Nan giải vấn đề kế vị lãnh đạo của Singapore

lee

Nguồn: Stephan Ortmann, “Singapore’s Succession Struggles,” East Asia Forum, 24/09/2016.

Biên dịch: Trương Thái Tiểu Long | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Khi ông Lý Hiển Long bị ngất trong bài phát biểu thường niên về chính sách hôm 21 tháng 8, không chỉ người dân Singapore mà các lãnh đạo trên thế giới đều bàng hoàng. Dù ông đã bình phục nhanh chóng và kết thúc bài phát biểu của mình sau một thời gian nghỉ ngơi ngắn, sự cố này đã thu hút sự chú ý về vấn đề kế nhiệm lãnh đạo ở một đất nước từ lâu đã có nền chính trị dễ đoán và ít thay đổi.

Trong khi Singapore vẫn duy trì diện mạo của một nền dân chủ, Đảng Hành động Nhân dân (PAP) cầm quyền đã thống trị nền chính trị kể từ khi nước này giành được độc lập bằng cách tạo ra những rào cản lớn đối với các đảng chính trị đối lập, và hiện nay PAP nắm hơn 90% số ghế trong Quốc hội. Để duy trì mức độ kiểm soát này, PAP đã chuyển giao thành công quyền lực cho thế hệ tiếp theo gồm các nhà lãnh đạo được “chọn mặt gửi vàng.” Nhưng hiện tại, việc kế nhiệm vị trí lãnh đạo vẫn chưa rõ ràng dù đương kim thủ tướng đã 64 tuổi. Continue reading “Nan giải vấn đề kế vị lãnh đạo của Singapore”

Nhìn lại diễn biến Hội nghị Fontainebleau 1946

fontainebleau

Tác giả: Đỗ Hoàng Linh

Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 được ký kết giữa Phính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa (DCCH) và Chính phủ Pháp là chủ trương sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh để tránh một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù và tranh thủ thêm thời gian hòa bình, xây dựng lực lượng, củng cố chính quyền dân chủ nhân dân non trẻ.

Tuy nhiên, phía Pháp luôn trì hoãn thi hành những điều khoản đã ký và thường xuyên vi phạm Hiệp định. Ngày 24-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh gặp Cao ủy Pháp D’Argenlieu trên tuần dương hạm Emile Bertin ở vịnh Hạ Long bàn về tiến trình thi hành Hiệp định.

Hai bên đã thống nhất ba điểm: Tháng 4-1946 sẽ có một phái đoàn Quốc hội Việt Nam thăm hữu nghị Quốc hội Pháp; Cùng thời gian đó sẽ có một cuộc họp trù bị giữa hai đoàn đại biểu Pháp và Việt; Sau phiên họp trù bị, nửa cuối tháng 5-1946 sẽ có một đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam DCCH sang Pháp để tiến hành thương thảo tại Paris. Continue reading “Nhìn lại diễn biến Hội nghị Fontainebleau 1946”

Đoàn tàu trật bánh của Donald Trump

steve-bannon-kellyanne-conway-840x440

Nguồn: Elizabeth Drew, “Trump’s Train Wreck”, Project Syndicate, 29/08/2016.

Biên dịch: Đặng Tấn Phước | Hiệu đính:  Lê Hồng Hiệp

Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa Hoa Kỳ, lại một lần nữa cải tổ hệ thống vận động tranh cử của mình. Bằng cách đó, ông ta đang bộc lộ nhiều về mình và về phong cách quản trị của mình hơn những gì mà ông muốn người ta nhìn thấy. Ít có chiến dịch tranh cử nào lại hỗn độn và náo loạn trong công tác nhân sự như vậy.

