14/03/1879: Ngày sinh Albert Einstein

Nguồn: Albert Einstein born, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1879, Albert Einstein – con trai của một kỹ sư điện người Do Thái sinh sống ở Ulm, Đức – đã ra đời. Lý thuyết tương đối (thuyết tương đối rộng và thuyết tương đối hẹp) của Einstein đã làm thay đổi quan điểm của con người về vũ trụ, đồng thời công trình về lý thuyết hạt và năng lượng của ông đã làm nền tảng cho cơ học lượng tử, và sau này là bom nguyên tử.

Sau quãng đời thơ ấu ở Đức và Ý, Einstein đến theo học vật lý và toán học tại Học viện Bách khoa Liên bang tại Zurich, Thụy Sĩ. Ông trở thành một công dân Thụy Sĩ và đã được nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Zurich trong khi làm việc tại Cục Bằng Sáng chế Thụy Sĩ ở Bern vào năm 1905. Đây cũng là năm mà các nhà sử học nghiên cứu sự nghiệp của Einstein gọi là annus mirabilis – “Năm Kỳ diệu” – khi ông cho xuất bản năm nghiên cứu lý thuyết vốn có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của ngành vật lý hiện đại. Continue reading “14/03/1879: Ngày sinh Albert Einstein”

14/03/1943: Quân Đức tái chiếm Kharkov

Nguồn: Germans recapture Kharkov, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1943, quân đội Đức một lần nữa tiến vào Kharkov, thành phố lớn thứ hai ở Ukraine, nơi đã bị các lực lượng Liên Xô và Đức thay nhau chiếm đóng nhiều lần trong cuộc chiến giữa hai bên.

Kharkov là một mục tiêu được ưu tiên cao của quân Đức khi họ xâm lược Liên Xô vào tháng 6 năm 1941, vì thành phố này là một trung tâm công nghiệp và đường sắt, và có các mỏ than và sắt ở gần đó. Một trong số các cơ sở công nghiệp quan trọng nhất đối với nhu cầu chiến tranh của Stalin là Nhà máy Xe tăng Kharkov. Nhà máy này đã được Stalin chuyển ra khỏi Kharkov vào tháng 12 năm 1941 tới khu vực dãy núi Ural. Trên thực tế, Joseph Stalin muốn bảo vệ Kharkov đến mức đã ra lệnh “không được rút lui” cho quân đội của mình, điều đã dần dần gây ra thương vong lớn cho lực lượng Hồng quân. Continue reading “14/03/1943: Quân Đức tái chiếm Kharkov”

13/03/1781: William Hershel phát hiện ra Thiên vương tinh

Nguồn: William Hershel discovers Uranus, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1781, nhà thiên văn học người Anh gốc Đức, William Hershel, đã khám phá ra Thiên Vương tinh, hành tinh thứ bảy trong Thái Dương hệ. Phát hiện mới này của Herschel là phát hiện đầu tiên được thực hiện trong thời hiện đại, và cũng là phát hiện đầu tiên được thực hiện bằng cách sử dụng một kính thiên văn, cho phép Herschel xác định Thiên Vương tinh là một hành tinh, chứ không phải một ngôi sao như các nhà thiên văn học trước đó lầm tưởng.

Herschel, người sau này được phong tước nhờ khám phá mang tính lịch sử của ông, đã đặt tên cho hành tinh mới là Georgium Sidus, hay “Hành tinh của George” nhằm vinh danh vua George III của nước Anh. Continue reading “13/03/1781: William Hershel phát hiện ra Thiên vương tinh”

12/03/1938: Đức sáp nhập Áo

Nguồn: Germany annexes Austria, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1938, quân Đức đã tiến vào Áo để sáp nhập quốc gia nói tiếng Đức này vào Đệ Tam Đế chế.

