04/04/1975: Microsoft được thành lập

Nguồn: Microsoft founded,History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1975, thời điểm mà hầu hết người Mỹ vẫn còn đang sử dụng máy đánh chữ, đôi bạn thân từ thời thơ ấu Bill Gates và Paul Allen đã thành lập Microsoft, một công ty sản xuất phần mềm máy tính. Ban đầu có trụ sở tại Albuquerque, New Mexico, Microsoft chuyển đến bang Washington vào năm 1979 và cuối cùng phát triển thành một tập đoàn công nghệ đa quốc gia. Năm 1987, một năm sau khi Microsoft trở thành công ty đại chúng, Gates, khi mới 31 tuổi, đã trở thành tỷ phú trẻ nhất thế giới. Continue reading “04/04/1975: Microsoft được thành lập”

Quyền có quốc tịch theo nơi sinh là gì?

Nguồn: What is birthright citizenship?, The Economist, 02/11/2018

Biên dịch: Lê Thị Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Nhập cư là một chủ đề sống động đối với Tổng thống Donald Trump, và là một chủ đề giúp mở rộng vốn từ vựng cho hầu hết người Mỹ. Các cụm từ như di trú chuỗi (chain migration), em bé mỏ neo (anchor baby) và đoàn lữ hành di trú (migrant caravan) đã trở thành cách nói phổ biến dưới thời của ông. Tuần này ông đã thêm vào cụm từ “quyền công dân theo nơi sinh” (birthright citizenship). Ông Trump nói với Axios, một hãng tin Mỹ, rằng ông đang tìm cách chấm dứt quyền này – hiện đã tồn tại 150 năm – bằng một sắc lệnh hành pháp. Đề xuất của ông sẽ từ chối quyền công dân đối với những em bé sinh ra tại Mỹ của những người nhập cư trái phép, và có thể là của cả những người nước ngoài sống tại Mỹ theo thị thực có thời hạn. Continue reading “Quyền có quốc tịch theo nơi sinh là gì?”

03/04/1969: Mỹ chuẩn bị thực hiện ‘Việt Nam hóa’ chiến tranh

Nguồn: Nixon administration will “Vietnamize” the war, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1969, Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird tuyên bố rằng Hoa Kỳ đang chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh một cách nhanh nhất có thể. Bằng tuyên bố này, ông muốn nói rằng trách nhiệm chiến đấu sẽ dần dần được chuyển sang cho Nam Việt Nam khi họ có khả năng chiến đấu tốt hơn. Tuy nhiên, Laird nhấn mạnh rằng sẽ không có lợi cho Hoa Kỳ nếu thảo luận việc rút quân trong khi Bắc Việt vẫn tiếp tục tiến hành các chiến dịch tấn công ở Nam Việt Nam. Continue reading “03/04/1969: Mỹ chuẩn bị thực hiện ‘Việt Nam hóa’ chiến tranh”

Trung Quốc học được gì từ các bộ phim James Bond?

Nguồn: China’s leaders should study James Bond films”, The Economist, 21/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Khi các nhà kiểm duyệt Trung Quốc cuối cùng cho phép một bộ phim James Bond được trình chiếu tại một rạp chiếu phim ở đại lục vào năm 2007, chuỗi phim này đã tồn tại hơn bốn thập niên. Nhưng nhờ tình trạng vi phạm bản quyền tràn lan mà người Trung Quốc từ lâu đã quen thuộc với điệp viên người Anh này, vốn thường được gọi bằng biệt danh Ling ling qi (007). Các nhà lãnh đạo Trung Quốc sẽ thấy hữu ích nếu nghiên cứu một tình tiết được yêu thích trong các bộ phim đầu tiên: Một kẻ ác nhân thiên tài đang giải thích kế hoạch thống trị thế giới của mình cho Bond, người đang bị trói, tin rằng chẳng mấy chốc nữa Bond sẽ chết. Với sự giúp sức của một chiếc siêu xe Aston Martin, sự khoe khoang hóa ra lại diễn ra quá sớm. Trong phút chốc Bond được giải thoát, còn hang ổ của kẻ ác nhân phản diện bốc cháy và âm mưu thống trị thế giới của hắn bị chặn đứng. Continue reading “Trung Quốc học được gì từ các bộ phim James Bond?”

