26/08/1914: Trận Tannenberg trong Thế chiến I

Nguồn: Battle of Tannenberg begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Ngày 26/08/1914, trong những tuần mở đầu Thế chiến I, Tập đoàn quân số 8 của Đức, dưới sự chỉ huy của Paul von Hindenburg và Erich Ludendorff, đã giáng một đòn chí mạng vào Tập đoàn quân số 2 của Nga, khi ấy đang tiến công ở Đông Phổ theo sự hướng dẫn của tướng Aleksandr Samsonov.

Giữa tháng 8/1914, sớm hơn nhiều so với dự đoán, Nga đã đưa hai đạo quân của mình tiến vào Đông Phổ, trong khi người Đức, dựa theo chiến lược của mình, lại tập trung phần lớn lực lượng sang phía tây nhằm chống lại Pháp. Tập đoàn quân số 1 của Nga, dưới sự chỉ huy của tướng Pavel Rennenkampf, đã tiến đến phía đông bắc của Đông Phổ, trong khi Tập đoàn quân số 2 của Samsonov tiến về phía tây nam, dự kiến sẽ kết hợp với người của Rennenkampf, dùng thế gọng kìm đánh Tập đoàn quân số 8 của Đức, vốn áp đảo họ về quân số. Tuy nhiên, sau khi Nga giành chiến thắng trong trận Gumbinnen ngày 20/08, Rennenkampf đã tạm dừng để tập hợp lại lực lượng của mình. Continue reading “26/08/1914: Trận Tannenberg trong Thế chiến I”

24/08/1821: Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Mexico

Nguồn: Spain accepts Mexican independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1821, 11 năm sau khi Chiến tranh Giành Độc lập Mexico bùng nổ, Quan Tổng trấn đại diện Tây Ban Nha Juan de O’Donojú đã ký Hiệp ước Córdoba, thông qua kế hoạch đưa Mexico trở thành một chế độ quân chủ lập hiến độc lập.

Đầu thế kỷ 19, việc Napoléon chiếm Tây Ban Nha đã khiến nhiều cuộc nổi dậy nổ ra trên khắp các thuộc địa châu Mỹ của Tây Ban Nha. Ngày 16/09/1810, Miguel Hidalgo y Costilla, một linh mục Công giáo, đã trở thành người phát động Chiến tranh Giành Độc lập Mexico khi ban hành cuốn sách Grito de Dolores (Khóc cho Doroles – trong đó Dolores ám chỉ thị trấn Dolores, Mexico). Tác phẩm mang tính cách mạng này kêu gọi chấm dứt chế độ cai trị của Tây Ban Nha ở Mexico, phân chia lại đất đai và bình đẳng chủng tộc. Continue reading “24/08/1821: Tây Ban Nha công nhận nền độc lập của Mexico”

22/08/1968: Người dân Tiệp Khắc phản đối sự xâm lược của Liên Xô

Nguồn: Czechs protest against Soviet invasion, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, trên khắp các đường phố ở Praha và tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Thành phố New York, người Tiệp Khắc đã biểu tình phản đối việc Liên Xô xâm lược đất nước họ. Các cuộc biểu tình này nhằm nhấn mạnh sự tàn bạo của hành động xâm lược, đồng thời kêu gọi toàn thế giới cùng nhau lên án Liên Xô.

Ngày 21/08/1968, hơn 200.000 quân thuộc khối Hiệp ước Warsaw đã tràn sang Tiệp Khắc nhằm trấn áp những cải cách dân chủ và thị trường tự do do Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Tiệp Khắc, Alexander Dubcek, đề xuất. Đàm phán giữa Dubcek và các nhà lãnh đạo của khối Liên Xô đã không thuyết phục được người đứng đầu Tiệp Khắc từ bỏ cương lĩnh cải cách của mình. Continue reading “22/08/1968: Người dân Tiệp Khắc phản đối sự xâm lược của Liên Xô”

21/08/1863: Thảm sát ở Kansas trong Nội chiến Mỹ

Nguồn: Guerillas massacre residents of Lawrence, Kansas, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1863, chiến tranh du kích ác liệt ở Missouri đã tràn sang Kansas và dẫn đến một trong những hành động bạo lực kinh hoàng nhất trong Nội chiến Mỹ khi 150 người đàn ông ở thị trấn theo chủ nghĩa bãi nô Lawrence bị sát hại trong một cuộc đột kích của lính miền Nam.