Hai người chưa từng điều hành một chiến dịch tranh cử tổng thống nào, và có thiên hướng chính trị mâu thuẫn với nhau, lại đang điều hành cuộc vận động của Trump. Continue reading “Đoàn tàu trật bánh của Donald Trump”

Tư tưởng Mao Trạch Đông (Mao Zedong Thought)

maozedong

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Theo nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 11 vào tháng 6 năm 1981, Tư tưởng Mao Trạch Đông là “sản phẩm của sự kết hợp các nguyên tắc phổ quát của chủ nghĩa Marx-Lenin và thực tiễn cụ thể của cách mạng Trung Quốc”. Tư tưởng Mao Trạch Đông là một “hệ thống khoa học” biểu trưng cho “sự kết tinh trí tuệ tập thể của Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Nhiều nhà lãnh đạo “xuất sắc” của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đóng góp vào Tư tưởng Mao Trạch Đông, chứ không phải riêng mình Chủ tịch Mao. Continue reading “Tư tưởng Mao Trạch Đông (Mao Zedong Thought)”

Tại sao nền dân chủ cần các chuyên gia uy tín?

science

Nguồn: Jean Pisani-Ferry, “Why Democracy Requires Trusted Experts”, Project Syndicate, 01/08/2016.

Biên dịch: Nguyễn Thùy Dương | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Tháng trước, tôi đã viết một bài bình luận về vấn đề tại sao các cử tri ở Anh Quốc ủng hộ việc rời khỏi Liên minh Châu Âu, bất chấp sức mạnh áp đảo của ý kiến chuyên gia cảnh báo về các chi phí kinh tế lớn gây ra bởi Brexit. Tôi đã quan sát thấy rất nhiều cử tri ở Anh và nhiều nơi khác tức giận với các chuyên gia kinh tế. Họ cho rằng các chuyên gia đã không lường trước được khủng hoảng tài chính năm 2008, đặt hiệu quả lên hàng đầu trong việc tư vấn chính sách của họ, và mù quáng cho rằng những người chịu thua thiệt từ các kiến nghị chính sách của họ có thể được đền bù bằng cách này hay cách khác. Tôi cho rằng các nhà chuyên gia nên khiêm tốn và lưu tâm hơn đối với các vấn đề phân phối thu nhập. Continue reading “Tại sao nền dân chủ cần các chuyên gia uy tín?”

Tại sao Việt Nam trì hoãn phê chuẩn Hiệp định TPP?

tppvn

Nguồn: Le Hong Hiep, “What’s behind Vietnam’s delayed TPP ratification”, TODAY, 29/09/2016

Nhiều nhà quan sát cảm thấy bất ngờ khi việc phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) không được đưa vào chương trình của kỳ họp thứ hai (khóa 14) của Quốc hội Việt Nam, dự kiến sẽ khai mạc vào ngày 20 tháng 10 tới. Như vậy, hiệp định thương mại này sẽ không được Việt Nam phê chuẩn ít nhất cho đến khoảng tháng 4 năm sau, khi Quốc hội nhóm họp trở lại.

Thông tin này gây thất vọng cho những người ủng hộ TPP, đặc biệt là khi Việt Nam được cho sẽ là quốc gia hưởng lợi lớn nhất trong số 12 thành viên của Hiệp định. TPP sẽ không chỉ giúp thúc đẩy GDP, hoạt động xuất khẩu và việc thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam, mà nó còn giúp đẩy nhanh các cải cách quan trọng vốn thiết yếu cho sự phát triển kinh tế về lâu dài của đất nước. Continue reading “Tại sao Việt Nam trì hoãn phê chuẩn Hiệp định TPP?”

Động lực của dự án ‘Một vành đai, một con đường’ là gì?

obor

Nguồn: Junhua Zhang, “What’s driving China’s One Belt, One Road initiative?East Asia Forum, 02/09/2016.

Biên dịch: Trần Văn Thắng | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Kể từ năm 2013, sáng kiến “Một vành đai, một con đường” (OBOR) đã trở thành tâm điểm ngoại giao kinh tế của Trung Quốc. Bản chất của OBOR là thúc đẩy liên kết khu vực và xuyên lục địa giữa Trung Quốc với lục địa Á-Âu. “Một vành đai” và “Một con đường” đề cập tới “Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa” và “Con đường tơ lụa trên biển” được đề xuất của Trung Quốc. Khả năng kết nối bao gồm năm lĩnh vực quan tâm chính: phối hợp chính sách, xây dựng cơ sở hạ tầng (bao gồm đường sắt và đường cao tốc), thương mại không bị cản trở, hội nhập tài chính, và quan hệ nhân dân. Trong số này, xây dựng cơ sở hạ tầng là đặc điểm nổi bật của Con đường tơ lụa mới. Continue reading “Động lực của dự án ‘Một vành đai, một con đường’ là gì?”

Hệ số nhân Keynes là gì?

