokyo. Continue reading “24/11/1944: Mỹ mở đợt không kích B-29 vào Tokyo”

Các quan sát viên bầu cử có nhiệm vụ gì?

Nguồn:What do election observers do?”, The Economist, 21/06/2017.

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Kể từ cuối những năm 1990, quan sát của quốc tế đối với các cuộc bầu cử đã trở nên phổ biến đến mức việc từ chối tiếp nhận các quan sát viên gần như là một sự thừa nhận gian lận công khai. Ngay cả các nhà lãnh đạo chuyên quyền như Vladimir Putin của Nga, Robert Mugabe của Zimbabwe và Alexander Lukashenko của Belarus cũng phải mời các quan sát viên nước ngoài. Sau cuộc trưng cầu dân ý của Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 4/2017, các quan sát viên của Tổ chức An ninh và Hợp tác Châu Âu (OSCE), một cơ quan liên chính phủ, cho biết cuộc bỏ phiếu nằm “dưới mức” tiêu chuẩn quốc tế. “Chúng tôi không quan tâm đến các ý kiến ​​của những ‘Hans’ hay ‘George’,” Recep Tayyip Erdogan, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, đã trả lời mà không đề cập đến bất kỳ ai cụ thể. Nhưng chính xác thì nhiệm vụ của các quan sát viên bầu cử là gì? Continue reading “Các quan sát viên bầu cử có nhiệm vụ gì?”

23/11/1979: Thành viên IRA lãnh án vì ám sát Mountbatten

Nguồn: IRA member sentenced for Mountbatten’s assassination, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này 1979, Thomas McMahon, một thành viên của Quân đội Cộng hòa Ireland (Irish Republican Army, IRA), bị kết án tù chung thân vì đã chuẩn bị và cho nổ bom giết chết Lord Louis Mountbatten và ba người khác vào ba tháng trước đó.

Ngày 27/08/1979, Lord Mountbatten đã bị giết khi McMahon và những kẻ khủng bố khác của IRA cho phát nổ một quả bom nặng 50 cân Anh được giấu trên tàu đánh cá Shadow V. Mountbatten, vị anh hùng của Thế chiến II, là một chính trị gia cao niên, đồng thời là anh họ của Nữ hoàng Elizabeth II, đã dành cả ngày với gia đình của mình ở vịnh Donegal ngoài khơi tây bắc Ireland khi quả bom thình lình phát nổ. Ba người khác bị giết trong vụ tấn công, bao gồm cả cháu nội 14 tuổi của Mountbatten, Nicholas. Cuối ngày hôm đó, một vụ đánh bom khác được IRA tiến hành trên đất liền đã giết chết 18 lính dù Anh ở hạt Down, Ireland. Continue reading “23/11/1979: Thành viên IRA lãnh án vì ám sát Mountbatten”

Lý giải sự sùng bái nhà họ Kim tại Triều Tiên

Nguồn: Ian Buruma, “The North Korean Cult”, Project Syndicate, 09/10/2017.

Biên dịch: Lê Như Mai | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Người ta có thể dễ dàng vẽ tranh biếm họa về sự kỳ quặc của chế độ độc tài Triều Tiên. Ông Kim Jong-un, với kiểu tóc úp bát thời trang thập niên 1930 (người ta cho rằng mái tóc đó là nhằm khiến ông Kim trông giống ông nội mình, Kim Il-sung [Kim Nhật Thành], người sáng lập chế độ), bộ quần áo kiểu Mao Trạch Đông lỗi thời, và thân hình thấp, mập mạp, khiến ông trông gần như là một nhân vật hoạt hình. Người dân trịnh trọng coi ông Kim là một thiên tài có quyền lực tuyệt đối. Ông được tôn thờ như là một vị chúa và thường xuyên được người dân vây quanh. Trong số những người vây quanh đó, có những quân nhân cấp cao nhất với loạt huân chương dày đặc, cười nói hoặc vỗ tay, hoặc reo hò nhiệt liệt. Continue reading “Lý giải sự sùng bái nhà họ Kim tại Triều Tiên”

22/11/1967: Westmoreland tuyên bố chiến thắng tại Đắk Tô

Nguồn: Westmoreland claims U.S. victory at Dak To, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, Tướng William Westmoreland, Tư lệnh Bộ chỉ huy Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ tại Việt Nam (U.S. Military Assistance Command Vietnam), đã có buổi trình bày trước các quan chức Lầu Năm góc. Tại đây, ông nói rằng trận đánh Đắk Tô là “khởi đầu của một thất bại to lớn cho kẻ thù.”

