Phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam của các cựu binh Mỹ

Nguồn: Jan Barry, “When Veterans Protested the Vietnam War”, The New York Times, 18/04/2017.

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Một quảng cáo đăng trên tờ Thời báo New York ngày 09/04/1967 đã khiến tôi chú ý, và sau đó, đã thay đổi cuộc đời tôi. “Chúng tôi kêu gọi Bắc Việt, nếu họ thực sự muốn hòa bình, hãy ngừng ném bom Hoa Kỳ – hoặc nếu không, hãy cuốn xéo khỏi Việt Nam!” – đó là lời tuyên bố của một nhóm có tên Cựu Chiến binh vì Hòa bình ở Việt Nam. Bản thân cũng là một cựu binh Việt Nam, tôi hiểu đó là gu hài hước của lính G.I., một nhận xét châm biếm về thực tế ai mới là kẻ đang ném bom quê nhà của người khác. Nó cũng thuyết phục tôi tin rằng mình có một vai trò, với tư cách là một cựu binh, trong việc vạch trần những gì chính phủ Mỹ đang làm ở Đông Dương. Continue reading “Phong trào phản đối Chiến tranh Việt Nam của các cựu binh Mỹ”

William Thomson: Người phát triển thang đo nhiệt độ Kelvin

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

William Thomson (1824 – 1907), tức Nam tước Kelvin xứ Largs, là một nhà toán học và nhà vật lý người Scotland, người đã phát triển thang đo nhiệt độ Kelvin.

William Thomson sinh ngày 26/06/1824 tại Belfast. Ông được dạy dỗ bởi cha, một giáo sư toán học. Năm 1832, gia đình Thomson chuyển đến Glasgow. Tại đây, ông đã bắt đầu học đại học khi lên 10, sau đó học tại các đại học Cambridge và Paris. Năm 1846, Thomson trở thành giáo sư triết học tự nhiên tại Glasgow và chức danh này đã theo ông hơn 50 năm. Continue reading “William Thomson: Người phát triển thang đo nhiệt độ Kelvin”

Thế giới hôm nay: 03/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Vụ giết chết một người đàn ông da đen không vũ trang bởi một sĩ quan cảnh sát da trắng tiếp tục gây chấn động vượt ra ngoài phạm vi thành phố Minneapolis. Thành phố New York, nơi các cuộc biểu tình ôn hòa phần lớn biến tướng thành bạo lực và cướp bóc, đã kéo dài lệnh giới nghiêm ban đêm thêm năm ngày nữa. Bốn sĩ quan cảnh sát bị bắn và bị thương ở St Louis, và một người khác ở Las Vegas. Tại Atlanta, lệnh bắt giữ được ban hành đối với sáu cảnh sát sau khi xuất hiện đoạn video cho thấy cảnh sát bắn súng điện và kéo lê hai học sinh ra khỏi xe.

Một đợt bùng phát mới của Ebola tấn công vào phía tây bắc Congo. Sáu ca nhiễm đã được phát hiện bởi Bộ y tế quốc gia, cơ quan hiện cũng phải vật lộn với covid-19. Đây là đợt bùng phát thứ 11 của Congo kể từ khi virus được phát hiện vào năm 1976. Vào tháng 4, vài ngày trước khi Congo dự kiến ​​được tuyên bố sạch bóng Ebola, nhiều ca nhiễm lại được phát hiện ở phía đông đất nước. Continue reading “Thế giới hôm nay: 03/06/2020”