20160813_bbd001_0

Nguồn: What is the Keynesian multiplier?“, The Economist, 07/09/2016.

Biên dịch: Thu Hương

Khi Tổng thống Obama tìm cách kích thích nền kinh tế Mỹ đang uể oải bằng cách tung ra một gói kích thích tài khóa trị giá hơn 800 tỷ USD, một cuộc tranh luận gay gắt đã nổ ra. Một số chuyên gia kinh tế thừa nhận rằng gói này sẽ không giúp ích nhiều cho nền kinh tế, ngược lại một số khẳng định GDP Mỹ sẽ được cộng thêm nhiều hơn con số 800 tỷ USD. Tuy nhiên, cả hai phe đều dựa vào một khái niệm kinh tế cơ bản: hệ số nhân Keynes.

Đây là một trong những khái niệm cơ bản nhất và cũng gây tranh cãi nhiều nhất trong kinh tế học vĩ mô. Vậy thì khái niệm này ra đời từ đâu và tại sao lại gây ra nhiều tranh cãi đến vậy? Continue reading “Hệ số nhân Keynes là gì?”

Mao Trạch Đông và Biến cố Thiên An Môn 1976

tiananmen1976

Tác giả: Lưu Á Châu | Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Mao Trạch Đông phát động cuộc Đại Cách mạng Văn hóa, thả lũ ma quỷ ra khỏi chiếc bình của ông nhưng sau đấy không thể nào thu hồi lại chúng. Dân tộc [Trung Hoa] cổ xưa này nhiễm phải một cơn sốt điên cuồng chẳng khác ông già rơi vào lưới tình. Hỡi các bạn trẻ, hãy nghĩ tới tình cảnh bạn bị một bà lão điên cuồng theo đuổi mình. Hãy nhớ lấy đôi mắt cháy bỏng và cặp vú khô đét ấy. Đó là cuộc Đại Cách mạng Văn hóa. Continue reading “Mao Trạch Đông và Biến cố Thiên An Môn 1976”

Triển vọng sự trỗi dậy của đồng nhân dân tệ

renmimbi_640x3601

Nguồn: William Overholt, “The rise of the renminbi”, East Asia Forum, 12/09/2016.

Biên dịch: Dương Huy Quang | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Đức và Nhật Bản từng không muốn toàn cầu hóa đồng tiền của mình vì lo sợ đồng nội tệ tăng giá và làm suy giảm lợi thế cạnh tranh của các nhà sản xuất trong nước. Trái ngược với 2 nước này, Trung Quốc lại đang nỗ lực biến đồng nhân dân tệ (NDT) của mình thành một đồng tiền chủ chốt của thế giới. Để hiện thực hóa tham vọng này, Trung Quốc đã tạo ra một mạng lưới các thiết chế thương mại trên toàn cầu, một thị trường mua bán NDT ở nước ngoài không chịu sự kiểm soát về vốn của chính phủ, và một chính sách mở cửa thị trường từng bước. Continue reading “Triển vọng sự trỗi dậy của đồng nhân dân tệ”

Bà Clinton sẽ cứng rắn với Trung Quốc nếu đắc cử?

clinton

Nguồn: Geoff Dyer & Tom Mitchell, “Hillary Clinton: The China hawk”, The Financial Times, 06/09/2016.

Biên dịch: Trần Quốc Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Vị tổng thống mới của Mỹ sẽ đối mặt với sự lựa chọn giữa việc tiếp tục chiến lược ‘xoay trục’ và xoa dịu Bắc Kinh

Hillary Clinton theo dõi sát sao khi sự căng thẳng ở Trung tâm Hội nghị Hà Nội tăng dần lên. Trước tiên, vị ngoại trưởng Việt Nam lên bục chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông. Sau đó, từng người một, các ngoại trưởng của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á nêu lên các quan ngại tương tự về hành vi “bắt nạt” của Trung Quốc. Continue reading “Bà Clinton sẽ cứng rắn với Trung Quốc nếu đắc cử?”

Di sản bạo lực của cuộc chia cắt Ấn Độ – Pakistan

indiapak

Nguồn: William Dalrymple, “The Great Divide: The Violent Legacy of Indian Partition,” The New Yorker, 29/06/2015.