Trận Đắk Tô bắt đầu vào ngày 03/11 khi 4.500 lính Mỹ thuộc Sư Đoàn 4 và Lữ Đoàn Không vận 173 đương đầu với bốn trung đoàn cộng sản (khoảng 6.000 quân) ở Tây Nguyên. Đỉnh điểm của chiến dịch này là trận đánh man rợ bắt đầu vào ngày 19/11 trên Đồi 875, 12 dặm về phía tây nam Đắk Tô. Continue reading “22/11/1967: Westmoreland tuyên bố chiến thắng tại Đắk Tô”

Lý giải sự trì trệ kéo dài của kinh tế toàn cầu

Nguồn: Adair Turner, “The Normalization Delusion”, Project Syndicate, 04/09/2017.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Có một thiên kiến tâm lý cho rằng các sự kiện đặc biệt cuối cùng sẽ nhường chỗ cho sự trở lại của “thời kỳ bình thường”. Nhiều nhà bình luận kinh tế hiện đang tập trung vào triển vọng cho việc “thoát” khỏi một thập niên của chính sách tiền tệ cực lỏng, với việc các ngân hàng trung ương hạ bảng cân đối kế toán của họ xuống mức “bình thường” và từ từ nâng lãi suất. Nhưng chúng ta còn xa mới trở lại được giai đoạn bình thường tiền khủng hoảng.

Sau nhiều năm dự báo tăng trưởng toàn cầu suy giảm, năm 2017 đã có sự khởi sắc đáng kể, và có cơ sở để có thể nâng nhẹ lãi suất. Tuy nhiên, các nền kinh tế tiên tiến vẫn đối mặt với mức lạm phát quá thấp cùng với mức tăng trưởng vừa phải, và sự phục hồi sẽ tiếp tục phải dựa vào kích thích tài khóa, được hỗ trợ nếu cần thiết bằng cách sử dụng tài trợ từ nợ công. Continue reading “Lý giải sự trì trệ kéo dài của kinh tế toàn cầu”

21/11/1975: Chính phủ Mỹ bị cáo buộc ám sát lãnh đạo nước ngoài

Nguồn: Congressional report charges U.S. involvement in assassination plots, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, một Ủy ban của Thượng viện Mỹ đã đưa ra một báo cáo cáo buộc rằng các quan chức chính phủ nước này đứng sau các kế hoạch ám sát hai nhà lãnh đạo nước ngoài và đã tham gia vào ít nhất là ba âm mưu khác. Những tiết lộ gây sốc này cho thấy Mỹ sẵn sàng làm đến mức giết người để theo đuổi các chính sách Chiến tranh Lạnh.

Ủy ban Thượng viện Điều tra Các Hoạt động của Chính phủ Liên quan đến Hoạt động Tình báo (Study Governmental Operations with Respect to Intelligence Activities) do Thượng nghị sĩ Frank Church chủ trì cáo buộc rằng các quan chức Mỹ đã xúi giục các âm mưu ám sát lãnh đạo Cuba Fidel Castro và Patrice Lumumba của Congo. Continue reading “21/11/1975: Chính phủ Mỹ bị cáo buộc ám sát lãnh đạo nước ngoài”

Gorbachev trở thành nhà cải cách cấp tiến như thế nào?

Nguồn: David Hoffman, “How Gorbachev evolved into a radical proponent of change”, The Washington Post, 08/09/2017.