Cái kết buồn của quan hệ Mỹ – Trung

Tác giả: Orville Schell | Giới thiệu: Minh Anh

Tám đời Tổng thống Mỹ kế tiếp nhau đã theo đuổi chính sách can dự với Trung Quốc, dù đôi lúc bị gián đoạn. Đây là một kỷ lục đáng kinh ngạc về tính tiếp nối chính sách. Cách tiếp cận này ra đời vào năm 1972, khi Tổng thống Mỹ khét tiếng chống Cộng Richard Nixon và Cố vấn an ninh quốc gia của ông, Henry Kissinger, lên đường tới Bắc Kinh với một đề xuất có khả năng làm thay đổi cuộc chơi: Mỹ và Trung Quốc nên chấm dứt tình trạng thù địch kéo dài hàng thập kỷ của họ bằng việc liên minh với nhau chống lại Liên Xô. Như Nixon đã tuyên bố với Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai, người từng bị cựu Ngoại trưởng Mỹ John Foster Dulles từ chối bắt tay tại hội nghị Geneva năm 1954: “Nếu hai dân tộc chúng ta là kẻ thù của nhau, thì tương lai của thế giới này quả thực sẽ rất tăm tối”. Ông tiếp tục nhấn mạnh rằng hai nước vẫn có lợi ích chung dù có nhiều khác biệt, và rằng trong khi không thể xóa bỏ khoảng cách tạo nên sự khác biệt đó thì hai nước vẫn có thể tìm cách thu hẹp nó, để có thể ngồi lại với nhau. Nixon đưa ra kết luận hùng hồn rằng thế giới sẽ theo dõi bước đi tiếp theo của hai nước. Continue reading “Cái kết buồn của quan hệ Mỹ – Trung”

02/06/1924: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Công dân Bản địa

Nguồn: The Indian Citizenship Act, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1924, với việc Quốc hội thông qua Đạo luật Công dân Bản địa (Indian Citizenship Act), chính phủ Mỹ đã chính thức trao quyền công dân cho tất cả người Mỹ bản địa sinh ra trong phạm vi lãnh thổ của nước Mỹ. Continue reading “02/06/1924: Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật Công dân Bản địa”

Thế giới hôm nay: 02/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Các cuộc biểu tình cả ôn hòa và bạo lực, bùng nổ sau khi một người đàn ông da đen không vũ trang bị giết bởi một sĩ quan cảnh sát da trắng, bước vào ngày thứ bảy trên khắp các thành phố Mỹ. Ở Louisville (Kentucky), một công dân đã bị bắn chết, dường như là bởi cảnh sát, giữa lúc người biểu tình đụng độ với họ. Lực lượng Vệ binh Quốc gia cho biết họ đã triển khai ở 23 tiểu bang và Washington, DC, nơi biểu tình bùng lên ở gần Nhà Trắng. Derek Chauvin, người đã khiến George Floyd nghẹt thở bằng cách quỳ đè lên cổ, sẽ hầu tòa vào ngày 8 tháng 6.

Cảnh sát Hồng Kông đã cấm một buổi cầu nguyện đêm tưởng niệm thảm sát Thiên An Môn. Nhà chức trách viện dẫn những lo ngại về y tế xoay quanh covid-19 cho quyết định này, nhưng các nhóm ủng hộ dân chủ không đồng tình, cáo buộc chính phủ cố gắng đàn áp đối lập sau khi Trung Quốc áp đặt luật an ninh quốc gia gây tranh cãi trên lãnh thổ này. Người Hồng Kông đã tổ chức lễ tưởng niệm Thiên An Môn hàng năm trong suốt ba thập niên qua. Continue reading “Thế giới hôm nay: 02/06/2020”

Việt Nam có thể biến nguy thành cơ

Tác giả: Nguyễn Quang Dy

Cho đến cuối tháng 5/2020, Việt Nam đã thành công trong việc “chống dịch như chống giặc”, như thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói, với 328 ca lây nhiễm và không có ca nào tử vong, trong khi cả thế giới vẫn đang vận lộn với dịch.

Nhưng có một nguy cơ khác đang lởn vởn ở Biển Đông, là không gian sinh tồn không chỉ với Việt Nam mà còn với nhiều nước khác. Để đối phó với nguy cơ đó, Việt Nam bắt đầu công khai hợp tác với “Bộ Tứ”, trên danh nghĩa để đối phó với dịch Covid-19. Nhưng Mỹ, Nhật, Úc, Ấn, đã lập ra “Bộ Tứ” năm 2007 để đối phó với một Trung Quốc trỗi dậy. Continue reading “Việt Nam có thể biến nguy thành cơ”

Thế giới hôm nay: 01/06/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Biểu tình bùng nổ ở Minneapolis vào cuối tuần qua đã lan khắp nước Mỹ xoay quanh cái chết của George Floyd, một người đàn ông da đen không vũ trang qua đời sau khi bị một sĩ quan cảnh sát da trắng quỳ đè lên cổ hơn tám phút. Vài thành phố đã thiết lập lệnh giới nghiêm và một số thống đốc đã triển khai Vệ binh Quốc gia.