Biên dịch: Ngô Việt Nguyên | Hiệu đính: Nguyễn Huy Hoàng

Tháng 8 năm 1947, khi cuối cùng người Anh cũng rời khỏi Ấn Độ sau hơn 300 năm ở đây, tiểu lục địa Ấn Độ bị chia cắt thành hai quốc gia-dân tộc độc lập: Ấn Độ với người Hindu chiếm đa số, và Pakistan với đa số người Hồi giáo. Lập tức, một trong những đợt di cư lớn nhất trong lịch sử loài người bắt đầu khi hàng triệu người Hồi giáo di dời sang Tây và Đông Pakistan (Đông Pakistan nay là Bangladesh) trong khi hàng triệu người theo đạo Hindu và đạo Sikh hướng về phía ngược lại. Hàng trăm ngàn người đã không thể sống sót trong chuyến đi.

Khắp tiểu lục địa Ấn Độ, các cộng đồng vốn chung sống với nhau trong gần một thiên niên kỷ đã tấn công nhau trong một đợt bùng nổ bạo lực sắc tộc đáng sợ, một bên là người Hindu và người Sikh và một bên là người Hồi giáo – một cuộc diệt chủng lẫn nhau bất ngờ và cũng chưa có tiền lệ. Continue reading “Di sản bạo lực của cuộc chia cắt Ấn Độ – Pakistan”

Nhìn lại đảo chính tháng 8/1991 tại Liên Xô sau 25 năm

yeltsin-gorbachev

Tác giả: Quang Dũng (tổng hợp)

Cuộc chính biến tháng 8-1991 là hệ quả tất yếu của quá trình chuyển đổi lệch hướng công cuộc cải tổ và công khai hóa, từng được Tổng bí thư Mikhail Gorbachev khởi xướng từ tháng 3-1985. Được “khua chiêng gióng trống” ầm ĩ, công cuộc cải tổ không những không chữa được những căn bệnh trầm kha của xã hội Xôviết mà cuối cùng lại còn giúp cho thế lực hữu khuynh, những kẻ thù giai cấp và đầy tham vọng cá nhân tận dụng triệt để trong việc kích động lực lượng phản kháng tác động đến phần lớn quần chúng đang mất dần niềm tin vào thể chế.

Chính biến tháng 8-1991 là tiếng chuông cáo chung đầu tiên cho sự sụp đổ của Liên bang Xôviết mà Tổng thống Nga Vladimir Putin từng gọi đây là “thảm họa địa chính trị lớn nhất thế kỷ”. Và hai nhân vật đóng vai trò tối quan trọng tạo nên thảm họa này là “kiến trúc sư” cải tổ Mikhail Gorbachev và “Sa hoàng Nga thời hiện đại” Boris Yeltsin. Continue reading “Nhìn lại đảo chính tháng 8/1991 tại Liên Xô sau 25 năm”

Hệ quả từ các đập thủy điện ở Lào và Thái Lan đến ĐBSCL

 

mekong_dams

Tác giả: GS Chung Hoàng Chương (phỏng vấn)

Ngày 16/8 vừa qua, Lào đã chính thức khởi công đập thủy điện Don Sahong. Theo GS, đập thủy điện trên mang ý nghĩa như thế nào đối với Lào?

Quan ngại này cũng đã kéo dài được nhiều năm, kể từ khi đập Xayaburi được khởi công. Theo Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào – Viraphon Viravong, từ giờ, Lào phải đặt mạnh vấn đề triển khai thủy điện. Tôi đã đi tới Don Sahong và những làng dọc theo 17 nhánh của dòng sông này.  17 nhánh này chằng chịt và tạo nên mô hình có đến ngàn đảo. Đây là một khu sinh thái rất đặc biệt và có một tầm lịch sử rất quan trọng.