Đầu năm 1938, lần thứ hai trong vòng bốn năm, phe Quốc Xã tại Áo đã âm mưu lật đổ chính phủ bằng vũ lực và sáp nhập nước họ vào nước Đức phát xít. Biết được âm mưu này, Thủ tướng Áo Kurt von Schuschnigg đã gặp lãnh đạo Đức Quốc Xã, Adolf Hitler, với hy vọng giữ được nền độc lập cho đất nước. Nhưng thay vào đó, ông lại bị ép phải bổ nhiệm một số thành viên Quốc xã Áo vào nội các của mình. Continue reading “12/03/1938: Đức sáp nhập Áo”

12/03/1972: Quân đội Australia rút khỏi Nam Việt Nam

Nguồn: Australians withdraw from South Vietnam, History.com

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1972, những nhóm binh sĩ cuối cùng của Lực lượng Đặc nhiệm Australia Thứ Nhất đã rút khỏi Việt Nam. Chính phủ Australia lần đầu tiên đưa quân tới Việt Nam vào năm 1964 với một đơn vị không quân nhỏ và một nhóm công binh dân sự. Tháng 5 năm 1965, Australia gia tăng lực lượng tham chiến của mình với việc triển khai Tiểu đoàn 1, Trung đoàn Hoàng gia Australia (RAR).

Sự hình thành Lực lượng Đặc nhiệm Australia Thứ Nhất vào năm 1966 đã thiết lập một căn cứ hoạt động của Australia gần Bà Rịa, tỉnh Phước Tuy. Continue reading “12/03/1972: Quân đội Australia rút khỏi Nam Việt Nam”

11/03/1941: Roosevelt ký duyệt Chương trình Lend-Lease

Nguồn: FDR signs Lend-Lease, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1941, Tổng thống Franklin D. Roosevelt đã ký phê duyệt Chương trình Lend-Lease, một chương trình nhằm hỗ trợ về ngân sách và vật tư cho các đồng minh trong chiến tranh.

Chương trình Lend-Lease được Roosevelt đưa ra như là một phương tiện để giúp đỡ nước Anh trong nỗ lực chiến tranh chống lại người Đức, bằng cách trao cho Tổng thống quyền “bán, nhượng quyền sở hữu, trao đổi, cho thuê, cho mượn, hoặc loại bỏ” bất kỳ tài nguyên quân sự nào mà ông cho là vì lợi ích nhằm bảo vệ đất nước. Continue reading “11/03/1941: Roosevelt ký duyệt Chương trình Lend-Lease”

10/03/1975: Lực lượng cộng sản bao vây Ban Mê Thuột

Nguồn: Communists surround Ban Me Thuot, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, lực lượng Bắc Việt đã bao vây và tấn công thành phố Ban Mê Thuột khi những trận đánh bắt đầu bùng nổ ở Tây Nguyên. Được phát động vào cuối tháng 01/1975, chỉ hai năm sau khi lệnh ngưng bắn được thiết lập theo Hiệp định Paris, hành động này là một phần của Chiến dịch 275 (Chiến dịch Tây Nguyên) của Bắc Việt.

Trận đánh Ban Mê Thuột bắt đầu vào ngày 04/03, khi Bắc Việt bao vây thành phố với năm sư đoàn tấn công chính và đã hoàn toàn cắt đứt mọi hỗ trợ từ bên ngoài. Sư Đoàn 23 của miền Nam bị áp đảo về quân số và nhanh chóng rơi vào tay lực lượng cộng sản. Continue reading “10/03/1975: Lực lượng cộng sản bao vây Ban Mê Thuột”

09/03/1981: Nhà máy điện Nhật rò rỉ chất thải phóng xạ

Nguồn: Japanese power plant leaks radioactive waste, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1981, một tai nạn hạt nhân tại nhà máy của Công ty Điện nguyên tử Nhật Bản ở Tsuruga, Nhật, đã làm 59 công nhân bị phơi nhiễm phóng xạ. Thay vì thực hiện đúng quy trình như với các vụ tai nạn điện hạt nhân, nhóm quan chức phụ trách lại không thông báo kịp thời cho công chúng và người dân gần đó, khiến họ gặp phải những nguy hiểm không cần thiết.