Quốc hội Thái Lan phê duyệt gói hỗ trợ kinh tế trị giá 58 tỷ đô la được thiết kế để giảm thiểu tác động của covid-19. Hơn một nửa số tiền sẽ được huy động bằng các khoản vay của chính phủ. Hai đảng trong liên minh cầm quyền đã quyết định tham gia cùng phe đối lập kêu gọi giám sát chặt chẽ hơn cách tiêu tiền. Thái Lan hôm nay bước vào giai đoạn ba của kế hoạch kết thúc phong tỏa kéo dài bốn giai đoạn. Continue reading “Thế giới hôm nay: 01/06/2020”

Đòn rồng: Khi Trung Quốc muốn cai trị Hồng Kông bằng sự sợ hãi

Nguồn: China has launched rule by fear in Hong Kong”, The Economist, 28/05/2020.

Biên dịch: Trần Hùng

Người dân Hồng Kông muốn hai điều: được chọn cách chính quyền quản lý họ, và nền pháp quyền. Đảng Cộng sản Trung Quốc nhận thấy cả hai ý tưởng này đều đáng sợ đến mức nhiều người nghĩ họ sẽ cho quân đội vào nghiền nát cuộc biểu tình lớn ở Hồng Kông năm ngoái. Thay vào đó, đảng đã kiên nhẫn chờ thời cơ. Bây giờ, trong khi thế giới bị phân tâm bởi Covid-19 và các cuộc biểu tình rầm rộ khó xảy ra vì giãn cách xã hội, đảng đã chọn một cách âm thầm hơn để thể hiện ai là ông chủ thực sự của Hồng Kông. Điều đó mang lại một mối đe dọa rộng lớn hơn cho thế giới, và không chỉ ở Hồng Kông, mà còn ở Biển Đông và Đài Loan.

Vào ngày 21 tháng 5, Trung Quốc tuyên bố trên thực tế rằng người Hồng Kông nào được coi là gây ra mối đe dọa cho đảng sẽ trở thành đối tượng trừng phạt của đảng. Một luật an ninh mới, được viết tại Bắc Kinh, sẽ tạo ra những tội danh sẽ được định nghĩa cụ thể sau, như lật đổ và ly khai, những thuật ngữ được sử dụng ở những nơi khác của Trung Quốc để bỏ tù những người bất đồng chính kiến, bao gồm người Duy Ngô Nhĩ và người Tây Tạng. Hồng Kông sẽ không có tiếng nói trong việc soạn thảo luật, vốn sẽ cho phép Trung Quốc đưa cảnh sát mật nằm vùng ở đó. Thông điệp là rất rõ ràng. Nền cai trị thông qua sự sợ hãi của người dân sắp bắt đầu. Continue reading “Đòn rồng: Khi Trung Quốc muốn cai trị Hồng Kông bằng sự sợ hãi”

31/05/1916: Trận Jutland, trận hải chiến lớn nhất Thế chiến I, bắt đầu

Nguồn: Battle of Jutland, greatest naval battle of WWI, begins, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1916, ngay trước 4 giờ chiều, một lực lượng thuộc Hải quân Anh được chỉ huy bởi Phó Đô đốc David Beatty đã đụng độ với một hạm đội tàu Đức dưới quyền Đô đốc Franz von Hipper, khoảng 75 dặm ngoài khơi bờ biển Đan Mạch. Hai bên đồng loạt nổ súng vào nhau, bắt đầu giai đoạn mở đầu của trận hải chiến lớn nhất trong Thế chiến I, Trận Jutland.

Sau trận Dogger Bank vào tháng 01/1915, Hải quân Đức đã quyết định không đối đầu trực diện với Hải quân Hoàng gia Anh vượt trội về quân số suốt hơn một năm, chuyển hướng phần lớn chiến lược trên biển vào các tàu ngầm U-Boat nguy hiểm của mình. Tuy nhiên, vào tháng 05/1916, khi phần lớn Hạm đội Grand của Anh đang neo đậu ở xa tại Scapa Flow, ngoài khơi bờ biển phía bắc Scotland, chỉ huy của Hạm đội Biển khơi Đức, Phó Đô đốc Reinhard Scheer, tin rằng đã đến lúc phải tiếp tục các cuộc tấn công vào bờ biển Anh. Continue reading “31/05/1916: Trận Jutland, trận hải chiến lớn nhất Thế chiến I, bắt đầu”

 Ấn tượng Singapore

Tác giả: Hồ Anh Hải

Máy bay hạ độ cao liệng một vòng qua eo biển xanh thẫm đầy ắp những tàu thuyền chờ vào cảng, rồi hạ cánh xuống sân bay Changi. Đảo quốc Singapore đây rồi! Không ít bà con ta đã có dịp đến thăm quốc gia-thành phố du lịch tuyệt vời cách Hà Nội có hơn 2 giờ bay này; chắc hẳn ai cũng ưa thích đất nước và con người Singapore.