02/04/2005: Giáo hoàng John Paul II qua đời

Nguồn: Pope John Paul II Dies, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2005, John Paul II, Giáo hoàng đi nhiều nơi nhất trong lịch sử, đồng thời là người đầu tiên không phải gốc Ý nắm giữ vị trí này từ thế kỷ 16, đã qua đời tại nhà riêng ở Vatican. Sáu ngày sau, hai triệu người kéo đến đông nghẹt Thành phố Vatican để tham dự đám tang của Ngài, được cho là đám tang lớn nhất trong lịch sử.

Đức John Paul II được sinh ra với tên gọi Karol Jozef Wojtyla tại Wadowice, Ba Lan, 35 dặm về phía tây nam Krakow, vào năm 1920. Sau khi hoàn tất trung học, vị Giáo hoàng tương lai ghi danh tại Đại học Jagiellonian Krakow, nơi Ngài học triết học và văn học, cũng như tham gia biểu diễn trong một nhóm hát. Trong Thế chiến II, Đức Quốc Xã đã chiếm Krakow và đóng cửa trường, buộc Wojtyla phải tìm việc ở một mỏ đá và sau đó là một nhà máy hóa chất. Đến năm 1941, mẹ, cha và anh trai duy nhất của Wojtyla qua đời và Ngài trở thành thành viên duy nhất trong gia đình sống sót. Continue reading “02/04/2005: Giáo hoàng John Paul II qua đời”

Thách thức của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc

Nguồn: Minxin Pei, “The High Costs of the New Cold War”, Project Syndicate, 14/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Thật tiện khi gọi cuộc ganh đua địa chính trị đang leo thang giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc là một cuộc “chiến tranh lạnh mới”. Nhưng cách mô tả đó không được phép làm che khuất một thực tế rõ ràng, dù chưa được hiểu hết, rằng cuộc ganh đua mới này sẽ khác hoàn toàn với cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô.

Cuộc Chiến tranh Lạnh của thế kỷ 20 đã khiến hai liên minh quân sự đối đầu nhau. Ngược lại, sự cạnh tranh Trung-Mỹ liên quan đến hai nền kinh tế được hội nhập chặt chẽ với nhau và với phần còn lại của thế giới. Do đó, các trận chiến quyết định nhất trong cuộc chiến tranh lạnh ngày nay sẽ diễn ra trên mặt trận kinh tế (thương mại, công nghệ và đầu tư), thay vì ở Biển Đông hay Eo biển Đài Loan chẳng hạn. Continue reading “Thách thức của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh mới với Trung Quốc”

Thái độ của Tổng hội Phật giáo Việt Nam sau biến cố tháng 11/1963

Tác giả: Nguyễn Đăng Hòa

Để thuận lợi cho một số bạn đọc chưa có dịp tiếp cận được các sự kiện lịch sử- chính trị tại Nam Việt Nam trong năm 1963, chúng tôi xin điểm qua về lực lượng lãnh đạo quân sự- chính trị tại Miền Nam lúc bấy giờ là Hội đồng Quân nhân Cách mạng, cũng như về các vị trong Ủy Ban Liên phái Bảo vệ Phật giáo.

Hội đồng Quân nhân Cách mạng là nhóm tướng lĩnh Quân đội Việt Nam Cộng hòa thực hiện cuộc đảo chính lật đổ nền Đệ Nhất Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm và nắm thực quyền lãnh đạo về chính trị và quân sự suốt thời gian từ 01/11/1963 đến 26/10/1964, đứng đầu là Tướng Dương Văn Minh. Ngày 04/11/1963, Hội đồng công bố danh sách Ban chấp hành gồm: Continue reading “Thái độ của Tổng hội Phật giáo Việt Nam sau biến cố tháng 11/1963”

01/04/1948: Liên Xô chặn tàu của Mỹ và Anh ở Đức

Nguồn: Soviets stop U.S. and British military trains, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1948, quân đội Liên Xô đã dừng các đoàn tàu quân sự của Hoa Kỳ và Anh đi qua khu vực chiếm đóng của Nga ở Đức và yêu cầu lục soát các đoàn tàu. Các quan chức Anh và Hoa Kỳ từ chối yêu cầu của Liên Xô, và các vấn đề liên quan đến việc Liên Xô, Anh và Hoa Kỳ chiếm đóng Đức trở nên ngày càng nghiêm trọng hơn trong những tháng tiếp theo.