Tsuruga nằm gần vịnh Wakasa ở bờ biển phía tây của Nhật Bản. Có khoảng 60.000 người sống trong khu vực xung quanh nhà máy điện nguyên tử. Vào ngày 09/03, một công nhân đã quên đóng một van quan trọng, khiến bể chứa bùn phóng xạ bị tràn. Năm mươi sáu công nhân đã được gửi đến để xử lý chất thải phóng xạ trước khi rò rỉ có thể thoát ra khỏi tòa nhà, nhưng kế hoạch đã không thành công và 16 tấn chất thải đã đổ xuống Vịnh Wakasa. Continue reading “09/03/1981: Nhà máy điện Nhật rò rỉ chất thải phóng xạ”

08/03/1982: Mỹ cáo buộc Liên Xô dùng khí độc ở Afghanistan

Nguồn: United States accuses Soviets of using poison gas, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1982, chính phủ Mỹ đưa ra tuyên bố công khai cáo buộc Liên Xô sử dụng khí độc và vũ khí hóa học trong cuộc chiến chống lại lực lượng nổi dậy ở Afghanistan. Lời cáo buộc này là một phần trong những lời chỉ trích liên tục của Mỹ trước hành động can thiệp của Liên Xô ở Afghanistan.

Kể từ khi quyết định đưa quân vào Afghanistan năm 1979 nhằm xây dựng một chính phủ cộng sản thân Liên Xô, Liên Xô đã liên tục hứng chịu một loạt các chỉ trích và các cuộc tấn công ngoại giao từ chính phủ Mỹ. Trước tiên là chính quyền Carter, và sau đó là chính quyền Reagan, đã lên án Liên Xô vì can thiệp vào một quốc gia có chủ quyền. Continue reading “08/03/1982: Mỹ cáo buộc Liên Xô dùng khí độc ở Afghanistan”

07/03/1967: Lực lượng Hàn Quốc tiến hành chiến dịch tại Việt Nam

Nguồn: Republic of Korea forces operation launch, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, chiến dịch quân sự lớn nhất của Hàn Quốc tại Nam Việt Nam cho tới thời điểm đó đã bắt đầu, tạo thành vùng liên kết khu vực hoạt động của hai sư đoàn Hàn Quốc dọc theo bờ biển miền Trung của Nam Việt Nam.

Các lực lượng Hàn Quốc đã vào miền Nam kể từ tháng 08/1964, khi Seoul gửi một đơn vị liên lạc tới Sài Gòn. Đội quân này là một phần của Lực lượng Quân sự Thế giới Tự do (Free World Military Forces), một nỗ lực của Tổng thống Lyndon B. Johnson nhằm lôi kéo các nước khác trở thành đồng minh của Mỹ và Nam Việt Nam. Continue reading “07/03/1967: Lực lượng Hàn Quốc tiến hành chiến dịch tại Việt Nam”

06/03/1857: Công bố phán quyết vụ Dred Scott

Nguồn: Dred Scott decision, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1857, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã đưa ra quyết định trong vụ án Dred Scott, khẳng định quyền của chủ nô khi đưa nô lệ của họ vào các lãnh thổ phía Tây, do đó bác bỏ tư tưởng “chủ quyền nhân dân” (popular sovereignty) và làm suy yếu nghiêm trọng cương lĩnh của Đảng Cộng hòa non trẻ.

Tâm điểm của vụ việc là câu hỏi quan trọng nhất của thập niên 1850: Liệu có nên cho phép chế độ nô lệ tồn tại ở phía Tây? Là một phần của Thỏa hiệp năm 1850, cư dân của các lãnh thổ mới được thành lập có thể quyết định vấn đề nô lệ bằng cách bỏ phiếu, một quá trình được gọi là chủ quyền nhân dân. Nhưng vào năm 1854, khi chủ quyền nhân dân được áp dụng ở Kansas, bạo lực đã bùng nổ. Người Mỹ hy vọng rằng Tối cao Pháp viện có thể giải quyết vấn đề mà Quốc Hội không thể tìm ra giải pháp. Continue reading “06/03/1857: Công bố phán quyết vụ Dred Scott”

05/03/1946: Churchill đọc bài phát biểu về Bức Màn Sắt

Nguồn: Churchill delivers Iron Curtain speech, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1946, trong một trong những bài phát biểu nổi tiếng nhất của thời kỳ Chiến tranh Lạnh, cựu Thủ tướng Anh Winston Churchill đã lên án chính sách của Liên Xô tại Châu Âu và tuyên bố: “Từ Stettin ở Baltic tới Trieste ở Adriatic, một bức màn sắt đã buông xuống trên khắp lục địa.” Bài phát biểu của Churchill được coi là một trong những “phát súng” mở đầu Chiến tranh Lạnh.