Trong toán chúng tôi có một chị đau chân, tại Nội Bài đã được tiếp viên Hàng không Việt Nam dùng xe lăn đưa lên máy bay và báo cho sân bay Changi biết. Khi ra tới cửa máy bay chúng tôi đã thấy một phụ nữ mặc áo khoác trắng của ngành y đẩy xe lăn lên tận nơi và tự giới thiệu bằng tiếng Anh: “Tôi là Hamidal Salim ở Công ty Dịch vụ Đặc biệt của sân bay đến đón một hành khách Việt Nam đau chân.” Thì ra bên này người ta thuê nhân viên y tế của SATS (Singapore Airport Terminal Services) đưa đón khách cần giúp đỡ chứ không dùng tiếp viên hàng không như ở ta. Continue reading ” Ấn tượng Singapore”

Dòng chảy lịch sử và lựa chọn nào cho Hồng Kông?

Tác giả: Nguyễn Thành Trung

Tháng 9/1982 người đàn bà thép Margaret Thatcher, thủ tướng Anh lúc đó, tới Bắc Kinh để bàn về tương lai Hong Kong sau 1997 khi thời hạn thuê 99 năm sắp hết. Người đàn bà thép, được tiếp sức sau khi Anh giành chiến thắng trước Argentina trong cuộc chiến đảo Falklands (Falklands War) trước đó 3 tháng, hy vọng có thể giành ưu thế trước nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc Đặng Tiểu Bình trong việc gia hạn quản lý Hồng Kông. Tuy nhiên, Đặng Tiểu Bình đã đưa ra lời cảnh báo tới Thatcher rằng “Trung Quốc có thể đưa quân tiến vào Hồng Kông và lấy lại chỉ trong vòng 1 ngày” nếu nước Anh có ý định nào khác đối với Hồng Kông.

Khi bước ra khỏi tòa Đại lễ đường Nhân dân Trung Quốc, bà Thatcher đã vấp ngã (xem clip). Sự kiện này được 1 số người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc hả hê. Ngay sau đó, tờ Đại Công Báo (Ta Kung Pao) thân đại lục Trung Quốc ở Hồng Kông đã chạy dòng chữ “Người đàn bà thép đã không chịu nổi thép của ông Đặng bé nhỏ”. Ông Đặng chỉ cao 1m52. Continue reading “Dòng chảy lịch sử và lựa chọn nào cho Hồng Kông?”

30/05/1967: Cộng hòa Biafra tuyên bố độc lập

Nguồn: Republic of Biafra proclaimed, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1967, sau nhiều năm chịu đựng sự đàn áp của chính quyền quân sự Nigeria, nhà nước ly khai Biafra đã tuyên bố độc lập khỏi Nigeria.

Năm 1960, Nigeria giành được độc lập từ Anh. Sáu năm sau, người Hồi giáo Hausas ở miền bắc Nigeria bắt đầu tàn sát người Thiên Chúa giáo Igbos ở khu vực này, khiến hàng chục ngàn người Igbos phải chạy trốn về phía đông, nơi sắc tộc của họ là nhóm sắc tộc thống trị. Người Igbos nghi ngờ rằng chính phủ quân sự Nigeria sẽ không cho phép họ phát triển, hoặc thậm chí là sống sót, vì vậy vào ngày 30/05/1967, Trung tá Odumegwu Ojukwu và một số đại diện không phải người Igbo khác của khu vực đã thành lập nước Cộng hòa Biafra, bao gồm một số bang của Nigeria. Continue reading “30/05/1967: Cộng hòa Biafra tuyên bố độc lập”

Andy Warhol: Người tiên phong của Nghệ thuật Đại chúng

Nguồn: Historic figures, BBC

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Andy Warhol (1928 – 1987) là một họa sĩ, nhà làm phim và tác giả người Mỹ, đồng thời là người tiên phong của phong trào Nghệ thuật Đại chúng (Pop Art).