Biên dịch: Lê Xuân Thuận | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Trong những trang cuối cuốn sách mới đây của William Taubman viết về tiểu sử Mikhail Gorbachev, ông mô tả cựu Tổng thống Nga và phu nhân Raisa đi dạo ven bờ biển tại khu nghỉ mát Foros – phía nam bán đảo Crimea trong kỳ nghỉ, chỉ vài ngày trước khi diễn ra cuộc đảo chính thất bại năm 1991. Như thói quen sau nhiều năm, những buổi đi dạo của Gorbachev và phu nhân thường là những cuộc trò chuyện sôi nổi. Họ tranh luận: Các nhà lãnh đạo được định hình bởi nhân cách hay hoàn cảnh nhiều hơn? Và họ cho rằng các nhà lãnh đạo coi việc trải qua lịch sử như cưỡi trên lưng một con cọp và điều này tạo ra những nhà lãnh đạo xuất sắc. Theo Taubman, Gorbachev và phu nhân kết luận: “Hoàn cảnh nâng tầm các nhà lãnh đạo, thường biến những thứ được coi là điểm yếu thành điểm mạnh”. Continue reading “Gorbachev trở thành nhà cải cách cấp tiến như thế nào?”

20/11/1917: Anh bất ngờ tấn công bằng xe tăng tại Cambrai

Nguồn: British launch surprise tank attack at Cambrai, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào rạng sáng ngày này năm 1917, sáu sư đoàn bộ binh và hai sư đoàn kỵ binh của Lực lượng Viễn chinh Anh – với sự trợ giúp từ 14 phi đội thuộc Không quân Hoàng gia – đã cùng với Đội Thiết giáp Anh tiến hành một cuộc tấn công bất ngờ vào các phòng tuyến của Đức gần Cambrai, Pháp.

Sau khi người Anh ra mắt những chiếc xe tăng bọc thép đầu tiên trong cuộc tấn công quy mô lớn tại Somme vào tháng 09/1916, hiệu quả của loại vũ khí này – ngoài giá trị ban đầu của sự ngạc nhiên – đã nhanh chóng bị nghi ngờ. Những chiếc xe tăng đầu tiên rất chậm chạp và khó sử dụng; việc điều hướng và tầm nhìn từ các thiết bị điều khiển của chúng khá yếu kém, và dù có thể chịu được đạn từ các loại súng nhỏ, nhưng xe tăng vẫn có thể bị phá hủy dễ dàng bởi đạn cối. Hơn nữa, các xe tăng thường bị sa lầy trong địa hình bùn lầy của Mặt trận phía Tây vào mùa thu và mùa đông, làm cho chúng trở nên vô dụng hoàn toàn. Continue reading “20/11/1917: Anh bất ngờ tấn công bằng xe tăng tại Cambrai”

Năm một: Ngoại giao của Trump

Nguồn: Jonathan Freedland, “Year One: Trump’s Foreign Affairs“, New York Review of Books, 16 November 2017.

Biên dịch: Huỳnh Hoa

Chỉ vài tiếng đồng hồ sau khi ông Donald Trump được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ, tôi có cuộc trò chuyện với một cố vấn của tập đoàn cai trị một quốc gia vùng Vịnh. Ông ta bảo tôi, các ông chủ của ông rất ngạc nhiên nhưng vui mừng với kết quả bầu cử ở Mỹ. Ông Trump là kiểu người mà họ tín nhiệm. Vẻ “thanh lịch của nhà độc tài” của nhiều cung điện của ông Trump – tất cả đều dát vàng lấp lánh – và các chức vụ chính quyền được ban phát cho con cái của nhà lãnh đạo, kể cả cho con dâu con rể: đây đúng là cách làm ăn mà các nhà độc tài xứ Arab rất ưa thích.

Nhưng còn có những thứ khác để chào mừng chứ không đơn giản là sự quen thuộc về phong cách. Các nhà lãnh đạo vùng Vịnh và nhiều người khác đã thích thú với triển vọng ông Trump làm tổng thống bởi vì, như họ lập luận, cái “khoảng cách đạo đức” giữa họ và Hoa Kỳ sẽ được thu hẹp lại. Continue reading “Năm một: Ngoại giao của Trump”