Sau khi thất bại trong lần tái tranh cử làm Thủ tướng vào năm 1945, Churchill đã được mời đến phát biểu tại Đại học Westminster ở Fulton, Missouri. Tổng thống Harry S. Truman cũng tham dự sự kiện cùng Churchill và chăm chú lắng nghe bài phát biểu của ông. Continue reading “05/03/1946: Churchill đọc bài phát biểu về Bức Màn Sắt”

04/03/1861: Lincoln nhậm chức Tổng thống

Nguồn: Lincoln inaugurated, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1861, Abraham Lincoln trở thành vị Tổng thống thứ 16 của nước Mỹ. Trong bài diễn văn nhậm chức của mình, Lincoln đã bày tỏ thiện chí với miền Nam, nhưng cũng nói rõ ý định thực thi luật liên bang ở các tiểu bang đã ly khai.

Kể từ khi Lincoln đắc cử vào tháng 11/1860, bảy tiểu bang đã rời khỏi Liên minh. Lo lắng rằng việc ứng viên của Đảng Cộng hòa được chọn sẽ đe doạ các quyền của họ, đặc biệt là về chế độ nô lệ, các bang thuộc miền Hạ Nam (lower South) đã ly khai và thành lập Hợp bang miền Nam Hoa Kỳ (Confederate States of America). Trong quá trình đó, một số bang đã chiếm dụng tài sản của liên bang như kho vũ khí và pháo đài. Continue reading “04/03/1861: Lincoln nhậm chức Tổng thống”

03/03/1952: Tối cao Pháp viện ra phán quyết về giáo viên cộng sản

Nguồn: Supreme Court rules on communist teachers, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1952, trong một cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 6-3, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã quyết định duy trì một luật của bang New York cấm các giáo viên cộng sản giảng dạy ở các trường công lập. Xuất hiện trong thời kỳ “Nỗi sợ Cộng sản” bao trùm khắp đất nước, quyết định của Tối cao Pháp viện là bằng chứng bổ sung cho thấy nhiều người Mỹ đang quan ngại về hoạt động lật đổ của Cộng sản có thể sẽ xảy ra ở nước họ.

Đạo luật của bang New York – được gọi là Luật Feinberg (Feinberg Law) – cấm bất kỳ ai kêu gọi lật đổ chính phủ trở thành giáo viên, đạo luật đặc biệt nhắm vào phe cộng sản. Một số tiểu bang khác cũng thông qua các biện pháp tương tự. Tại New York, một nhóm giáo viên và phụ huynh đã phản đối đạo luật này, và cuối cùng vụ việc được đưa lên Tối cao Pháp viện. Continue reading “03/03/1952: Tối cao Pháp viện ra phán quyết về giáo viên cộng sản”

02/03/1943: Trận Biển Bismarck

Nguồn: The Battle of the Bismarck Sea, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1943, máy bay của Mỹ và Úc xuất phát từ đất liền đã bắt đầu tấn công một đoàn tàu của Nhật Bản ở Biển Bismarck, phía Tây Thái Bình Dương.

Ngày 01/03, máy bay trinh sát Mỹ đã phát hiện 16 tàu Nhật đang trên đường đến Lae và Salamaua ở New Guinea. Người Nhật đã cố gắng để không bị mất hòn đảo cũng như các cơ sở đồn trú của họ, bằng cách gửi 7.000 quân tiếp viện, cùng với nhiên liệu máy bay và vật tư. Tuy nhiên, một chiến dịch ném bom của Mỹ, bắt đầu từ ngày 02/03 và kéo dài cho đến ngày 04/03, với sự tham gia của 137 máy bay ném bom Mỹ được hỗ trợ bởi máy bay chiến đấu Mỹ và Úc, đã phá hủy tám tàu chiến và bốn tàu khu trục của Nhật. Continue reading “02/03/1943: Trận Biển Bismarck”