Từ năm 1800, nhiều đoàn thám hiểm đi dọc theo sông Mê Kông để triển khai “đường trà”. Xuất phát từ phía đồng bằng, các đoàn này đi lên ngang qua những nhánh sông thuộc tỉnh lỵ Mondulkiri nhưng lại bị ngăn cản khi đến Pakse bởi thác Khone. Thác Khone hùng vĩ và có thể xem là linh hồn của vùng Đông Nam Á. Nhưng, đập thủy điện Don Sahong lại được xây dựng ngay trong khu vực này. Continue reading “Hệ quả từ các đập thủy điện ở Lào và Thái Lan đến ĐBSCL”

Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

scsdoc

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Nhằm đối phó với việc Trung Quốc thi hành chính sách gặm nhấm Biển Đông thể hiện qua việc nước này mở rộng phạm vi chiếm đóng xuống các đảo và bãi đá ở Quần đảo Trường Sa từ năm 1988, tháng 7 năm 1992, ngoại trưởng các nước thành viên ASEAN đã ra Tuyên bố ASEAN về Biển Đông (ASEAN Declaration on the South China Sea) tại thủ đô Manila, Philippines. Đây được coi là lần đầu tiên ASEAN thể hiện lập trường chung của mình về Biển Đông, mặc dù tuyên bố Manila không giải quyết vấn đề chủ quyền lãnh thổ mà chỉ cố gắng đưa ra bộ ứng xử không chính thức dựa trên nguyên tắc tự kiềm chế, không dùng vũ lực và giải quyết tranh chấp bằng hòa bình. Tuyên bố này hầu hết dựa vào các nguyên tắc được giới thiệu trong Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác tại Đông Nam Á (TAC) năm 1976. Continue reading “Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)”

Chiến lược của ISIS tại châu Âu

isis-637888

Nguồn: Omar Ashour, “The Islamic State’s European Strategy”, Project Syndicate, 01/09/2016

Biên dịch: Trịnh Ngọc Phương Nguyên | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Những cuộc tấn công khủng bố do các thành viên và những người ủng hộ Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (ISIS) thực hiện trong năm qua đã làm gióng lên hồi chuông báo động tại châu Âu, nhưng theo Cơ sở Dữ liệu Khủng bố Toàn cầu, mức độ thường xuyên của chúng vẫn chưa nghiêm trọng bằng mức mà châu Âu đã trải qua hồi những năm 1970. Tuy nhiên, trong khi những làn sóng khủng bố trước đó tại châu Âu bắt nguồn từ các mâu thuẫn nội bộ, làn sóng chết chóc hiện nay có liên quan đến sự bất ổn bên ngoài lục địa.

Những cuộc tấn công gần đây nhất đang nổi lên từ khoảng chân không chính trị được tạo ra sau sự sụp đổ của những nhà lãnh đạo độc tài ở Trung Đông và Bắc Phi. Vì vậy, do bạo lực tại Syria, Iraq, và Libya; cũng như tình trạng chia rẽ lớn tại Ai Cập; hay tình hình an ninh mong manh tại Tunisia và Algeria không có dấu hiệu sẽ sớm kết thúc, nên có ít căn cứ để tin rằng những đợt tấn công tại châu Âu sẽ nhanh chóng chấm dứt. Continue reading “Chiến lược của ISIS tại châu Âu”

Stalin và vấn đề ký ức lịch sử của nước Nga

stalin

Nguồn: Nina L. Khrushcheva, Stalin and Memory, Project Syndicate, 02/03/2003.

Biên dịch: Vũ Thành Nam | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Oscar Wilde đã từng nói: “Bổn phận của chúng ta với lịch sử là viết lại nó”. Là một người Nga, tôi rất quen thuộc với việc viết lại lịch sử. Liên Xô đã dành ra cả một thế kỷ để sửa lại mụn trên mũi của Lênin, sửa lại số liệu thu hoạch nông nghiệp, và làm cho một Yuri Andropov bệnh tật[1] trông đỡ giống xác chết hơn. Nhưng đối với trường hợp của Stalin – người đã mất cách đây 50 năm -phần lớn chúng ta hiện nay viết lại lịch sử bằng cách giả vờ là một phần của nó chưa bao giờ xảy ra.