Nội chiến diễn ra ở Kansas và Missouri theo một hình thức rất khác so với phần còn lại của nước Mỹ. Có rất ít quân đội chính quy hoạt động tại đây; thay vào đó, các đảng phái tấn công lẫn nhau và tấn công cả thường dân. Xung đột bắt nguồn từ năm 1854, khi biên giới Kansas-Missouri trở thành “khởi điểm” của căng thẳng về chế độ nô lệ. Continue reading “21/08/1863: Thảm sát ở Kansas trong Nội chiến Mỹ”

19/08/1960: Phi công Mỹ Francis Gary Powers bị kết án ở Liên Xô

Nguồn: Captured U.S. spy pilot sentenced in Russia, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1960, tại Liên Xô, phi công do thám người Mỹ, Francis Gary Powers, người bị bắt giữ cùng chiếc U-2 của mình, đã bị kết án 10 năm tù sau khi thừa nhận là gián điệp.

Ngày 01/05/1960, Powers cất cánh từ Pakistan, cầm lái chiếc máy bay trinh sát tầm cao Lockheed U-2 cực kỳ tối tân. Là phi công của CIA, ông được giao nhiệm vụ bay qua khoảng 2.000 dặm trên bầu trời Liên Xô đến sân bay quân sự BodØ ở Na Uy, thu thập thông tin tình báo dọc đường đi. Nhưng chỉ mới đi được nửa chặng đường, Powers đã bị Liên Xô bắn hạ, ngay tại Sverdlovsk trên dãy núi Ural. Ông may mắn sống sót sau cú nhảy dù ở độ cao 4500m, nhưng đã bị chính quyền Liên Xô bắt giữ ngay lập tức. Continue reading “19/08/1960: Phi công Mỹ Francis Gary Powers bị kết án ở Liên Xô”

17/08/1984: Kẻ hiếp dâm hàng loạt “The Fox” xuất hiện ở Anh

Nguồn: A serial rapist strikes in England, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1984, gã trộm cắp – hiếp dâm hàng loạt có biệt danh “The Fox” (Cáo) đã đột nhập vào một ngôi nhà gần làng Brampton, Anh và tấn công một cô gái, bạn trai và anh trai của cô. Sau khi cưỡng bức người phụ nữ, kẻ tấn công đã xóa mọi dấu vết bằng chứng khỏi cơ thể nạn nhân và khu vực xung quanh. Vụ việc hóa ra chỉ là một phần trong tội ác đã bắt đầu kể từ mùa xuân năm 1984 khi tên trộm với chiếc áo có mũ trùm đầu đột nhập vào một số ngôi nhà ở khu vực phía bắc London. Vài tháng sau, hắn bắt đầu chuyển sang cưỡng hiếp nạn nhân. Continue reading “17/08/1984: Kẻ hiếp dâm hàng loạt “The Fox” xuất hiện ở Anh”

15/08/1947: Ấn Độ và Pakistan giành độc lập

Nguồn: India and Pakistan win independence, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1947, Đạo luật Ấn Độ Độc lập (Indian Independence Bill), chính thức tuyên đố nền độc lập của Ấn Độ và Pakistan dựa trên Đế chế Mogul trước đây, đã chính thức có hiệu lực kể từ nửa đêm. Thỏa thuận được chờ đợi từ lâu này đã kết thúc 200 năm cai trị của Anh; nhà lãnh đạo phong trào độc lập Mohandas Gandhi đã ca ngợi nó là “hành động cao quý nhất của Anh Quốc.”