Andrew Warhola sinh ra ở Pittsburgh, Pennsylvania. Cha mẹ ông đã di cư sang Hoa Kỳ từ Ruthenia, một khu vực hiện thuộc Cộng hòa Slovakia. Từ năm 1945 đến 1949, Warhol học tại Học viện Công nghệ Carnegie. Năm 1949, ông chuyển đến New York và đổi tên thành Warhol. Ông từng làm nghệ sĩ quảng cáo cho các tạp chí, thiết kế quảng cáo và cửa sổ trưng bày. Continue reading “Andy Warhol: Người tiên phong của Nghệ thuật Đại chúng”

29/05/1848: Wisconsin gia nhập liên bang Hoa Kỳ

Nguồn: Wisconsin enters the Union, History.com

Biên dịch: Trần Mẫn Linh

Vào ngày này năm 1848, Wisconsin đã trở thành tiểu bang thứ 30 của liên bang Hoa Kỳ sau khi được chấp thuận bởi các công dân của vùng lãnh thổ này.

Năm 1634, nhà thám hiểm người Pháp Jean Nicolet đã tới Vịnh Green, trở thành người châu Âu đầu tiên đặt chân đến khu vực phía bắc với mạng lưới hồ dày đặc, nơi sau này đã trở thành Wisconsin. Năm 1763, khi Chiến tranh với Pháp và người Da đỏ kết thúc, khu vực này – khi đó là trung tâm giao thương lớn của ngành lông thú Mỹ – đã được chuyển cho Anh kiểm soát. Continue reading “29/05/1848: Wisconsin gia nhập liên bang Hoa Kỳ”

Thế giới hôm nay: 29/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Biểu tình bạo lực bước vào ngày thứ hai ở thành phố Minneapolis sau cái chết của một người đàn ông da đen, George Floyd, người bị một cảnh sát da trắng ghì cổ tới chết khi bị bắt. Một người đàn ông đã bị bắn chết giữa các báo cáo xảy ra cướp bóc và đốt phá. Thị trưởng yêu cầu thống đốc bang Minnesota cho gọi Lực lượng Vệ binh Quốc gia, trong khi Bộ Tư pháp liên bang tuyên bố việc điều tra vấn đề này là “ưu tiên hàng đầu” của họ. Các cuộc biểu tình đã lan rộng ra ngoài bang Minnesota: ở California, hàng trăm người chặn đường cao tốc Los Angeles và đập vỡ cửa sổ trên các phương tiện tuần tra của bang.

Đài Loan hứa sẽ giúp những người trốn chạy khỏi Hồng Kông được tái định cư tại Đài Loan khi Trung Quốc tìm cách tăng cường kiểm soát lãnh thổ này. Nhiều người ở Đài Loan đồng cảm với hoàn cảnh của người Hồng Kông và sợ rằng Trung Quốc có thể cố gắng sáp nhập hòn đảo của họ. Trung Quốc phản pháo rằng Đài Loan đang tìm cách “cướp ngôi nhà đang cháy”. Trong khi đó, Anh cho biết sẽ mở rộng quyền cư trú cho cư dân Hồng Kông có hộ chiếu Cư dân hải ngoại của Anh. Continue reading “Thế giới hôm nay: 29/05/2020”

Tác dụng và hạn chế trong ‘ngoại giao khẩu trang’ của Trung Quốc

Nguồn: Dylan MH Loh, “The power and limits of China’s ‘mask diplomacy”, East Asia Forum, 22/05/2020.

Biên dịch: Đỗ Minh Châu

Mặc dù ban đầu Trung Quốc mắc sai lầm về xử lý COVID-19, đặc biệt là trong việc công bố các thông tin kịp thời và cập nhật chính xác, nhưng Trung Quốc phần lớn đã ngăn chặn được sự bùng phát của virus corona ở trong nước. Vì vậy, Bắc Kinh đã chuyển sự chú ý sang việc hỗ trợ các quốc gia khác thông qua việc cung cấp vật tư y tế, bộ dụng cụ xét nghiệm và hỗ trợ kỹ thuật. Trung Quốc hy vọng sẽ gây dựng được thiện chí với các nước nhận hỗ trợ và thu hút được sự chú ý tích cực từ truyền thông quốc tế.