01/03/1781: Các Điều khoản Hợp bang được phê chuẩn

Nguồn: Articles of Confederation are ratified, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1781, Các Điều khoản Hợp bang (Articles of Confederation) cuối cùng đã được phê chuẩn. Ngày 15/11/1777, sau 16 tháng thảo luận, Các Điều khoản này đã được Quốc hội ký và gửi đến các bang để phê chuẩn. Tranh cãi về đất đai giữa Virginia và Maryland đã trì hoãn việc phê chuẩn cuối cùng trong gần 4 năm nữa. Maryland cuối cùng đã thông qua Các Điều khoản vào ngày 01/03/1781, khẳng định văn bản này là bản phác thảo cho một chính phủ chính thức của Mỹ. Đất nước đã được điều hành theo Các Điều khoản Hợp bang cho đến khi Hiến pháp Hoa Kỳ có hiệu lực kể từ năm 1789. Continue reading “01/03/1781: Các Điều khoản Hợp bang được phê chuẩn”

28/02/1994: Hành động quân sự đầu tiên của NATO

Nguồn: First NATO Military Action, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1994, trong hành động quân sự đầu tiên trong lịch sử 45 năm của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), các máy bay chiến đấu của Mỹ đã bắn hạ bốn máy bay chiến đấu của Serbia đang tham gia vào một sứ mệnh ném bom vi phạm vùng cấm bay của Bosnia.

Mỹ, cùng 10 nước châu Âu và Canada thành lập NATO năm 1949 nhằm mục đích phòng vệ chống lại sự hung hăng của Liên Xô. Continue reading “28/02/1994: Hành động quân sự đầu tiên của NATO”

27/02/1897: Anh thừa nhận thẩm quyền của Mỹ ở Tây bán cầu

Nguồn: Britain recognizes U.S. authority over Western Hemisphere, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1897, Vương quốc Anh đồng ý với phán quyết của tòa trọng tài Mỹ trong một cuộc tranh chấp biên giới giữa Venezuela và Guiana thuộc Anh, nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng ngoại giao Mỹ – Anh.

Năm 1841, việc vàng được phát hiện ở miền đông Guiana thuộc Anh đã làm gia tăng tranh chấp biên giới vốn đã kéo dài giữa Anh và Venezuela. Năm 1887, Venezuela cáo buộc Anh đưa các khu định cư lấn sâu vào khu vực tranh chấp và đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Anh. Năm 1895, Anh từ chối đưa vụ tranh chấp lên tòa trọng tài Mỹ, điều này đã tạo ra phản ứng thù hằn từ chính quyền của Tổng thống Mỹ Grover Cleveland. Continue reading “27/02/1897: Anh thừa nhận thẩm quyền của Mỹ ở Tây bán cầu”

26/02/1968: Mộ tập thể được phát hiện ở Huế

Nguồn: Mass graves discovered in Hue, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1968, lực lượng liên minh Mỹ – Việt Nam Cộng hòa, những người đã chiếm lại cố đô Huế từ tay quân đội Bắc Việt sau cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân, đã tìm thấy những ngôi mộ tập thể đầu tiên ở Huế.

Người ta phát hiện ra rằng lực lượng cộng sản, trong 25 ngày chiếm giữ thành phố, đã giết khoảng 2.800 thường dân mà họ xác định là những người ủng hộ chính quyền Sài Gòn. Một nguồn có thẩm quyền ước tính rằng lực lượng cộng sản có thể đã giết chết khoảng 5.700 người ở Huế. Continue reading “26/02/1968: Mộ tập thể được phát hiện ở Huế”

25/02/1862: Đạo luật Tiền Pháp định được thông qua

Nguồn: Legal Tender Act passed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1862, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Tiền Pháp định (Legal Tender Act), cho phép sử dụng tiền giấy để thanh toán hóa đơn của chính phủ. Điều này đã chấm dứt chính sách lâu nay là chỉ sử dụng vàng hoặc bạc trong các giao dịch, và cũng cho phép chính phủ tài trợ cho cuộc nội chiến tốn kém thêm một thời gian rất lâu sau khi dự trữ vàng và bạc đã cạn kiệt.

Không lâu sau khi chiến tranh bắt đầu, chính phủ Liên bang bắt đầu thiếu hụt ngân sách. Một số đề xuất liên quan đến việc sử dụng trái phiếu đã được đưa ra. Cuối cùng, Quốc Hội bắt đầu in tiền, điều mà chính phủ Hợp bang vốn đã làm từ đầu cuộc chiến. Continue reading “25/02/1862: Đạo luật Tiền Pháp định được thông qua”