Tuy nhiên, xung đột tôn giáo giữa những người theo đạo Hindu và đạo Hồi, vốn đã trì hoãn việc Anh trao quyền độc lập cho Ấn Độ sau Thế chiến II, đã sớm khiến cho sự phấn khởi của Gandhi phải lụi tàn. Ở phía bắc tỉnh Punjab, nơi có sự chia rẽ sâu sắc giữa một Ấn Độ do Hindu giáo thống trị và một Pakistan do Hồi giáo thống trị, hàng trăm người đã thiệt mạng chỉ trong vài ngày đầu sau khi đất nước được độc lập. Continue reading “15/08/1947: Ấn Độ và Pakistan giành độc lập”

14/08/1994: Kẻ khủng bố Carlos ‘the Jackal’ bị bắt giữ

Nguồn: The terrorist known as Carlos the Jackal is captured, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, tên khủng bố Illich Ramirez Sanchez, hay còn được gọi là Carlos the Jackal (Carlos Chó rừng), đã bị đặc vụ tình báo Pháp bắt ở Khartoum, Sudan. Vì không có hiệp ước dẫn độ với Sudan, các đặc vụ Pháp đã dùng cách chuốc thuốc và bắt cóc Carlos. Chính phủ Sudan, tuyên bố rằng họ đã hỗ trợ vụ bắt giữ, liền yêu cầu Mỹ bỏ nước này ra khỏi danh sách các quốc gia tài trợ chủ nghĩa khủng bố.

Sanchez, người có liên kết với Mặt trận Bình dân Giải phóng Palestine, Tổ chức Đấu tranh Vũ trang Ả Rập và Hồng quân Nhật Bản, được tin là kẻ chịu trách nhiệm cho nhiều vụ tấn công khủng bố từ năm 1973 đến năm 1992. Năm 1974, hắn đã giam đại sứ Pháp và 10 người khác làm con tin tại La Haye, yêu cầu chính quyền Pháp thả Yutaka Furuya của Hồng quân Nhật Bản. Continue reading “14/08/1994: Kẻ khủng bố Carlos ‘the Jackal’ bị bắt giữ”

12/08/2000: Tàu ngầm Kursk của Nga bị chìm

Nguồn: Russian sub, the “Kursk,” sinks with 118 onboard, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2000, một tàu ngầm hạt nhân của Nga đã chìm xuống đáy Biển Barents; tất cả 118 thành viên thủy thủ đoàn sau đó được đưa tin là đã thiệt mạng. Nguyên nhân chính xác của thảm họa này hiện vẫn chưa được xác định.

Kursk rời cảng vào ngày 10/08 để tham gia cuộc diễn tập của quân đội Nga. Các tàu, máy bay và tàu ngầm của Nga đã gặp nhau ở Biển Barents, phía trên Vòng Bắc Cực, để tiến hành diễn tập quân sự. Ngày 12/08, theo lịch dự kiến, Kursk sẽ bắn một quả ngư lôi tập trận; lúc 11:29 sáng, ngay trước giờ bắn ngư lôi, hai vụ nổ liên tiếp đã xảy ra ở phần thân trước của tàu ngầm và nó lao nhanh xuống đáy biển. Continue reading “12/08/2000: Tàu ngầm Kursk của Nga bị chìm”

10/08/1977: Kẻ giết người hàng loạt ‘Son of Sam’ bị bắt

Nguồn: Son of Sam serial killer is arrested, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1977, nhân viên bưu điện 24 tuổi David Berkowitz bị bắt và bị buộc tội chính là “Son of Sam,” kẻ giết người hàng loạt đã khủng bố Thành phố New York suốt hơn một năm, giết chết sáu người và làm bị thương bảy người khác bằng một khẩu súng lục ổ quay cỡ nòng 44. Bởi vì Berkowitz thường nhắm đến những cô gái trẻ trung xinh đẹp với mái tóc dài màu nâu, hàng trăm cô gái đã cắt tóc ngắn và nhuộm vàng trong thời gian hắn khủng bố thành phố trong khi những người khác chỉ đơn giản là quyết định ở nhà vào ban đêm.

Sau khi bị bắt, Berkowitz tuyên bố rằng quỷ dữ và con chó săn giống Labrador thuộc sở hữu của một người hàng xóm tên Sam đã ra lệnh cho mình thực hiện vụ giết người hàng loạt. Continue reading “10/08/1977: Kẻ giết người hàng loạt ‘Son of Sam’ bị bắt”

08/08/1918: Trận Amiens trong Thế chiến I

Nguồn: Battle of Amiens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1918, phe Hiệp Ước đã phát động một chiến dịch tấn công nhằm vào các vị trí của quân Đức ở Mặt trận phía Tây trong Thế chiến I, mở đầu bằng trận đánh tấn công trừng phạt tại Amiens, trên bờ sông Somme, tây bắc nước Pháp.