Chẳng hạn, Trung Quốc đã cung cấp bộ dụng cụ xét nghiệm cho Campuchia, gửi máy trợ thở đến thành phố New York, điều nhân viên y tế tới Iran và tăng tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thêm 30 triệu USD (sau khi Washington quyết định đình chỉ tài trợ cho WHO vào ngày 14 tháng 4). Không thể phủ nhận rằng mục đích nhân đạo vẫn là chủ yếu, nhưng thật khó để bỏ qua những toan tính chính trị liên quan đến những nỗ lực tiếp cận các quốc gia khác của Trung Quốc. Continue reading “Tác dụng và hạn chế trong ‘ngoại giao khẩu trang’ của Trung Quốc”

28/05/1937: Volkswagen được thành lập

Nguồn: Volkswagen is founded, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1937, chính phủ Đức, khi đó đang nằm dưới quyền cai trị của Adolf Hitler thuộc Đảng Quốc Xã, đã thành lập một công ty xe hơi trực thuộc nhà nước mới, với tên gọi Gesellschaft zur Vorbereitung des Deutschen Volkswagens mbH. Cuối năm đó, nó được đổi sang tên gọi đơn giản hơn là Volkswagenwerk, hay “Công ty Xe hơi của Nhân dân.”

Được điều hành bởi Mặt trận Lao động Đức, một tổ chức của Đức Quốc Xã, Volkswagen đặt trụ sở tại Wolfsburg, Đức. Ngoài tham vọng xây dựng một mạng lưới cao tốc liên bang trên khắp nước Đức, Hitler còn ấp ủ dự án phát triển và sản xuất hàng loạt một chiếc xe giá rẻ nhưng vẫn có tốc độ nhanh, với giá dưới 1.000 Reich (khoảng 140 USD vào thời điểm đó ). Để thiết kế “chiếc xe của nhân dân” này, Hitler đã nhờ đến kỹ sư người Áo Ferdinand Porsche. Continue reading “28/05/1937: Volkswagen được thành lập”

Thế giới hôm nay: 28/05/2020

Nguồn: The Economist | Biên dịch: Đỗ Đặng Nhật Huy

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đề xuất một quỹ mới trị giá 750 tỷ euro (825 tỷ đô la) để giúp các nền kinh tế châu Âu phục hồi sau đại dịch. Cùng với gói giải cứu trước đó và ngân sách 1,1 nghìn tỷ euro cho giai đoạn 2021-27, ủy ban sẽ có tổng cộng 2,4 nghìn tỷ euro để sử dụng. Một số quốc gia thành viên EU hoan nghênh đề xuất này, nhưng những nước tiết kiệm, chẳng hạn như Hà Lan, thì thận trọng hơn.

Cảnh sát Hồng Kông bắn đạn hơi cay và bắt giữ hàng trăm người trong các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc lên kế hoạch hình sự hóa tội kích động nổi loạn và xúc phạm quốc ca Trung Quốc. Trong khi đó tại Washington, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói với Quốc hội rằng cuộc đấu tranh của người biểu tình đã thất bại. Ông khẳng định Hong Kong không còn được tự trị so với Trung Quốc nữa, ngụ ý rằng vị thế đặc biệt của nó theo luật pháp Mỹ đang gặp đe dọa. Continue reading “Thế giới hôm nay: 28/05/2020”

Lộ diện Maximator, liên minh tình báo bí mật của châu Âu

Nguồn: Maximator, a European spy pact to rival the Five Eyes, comes to light”, The Economist, 26/05/2020.

Biên dịch: Phan Nguyên

Một người Đan Mạch, một người Thụy Điển, một người Đức và một người Hà Lan bước vào một quán bar. Đó là năm 1979 và bốn điệp viên đến từ bốn quốc gia đang gặp gỡ ở Munich bên những vại bia đen. Trong nhiều năm, họ đã hợp tác trong lĩnh vực tình báo tín hiệu (signals intelligence, còn gọi là SIGINT), tức việc chặn và giải mã các thông điệp, và muốn đặt tên cho liên minh tình báo vừa chớm nở của họ. “Họ nhìn vào các vại bia của mình, chứa đầy bia Doppelbock của thương hiệu địa phương Maximator”, theo Bart Jacobs, một giáo sư khoa học máy tính người Hà Lan. “Và họ đã đưa ra quyết định”. Continue reading “Lộ diện Maximator, liên minh tình báo bí mật của châu Âu”