Quan điểm của Liên Xô và Hoa Kỳ về số phận của nước Đức sau Thế chiến II đã bắt đầu trở nên khác biệt ngay cả trước khi cuộc chiến kết thúc vào năm 1945. Liên Xô quyết tâm để Đức không bao giờ có thể trở thành mối đe dọa quân sự đối với Nga lần nữa và họ cũng yêu cầu khoản bồi thường chiến tranh rất lớn. Continue reading “01/04/1948: Liên Xô chặn tàu của Mỹ và Anh ở Đức”

Tướng Lưu Á Châu nói về niềm tin và đạo đức

Lược dịch và ghi chú: Nguyễn Hải Hoành

Lời giới thiệu: Dưới đây là phần lược dịch bài nói ngày 11/09/2002 của Lưu Á Châu – hồi đó là Thiếu tướng không quân, Chính uỷ bộ đội không quân Quân khu Thành Đô Trung Quốc, trước các cán bộ quân đội cấp tiểu đoàn trở lên tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam.  Lưu Á Châu từng là giáo sư thỉnh giảng của ĐH Stanford Mỹ. Ông đồng thời là một nhà văn có tiếng, chủ nhân một số giải thưởng văn học.

Người phê phán văn hoá Trung Hoa

Trong quá khứ, tôi trước tiên là người kế thừa văn hoá Trung Hoa, sau đó mới là người phê phán văn hoá Trung Hoa. Hiện nay tôi trước tiên là người phê phán văn hoá Trung Hoa sau đó mới là người kế thừa. Continue reading “Tướng Lưu Á Châu nói về niềm tin và đạo đức”

31/03/1889: Tháp Eiffel chính thức khai trương

Nguồn: Eiffel Tower opens, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1889, Tháp Eiffel đã chính thức khai trương tại Paris trong một buổi lễ do Gustave Eiffel, kiến trúc sư thiết kế tháp, chủ trì, với sự tham dự của Thủ tướng Pháp Pierre Tirard, cùng một số nhân vật nổi tiếng khác và 200 công nhân xây dựng.

Năm 1889, kỷ niệm 100 năm diễn ra Cách mạng Pháp, chính phủ Pháp đã lên kế hoạch cho một cuộc triển lãm quốc tế và tuyên bố tổ chức cuộc thi thiết kế một tượng đài sẽ được xây dựng tại vườn Champ-de-Mars ở trung tâm Paris. Trong số hơn 100 mẫu thiết kế được gửi đến, Ủy ban tổ chức lễ kỷ niệm Trăm năm (Centennial Committee) đã chọn Eiffel – một tòa tháp làm bằng sắt rèn với độ cao gần 1,000 feet (305m) và là cấu trúc nhân tạo cao nhất thế giới. Gustave Eiffel, một người xây cầu nổi tiếng, là một bậc thầy về kết cấu kim loại và chính là chủ nhân thiết kế khung của Tượng Nữ thần Tự đã được dựng lên ở Cảng New York. Continue reading “31/03/1889: Tháp Eiffel chính thức khai trương”

Binyamin Netanyahu và chân dung chủ nghĩa dân túy hiện đại

Nguồn: Binyamin Netanyahu: a parable of modern populism”, The Economist, 30/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Người hâm mộ gọi ông là Nhà ma thuật, Người chiến thắng, thậm chí là “melekh yisrael”, nghĩa là “Vua của Israel”. Binyamin Netanyahu là chính trị gia tài năng nhất của Israel trong vòng một thế hệ qua. Ông là thủ tướng nắm quyền lâu thứ hai của đất nước, và nếu ông thắng cử lần thứ năm vào ngày 9 tháng 4, ông sẽ đánh bại kỷ lục của người cha sáng lập đất nước, David Ben Gurion.