Hứng chịu thương vong nặng nề sau cuộc tấn công đầy tham vọng vào mùa xuân năm 1918 của họ, phần lớn quân đội Đức khi ấy đã kiệt quệ, và tinh thần của họ lại càng sa sút giữa cảnh thiếu hụt nhu yếu phẩm và dịch cúm đang lan rộng. Vài chỉ huy người Đức tin rằng tình thế đang chuyển biến theo cách không thể đảo ngược, theo hướng có lợi cho kẻ thù. Tuy nhiên, Erich Ludendorff, Tổng Tư lệnh Đức, từ chối chấp nhận thực tế này và gạt bỏ mọi lời khuyên của các chỉ huy cấp cao về việc rút quân hoặc chuyển sang đàm phán. Continue reading “08/08/1918: Trận Amiens trong Thế chiến I”

07/08/1998: Hai đại sứ quán Mỹ ở Đông Phi bị đánh bom

Nguồn: U.S. embassies in East Africa bombed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1998, vào lúc 10:30 sáng giờ địa phương, một quả bom xe tải lớn đã phát nổ bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Nairobi, Kenya. Vài phút sau, một quả bom xe tải khác phát nổ bên ngoài Đại sứ quán Mỹ ở Dar es Salaam, thủ đô nước láng giềng Tanzania. Vụ khủng bố kép đã giết chết 224 người, trong đó có 12 người Mỹ, và làm hơn 4.500 người khác bị thương. Mỹ cáo buộc Osama bin Laden – một người Ả Rập Saudi lưu vong, kẻ ủng hộ chủ nghĩa khủng bố quốc tế chống lại Mỹ – là chủ mưu các vụ đánh bom. Ngày 20/08, Tổng thống Bill Clinton đã ra lệnh phóng tên lửa hành trình nhắm vào các trại huấn luyện khủng bố của bin Laden ở Afghanistan và một nhà máy dược phẩm ở Sudan, được cho là nơi ông trùm khủng bố chế tạo hoặc phân phối vũ khí hóa học. Continue reading “07/08/1998: Hai đại sứ quán Mỹ ở Đông Phi bị đánh bom”

05/08/1981: Ronald Reagan sa thải 11.359 kiểm soát viên không lưu

Nguồn: Ronald Reagan fires 11,359 air-traffic controllers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, Tổng thống Ronald Reagan bắt đầu cho sa thải 11.359 kiểm soát viên không lưu đã vi phạm sắc lệnh hành pháp – vốn yêu cầu họ phải quay lại làm việc. Hành động của Tổng thống, được nhiều người coi là cực đoan, đã làm trì trệ đáng kể vận tải hàng không trong nhiều tháng.

Hai ngày trước đó, vào ngày 03/08, gần 13.000 kiểm soát viên không lưu đã đình công sau khi các cuộc đàm phán với chính phủ liên bang nhằm tăng lương và rút ngắn tuần làm việc của họ không đạt được kết quả. Nhóm kiểm soát viên phàn nàn về điều kiện làm việc khó khăn và về việc mọi người không thừa nhận những áp lực mà họ phải đối mặt. Trên cả nước Mỹ, khoảng 7.000 chuyến bay đã bị hủy. Continue reading “05/08/1981: Ronald Reagan sa thải 11.359 kiểm soát viên không lưu”

03/08/1975: Boeing 707 lao vào núi tại Maroc

Nguồn: Boeing 707 crashes into a mountain near Agadir, Morocco, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, một chuyến bay thuê ngoài (chartered flight) sử dụng phản lực Boeing 707 đã bị rơi ở Dãy núi Atlas gần Agadir, một thành phố ven biển ở Maroc. Toàn bộ 188 người trên máy bay đã thiệt mạng trong thảm họa hàng không tồi tệ thứ tư lịch sử loài người từ trước cho đến thời điểm đó.