Đừng hiểu sai ý tôi: Stalin không hề biến mất như những người bị đưa đến trại lao động Gulag. Ông không hề bị xóa nhòa khỏi ký ức của chúng ta như cách mà Trotsky và Bukharin bị cắt ra khỏi những tấm ảnh gốc. Continue reading “Stalin và vấn đề ký ức lịch sử của nước Nga”

Những đồng minh chống ISIS lủng củng của Hoa Kỳ

kurd-fighters

Nguồn: Barak Barfi, America’s Unruly Anti-ISIS Allies , Project Syndicate, 06/09/2016

Biên dịch: Đào Duy Tùng | Hiệu đính: Lê Hồng Hiệp

Ngay sau khi Thổ Nhĩ Kỳ chính thức tham gia cuộc xung đột tại Syria tháng trước, khoảng 350 lính Thổ Nhĩ Kỳ đã hành quân cùng hơn 1.000 tay súng nổi dậy người Syria được trang bị bởi Hoa Kỳ để truy quét Nhà nước Hồi giáo (ISIS) khỏi thành phố Jarablus, Syria, phía bắc Aleppo. Trận đánh đã kết thúc ngay trước khi nó bắt đầu: các chiến binh ISIS đã bỏ chạy trước khi xe tăng Thổ Nhĩ Kỳ tiến vào. Nhưng cuộc xung đột này, còn lâu mới kết thúc, thậm chí đang nhanh chóng trở nên ngày càng phức tạp.

Với sự tham gia của Thổ Nhĩ Kỳ, xung đột tại Syria đã bước vào một giai đoạn mới – một giai đoạn có thể gây lo ngại cho Hoa Kỳ, do các đối tác trong Liên minh chống ISIS của nước này dường như chỉ thích đánh lộn lẫn nhau hơn là chống ISIS. Thổ Nhĩ Kỳ, xét cho cùng, không chỉ quan tâm tới việc truy quét ISIS ra khỏi biên giới của mình; nước này có lẽ còn muốn tập trung hơn vào việc tiêu diệt người Kurd. Continue reading “Những đồng minh chống ISIS lủng củng của Hoa Kỳ”

Tội ác chống lại lịch sử của Ba Lan

poland-camp

Nguồn: Shlomo Avineri, “Poland’s Crime Against History”, Project Syndicate, 07/09/2016

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Cha mẹ và tôi đến Tel Aviv một vài tháng trước khi Thế chiến II bắt đầu. Những thành viên còn lại trong đại gia đình của chúng tôi – gồm ba người ông và bà của tôi, bảy anh chị em của mẹ tôi, và năm người anh em họ của tôi – thì vẫn ở Ba Lan. Sau đó, tất cả họ đều bị sát hại trong Thảm sát Holocaust.

Tôi về thăm lại Ba Lan nhiều lần, nhưng luôn cảm thấy nơi này thiếu vắng sự hiện diện của người Do Thái. Những cuốn sách và bài viết của tôi được dịch sang tiếng Ba Lan. Bản thân tôi từng giảng bài tại Đại học Warsaw và Đại học Jagiellonian ở Krakow. Gần đây tôi còn được bầu làm một thành viên nước ngoài của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Ba Lan. Mặc dù tiếng Ba Lan của tôi không được tốt, lịch sử và văn hóa của đất nước này vẫn chẳng hề xa lạ với tôi. Continue reading “Tội ác chống lại lịch sử của Ba Lan”

Mỹ có thể thắng hai cuộc chiến đồng thời với Nga và Trung Quốc không?

uschinarus

Nguồn: Robert Farley, “US Military’s Worst Nightmare: A War with Russia and China (at the Same Time)”, The National Interest, 26/8/2016.

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào cuối thập niên trước, nước Mỹ đã từ bỏ học thuyết “Hai cuộc chiến” thường bị hiểu lầm; học thuyết đó được coi là khuôn mẫu cung cấp các biện pháp giúp Mỹ đồng thời tiến hành hai cuộc chiến tranh cục bộ.

Được thiết kế để ngăn chặn Bắc Triều Tiên gây ra một cuộc chiến tranh trong khi Mỹ đang can dự vào cuộc chiến chống Iran hay Iraq (hoặc ngược lại), ý tưởng này đã giúp Bộ Quốc phòng Mỹ hình thành kế hoạch tổ chức mua sắm, hậu cần và sắp đặt căn cứu quân sự trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh, khi Mỹ không cần đối phó với mối đe dọa từ Liên Xô. Do hệ thống quốc tế đã có thay đổi, bao gồm sự trỗi dậy của Trung Quốc và sự gia tăng mạng lưới khủng bố có hiệu quả cao, nước Mỹ đã từ bỏ học thuyết nói trên. Continue reading “Mỹ có thể thắng hai cuộc chiến đồng thời với Nga và Trung Quốc không?”