Thường được gọi với biệt danh “Bibi”, ông có tầm quan trọng vượt ra ngoài Israel, và không chỉ bởi vì ông nói thứ tiếng Do Thái và tiếng Anh hoàn hảo và có thế đứng tốt ở Trung Đông hỗn loạn ngày nay. Ông quan trọng bởi vì ông hiện thân cho thứ chính trị dân tộc chủ nghĩa cơ bắp, chủ nghĩa sô vanh và sự phẫn nộ của giới tinh hoa từ lâu trước khi chủ nghĩa dân túy theo kiểu đó trở thành một thứ sức mạnh trên toàn cầu. Ông Netanyahu có thể đếm trong số các bạn bè và đồng minh của mình những người như Donald Trump và Narendra Modi, chưa kể các chính trị gia châu Âu từ Viktor Orban ở Hungary đến Matteo Salvini ở Ý. Continue reading “Binyamin Netanyahu và chân dung chủ nghĩa dân túy hiện đại”

30/03/2009: TT Obama tuyên bố cải cách ngành công nghiệp xe hơi

Nguồn: President Obama announces auto industry shakeup, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 2009, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ra tối hậu thư cho các nhà sản xuất xe hơi Mỹ đang gặp khó khăn, General Motors (GM) và Chrysler: Nếu muốn nhận thêm các khoản vay cứu trợ từ chính phủ, các công ty cần phải cải đổi mới mạnh mẽ cách họ điều hành doanh nghiệp. Tổng thống cũng công bố một loạt các sáng kiến nhằm hỗ trợ ngành công nghiệp xe hơi đang gặp khó khăn của Mỹ và củng cố niềm tin của người tiêu dùng, bao gồm việc chính phủ tiếp tục bảo hành cho xe của GM và Chrysler ngay cả khi nếu hai nhà sản xuất xe hơi này ngừng hoạt động. Continue reading “30/03/2009: TT Obama tuyên bố cải cách ngành công nghiệp xe hơi”

Dự án Koh Kong của Campuchia phục vụ mục tiêu quân sự của TQ?

Nguồn: Is Cambodia’s Koh Kong project for Chinese tourists – or China’s military?“, South China Morning Post, 05/03/2019.

Biên dịch: Nhật Linh

Dự án Koh Kong nằm trong khu vực chiến lược và có thể có những hàm ý đối với các vấn đề nhạy cảm khác nhau, trong đó có tranh chấp Biển Đông và việc nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc thông qua Eo biển Malacca thậm chí cả vấn đề chủ quyền Đài Loan.

Lẽ thường là Bắc Kinh quan tâm đến phát triển du lịch nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc “rủng rỉnh” túi tiền đến Campuchia với các sòng bạc, sân golf và khu nghỉ dưỡng sang trọng. Và cuối cùng thì Campuchia đã cấp 45.000 ha khu đất đẹp tại tỉnh Koh Kong và 20% đường bờ biển cho doanh nghiệp tư nhân Union Development Group (UDG) của Trung Quốc để xây dựng địa điểm được coi là một thánh địa du lịch với giá cho thuê chỉ khoảng 1 triệu USD mỗi năm. Continue reading “Dự án Koh Kong của Campuchia phục vụ mục tiêu quân sự của TQ?”

29/03/1951: Vợ chồng Rosenberg bị kết tội gián điệp

Nguồn: Rosenbergs convicted of espionage, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1951, trong một trong những vụ án làm náo động dư luận nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, Julius và Ethel Rosenberg đã bị kết tội gián điệp vì vai trò của họ trong việc chuyển các bí mật về bom nguyên tử cho Liên Xô trong và sau Thế chiến II. Cặp vợ chồng sau đó bị kết án tử hình và bị xử tử vào năm 1953.