Thuộc sở hữu của hãng hàng không Alia của Jordan, và được Royal Air Maroc thuê lại, chiếc 707 đã rời sân bay LeBourget, Paris lúc 2:20 sáng ngày 03/08/1975. Ngoài 4 người châu Âu, tất cả hành khách trên máy bay đều là công dân Maroc làm việc ở Pháp đang trên đường về thăm nhà trong kỳ nghỉ hè. Chuyến bay biến mất khỏi radar kiểm soát của sân bay Agadir vào lúc 4:28 sáng; một nhân viên sân bay đã trò chuyện qua radio với phi công ngay trước đó và hoàn toàn không có dấu hiệu rắc rối nào. Continue reading “03/08/1975: Boeing 707 lao vào núi tại Maroc”

01/08/1943: Mỹ không kích các nhà máy lọc dầu của phe Trục

Nguồn: Operation Tidal Wave: U.S. forces attempt risky air raid on Axis oil refineries, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, từ một căn cứ của quân Đồng minh ở Libya, 177 máy bay ném bom B-24 đã cất cánh hướng về thành phố chuyên sản xuất dầu mỏ Ploiești, Romania, nơi có biệt danh là “trạm xăng của Hitler” (Hitler’s gas station). Cuộc đột kích táo bạo này, với mật hiệu Tidal Wave, đã trở thành lý do giúp năm người đàn ông được trao tặng Huân chương Danh dự — ba trong số đó là được truy tặng. Tuy nhiên, nó đã không thành công trong việc giáng đòn chí mạng vào phe Trục.

Tidal Wave đã có khởi đầu đầy xui xẻo khi một máy bay ném bom quá tải bị rơi ngay khi vừa cất cánh, trong khi một chiếc máy bay khác lao xuống Biển Adriatic. 167 trong số 177 máy bay ném bom tham gia đợt tấn công đã đến được Ploiești, nơi có các mỏ dầu và nhà máy lọc dầu cung cấp hơn 8,5 triệu tấn dầu mỗi năm cho quân Đức. Continue reading “01/08/1943: Mỹ không kích các nhà máy lọc dầu của phe Trục”

31/07/1556: Thánh Ignatius Loyola, nhà sáng lập Dòng Tên, qua đời

Nguồn: Ignatius of Loyola, founder of the Jesuit order, dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1556, Thánh Ignatius Loyola (tiếng Việt thường gọi là Inhaxiô hoặc I-nhã), người sáng lập Dòng Tên chuyên về truyền giáo và giáo dục của Công giáo La Mã, đã qua đời tại Rome. Dòng Chúa Jesus (Society of Jesus), tên gọi chính thức của Dòng Tên, đã đóng một vai trò quan trọng trong Phong trào Phản Cải cách (hay Phong trào Chấn hưng Công giáo), sau cùng đã thành công trong việc khiến hàng triệu người trên thế giới cải đạo sang Công giáo.

Xuất thân từ nhà Loyolas, một dòng họ quý tộc giàu có ở Tây Ban Nha, Ignatius chào đời ngay tại lâu đài của tổ tiên mình vào năm 1491. Thật ra, ban đầu ông ít quan tâm đến nhà thờ và đã được đào tạo để trở thành một hiệp sĩ. Năm 1517, ông trở thành lính phục vụ cho một người họ hàng, Antonio Manrique de Lara, Công tước thành Najera và Tổng trấn thành Navarre. Continue reading “31/07/1556: Thánh Ignatius Loyola, nhà sáng lập Dòng Tên, qua đời”

29/07/1958: NASA được thành lập

Nguồn: NASA created, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1958, Quốc Hội Mỹ đã thông qua đạo luật thành lập Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Quốc gia (National Aeronautics and Space Administration, NASA), một cơ quan dân sự chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động không gian của Mỹ. Kể từ đó, NASA đã hỗ trợ một loạt các chuyến thám hiểm không gian có lẫn không có người lái, giúp mang lại nhiều thông tin quan trọng về Hệ Mặt trời và vũ trụ. Cơ quan này cũng đã phóng rất nhiều vệ tinh quay quanh Trái Đất – chúng giữ trò quan trọng trong mọi việc, từ dự báo thời tiết, dẫn đường, đến thông tin liên lạc toàn cầu.

NASA được thành lập nhằm đáp lại vụ phóng vệ tinh đầu tiên của Liên Xô vào ngày 04/10/1957, Sputnik I. Vệ tinh nặng 183 pound, có kích thước như quả bóng rổ đã quay thành công quanh Trái Đất trong 98 phút. Continue reading “29/07/1958: NASA được thành lập”

27/07/1794: Robespierre bị lật đổ ở Pháp

Nguồn: Robespierre overthrown in France, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1794, Maximilien Robespierre, kiến trúc sư Thời kỳ Khủng bố (La Terreur) của Cách mạng Pháp, đã bị Quốc Ước lật đổ và bắt giữ. Là thành viên lãnh đạo Ủy ban An toàn Công cộng (Comité de salut public) từ năm 1793, Robespierre đã ủng hộ hành quyết, chủ yếu bằng máy chém, hơn 17.000 kẻ thù của Cách mạng. Một ngày sau khi bị bắt, Robespierre cùng 21 trong số những cận thần của ông đã bị chém đầu trước một đám đông đầy hả hê tại Quảng trường Cách mạng (Quảng trường Concorde), Paris.

Robespierre sinh tại Arras, Pháp, vào năm 1758. Ông theo học ngành luật nhờ đạt học bổng, đến năm 1789 thì được bầu làm đại diện của thường dân Arras trong Hội nghị các Đẳng cấp. Sau khi Đẳng cấp thứ ba, gồm các thường dân và các giáo sĩ cấp thấp, tuyên bố thành lập Quốc Hội Lập hiến, Robespierre đã trở thành một thành viên nổi bật của cơ quan Cách mạng. Continue reading “27/07/1794: Robespierre bị lật đổ ở Pháp”

24/07/1915: Hơn 800 người chết đuối trong vụ lật tàu Eastland

Nguồn: Hundreds drown in Eastland disaster, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1915, tàu hơi nước Eastland đã bị lật trên sông Chicago, khiến cho khoảng 800 – 850 hành khách đang đi dã ngoại trên tàu bị chết đuối. Nguyên nhân gây ra thảm họa là do lỗi nghiêm trọng trong thiết kế của con tàu, vốn đã được xác định từ trước nhưng không bao giờ được khắc phục.

Eastland thuộc sở hữu của Công ty Tàu hơi nước St. Joseph-Chicago và thu lợi nhuận từ việc đưa đón hành khách từ Chicago đến các địa điểm dã ngoại trên bờ Hồ Michigan. Khi con tàu được hạ thủy vào năm 1903, nó được thiết kế để chở 650 hành khách, nhưng việc cải tạo và trang bị thêm vào năm 1913 đã cho phép nó chở được 2.500 người. Cùng năm đó, một kiến trúc hải quân đã cảnh báo với các quan chức rằng con tàu cần được sửa chữa, ông nói rõ: trừ khi các khiếm khuyết về cấu trúc được khắc phục để tránh việc tàu lật, nếu không có thể sẽ xảy ra tai nạn nghiêm trọng. Continue reading “24/07/1915: Hơn 800 người chết đuối trong vụ lật tàu Eastland”

22/07/1916: Đánh bom Ngày chuẩn bị tham chiến ở San Francisco

Nguồn: Preparedness Day bombing in San Francisco, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, cuộc diễu hành lớn được tổ chức ở San Francisco, California, nhằm kỷ niệm Ngày Chuẩn bị (Preparedness Day), trước khi Mỹ chính thức tham gia Thế chiến I, đã bị gián đoạn bởi vụ nổ gây ra bởi một quả bom giấu trong một chiếc vali, làm chết 10 người và bị thương 40 người khác.

Mùa hè năm 1916, giữa bối cảnh Thế chiến I bùng nổ ở châu Âu, khi tàu Mỹ và các tàu trung lập khác liên tục bị tàu ngầm Đức đe dọa, nhiều người Mỹ đã thấy rõ rằng đất nước của họ không thể đứng bên lề lâu hơn được nữa. Với suy nghĩ này, các nhân vật hàng đầu trong giới kinh doanh ở thành phố San Francisco đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc diễu hành nhằm tôn vinh sự chuẩn bị của quân đội Mỹ. Continue reading “22/07/1916: Đánh bom Ngày chuẩn bị tham chiến ở San Francisco”