Việc kết án vợ chồng Rosenberg là đỉnh điểm của một loạt các sự kiện diễn ra nhanh chóng được bắt đầu với việc bắt giữ nhà vật lý người Anh Klaus Fuchs ở Anh vào tháng 02 năm 1950. Chính quyền Anh, với sự hỗ trợ của Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ, đã tập hợp bằng chứng cho thấy Fuchs, người đã nghiên cứu phát triển bom nguyên tử cả ở Anh và Hoa Kỳ trong Thế chiến II, đã chuyển thông tin tuyệt mật cho Liên Xô. Fuchs gần như ngay lập tức thú nhận vai trò của mình và bắt đầu một loạt các cáo buộc. Continue reading “29/03/1951: Vợ chồng Rosenberg bị kết tội gián điệp”

Bất đồng xung quanh việc Ý tham gia BRI

Nguồn: Italy’s plan to join China’s Belt and Road Initiative ruffles feathers”, The Economist, 21/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến ​​sẽ hạ cánh tại Rome vào ngày 21 tháng 3, khi số này của tạp chí The Economist đang in. Lịch trình của ông sẽ bao gồm một bữa quốc yến, kèm theo màn biểu diễn của Andrea Bocelli, một ngôi sao opera người Ý. Thậm chí đáng mừng hơn nữa đối với ông Tập sẽ là việc chào đón nước Ý tham gia vào Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của ông, một chương trình xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng trải dài khắp Âu-Á, Trung Đông và Châu Phi. Thủ tướng Ý Giuseppe Conte hy vọng thỏa thuận, dự kiến được ký vào ngày 23 tháng 3, sẽ thúc đẩy xuất khẩu của Ý sang Trung Quốc. Nhưng thỏa thuận này đã gây ra sự phẫn nộ cả trong chính phủ của ông và từ các đồng minh truyền thống của Ý. Continue reading “Bất đồng xung quanh việc Ý tham gia BRI”

Lục địa không nghỉ: Thịnh vượng, đối đầu, và địa chính trị mới của Châu Á

Tác giả: Malcolm Cook | Biên dịch: Đinh Nho Minh

Restless Continent: Wealth, Rivalry and Asia’s New Geopolitics. Tác giả: Michael Wesley. Collingwood, Victoria: Black Inc., 2015. Bìa mềm: 210 trang.

Lục địa Không nghỉ của Michael Wesley là một cuốn sách rất hay. Nó rất tham vọng trong việc phân tích tương lai quan hệ quốc tế Châu Á và vị trí trung tâm của khu vực này trong hòa bình và an ninh quốc tế. Đề tài của cuốn sách rất rộng, từ huyền thoại về Melaka cho đến đụng độ hải quân gần đây giữa Trung Quốc và Nhật Bản, từ địa điểm của một thị trấn biên giới nhỏ ở Ấn Độ cho đến tác động xã hội học từ tuyên bố của thực dân Châu Âu về sự văn minh ưu việt của họ lên căng thẳng giữa các láng giềng Châu Á hiện giờ. Cuốn sách trả lời các câu hỏi rất lớn và cấp bách từ ảnh hưởng của việc Hoa Kỳ không còn thống trị về mặt chiến lược ở Châu Á cho đến quan hệ không rõ ràng giữa sự hội nhập kinh tế và gia tăng phụ thuộc lẫn nhau ở Châu Á xoay quanh Trung Quốc và sự nghi kỵ ngày càng gia tăng giữa các cường quốc Châu Á với nhau cũng như giữa các nước nhỏ với các cường quốc này. Nó rất tinh tế và sâu sắc trong ngôn ngữ, cũng như dễ đọc và súc tích. Tất cả đều được gói gọn trong chưa tới 180 trang và phù hợp để đọc trong kì nghỉ trên bãi biển cũng như làm sách tham khảo trong thư viện. Cuốn sách để lại cho độc giả nhiều quan sát, câu hỏi mới, và tranh cãi với tác giả. Continue reading “Lục địa không nghỉ: Thịnh vượng, đối đầu, và địa chính trị mới của Châu Á”

28/03/1774: Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Cưỡng chế

Nguồn: British Parliament adopts the Coercive Acts, History.com

Biên dịch: Nguyễn Thị Kim Phụng

Vào ngày này năm 1774, thất vọng trước sự kiện Tiệc Trà Boston (Boston Tea Party) và các hành động phá hoại tài sản trắng trợn khác của dân Mỹ thuộc địa, Nghị viện Anh ban hành Đạo luật Cưỡng chế (Coercive Acts) bất chấp sự phẫn nộ của nhóm Ái quốc (Patriot).

Đạo luật Cưỡng chế là một loạt bốn đạo luật được chính phủ Anh thông qua với mục đích khôi phục trật tự ở Massachusetts và trừng phạt người Boston vì sự kiện Tiệc Trà của họ, trong đó các thành viên của nhóm Những Đứa con của Tự do (Sons of Liberty) có tư tưởng cách mạng đã lên ba chiếc tàu chở trà của Anh ở Cảng Boston và đổ 34 thùng trà – trị giá gần 1 triệu USD theo tỷ giá ngày nay – xuống biển để phản đối Đạo luật Trà (Tea Act) Continue reading “28/03/1774: Nghị viện Anh thông qua Đạo luật Cưỡng chế”

Khúc Tiên Chúa nhân thời cơ giành độc lập

Tác giả: Hồ Bạch Thảo

Ngót một ngàn năm đô hộ, đất nước ta có những cuộc nổi dậy ở tầm mức lớn, như khởi nghĩa Hai Bà Trưng tồn tại trong vòng 3 năm [4-43], nhà Tiền Lý được18 năm [544-602], cuối cùng lại rơi vào vòng nô lệ. Phải đợi đến lượt Khúc Thừa Dụ, vị lãnh tụ đầu tiên thuộc họ Khúc, được người đời tôn là Khúc Tiên Chúa;[i] đất nước ta bắt mới đầu giành độc lập.

Sách Khâm Định Việt Sử Cương Mục chép: Continue reading “Khúc Tiên Chúa nhân thời cơ giành độc lập”

Nursultan Nazarbayev: Nhà lãnh đạo thời kỳ Xô-viết cuối cùng

Nguồn: Nursultan Nazarbayev, Kazakhstan’s strongman, resigns”, The Economist, 21/03/2019.

Biên dịch: Phan Nguyên

Nếu một lãnh đạo nắm quyền suốt 30 năm, sẽ thật hợp lý khi cho rằng ông ta sẽ chỉ rời chức vụ đó sau một cuộc đảo chính hoặc trong một cỗ quan tài. Nhưng Nurultan Nazarbayev, 78 tuổi, người đã lãnh đạo Kazakhstan từ năm 1989, đang cố gắng tìm cách thứ ba. Vào ngày 19/03/2019, ông đã lên sóng truyền hình để tuyên bố nghỉ hưu và từ bỏ chức tổng thống của quốc gia Trung Á giàu dầu mỏ này. Thông báo này đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên, không chỉ đối với Kazakhstan mà còn đối với khu vực: Ông Nazarbayev là nhà lãnh đạo thời kỳ Xô viết cuối cùng còn nắm quyền. Khi người cựu công nhân ngành thép này lên làm lãnh đạo, Kazakhstan vẫn còn là một phần của Liên Xô. Ông chủ trì việc giành độc lập cho Kazakhstan vào năm 1991 và đã nắm quyền kể từ đó tới giờ. Continue reading “Nursultan Nazarbayev: Nhà lãnh đạo thời kỳ Xô-viết cuối cùng”

27/03/1973: Mỹ tiếp tục ném bom Campuchia

Nguồn: Bombing of Cambodia to continue, History.com

Biên dịch: Lê Hồng Loan | Biên tập: Lê Hồng Hiệp

Vào ngày này năm 1973, Nhà Trắng tuyên bố rằng, theo yêu cầu của Tổng thống Cộng hòa Khmer Lon Nol, việc ném bom Campuchia sẽ tiếp tục cho đến khi lực lượng cộng sản ngừng các hoạt động quân sự và đồng ý ngừng bắn. Continue reading “27/03/1973: Mỹ tiếp tục ném bom Campuchia”